intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tự thiết lập một máy tính cho riêng mình - Phần 2

Chia sẻ: Tuyen Thon | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

445
lượt xem
318
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 2: Lắp ráp phần cứng Trong phần hai của loạt bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn cách lắp ráp các thiết bị thành phần đó lại với nhau. Lưu ý: Điều này có nghĩa chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một cách tổng quan, những yếu tố cơ bản…. Mỗi một cấu hình sẽ có những điểm khác nhau chính vì vậy các bạn cần phải đọc kỹ hướng dẫn của dụng của mỗi một thành phần. Lắp ráp các thành phần Các công cụ cần thiết: Tua vít, thời gian, sự kiên nhẫn, một...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tự thiết lập một máy tính cho riêng mình - Phần 2

  1. Tự thiết lập một máy tính cho riêng mình - Phần 2: Lắp ráp phần cứng Trong phần hai của loạt bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn cách lắp ráp các thiết bị thành phần đó lại với nhau. Lưu ý: Điều này có nghĩa chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một cách tổng quan, những yếu tố cơ bản…. Mỗi một cấu hình sẽ có những điểm khác nhau chính vì vậy các bạn cần phải đọc kỹ hướng dẫn của dụng của mỗi một thành phần. Lắp ráp các thành phần Các công cụ cần thiết: Tua vít, thời gian, sự kiên nhẫn, một số loại băng dính. Thứ đầu tiên cần phải thực hiện là bắt đầu gỡ bỏ một cách cẩn thận những thành phần mà chúng ta vừa chọn về, đặc biệt là bộ vi xử lý. Lắp ráp bộ vi xử lý vào bo mạch chủ trước khi đặt bo mạch chủ vào trong case, điều đó sẽ làm cho bạn thao tác dễ dàng hơn và quá trình thao tác cũng nhanh hơn trong trường hợp bạn thực hiện lắp đặt bo mạch chủ trước. Mở các chốt trên socket của bộ vi xử lý…
  2. … cần phải tháo được phần plastic mỏng để bảo vệ các cân cắm. Lưu ý rằng các hướng dẫn sử dụng cho các bộ vi xử lý của Intel có thể không giống và không nên dùng cho AMD. Sau đó cài đặt một cách cẩn thậm bộ vi xử lý vào, cần phải bảo đảm gióng đúng các chốt giữ. Đóng khóa chốt một cách cẩn thận sau khi cắm xong CPU. Cho đến lúc này bạn vẫn cần phải đợi để gắn quạt cho tới khi bo mạch chủ được đặt an toàn vào đúng vị trí của nó.
  3. Bo mạch chủ thường đi kèm với nó là một mảnh kim loại đậy ở phía sau, đó chính là vị trí các cổng ra vào của bo mạch. Bạn cần phải đặt tấm kim loại này trước khi cho bo mạch chủ vào trong case. Lưu ý: Trước khi đặt bo mạch chủ, bạn cần phải bảo đảm rằng case của mình có ốc vít để định vị cho bo mạch. Một số case có các lỗ bắt vít và vít đi kèm, tuy nhiên bạn vẫn cần dự phòng thêm. Kiểm tra hướng dẫn sử dụng của bạn.
  4. Lúc này hãy đặt một cách cẩn thận bo mạch chủ đã cắm bộ vi xử lý vào trong case, khớp với các lỗi và các lẫy giữ. Cần bảo đảm rằng các đầu ra vào của các cổng trên bo mạch chủ đúng với các lỗ trong tấm đục lỗ các cổng… bạn có thể điều chỉnh các phần kim loại của tấm đậy phía sau nếu chúng không thích hợp, vì rất có thể chúng đã bị bẻ cong không đúng khi vận chuyển.
  5. Lúc này dùng tua vít để bắt chặt bo mạch chủ vào case của bạn. Hầu hết các bo mạch chủ đều có đến 9 lỗ bắt vít. Thứ quan trọng nhất lúc này là bạn nên đặt tất cả các ốc vào các lỗ bắt của chúng, không nên vặn một ốc nào đó quá chặt, chỉ cần vặn vừa đủ để bo mạch chủ không bị chuyển rời sai vị trí, sau đó lần lượt vặn chặt dần các ốc gá. Bước tiếp theo bạn cần phải cắm các đầu cáp … một số bo mạch chủ có cáp nguồn bốn chân cần phải được cắm gần bộ vi xử lý. Bạn nên cắm cáp trước khi lắp quạt cho bộ vi xử lý để dễ thao tác hơn. Mẹo: Khi lắp ráp các thành phần của máy tính với nhau, bạn nên nghĩ rằng… nếu mình kết nối một cáp hoặc lắp thêm vào một thành phần nào đó thì liệu nó có thể khó khăn cho bạn lắp các thành phần tiếp theo hay không?
  6. Lúc này bạn có thể lắp quạt của bộ vi xử lý vào được rồi, hãy thực hiện một cách cẩn thận, chú ý sao cho khớp với các lỗ và phải bảo đảm rằng hương để có thể cắm được cáp vào nguồn cấp. Mẹo: Bạn nên sử dụng một ít hợp chất dẫn nhiệt ở phần tiếp giáp giữa CPU và quạt, chất dẫn nhiệt này sẽ làm giảm nhiệt CPU tốt hơn.
  7. Cần phải điều chỉnh bốn ốc chốt để chúng được định vị đúng theo hướng dẫn sử dụng. Khi quạt đã được lắp đúng vị trí, bạn cần ấn mạnh vào bốn chốt định vị trong một cách chéo nhau. Cho ví dụ, bạn nhấn chốt giữ ở góc trên bên phải trước, sau đó nhấn chốt ở góc dưới bên trái.
  8. Tiếp đến bạn cần kết nối các dây của bo mạch chủ với các dây dẫn đến các nút cấp nguồn và các nút khởi động lại. Cách thức thực hiện và vị trí sẽ khác nhau nếu các bo mạch bản sử dụng khác nhau, chính vì vậy các bạn cần kiểm tra chính xác các vị trí được ghi trong hướng dẫn sử dụng của mỗi một loại bo mạch chủ. Sau khi cắm xong các dây nối này, bạn cần kết nối tiếp các cáp audio, USB, và các cáp khác với case của bạn, các kết nối nguồn của bo mạch chủ (xem trong hướng dẫn sử dụng)
  9. Lúc này hãy ngắm nghía và trượt ổ đĩa DVD vào đúng vị trí của nó. Cần phải gióng đúng mặt trước của ổ đĩa DVD sao cho phù hợp trước khi bắt chặt các ốc bên cạnh. Nên nhớ rằng ổ đĩa DVD hoạt động sẽ rất rung nên bạn cần phải bắt thật chặt các ốc giữ hai bên của nó.
  10. Lúc này bạn có thể lắp ổ đĩa cứng vào case. Bạn nên lắp làm so để quạt của case có thể làm mát được ổ cứng. Có thể kết nối cáp SATA trước khi lắp ổ cứng cũng được nhưng cần phải bảo đảm bắt chặt bốn ốc gá hai bên để tránh tiếng ồn trong khi hoạt động. Cho đến đây, bạn đã lắp đặt gần hết các thành phần chính vào đúng chỗ thích hợp,… tuy nhiên các cáp vẫn còn đang lủng lẳng và rất nguy hiểm. Chính vì vậy các bạn cần phải sử dụng số sợi thít hoặc băng dính để cố định các dây cáp lủng lẳng này.
  11. Vấn đề này tùy thuộc vào sự khéo tay của mỗi bạn nhưng nên làm sao cho các cáp được gọn gàng nhất để tránh các hiện tượng khó thao tác cho các thành phần khác cần phải lắp sau này. Có thể các bạn cho rằng chúng tôi đã quên không nhắc các bạn cắm RAM, tuy nhiên sự thật không phải vậy. Bạn cần phải lưu ý rằng, đối với một số case, nếu lắp RAM trước bạn sẽ không thể lắp được ổ cứng chính vì vậy chúng ta cần phải chờ đợi để lắp đặt xong ổ đĩa cứng trước đã. Chuyển sang công đoạn lắp RAM, trước tiên bạn phải tra cứu trong hướng dẫn sử dụng để chỉ ra xem khe bộ nhớ nào cần sử dụng. Tiếp đến, cần phải bảo tháo các lẫy giữ ở hai đầu như thể hiện trong hình bên dưới.
  12. Bạn sẽ thấy được một khía hình chữ V trong bộ nhớ dùng để chỉ thị rằng bạn chỉ có thể cắm theo một hướng nào đó. Định vị khía chữ V và ấn mạnh thanh RAM vào đúng vị trí của khe cắm, cần phải bảo đảm rằng các lẫy giữ hai đầu lọt vào đúng vị trí khuyết để giữ chặt thanh RAM. Lúc này bạn có thể lắp thêm video card hay bất cứ thành phần phụ nào khác. Tuy nhiên cần phải tháo miếng kim loại ở đúng vị trí bạn định cắm các card bổ sung này.
  13. Danh sách cần kiểm tra trước khi đóng case lại Trước khi đóng lắp case trở lại, bạn nên kiểm tra thông qua một danh sách sau để bảo đảm chắc chắn mọi thứ. (lưu ý rằng phù thuộc vào cấu hình của bạn mà các hạng mục có thể mở rộng thêm, tuy nhiên điều đó bạn cần phải tham khảo thêm trong hướng dẫn sử dụng). 1. Bạn đã cắm cáp nguồn vào bo mạch chủ chưa? Thường là một giắc 24 chân và một giắc 4 chân. 2. Bạn đã lắp quạt cho CPU chưa và đã cắm cáp nguồn cho quạt chưa? 3. Bạn đã cắm bộ nhớ một cách chắc chắc và an toàn chưa? 4. Bạn đã cắm các cáp nguồn vào các ổ (ổ đĩa cứng và DVD). Cáp của ổ SATA thì sao? 5. Bạn có nhớ đã bắt bốn ốc vít bên cạnh của ổ đĩa cứng và ổ đĩa DVD chưa? 6. Bạn có nhó đã bắt ốc cho bo mạch chủ chưa? 7. Bạn đã cắm tất cả các dây dẫn từ case vào bo mạch chủ chưa? 8. Liệu còn có cáp nào vướng vào quạt của bạn không? Sau khi kiểm tra danh sách trên xong, bạn có thể đóng lắp case trở lại.
  14. Tiếp đến cắm màn hình và bật máy, hy vọng máy của các bạn sẽ làm việc ngay lập tức giống như những gì chúng tôi đã thực hiện.  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0