Từ hoạt động dạy học tiếng Việt ở trường tiểu học bán trú, đề xuất việc đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên
lượt xem 2
download
Để nâng cao chất lượng giáo dục, sự liên kết giữa cơ sở đào tạo giáo viên với các trường phổ thông cần phải tiếp tục được đổi mới một cách căn bản, toàn diện. Bài viết đề xuất một số kiến nghị đối với các trường sư phạm liên quan đến việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ, nhân viên, việc thực hiện xã hội hóa hoạt động giáo dục Tiếng Việt cho học sinh tiểu học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Từ hoạt động dạy học tiếng Việt ở trường tiểu học bán trú, đề xuất việc đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên
- TỪ HOẠT ĐỘNG Trƣờng Tiểu học Nguyễn DẠY HỌC TIẾNG Văn Trỗi, Quận 2, TP. VIỆT Ở TRƢỜNG Hồ Chí Minh TIỂU HỌC BÁN TRÚ, ĐỀ XUẤT Điện thoại: 0906336111 VIỆC ĐỔI MỚI Email: CÔNG TÁC ĐÀO tranvdang@gmail.com TẠO, BỒI DƢỠNG ThS. TRẦN VĂN DÀNG GIÁO VIÊN TÓM TẮT Để nâng cao chất lƣợng giáo dục, sự liên kết giữa cơ sở đào tạo giáo viên với các trƣờng phổ thông cần phải tiếp tục đƣợc đổi mới một cách căn bản, toàn diện. Từ đặc trƣng của các trƣờng tiểu học dạy học bán trú ngày hai buổi, bài viết đề xuất một số kiến nghị đối với các trƣờng sƣ phạm liên quan đến việc đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên, cán bộ, nhân viên, việc thực hiện xã hội hóa hoạt động giáo dục Tiếng Việt cho học sinh tiểu học. Từ khóa: dạy học tiếng Việt, trƣờng tiểu học bán trú, đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên ABSTRACT A Proposal for teacher Training Innovation from Teaching Vietnamese in all-day Primary Schools In order to enhance the quality of education, the combination of teacher training institutions with schools must be changed basically and totally. Basing on the specifics in all-day primary schools, the paper proposes some ideas about employee and teacher training, socializing Vietnamese teaching for primary school students. Key words: teaching Vietnamese, all-day primary school, teacher training 1. Nếu nói đào tạo phải đáp ứng đúng nhu cầu xã hội thì trong hoạt động của mình, việc đào tạo giáo viên của các trƣờng sƣ phạm phải đáp ứng các yêu cầu của hoạt động giáo dục, dạy học ở các trƣờng phổ thông. Tuy nhiên, thực hiện tốt điều đó là một vấn 752
- đề khó khăn, vì các trƣờng sƣ phạm trong một thời gian có hạn (4 năm đối với đào tạo trình độ đại học) không thể cung cấp, rèn luyện đầy đủ, thành thục tất cả những tri thức, kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên trong điều kiện thực tế giáo dục phổ thông luôn đa dạng, luôn biến đổi. Vì vậy, “học phƣơng pháp, học cách làm, học để học cách học, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo,...” trở nguyên tắc đào tạo hiện nay. Sự phân biệt rạch ròi “giáo dục đại học đổi mới trƣớc hay là giáo dục phổ thông đổi mới trƣớc” không phản ánh đƣợc bản chất của sự đổi mới căn bản, toàn diện, đồng bộ hiện nay của cả nền giáo dục và của xã hội. Tuy nhiên, nói nhƣ thế không có nghĩa là trong đổi mới giáo dục, các cơ sở đào tạo giáo viên coi nhẹ những hoạt động đi trƣớc nhằm định hƣớng cho giáo dục phổ thông. Các trƣờng sƣ phạm phải tổng kết, tiếp thu, phân tích, đánh giá thực tiễn giáo dục phổ thông để có thể tƣ vấn, điều chỉnh, bổ sung, cập nhật về nội dung phƣơng pháp dạy học và giáo dục, nhằm đáp ứng cao nhất yêu cầu của giáo dục, của xã hội luôn phát triển. 2. Trong sự phát triển của giáo dục hiện nay, hoạt động “dạy học hai buổi trong ngày có bán trú” đã xuất hiện từ rất sớm ở một số trƣờng tiểu học do những nhu cầu khách quan và chủ quan từ phía cha mẹ học sinh, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Dần dần, do có sự phát triển phù hợp với lý luận khoa học giáo dục, phù hợp với những kinh nghiệm của các quốc gia phát triển trên thế giới, có những hiệu quả xã hội về nhiều phƣơng diện, dạy học ngày 2 buổi có bán trú đƣợc ngành giáo dục đánh giá, tổng kết và chỉ đạo thực hiện nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Dạy học ngày 2 buổi có bán trú cùng với việc xây dựng trƣờng tiểu học đạt chuẩn quốc gia, xây dựng trƣờng tiểu học theo mô hình trƣờng học mới (VNEN),... đƣợc coi là những giải pháp có tính chiến lƣợc của giáo dục bậc tiểu học. Quyết định số 32/2005/QĐBGD&ĐT ngày 24/10/2005 của Bộ GD-ĐT về việc ban hành Quy chế công nhận trƣờng tiểu học đạt chuẩn quốc gia đã quy định 2 mức độ tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày và dạy học ngày 2 buổi có bán trú đã khẳng định thêm những cơ sở pháp lý của hình thức giáo dục này. Nhƣ vậy, dạy học ngày 2 buổi có bán trú vừa là giải pháp, vừa là mục tiêu của việc xây dựng trƣờng tiểu học đạt chuẩn quốc gia, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo đặc trƣng của vùng miền. Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2011-2020 đặt mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ đi học đúng độ tuổi ở tiểu học là 99%, có 90% trƣờng tiểu học và 50% trƣờng trung học cơ sở tổ chức dạy học 2 buổi / ngày. Đó chính cũng là sự khẳng định là quá trình giáo dục chuyển từ chủ yếu cung cấp tri thức sang hình thành năng lực, chuyển từ giáo giáo dục theo số lƣợng sang giáo dục chất lƣợng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa XI) đã khẳng định nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, cũng đã khẳng định, 753
- chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lƣợng sang chú trọng chất lƣợng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lƣợng; chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa; chú trọng kết hợp chăm sóc, nuôi dƣỡng với giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý, yêu cầu phát triển thể lực và hình thành nhân cách. 3. Thực tiễn tổ chức, quản lý ở các trƣờng tiểu học ở nhiều nơi đã chứng minh tính hiệu quả của dạy học ngày 2 buổi có bán trú về nhiều phƣơng diện. Thứ nhất, dạy học ngày 2 buổi có bán trú góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện, phù hợp đối tƣợng học sinh tiểu học, mang lại nhiều lợi ích thiết thực, nâng cao chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng. Học sinh ở lại trƣờng đƣợc quản lý, chăm sóc việc ăn, ngủ buổi trƣa; có điều kiện đƣợc tham gia nhiều hoạt động ngoài giờ lên lớp đa dạng, phong phú, thời lƣợng luyện tập, thực hành những kiến thức đã đƣợc học nhiều hơn. Vì vậy, các em đƣợc phát triển nhân cách toàn diện, rèn luyện kỹ năng sống trong xã hội hiện đại, đƣợc phát hiện, bồi dƣỡng các năng khiếu, sở trƣờng, đƣợc tham gia các hoạt động ngoại khoá. Thứ hai, dạy học ngày 2 buổi có bán trú góp phần nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, đáp ứng việc làm và thu nhập chính đáng. Thông qua dạy học ngày 2 buổi có bán trú, các giáo viên chủ nhiệm có nhiều thời gian tiếp xúc với học sinh nhiều hơn, hiểu rõ tâm tƣ, nguyện vọng của các em hơn để giải quyết kịp thời, do đó mà kỹ năng công tác chủ nhiệm sẽ tốt hơn. Giáo viên phải đầu tƣ vào bài giảng nhiều hơn, phải tìm kiếm những dạng bài tập khác, phải chú ý đến việc phát triển toàn diện cho học sinh, phải học tập, nghiên cứu rất nhiều để nâng cao nhận thức, tình cảm nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, kỹ năng sƣ phạm của ngƣời làm công tác giáo dục. Thứ ba, dạy học ngày 2 buổi có bán trú góp phần tăng cƣờng các điều kiện đảm bảo dạy và học thông qua chủ trƣơng xã hội hoá giáo dục, góp phần tăng cƣờng cơ sở vật chất thiết bị phục vụ cho dạy và học, chăm sóc học sinh, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục, đáp ứng đƣợc yêu cầu và nguyện vọng của xã hội, của phụ huynh. Thứ tƣ, dạy học ngày 2 buổi có bán trú giúp một bộ phận phụ huynh học sinh giải quyết khó khăn do thiếu thời gian, điều kiện quản lý, và kiến thức, kỹ năng sƣ phạm chăm sóc, giáo dục con em. Với “trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực” đã tạo cho học sinh niềm thích thú khi “mỗi ngày đến trƣờng là một ngày vui”, kể cả con em của các nhà giáo đã về hƣu, các gia đình có điều kiện thời gian… Tuy nhiên, dạy học ngày 2 buổi có bán trú chƣa giải quyết đƣợc mâu thuẫn giữa nhu cầu của xã hội và khả năng của các trƣờng tiểu học, tình trạng quá tải vẫn còn nan giải. Vào kỳ tuyển sinh, nhà trƣờng phải chịu áp lực xin vào trƣờng dạy học ngày 2 buổi có bán trú rất lớn. Ở một số địa phƣơng, nếu trƣờng tiểu học chỉ mở lớp “hai buổi/ 754
- ngày” sẽ không khả thi vì không thực hiện đƣợc nguyện vọng của học sinh là cho con em học cả ngày ở trƣờng. Vì vậy, các trƣờng tiểu học cần phải đảm bảo một cách toàn diện, bền vững các yêu cầu về chƣơng trình giáo dục, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, môi trƣờng giáo dục, an ninh trƣờng học,… Trong những vấn đề trên, chúng tôi xin đề cập đến vấn đề hoạt động dạy học tiếng Việt trong trƣờng tiểu học dạy học 2 buổi ngày có bán trú, một vấn đề không chỉ là hoạt động riêng của nhà trƣờng mà liên quan đến toàn xã hội, trong đó có công tác đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên. 4. Môn Tiếng Việt giữa một vị trí, vai trò quan trong trọng trong chƣơng trình giáo dục ở các trƣờng tiểu học, dù đƣợc thực hiện theo chƣơng trình nào, ở hình thức trƣờng lớp nào. Luật Giáo dục 2005 (sửa đổi bổ sung 2009), Điều 7 có ghi rõ: “Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trƣờng và cơ sở giáo dục khác”, nhằm góp phần cung cấp tri thức, rèn luyện kỹ năng, giáo dục nhân cách cho học sinh. Tiếng Việt là một môn học, một nội dung dạy học, cho nên nó có nhiệm vụ thực hiện những mục tiêu giáo dục của nhà trƣờng các cấp là đào tạo con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tƣởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dƣỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều 27 Luật Giáo dục 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009) cũng đã quy định mục tiêu của giáo dục phổ thông là “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con ngƣời Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tƣ cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Dạy học Tiếng Việt nhằm góp phần thực hiện năm mặt giáo dục trong nhà trƣờng: giáo dục tƣ tƣởng – tình cảm, cung cấp tri thức, rèn luyện kỹ năng kĩ năng, giáo dục sức khoẻ, bồi dƣỡng năng lực thẩm mĩ. Về cơ bản, mục tiêu của việc dạy học Tiếng Việt ở các chƣơng trình hiện hành ở Tiểu học đều nhằm: Một là, hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (đọc, viết, nghe, nói) và cung cấp những kiến thức sơ giản gắn với việc học tiếng Việt nhằm từng bƣớc tạo ra ở học sinh năng lực dùng tiếng Việt để học tập ở Tiểu học và các bậc học cao hơn, để giao tiếp trong các môi trƣờng hoạt động của lứa tuổi. Hai là, thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện cho học sinh các thao tác tƣ duy cơ bản (phân tích, tổng hợp, phán đoán, so sánh,…) và rèn luyện các kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp và hoạt động xã hội. Ba là, cung cấp cho học sinh những hiểu 755
- biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con ngƣời, về văn hoá và văn học Việt Nam và nƣớc ngoài để từ đó: a) Góp phần bồi dƣỡng tình yêu cái đẹp, cái thiện, lòng trung thực, lòng tốt, lẽ phải và công bằng trong xã hội; góp phần hình thành lòng yêu mến và thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt; b) Góp phần hình thành nhân cách con ngƣời Việt Nam hiện đại: có tri thức, biết tiếp thu truyền thống tốt đẹp của dân tộc, biết rèn luyện lối sống lành mạnh, ham thích làm việc và có khả năng thích ứng với cuộc sống xã hội sau này. 5. Đối với các trƣờng tiểu học bán trú học ngày 2 buổi, việc dạy học Tiếng Việt diễn ra trong bối cảnh toàn bộ hoạt động giáo dục đƣợc thực hiện cả ngày, từ nội dung chính khóa, ngoại khóa, ăn nghỉ, giải trí của học sinh, liên quan đến nhiều bộ môn, đến không chỉ giáo viên trực tiếp dạy học mà còn có các cán bộ, nhân viên, bảo mẫu, các điều kiện đảm bảo trong và ngoài nhà trƣờng. Vì vậy, giáo viên dạy học ở các trƣờng tiểu học không chỉ là một ngƣời giỏi chuyên môn về Tiếng Việt mà phải giỏi về kỹ năng giáo dục, biết hợp tác, tƣ vấn các thành phần khác trong và ngoài nhà trƣờng thực hiện tốt mục tiêu giáo dục. Đây cũng là yêu cầu đổi mới đối với các trƣờng sƣ phạm đào tạo giáo viên từ thực tiễn dạy học Tiếng Việt ở các trƣờng tiểu học bán trú, một hình thức dạy học phổ biến hiện nay ở TP. Hồ Chí Minh cũng nhƣ nhiều địa phƣơng khác. Từ thực tiễn dạy học và rèn luyện kỹ năng sử dụng Tiếng Việt, chúng tôi xin đề xuất một số ý kiến liên quan đến đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ở các trƣờng tiểu học có bán trú dạy ngày 2 buổi. 5.1. Về việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học Chƣơng trình đào tạo giáo viên tiểu học các trƣờng sƣ phạm quy định ngƣời học tiếp thu một khối lƣợng tri thức, kỹ năng ở nhiều khoa học, nhiều bộ môn khác nhau. Sự tích hợp quá nhiều khoa học, bộ môn làm cho học vấn của sinh viên nhiều lúc nhƣ cƣỡi ngựa xem hoa, cái gì cũng biết nhƣng không đi sâu một một vấn đề cụ thể. Không nên quan niệm rằng dạy toán trong phạm vị mƣời thì ai cũng dạy đƣợc; trái lại, cần phải có nhƣng tri thức về giáo dục học, tâm lý học lứa tuổi, phƣơng pháp sƣ phạm để đừng xảy ra hiện tƣợng “đƣa ngón tay của học sinh ra làm phép cộng trừ”. Nói ví dụ về tiếng Việt, việc dạy những tri thức và kỹ năng về tiếng Việt cho sinh viên sƣ phạm giáo dục tiểu học hầu nhƣ quá ít so với chức năng, công việc của “một nhà ngôn ngữ học, một nhà giáo dục học, một nhà tâm lý học” khi họ trở thành giáo viên dạy môn Tiếng Việt cho học sinh tiểu học. Hơn nữa, sinh viên sƣ phạm cũng chỉ đƣợc cung cấp tri thức, kỹ năng tiếng Việt với tƣ cách là một khoa học cơ bản nhƣ Ngôn ngữ học, Việt ngữ học. Trong khi đó, giáo viên tiểu học phải dạy cho học sinh là dạy một hoạt động nói năng, dạy một kỹ 756
- năng sống trong việc sử dụng tiếng Việt cho đối tƣợng học sinh với những hoàn cảnh khác nhau, sở thích và năng lực khác nhau. Kỹ năng nghe, nói, đọc, viết phải đƣợc xử lý, rèn luyện một cách chuẩn mực trong giờ dạy học tiếng Việt, trong giờ học các môn khác, trong hoạt động ngoại khóa, chăm sóc các em và cả khi các em trở về sinh hoạt trong gia đình, giao tiếp ngoài xã hội. Vì vậy, chƣơng trình bộ môn Tiếng Việt ở các trƣờng tiểu học nên dạy theo hƣớng phát triển năng lực ngôn ngữ hơn là dạy theo hƣớng cấu trúc, chức năng ngôn ngữ. Do sự phát triển của trí tuệ trẻ em hiện nay, nên chăng không chỉ phân hóa giáo viên dạy các môn Toán, Tiếng Việt với các môn ngoại ngữ, nhạc họa, thể dục,... mà tiếp tục phân hóa hơn nữa (ví dụ, giáo viên dạy môn Tiếng Việt và môn Tìm hiểu xã hội – nhân văn, giáo viên dạy Toán và môn Tìm hiểu tự nhiên – kỹ thuật,...). Về đội ngũ giáo viên không trực tiếp dạy học tiếng Việt và đội ngũ bảo mẫu, nhân viên ở các trường tiểu học Thời lƣợng giờ học tiếng Việt chính khóa của học sinh tiểu học chiếm tỷ lệ rất ít so với toàn bộ thời gian 2 buổi ngày các em ở trƣờng. Với chức năng là phƣơng tiện để tƣ duy và giao tiếp, toàn bộ hoạt động ngoài giờ học tiếng Việt đều đƣợc các em sử dụng tiếng Việt nhƣ là một công cụ để tiếp thu các môn học khác (kể cả học ngoại ngữ), để thực hiện các hoạt động ngoài giờ lên lớp, để giao tiếp trao đổi với thầy cô, cán bộ nhân viên, với bạn bè,... Và đó là môi trƣờng để dạy học Tiếng Việt cho học sinh với sự kiểm soát, định hƣớng, điều chỉnh của giáo viên bộ môn. Thực tế là trong giờ học tiếng Việt, tần suất nói năng của học sinh không nhiều bằng hoạt động nói năng của các em trong giờ ra chơi, trong hoạt động ngoại khóa, tham quan dã ngoại, trong giờ ăn,... Đó là những môi trƣờng để các em thực hiện các hành vi nói năng, giao tiếp làm sao phù hợp với mục đích nói năng, đối tƣợng giao tiếp, phƣơng tiện ngôn ngữ, hoàn cảnh giao tiếp... Xét đến cùng, đó chính là môi trƣờng rèn luyện kỹ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh tối ƣu nhất (đặc biệt là kỹ năng nói, nghe, đọc), từ đó để củng cố tri thức, bồi dƣỡng nhân cách cho các em. Vì vậy, giáo viên dạy tiếng Việt không chỉ dạy học tiếng Việt trong giờ dạy học chính khóa mà cần phải thể hiện mục tiêu dạy học môn tiếng Việt trong các môn học khác, trong hoàn cảnh khác. Giáo viên dạy học ở các trƣờng tiểu học không chỉ là một ngƣời giỏi chuyên môn về Tiếng Việt mà phải giỏi về kỹ năng giáo dục, biết hợp tác, hƣớng dẫn những ngƣời khác trong và ngoài nhà trƣờng để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục. Những cán bộ, giáo viên các bộ môn khác (ngoại ngữ, nhạc họa, thể dục,...), bảo mẫu, nhân viên,... của trƣờng tiểu học phải có những tri thức, kỹ năng chuẩn mực về sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp để có thể trở thành những mẫu mực sinh động cho các em học tập, tham gia chuẩn hóa ngôn ngữ cho các em, hạn chế những yếu tố phi thẩm 757
- mỹ của các em trong việc hoàn thiện một kỹ năng ngôn ngữ cho cuộc sống, thực hiện tốt phong trào “nói lời hay, làm việc tốt”. 5.3. Thực hiện xã hội hóa hoạt động giáo dục Tiếng Việt cho học sinh, cung cấp tài liệu thông dụng nhằm hướng dẫn các lực lượng xã hội, đặc biệt là phụ huynh tham gia vào việc giáo dục ngôn ngữ, dạy học tiếng Việt chuẩn mực cho học sinh tiểu học Học sinh tiêu học hiện nay ở nhiều vùng miền, nhiều địa phƣơng nên ảnh hƣởng những cách phát âm chƣa đúng với chuẩn mực của tiếng Việt. Hiện tƣợng sử dụng ngữ âm, từ vựng địa phƣơng, những biểu hiện “nói ngọng” đã hạn chế những tri thức và kỹ năng tiếng Việt mà các em đã tiếp thu ở nhà trƣờng. Vì vậy, trong gia đình, nếu ngƣời lớn vẫn giữ thói quen phát âm, sử dụng từ ngữ địa phƣơng thì nên khuyến khích các em sử dụng ngôn ngữ chuẩn, cách phát âm và vốn từ vựng chuẩn. Các hiện tƣợng sử dụng Tiếng Việt phi chuẩn mực (nói tắt, ngôn ngữ quảng cáo, ngôn ngữ chat,...) cần phải đƣợc phân tích, đánh giá một cách khoa học để học sinh biết đƣợc những cái chƣa đúng trong sử dụng ngôn ngữ, làm mất sự trong sáng của tiếng Việt. Các trƣờng sƣ phạm, các chuyên gia giáo dục cần cung cấp, cập nhật những tài liệu, thông tin để các đối tƣợng ngoài nhà trƣờng cùng tham gia giáo dục, rèn luyện tiếng Việt cho học sinh. Xã hội hóa giáo dục, toàn dân tham gia sự nghiệp giáo dục không phải là những vấn đề to lớn mà cần những việc bình thƣờng trong cuộc sống hàng ngày nhƣ vậy. 6. Nâng cao chất lƣợng dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh ở trƣờng tiểu học dạy học ngày 2 buổi có bán trú chính là nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện, thực hiện mục tiêu rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Tuy nhiên, điều đó chỉ có thể phát huy hiệu quả khi nhà trƣờng thực hiện đồng bộ các hoạt động khác liên quan đến hoạt động dạy học Tiếng Việt nhƣ nâng cao chất lƣợng quản lý chƣơng trình dạy học, sinh hoạt chuyên môn; tăng cƣờng các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động giao lƣu của học sinh; tổ chức và quản lý tốt hoạt động phục vụ bán trú; tăng cƣờng, hiện đại hóa cơ sở vật chất, tài liệu, thiết bị dạy học; phát huy sự quan tâm, giúp đỡ thƣờng xuyên, hiệu quả các các cấp chính quyền, các lực lƣợng xã hội, của phụ huynh học sinh;... Môn Tiếng Việt giữ một vị trí, vai trò quan trong trọng trong chƣơng trình giáo dục ở các trƣờng tiểu học. Việc dạy học Tiếng Việt các trƣờng tiểu học bán trú học ngày 2 buổi diễn ra trong bối cảnh toàn bộ hoạt động giáo dục triển khai cả ngày, ở nhiều bộ môn, ở nhiều giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên, bảo mẫu, đến các các điều kiện đảm bảo khác. Giáo viên dạy học ở các trƣờng tiểu học không chỉ là một ngƣời giỏi chuyên môn về Tiếng Việt mà phải giỏi về kỹ năng sƣ phạm, biết hợp tác với những ngƣời khác trong và ngoài nhà trƣờng để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục. Những phẩm chất về trình 758
- độ đào tạo, kỹ năng sƣ phạm, nhân cách của ngƣời “kỹ sƣ tâm hồn” không chỉ đƣợc học ở trong các trƣờng sƣ phạm mà còn đƣợc mỗi giáo viên tích lũy, rèn luyện trong môi trƣờng công tác, từ thực tế dạy học, giáo dục học sinh. Tuy nhiên, từ thực tiễn dạy học Tiếng Việt ở các trƣờng tiểu học bán trú, đặt ra cho các cơ sở đào tạo giáo viên một định hƣớng về đổi mới, căn bản toàn diện hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng, nhằm đáp ứng kịp thời cho nhu cầu đổi mới của các trƣờng phổ thông trong bối cảnh xã hội luôn phát triển. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Điều lệ trƣờng tiểu học, ban hành theo Thông tƣ số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công văn số 7053/ GDĐT-GDTH ngày 12/8/2005 về việc hƣớng dẫn dạy học hai buổi/ ngày. 3. Trần Văn Dàng (2012), “Nhà trƣờng – gia đình – xã hội với việc nâng cao chất lƣợng dạy học bán trú ở trƣờng tiểu học”, Tạp chí Giáo dục, số tháng 12. 759
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Dạy học tiếng việt ở tiểu học - Phần 6
50 p | 1121 | 70
-
Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh tiểu học
7 p | 69 | 9
-
Bài giảng Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học (Học phần 2)- ĐH Phạm Văn Đồng
52 p | 116 | 8
-
Kết quả thực nghiệm biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh tiểu học tại thành phố Hồ Chí Minh
8 p | 51 | 7
-
Nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Việt ở tiểu học thông qua hoạt động sân khấu hóa tác phẩm văn học
8 p | 54 | 6
-
Áp dụng phương pháp dạy học theo dự án trong giảng dạy tiếng Pháp tại Đại học Đà Nẵng
9 p | 95 | 6
-
Dạy học tiếng Việt ở tiểu học tập 2: Phần 1
112 p | 76 | 5
-
Thực trạng và giải pháp triển khai dạy học các môn Toán - khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ở trường THPT chuyên Quảng Bình
7 p | 38 | 4
-
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm môn tiếng Anh ở trường trung học phổ thông
4 p | 11 | 4
-
Tổ chức hoạt động tự học môn Phương pháp dạy học tiếng Việt cho sinh viên cao đẳng sư phạm tiểu học
8 p | 54 | 3
-
Quản lí dạy học môn Tiếng Anh cho học sinh trung học cơ sở theo hướng phát triển năng lực thực hành tiếng trong Chương trình Giáo dục phổ thông mới
6 p | 33 | 3
-
Vận dụng mô hình học tập trải nghiệm của David A. Kolb trong rèn luyện, phát triển năng lực dạy học tiếng Việt cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học
6 p | 12 | 3
-
Nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt cho lưu học sinh Lào thông qua hình thức dạy học trải nghiệm tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
3 p | 9 | 3
-
Dạy học tiếng Anh theo mô hình Blended learning và tăng cường quản lý, kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học của sinh viên đại học
3 p | 7 | 3
-
Giao tiếp, hiệu quả kép trong dạy học ngữ văn theo hướng tiếp cận năng lực
10 p | 26 | 2
-
Dạy học tích cực và ghi nhớ từ mới tiếng Trung Quốc qua việc ứng dụng phần mềm công nghệ thông tin
5 p | 74 | 2
-
Đổi mới hoạt động dạy học tiếng Việt cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học trong bối cảnh “Một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa” theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018
9 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn