Tự thiết lập một máy tính cho riêng mình - Phần 3: Bắt đầu các thiết lập phần mềm
lượt xem 120
download
Cho đến phần này, các bạn đã được chúng tôi giới thiệu để chọn ra những thành phần thích hợp cho chiếc máy tính của mình và cách thức lắp ráp chúng lại với nhau để hình thành một chiếc máy tính đúng cách.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tự thiết lập một máy tính cho riêng mình - Phần 3: Bắt đầu các thiết lập phần mềm
- Tự thiết lập một máy tính cho riêng mình - Phần 3: Bắt đầu các thiết lập phần mềm Cho đến phần này, các bạn đã được chúng tôi giới thiệu để chọn ra những thành phần thích hợp cho chiếc máy tính của mình và cách thức lắp ráp chúng lại với nhau để hình thành một chiếc máy tính đúng cách. Giờ là lúc chúng ta có thể bật máy và thiết lập các thành phần bên trong. Tự thiết lập một máy tính cho riêng mình - Phần 1: Chọn phần cứng Tự thiết lập một máy tính cho riêng mình - Phần 2: Lắp ráp phần cứng Trong phần ba này chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn cách kiểm tra một số thiết lập BIOS và thực hiện một số bài test. Khi bật máy, bạn sẽ bắt gặp một nhắc nhở thông báo cho bạn biết rằng bạn có thể nhấn một phím nào đó để vào setup (thông thường ở các máy là phím Delete). Các thiết lập mà bạn thấy ở đây sẽ khác nếu các bo mạch sử dụng khác nhau hay kể cả trường hợp bo mạch giống nhau nhưng khác về phiên bản BIOS, chính vì vậy chúng tôi chỉ giới thiệu những gì chung nhất về các tùy chọn bên trong. Thiết lập các tùy chọn cho BIOS Một số trong các bạn có thể muốn cài đặt hệ điều hành của mình với các thiết lập BIOS mặc định, tuy nhiên theo chúng tôi, cách tốt nhất là bạn cần hiểu được các tùy chọn quan trọng và thiết lập chúng một cách đúng cách trước khi thực hiện các công việc khác. (Lưu ý: Nếu bạn cập nhật BIOS của mình sang một phiên bản mới hơn, các thiết lập sẽ thường bị xóa và bạn sẽ phải thực hiện lại chúng) Màn hình đầu tiên sẽ cho phép bạn thiết lập đồng hồ, cũng như vô hiệu hóa ổ đĩa mềm (lưu ý Legacy Diskette A bị vô hiệu hóa ở hình bên dưới).
- Màn hình thông tin hệ thống sẽ hiển thị cho bạn thấy phiên bản BIOS hiện hành và bạn có thể thẩm định rằng CPU và bộ nhớ của bạn đã được nhận đúng. Nếu không thấy đúng các con số cần thiết phải có ở đây, bạn cần phải thẩm định rằng bạn đã cài đặt bộ nhớ đúng. (kiểm tra hướng dẫn sử dụng nếu cần thiết) Màn hình cấu hình SATA Configuration có một tùy chọn rất quan trọng đó là: Bạn muốn SATA hoạt động như IDE hay AHCI?
- Đây là những gì bạn cần biết: • Chế độ AHCI cho phép máy tính sử dụng các chức năng SATA nâng cao và cho phép bạn có hiệu suất cao hơn. • Windows XP không hỗ trợ một cách nguyên bản cho chế độ SATA do đó bạn cần phải tạo một đĩa cài đặt hoặc sử dụng chế độ IDE ở đây để cài đặt. • Windows Vista hoặc các phiên bản hiện hành của Linux sẽ hoạt động hoàn hảo trong chế độ AHCI. • Lưu ý: Nếu bạn cài đặt trong chế độ IDE và sau đó chuyển sang chế độ AHCI thì bạn cần phải thực hiện theo một số hướng dẫn khác. Chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn trong một bài nào sau. Bạn cũng cần phải kiểm tra để bảo đảm rằng ổ đĩa cứng của mình và các ổ đĩa CD/DVD được nhận đúng. Màn hình này cũng phụ thuộc vào BIOS. Màn hình đang thể hiện của chúng ở đây nằm trong AHCI Settings. Nếu các ổ đĩa không được nhận diện đúng, bạn cần thẩm định rằng mình đã cài đặt chúng đúng hay chưa.
- Màn hình cấu hình USB Configuration cho phép bạn vô hiệu hóa/ hay kích hoạt USB. Một thiết lập quan trọng nữa ở đây là chế độ USB cần được thiết lập là HiSpeed (480Mbps), dù sao đi chăng nữa thì đây thường là thiết lập mặc định. Cũng có một màn hình cho phép bạn thực hiện một số thứ quan trọng khác … cho ví dụ như vô hiệu hóa các cổng nối tiếp hoặc IDE controller thông thường. Tuy nhiên chúng tôi khuyên các bạn nên vô hiệu hóa các cổng không sử dụng để Windows không load các driver không cần
- thiết cho phần cứng mà bạn không sử dụng. Màn hình Power Management cho phép bạn chọn các tùy chọn quản lý công suất. Nếu bạn đang chạy Windows Vista thì bạn cần phải kích hoạt tùy chọn ACPI 2.0. Trong màn hình cấu hình APM Configuration, bạn có thể thiết lập một số tùy chọn quan trọng hơn ở đây:
- Đây là những gì bạn cần biết: • Nếu muốn đánh thức máy tính từ chế độ ngủ bằng chuột USB hoặc bàn phím, bạn nên kích hoạt tùy chọn này. • Nếu muốn máy tính khởi động lại một cách tự động sau khi ngừng chạy vì thiếu điện, bạn hãy thiết lập tùy chọn "Restore on AC Power Loss". • Nếu BIOS của bạn có chức năng "Wake on LAN", bạn cần phải quyết định xem có nên kích hoạt tùy chọn đó hay không vì đôi khi việc kích hoạt tùy chọn này sẽ làm cho máy tính của bạn thức giấc khi bạn không mong muốn. Bo mạch chủ của bạn có thể có màn hình Hardware Monitor, ở đây bạn có thể thấy các thông tin chi tiết về nhiệt động, điện áp và thậm chí cả tốc độ quạt.
- Phần Boot cũng là một phần rất quan trọng. Bạn cần phải bảo đảm thiết lập ổ đĩa CD/DVD là thiết bị được khởi động đầu tiên để có thể khởi động từ máy tính từ đĩa cài đặt. Bạn cũng có thể chọn Removable Device ở đây nếu muốn khởi động từ một USB flash drive.
- Lưu ý: Sau khi thực hiện xong việc cài đặt, bạn có thể thiết lập ổ đĩa cứng là thiết bị khởi động đầu tiên để tăng tốc độ khởi động cho máy. Có thể chọn xem bạn có muốn khởi động nhanh hay không và chức năng numlock có được bật mặc định hay không. Nếu thiết lập một máy tính không có đi kèm bàn phím (giống như máy chủ), bạn có thể vô hiệu hóa tùy chọn "Wait For F1 If Error", đây là tùy chọn sẽ cho phép máy tính khởi động thậm chí nếu có lỗi do bàn phím gây ra. Hầu hết các bo mạch chủ đều có các màn hình hiệu suất máy System Performance và cấu hình chipset nâng cao, ở đây bạn có thể cấu hình các kịch bản overclock khác nhau, về giới thiệu cụ thể có lẽ chúng tôi
- sẽ giành ra một bài viết khác, lúc này ở đây bạn có thể thiết lập tự động cho mọi thứ mà không cần đụng chạm gì đến chúng. Cuối cùng, có một phần nằm bên dưới Security hoặc Boot sẽ cho phép bạn thiết lập một mật khẩu giám sát viên hoặc người dùng. Thông thường, bạn có thể thiết lập một mật khẩu để ngăn chặn sự truy cập vào BIOS, cũng là một cách để ngăn chặn việc khởi động hệ thống mà không có mật khẩu. Cần phải bảo đảm rằng nếu bạn sử
- dụng tùy chọn này, không được quên mật khẩu. Lưu ý: Nếu có bất cứ một thiết lập BIOS nào khác mà bạn cảm thấy quan trọng, hãy giới thiệu đến chúng tôi trong phần comment ở bên dưới. Nâng cấp BIOS Phụ thuộc vào phần cứng cài đặt trong máy tính mà bạn có thể cần phải nâng cấp BIOS trên bo mạch chủ trước khi mọi thức làm việc đúng cách. (Cho ví dụ, máy tính mà chúng tôi thiết lập vào năm ngoái không hỗ trợ đúng cách bộ vi xử lý Core 2 Duo mới cho tới khi nâng cấp nên phiên bản BIOS mới nhất). Nhìn chung, cách tốt nhất là bạn cần phải chạy một phiên bản BIOS mói nhất, đặc biệt nếu bạn mua một bo mạch chủ cũ. Cần phải kiểm tra trên website của nhà sản xuất để tìm phiên bản mới nhất về BIOS. Bảo đảm rằng phải có được đúng phiên bản cho bo mạch của mình. Tuy nhiên, chúng tôi không thể cung cấp cho các bạn các chi tiết cụ thể về cách cập nhật BIOS như thế nào, vì mỗi bo mạch chủ lại có các cách thực hiện khác nhau. Chính vì vậy bạn nên kiểm tra trong hướng dẫn sử dụng của bo mạch chủ và thực hiện theo các hướng dẫn đó một cách chính xác. Một số bo mạch chủ có thể có tiện ích flash đi kèm trong màn hình BIOS để cho phép bạn nâng cấp BIOS từ một file được lưu trong ổ flash:
- Một số khác có thể có phần mềm để bạn có thể sử dụng từ bên trong Windows khi đã cài đặt xong mọi thứ:
- Vẫn còn có một số bo mạch chủ có thể yêu cầu bạn khởi động từ ổ đĩa mềm, ổ đĩa CD hoặc USB, các bo mạch này thường chạy một số phiên bản DOS hoặc FreeDOS. Quan trọng: Cần phải bảo đảm thực hiện theo các hướng dẫn của nhà sản xuất một cách cẩn thận khi nâng cấp BIOS vì nếu có điều gì đó xảy ra với bo mạch chủ rất có thể bạn cần phải thay thế bằng một cái mới. Thứ quan trọng nhất để tránh xảy ra điều đó là không tắt hệ thống trong suốt quá trình nâng cấp. Kiểm tra máy tính trước khi cài đặt Lúc này chúng ta đã thực hiện tất cả các thiết lập trong BIOS và đây là lúc cần phải kiểm tra lại máy tính để bảo đảm mọi thứ mình thực hiện là đúng. Thứ cuối cùng mà bạn phải thực hiện nữa là cài đặt Windows và sử dụng nó trong khoảng một tuần để tìm ra các vấn đề nào khác
- hay không. Có một số tùy chọn cho việc kiểm tra ở đây. Chúng tôi sử dụng một Ubuntu live cd để kiểm tra cho máy tính của mình trước, vì ở đây bạn có thể khởi động và test các hoạt động thông thường của máy tính: Cho ví dụ, chỉ cần vài phút sau khi lắp ráp máy tính và thiết lập BIOS, bạn có thể online: Tuy chỉ có điều với việc sử dụng live cd là bạn sẽ không test được ổ đĩa cứng nhưng nó vẫn đáng giá cho công việc test thử và tạo những cảm nhận đầu tiên về chiếc máy tính mới của mình.
- Ultimate Boot CD Cũng có một số các CD khởi động mà bạn có thể download, trong CD này sẽ chứa các công cụ test. Nếu bạn có một nguồn nào đó hay, hãy cho chúng tôi và các bạn khác cùng biết còn trong trường hợp này chúng tôi sử dụng Ultimate Boot CD gồm có rất nhiều công cụ kiểm tra các bạn có thể sử dụng. Khi đã khởi động từ đĩa CD, bạn sẽ được nhắc nhở bằng một mennu của các công cụ. Nếu quan sát vào phần Mainboard Tools, bạn sẽ thấy phần Memory Tests, ở đây bạn có thể chọn một số bài test cho bộ nhớ. Chúng tôi khuyên các bạn tối thiểu cũng phải chạy kiểm tra bộ nhớ vì các vấn đề về RAM có thể rất khó để chuẩn đoán sau này và có thể
- gây ra các bất cứ điều gì từ các file bị lỗi dẫn đến hệ thống bị đổ vỡ. Cách tốt nhất là bạn cần biết các vấn đề để giải quyết ngay từ lúc này để tránh tốn thời gian vào việc khắc phục các vấn đề có liên quan đến bộ nhớ sau này. Bạn cũng có thể test CPU và ổ đĩa cứng, mặc dù các công cụ test ổ đĩa cứng làm việc với các ổ SATA chưa nhiều nhưng vẫn có các tùy chọn để tìm kiếm nếu bạn muốn. Cách kiểm tra tốt nhất Cài đặt Windows vào máy tính chính là cách kiểm tra tốt nhất cho hệ thống của bạn làm việc như thế nào, đó cũng là bước thực hiện mà chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn trong phần sau của loạt bài này. Mong các bạn hãy theo dõi đón đọc tiếp!
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tự lắp ráp và cài đặt máy tính cho riêng mình
61 p | 1262 | 549
-
Bài giảng môn học Lắp ráp và cài đặt máy tính - ThS. Huỳnh Tấn Dũng
121 p | 763 | 372
-
Tự thiết lập một máy tính cho riêng mình Phần 3
14 p | 440 | 301
-
Tự thiết lập một máy tính cho riêng mình - Phần 1
8 p | 426 | 284
-
Tự thiết lập một máy tính cho riêng mình - Phần 1: Chọn phần cứng
9 p | 329 | 173
-
Tự lắp ráp và cài đặt máy tính
123 p | 284 | 138
-
Tự thiết lập Wi-Fi tại nhà
5 p | 535 | 111
-
Cài đặt máy tính tự khởi động sẵn theo thời gian định trước
3 p | 328 | 102
-
Hướng dẫn sử dụng và cài đặt máy tính mới
4 p | 250 | 58
-
Giáo trình Sửa chữa máy in thiết bị ngoại vi (Nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính) - CĐ nghề Vĩnh Long
84 p | 67 | 21
-
Làm thế nào để nâng cấp một máy tính trong mạng lên Windows 7-phần 2
5 p | 137 | 13
-
Tự thiết lập một máy tính cho riêng mình - Phần 4: Cài đặt Windows và load driver (3)
10 p | 82 | 12
-
Tự thiết lập một máy tính cho riêng mình - Phần 4: Cài đặt Windows và load driver (1)
10 p | 121 | 11
-
Giáo trình Đồ họa ứng dụng (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa và lắp ráp máy tính - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
80 p | 30 | 10
-
Thiết lập một máy chủ web Apache dễ dàng trong 3 bước
9 p | 99 | 8
-
Tự thiết lập VPN không cần hỗ trợ từ phần mềm đắt tiền
3 p | 57 | 7
-
Tự thiết lập một máy tính cho riêng mình - Phần 4: Cài đặt Windows và load driver (2)
10 p | 85 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn