intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tự là... thầy thuốc

Chia sẻ: Nguyen Phuong Ha Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

60
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Do đó, để không phải đưa trẻ vào bệnh viện khi không quá cấp bách, khi cha mẹ còn có thể giúp trẻ được thì các bậc phụ huynh cần có những kiến thức y khoa sơ đẳng để có thể tự làm thầy thuốc tại nhà. Khi trẻ bị sốt thông thường các bậc cha mẹ hay lấy tay sờ vào trán trẻ để thăm khám nhiệt độ cơ thể. Khi cảm thấy trán trẻ hơi nóng hơn bình thường là vội kết luận trẻ bị sốt và lập tức cho trẻ dùng thuốc hạ sốt....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tự là... thầy thuốc

  1. Tự là... thầy thuốc Do đó, để không phải đưa trẻ vào bệnh viện khi không quá cấp bách, khi cha mẹ còn có thể giúp trẻ được thì các bậc phụ huynh cần có những kiến thức y khoa sơ đẳng để có thể tự làm thầy thuốc tại nhà. Khi trẻ bị sốt Thông thường các bậc cha mẹ hay lấy tay sờ vào trán trẻ để thăm khám nhiệt độ cơ thể. Khi cảm thấy trán trẻ hơi nóng hơn bình thường là vội kết luận trẻ bị sốt và lập tức cho trẻ dùng thuốc hạ sốt. Hoặc cũng có lúc tay mẹ cảm thấy trán trẻ chỉ hơi ấm nên yên tâm cho trẻ đi chơi tiếp trong khi
  2. thực ra lúc ấy trẻ đang bị sốt rất cao. Chính vì vậy, cách tốt nhất và chính xác nhất để xác định trẻ có đang bị sốt hay không là dùng cặp nhiệt độ để lấy nhiệt độ cơ thể trẻ. Trẻ được xác định là bị sốt cao khi thân nhiệt của trẻ từ 38,3 độ trở lên, lúc này cha mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt, cứ 10 - 15 mg thuốc/kg cân nặng, liều lượng thuốc này có trên nhãn thuốc. Nếu trẻ còn sốt có thể lặp lại liều tương tự sau 4 giờ. Bên cạnh đó, nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát và uống nhiều nước. Trong trường hợp nhiệt độ cơ thể trẻ thấp hơn 38,3 độ C, điều này không có nghĩa là trẻ không bị sốt mà là trẻ bị sốt nhẹ, cha mẹ không nên hạ sốt cho trẻ bằng thuốc mà hãy dùng 5 cái khăn nhỏ và nước ấm thường xuyên lau mát cho trẻ ở các vị trí nách, bẹn và lưng. Và đừng quên thay đồ cho trẻ nếu quần áo trẻ bị ướt, cho trẻ nằm nơi thoáng và kín gió.
  3. Khi trẻ bị tiêu chảy Đây là tình huống thường gặp trong ngày Tết do trẻ phải ăn thức ăn lạ và thói quen ăn uống bị thay đổi. Tiêu chảy làm trẻ mất nước nên cha mẹ cần cho trẻ uống thật nhiều nước. Một số dung dịch bù nước thường dùng là Oresol và Hydrite pha với 200ml nước chín, cho trẻ uống bù từ 30 – 50 ml dung dịch đã pha sau mỗi lần đi tiêu lỏng. Phỏng Đây là một tai nạn sinh hoạt thường gặp nhất, nguyên nhân thường do sự bất cẩn của người lớn, đặc biệt là trong dịp
  4. Tết. Nếu chẳng may có người bị phỏng, người nhà nên dội nước lạnh sạch lên vết phỏng, dùng khăn sạch quấn quanh vết phỏng và đưa nạn nhân đến cơ sở gần nhất. Tuyệt đối không được bôi nước mắm, kem đánh răng, hoặc đắp con giấm lên vết phỏng vì sẽ làm cho vùng phỏng tổn thương nặng hơn và tăng nguy cơ nhiễm trùng vết phỏng. Các vết thương ngoài da Trẻ con vốn hiếu động, tinh nghịch nên việc trẻ bị vài vết trầy xước nhẹ ngoài da là chuyện “bình thường thôi”. Cha mẹ không nên quá lo lắng mà cấm đoán trẻ không được chạy nhảy, vui đùa. Nếu trẻ chỉ bị trầy xước, xây xát da, phụ huynh có thể rửa vết thương bằng nước sạch, sát trùng
  5. và băng lại. Nếu trẻ bị chảy máu, cha mẹ nên dùng bông gòn ấn chặt vào vết thương để cầm máu. Đối với vết thương sâu, chảy máu nhiều, cách tốt nhất là gọi đội cứu hộ tại chỗ để có xử trí kịp thời. Dị vật đường thở Để phòng ngừa Ngày Tết, bị dị vật đường thở thường dị vật đường thở xảy ra khi trẻ em ăn hạt dưa, đậu phộng, ở trẻ em, phụ trái cây, bánh, mứt… Nếu đột nhiên huynh cần phải thấy trẻ ho sặc sụa, tím tái, khó thở, phụ luôn để mắt đến huynh cần bình tĩnh thực hiện động tác trẻ, không nên sau: Phụ huynh đứng phía sau hoặc quì cho trẻ em ăn hạt tựa gối vào lưng trẻ, vòng 2 tay ngang dưa, hạt bí, chú ý thắt lưng, đặt 1 nắm tay ngay vùng nên lấy hết hạt thượng vị (ngay dưới mấu kiếm xương cây ức), bàn tay còn lại đặt chồng lên. Đột trong trái trước khi cho trẻ ngột ấn mạnh, nhanh 5 lần theo hướng từ dưới lên và từ trước ra sau. Trong ăn. trường hợp bệnh nhân đã hôn mê, bất
  6. tỉnh thì đặt trẻ nằm ngửa, phụ huynh quì gối, đặt 2 bàn tay chồng lên nhau ở vùng dưới xương ức trẻ, đột ngột ấn mạnh, nhanh 5 lần. Nếu đã thực hiện theo hướng dẫn trên mà trẻ vẫn có diễn tiến nặng hơn thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế tại địa phương để được thăm khám. (Theo Cha mẹ & Con)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2