intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Từ thực tế khai thác du lịch nông thôn bước đầu đề xuất xây dựng chính sách và giải pháp bảo vệ môi trường tại Cù Lao An Bình - tỉnh Vĩnh Long

Chia sẻ: Angicungduoc2 Angicungduoc2 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

83
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sự tồn tại và phát triển của ngành Du lịch luôn gắn liền với việc khai thác các tài nguyên trong môi trường xung quanh. Chính vì vậy, du lịch phát triển, môi trường du lịch cũng sẽ bị suy thoái. Ngày nay, nhu cầu của khách đi du lịch ngày càng cao và xu hướng lựa chọn điểm đến môi trường an toàn luôn là tiêu chí hàng đầu của du khách đặc biệt là các loại hình du lịch gắn với thiên nhiên. Tuy nhiên, môi trường du lịch tại cù lao An Bình tỉnh Vĩnh Long hiện nay đang phải đối mặt với nhiều vấn đề thách thức cần được quan tâm, nghiên cứu và quản trị. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi phân tích, đánh giá đồng thời đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường du lịch cù lao An Bình tỉnh Vĩnh Long theo hướng bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Từ thực tế khai thác du lịch nông thôn bước đầu đề xuất xây dựng chính sách và giải pháp bảo vệ môi trường tại Cù Lao An Bình - tỉnh Vĩnh Long

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br /> KỶ YẾU HỘI THẢO<br /> TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> TỪ THỰC TẾ KHAI THÁC DU LỊCH NÔNG THÔN<br /> BƯỚC ĐẦU ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP<br /> BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI CÙ LAO AN BÌNH - TỈNH VĨNH LONG<br /> Nguyễn Diễm Phúc <br /> <br /> Nguyễn Thị Kiều Nga <br /> <br /> Nguyễn Duy Thành <br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Sự tồn tại và phát triển của ngành Du lịch luôn gắn liền với việc khai thác<br /> các tài nguyên trong môi trường xung quanh. Chính vì vậy, du lịch phát triển,<br /> môi trường du lịch cũng sẽ bị suy thoái. Ngày nay, nhu cầu của khách đi du lịch<br /> ngày càng cao và xu hướng lựa chọn điểm đến môi trường an toàn luôn là tiêu<br /> chí hàng đầu của du khách đặc biệt là các loại hình du lịch gắn với thiên nhiên.<br /> Tuy nhiên, môi trường du lịch tại cù lao An Bình tỉnh Vĩnh Long hiện nay đang<br /> phải đối mặt với nhiều vấn đề thách thức cần được quan tâm, nghiên cứu và<br /> quản trị. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi phân tích, đánh giá đồng thời đề<br /> xuất giải pháp bảo vệ môi trường du lịch cù lao An Bình tỉnh Vĩnh Long theo<br /> hướng bền vững.<br /> Từ khóa: du lịch nông thôn, chính sách và giải pháp bảo vệ môi trường,<br /> bảo vệ môi trường du lịch<br /> <br /> <br /> 1. Đặt vấn đề<br /> Cù lao An Bình hay “cồn” như người dân ở đây thường gọi thuộc huyện<br /> Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, với diện tích hơn 6.000 hecta là kết quả của sự bồi tụ<br /> theo thời gian của phù sa sông Tiền và sông Cổ Chiên (nhánh của sông Mekong<br /> từ thượng nguồn chảy xuống hạ lưu) tạo thành. Do đó, đất đai nơi đây màu mỡ,<br /> trù phú thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển trồng trọt, chăn nuôi nhiều<br /> loại động thực vật như: chôm chôm, nhãn, vú sữa, mận, ổi, cá điêu hồng, cá<br /> basa … tạo nên miệt vườn xanh tốt, hấp dẫn khách du lịch tham quan và thưởng<br /> <br /> <br /> Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch tỉnh Vĩnh Long.<br /> <br /> Trường Đại học Cửu Long, tỉnh Vĩnh Long.<br /> <br /> Trường Cao đẳng Kinh tế TPHCM.<br /> <br /> <br /> 371<br /> thức. Đây là nơi thu hút khoảng 90% lượng khách du lịch đến tỉnh Vĩnh Long<br /> hằng năm.<br /> Bảo vệ môi trường là yếu tố quan trọng trong việc phát triển du lịch, đặc<br /> biệt là du lịch nông thôn. Bảo vệ môi trường du lịch đã và đang được Đảng và<br /> Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Hệ thống các văn bản pháp luật qui định về bảo<br /> vệ môi trường đã được hình thành để tạo một hành lang pháp lý nhằm phát triển<br /> du lịch theo hướng bền vững.<br /> Tại điều 8 của Luật du lịch năm 2017 do Quốc hội nước Việt Nam ban<br /> hành ngày 19/6/2017 theo luật số 09/2017/QH14, đã qui định trách nhiệm của<br /> các cơ quan ban ngành, tổ chức cá nhân có liên quan về bảo vệ môi trường du<br /> lịch gồm: Bộ, cơ quan ngang Bộ, chính quyền địa phương, tổ chức, cá nhân<br /> kinh doanh, khách du lịch và cộng đồng dân cư.<br /> Theo Thông tư liên tịch số 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT do Bộ Văn<br /> hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày<br /> 30/12/2013, về việc Hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ<br /> chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích.<br /> Quyết định số 1355/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch<br /> ban hành ngày 12/4/2012 về Bộ tiêu chí Nhãn du lịch bền vững Bông sen xanh<br /> làm công cụ để đánh giá, quản lý công tác bảo vệ môi trường đối với hệ thống<br /> cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam.<br /> Văn bản số 2694/BNN-TCLN ngày 30/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và<br /> Phát triển nông thôn về việc Kiểm tra hoạt động du lịch sinh thái tại các Vườn<br /> quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.<br /> Thông tư số 47/2014/TT-BYT ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Bộ Y Tế về<br /> việc hướng dẫn quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn<br /> uống.<br /> Như vậy, có thể nhận thấy, việc bảo vệ môi trường du lịch là một nội dung<br /> quan trọng của du lịch Việt Nam nói chung và cù lao An Bình tỉnh Vĩnh Long<br /> nói riêng trong việc phát triển du lịch theo hướng bền vững.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 372<br /> PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br /> KỶ YẾU HỘI THẢO<br /> TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 2. Cơ sở lý luận<br /> 2.1. Du lịch nông thôn<br /> “Du lịch nông thôn là loại hình du lịch khai thác các vùng nông thôn<br /> như một nguồn tài nguyên và đáp ứng nhu cầu của cư dân đô thị trong việc tìm<br /> kiếm không gian yên tĩnh và giải trí ngoài trời hơn là liên quan đến thiên<br /> nhiên. Du lịch nông thôn bao gồm chuyến thăm các vườn quốc gia và khu vực<br /> công cộng, du lịch di sản trong khu vực nông thôn, các chuyến đi tham quan<br /> danh lam thắng cảnh và thưởng thức cảnh quan nông thôn, và du lịch nông<br /> nghiệp”. [8, tr.10]<br /> Như vậy, có thể nói rằng du lịch nông thôn là loại hình du lịch sử dụng<br /> các tài nguyên du lịch như: Sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt văn hóa cư dân địa<br /> phương, làng nghề truyền thống, cảnh quan thiên nhiên... phục vụ khách du lịch<br /> được trải nghiệm với đời sống nông thôn tại điểm đến. Điều này gắn liền với<br /> hình ảnh một người thành thị hóa thân thành nông dân để tát mương bắt cá, gặt<br /> lúa hay được tự tay tạo nên một sản phẩm truyền thống tại làng nghề, ăn thức<br /> ăn tươi ngon từ các loại rau trái sạch do tự tay mình hái, hít thở không khí trong<br /> lành, được tìm hiểu nền văn hóa nông thôn từ cư dân địa phương… Du lịch<br /> nông thôn giúp gia tăng thu nhập cho địa phương hay nói cách khác, du lịch<br /> nông thôn góp phần mở rộng kinh doanh ở khu vực nông thôn thông qua hoạt<br /> động du lịch.<br /> Tuy nhiên, khi du lịch phát triển mạnh sẽ dẫn đến việc khai thác quá mức<br /> nguồn tài nguyên, làm thay đổi về môi trường tự nhiên và môi trường xã hội tại<br /> địa phương đó. Vì thế, cần phải có một chính sách và giải pháp thích hợp nhằm<br /> bảo vệ môi trường du lịch từ phương diện xã hội và tự nhiên khi phát triển du<br /> lịch nông thôn.<br /> 2.2. Môi trường du lịch<br /> Theo Phạm Trung Lương, “Theo nghĩa rộng, Môi trường Du lịch là các<br /> nhân tố về tự nhiên, kinh tế - xã hội và nhân văn trong đó, hoạt động du lịch tồn<br /> tại và phát triển”. [4, tr.16]<br /> Theo điều 3, luật Du lịch năm 2017, “Môi trường du lịch là môi trường tự<br /> nhiên, môi trường xã hội nơi diễn ra các hoạt động du lịch”.<br /> Du lịch và môi trường (môi trường tự nhiên và xã hội nhân văn) có mối<br /> quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau:<br /> <br /> <br /> 373<br /> Xét về mặt tích cực :<br /> - Du lịch góp phần bảo tồn thiên nhiên thông qua việc bảo vệ và qui hoạch<br /> các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên phục vụ du khách.<br /> - Tăng cường chất lượng môi trường thông qua các chương trình và luật<br /> bảo vệ môi trường du lịch.<br /> - Tăng cường sự hiểu biết về môi trường đối với cộng đồng địa phương và<br /> khách du lịch giúp làm tăng nhận thức về những hậu quả mà họ có thể gây ra<br /> cho môi trường.<br /> - Bên cạnh đó, khi du lịch phát triển góp phần làm tăng thu nhập, giải<br /> quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, cân bằng cán cân thanh toán quốc tế…<br /> đóng góp GDP góp phần phát triển kinh tế địa phương, vùng và cả nước.<br /> - Bảo tồn và khôi phục các di tích lịch sử, khảo cổ đang có nguy cơ bị tàn<br /> lụi.<br /> - Du lịch còn là phương tiện giáo dục lòng yêu đất nước, giữ gìn và nâng<br /> cao truyền thống dân tộc… [2, tr.22 – 26]<br /> Môi trường tự nhiên và xã hội nhân văn là đối tượng khai thác trực tiếp<br /> của hoạt động du lịch. Do đó, khi du lịch phát triển mạnh kéo theo tiêu cực<br /> sau :<br /> - Nhu cầu đảm bảo số lượng và chất lượng nguồn nước vì khách du lịch<br /> lúc nào cũng sử dụng nước nhiều hơn người dân địa phương. Một du khách<br /> trung bình ở Barbados tiêu thụ lượng nước gấp 8 lần một người địa phương [2,<br /> tr.22]. Lượng lớn nước thải ra nếu chưa được xử lý tốt thì sẽ gây ô nhiễm<br /> nguồn nước xung quanh các khu du lịch, đe dọa sức khỏe con người và động –<br /> thực vật tại địa phương và du khách.<br /> - Việc xử lý chất thải rắn không phù hợp sẽ gây ra các hậu quả nghiêm<br /> trọng về cảnh quan: thay đổi hướng dòng chảy, biến đổi đường bờ… chất thải<br /> từ các phương tiện vận chuyển du lịch góp phần ô nhiễm không khí… Từ đó<br /> sinh ra nhiều loại dịch bệnh do lượng nước – rác - chất thải ra quá nhiều mà<br /> chưa được xử lý tốt.<br /> - Sự rối loạn kinh tế có thể xảy ra khi hoạt động du lịch chỉ tập trung<br /> vào một hoặc vài khu riêng biệt của đất nước hoặc vùng không được ghép nối<br /> tương xứng với các vùng khác. Dẫn đến sự bùng phát giá đất, hàng hóa, dịch<br /> vụ, gây sức ép tài chính lên cư dân trong vùng; Trong một số trường hợp có thể<br /> gây xói mòn bản sắc văn hóa, lòng tự tin do sự vượt trội hơn của bản sắc văn<br /> <br /> <br /> <br /> 374<br /> PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br /> KỶ YẾU HỘI THẢO<br /> TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> hóa ngoại lai du khách mang đến so với nền văn hóa bản địa… [2, tr.26 – 30]<br /> 2.3 Bảo vệ môi trường du lịch<br /> Theo Lê Văn Thắng, “Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực Du lịch là các<br /> hoạt động cải thiện và tôn tạo môi trường du lịch, phòng ngừa, khắc phục suy<br /> thoái môi trường, ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường xảy ra trong lĩnh<br /> vực du lịch”. [4, tr.16]<br /> Bảo vệ môi trường là vấn đề quan trọng trong chiến lược phát triển của<br /> Việt Nam và cả thế giới trước tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày<br /> càng gay gắt và quan điểm phát triển bền vững là xu hướng hiện nay đang được<br /> quan tâm hàng đầu, trong đó có ngành du lịch. Bảo vệ môi trường là tiêu chí<br /> hàng đầu được đặt ra trong việc phát triển du lịch bền vững.<br /> Khái niệm du lịch bền vững được hình thành đã mở ra hướng đi mới cho<br /> ngành du lịch nhằm giải quyết tình trạng bế tắc trong việc giải quyết mâu thuẫn<br /> giữa sự phát triển du lịch và bảo vệ môi trường.<br /> Theo Hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế (WTTC), 1996 thì : “Du lịch<br /> bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà<br /> vẫn đảm bào khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai”. [2,<br /> tr.38]<br /> Bảo vệ môi trường du lịch nhằm phát triển du lịch theo hướng bền vững<br /> cần phải đảm bảo hài hòa ba yếu tố hay còn gọi là ba chân kiềng trong du lịch<br /> bền vững: Kinh tế, xã hội và môi trường. Bên cạnh đó, yếu tố quan trọng nhất<br /> là xác định sức chứa du lịch.<br /> “Sức chứa du lịch là khả năng đáp ứng một cách hiệu quả nhất nhu cầu<br /> tối đa của một lượng khách tham quan nhất định, trong giới hạn nguồn tài<br /> nguyên và dịch vụ cho phép tại nơi khách đến. Nó được quyết định bởi ba yếu<br /> tố chính đó là: lượng nguồn tài nguyên sẵn có, số lượng khách tham quan và<br /> lượng tài nguyên và dịch vụ mà mỗi cá nhân đó sử dụng”.<br /> Xác định được sức chứa du lịch tại một không gian du lịch giúp các cơ<br /> sở cung cấp dịch vụ đảm bảo tối đa hiệu suất, duy trì sự cân bằng giữa nguồn<br /> cung và cầu dịch vụ hàng hóa đáp ứng nhu cầu du khách, tránh tình trạng quá<br /> tải, dẫn đến sự suy giảm chất lượng dịch vụ, dư thừa hoặc thiếu hụt về các<br /> nguồn lực cần huy động, sự xuống cấp về cơ sở hạ tầng, môi trường tại không<br /> gian du lịch đó. Có 3 loại sức chứa (C) DL: kinh tế Ckt , xã hội C xh và sinh thái<br /> <br /> <br /> 375<br /> Cst.<br /> <br /> <br /> 3. Hiện trạng môi trường du lịch cù lao An Bình tỉnh Vĩnh Long<br /> Tính đến thời điểm hiện nay, Cù lao An Bình có khoảng 25 điểm du lịch<br /> nông thôn đang hoạt động kinh doanh du lịch trong lĩnh vực homestay, ăn uống<br /> và vận tải đường thủy du lịch. Trong đó, tất cả hộ kinh doanh du lịch đều có<br /> đăng ký hồ sơ bảo vệ môi trường và được kiểm tra định kỳ 2 lần/năm. Tuy<br /> nhiên, vấn đề môi trường tại các điểm du lịch trong khu vực nghiên cứu chưa<br /> được quan tâm đúng mức:<br /> - Nguồn điện: Chỉ sử dụng điện lưới của tỉnh Vĩnh Long, một vài điểm du<br /> lịch có sử dụng thêm máy phát điện. Tuy nhiên nguồn điện không đủ đáp ứng<br /> nhu cầu sử dụng người dân và hộ kinh doanh. Vào thời điểm đông khách nhất<br /> như mỗi cuối tuần vẫn xảy ra tình trạng cúp điện, gây khó khăn cho hoạt động<br /> du lịch tại địa phương. Hầu như mỗi điểm thực hiện tiết kiệm điện bằng cách sử<br /> dụng đèn compact, phòng ngủ phục vụ khách du lịch thường được xây nhiều<br /> cửa sổ, lỗ thông gió tạo sự thông thoáng và đón gió thiên nhiên, ghi nhận các<br /> chỉ số tiêu thụ điện hàng tháng để theo dõi, quản lý việc tiêu thụ điện, theo dõi<br /> tắt các thiết bị điện ở khu vực không có khách...<br /> - Nước sạch: Sử dụng từ nhà máy nước Vĩnh Long. Tất cả điểm vườn có<br /> nguồn nước máy sử dụng. Tuy nhiên, nguồn nước máy không đủ cung cấp cho<br /> nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của cộng đồng địa phương và khách du lịch, mỗi<br /> cuối tuần (thời điểm khách du lịch đông nhất) vẫn xảy ra tình trạng cúp nước.<br /> Các hộ kinh doanh du lịch xử lý bằng cách dự trữ nước máy trong những chiếc<br /> bồn to để nấu thức ăn và sử dụng nước sông hoặc nước đã qua xử lý để phục vụ<br /> nhu cầu sinh hoạt hằng ngày. Việc tiết kiệm nước sạch được đa số các điểm du<br /> lịch thực hiện bằng cách: lắp đặt vòi sen trong khu vực nhà tắm, tưới cây vào<br /> lúc sáng sớm hoặc chiều tối, ghi chép và theo dõi việc tiêu thụ nước hằng<br /> tháng...<br /> - Nước thải: Một vài cơ sở kinh doanh có hầm tự thấm, hầu hết các cơ sở<br /> còn lại nước thải đều được xả thẳng ra ao hồ, sông rạch. Một vài điểm du lịch<br /> thu hồi sử dụng nước xám: tái chế nước đã sử dụng không bao gồm chất thải<br /> của nhà vệ sinh.<br /> - Rác thải: Rác thải sau khi thu gom đa số được xử lý bằng 2 cách: đào hố<br /> <br /> <br /> <br /> 376<br /> PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br /> KỶ YẾU HỘI THẢO<br /> TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> chôn và vứt xuống sông. Một số điểm du lịch còn lại có sự phân loại rác thải:<br /> chất thiêu hủy được thì đốt, chất thải tự phân hủy thì chôn làm phân bón cho<br /> cây, phần còn lại để bán phế liệu. Trong khu vực công cộng dành cho khách du<br /> lịch đa số chưa bố trí số lượng thùng rác thích hợp để du khách tiện bỏ rác vào,<br /> một số điểm có thùng rác hợp vệ sinh chủ yếu được đặt tại nhà vệ sinh và<br /> phòng ngủ nhưng số lượng vẫn chưa đủ đáp ứng cho du khách. Tại các điểm<br /> vườn đều chưa có qui định bảo vệ môi trường. Theo các thông tin từ các chủ hộ<br /> kinh doanh du lịch Homestay cho biết: Đa số khách du lịch quốc tế (nguồn<br /> khách chính của loại hình du lịch Homestay) đều có ý thức rất cao trong vấn đề<br /> bảo vệ môi trường nên việc xây dựng nội qui môi trường là không cần thiết.<br /> Việc giảm thiểu lượng rác thải được thực hiện tại một số các điểm du lịch bằng<br /> cách: mua sản phẩm đóng gói với số lượng lớn nhằm giảm lượng rác thải, tận<br /> dụng các vật dụng cũ: chăn, ga, đệm vỏ bao gối cũ để bán, tái sử dụng vỏ đựng<br /> dầu gội, dầu xả, sữa tắm…<br /> - Tiếng ồn: Tiếng ồn ảnh hưởng đến sự nghỉ ngơi của khách du lịch đặc<br /> biệt là khách du lịch homestay. Ở Cù lao, tiếng ồn được phát ra từ các nguồn<br /> sau: các tàu ghe di chuyển trên kênh Đồng Phú – đoạn kênh lưu thông huyết<br /> mạch của cù lao An Bình, sinh hoạt của người dân địa phương, loa phát thanh<br /> địa phương…<br /> - An toàn vệ sinh thực phẩm: Sử dụng nguồn năng lượng từ than (củi hoặc<br /> than đá) và gas. Thực phẩm tại các nhà hàng du lịch đều được mua từ chợ Cái<br /> Bè tỉnh Tiền Giang hoặc chợ Vĩnh Long (hàng tự do không có nguồn gốc xuất<br /> xứ rõ ràng). Khu chế biến + khu bếp được bố trí trong cùng một không gian,<br /> 100% cơ sở phục vụ ăn uống du lịch đều được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an<br /> toàn thực phẩm và các nhân viên làm dịch vụ ăn uống đều được khám sức khỏe<br /> định kỳ 1 năm 1 lần. Tính đến nay chưa xảy ra trường hợp khách du lịch bị ngộ<br /> độc thức ăn.<br /> - Giao thông vận tải đường thủy du lịch: Có khoảng 150 tàu vận chuyển<br /> du lịch trên tuyến du lịch đường sông tại cù lao An Bình của các đơn vị kinh<br /> doanh vận tải tỉnh Vĩnh Long và huyện Cái Bè (Tiền Giang). Công suất tàu <<br /> 40CV hoạt động thường xuyên, sử dụng dầu DO vận chuyển khách du lịch. Hầu<br /> hết các phương tiện được thực hiện đăng kiểm tra định kỳ, báo cáo đánh giá tác<br /> động môi trường mỗi năm một lần; thực hiện kiểm soát ô nhiễm định kỳ 6<br /> tháng một lần. Cặn dầu từ các phương tiện vận chuyển khách du lịch đều được<br /> xử lý bằng cách đổ thẳng ra sông. Hiện nay, các biện pháp tiết kiệm chi phí<br /> <br /> <br /> 377<br /> xăng dầu của các phương tiện chưa được áp dụng.<br /> <br /> <br /> 4. Phân tích, đánh giá vấn đề phát triển du lịch tại cù lao An Bình<br /> theo hướng bền vững (áp dụng Quy trình DPSIR)<br /> 4.1 Phân tích Lực điều khiển hoạt động du lịch tại cù lao An Bình<br /> theo định hướng phát triển ngành du lịch tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, tầm<br /> nhìn 2030 của UBND tỉnh Vĩnh Long [9, tr.137 – 141]<br /> Định hướng phát triển ngành du lịch Vĩnh Long nói riêng và Quy hoạch<br /> kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long nói chung đã được thủ tướng chính phủ nước<br /> CHXHCNVN phê duyệt theo Quyết định số 195/QĐ-TTg, ngày 16 tháng 2 năm<br /> 2012 đã xác định một số chỉ tiêu như sau:<br /> - Dự kiến ngày lưu trú trung bình: khách quốc tế và khách nội địa sẽ tăng<br /> 1,4 ngày năm 2020.<br /> - Dự kiến doanh thu du lịch: 2020 là 450 – 500 tỷ đồng;<br /> - Dự kiến số lượng khách du lịch: 2,6 triệu lượt khách năm 2020.<br /> 4.2 Phân tích Sức ép lên hoạt động du lịch tại cù lao An Bình<br /> Bảng 1: Doanh thu du lịch cù lao An Bình giai đoạn 2013 – 2017<br /> Đơn vị tính : tỷ đồng<br /> <br /> Năm 2013 2014 2015 2016 2017<br /> Doanh thu 200 210 220 280 340<br /> <br /> Nguồn: Sở VH, TT và DL tỉnh Vĩnh Long<br /> Tốc độ tăng trưởng về doanh thu trung bình hằng năm trong giai đoạn 5<br /> năm từ 2013 – 2017 khoảng 14,5%. Trong đó, giai đoạn tăng trưởng cao nhất<br /> vào năm 2016 (tăng khoảng 27%).<br /> Theo qui oạch ngành du lịch tỉnh Vĩnh Long, chỉ tiêu dự kiến doanh thu<br /> du lịch năm 2020 khoảng trên 450 – 500 tỷ đồng. Như vậy, để đạt mục tiêu đề<br /> ra, đến 2020 tốc độ tăng trưởng trung bình doanh thu ngành du lịch sẽ là 32% -<br /> 47%, tăng gấp 2,2 – 3,2 lần tốc độ tăng trưởng trung bình trong 5 năm qua.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 378<br /> PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br /> KỶ YẾU HỘI THẢO<br /> TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 4.3. Phân tích hiện trạng hoạt động du lịch tại cù lao An Bình<br /> 4.3.1. Lượng khách du lịch<br /> Bảng 2 : Lượng khách du lịch đến cù lao An Bình giai đoạn 2013 – 2017<br /> Đơn vị tính: khách<br /> Năm 2013 2014 2015 2016 2017<br /> Tổng lượng khách 940.000 950.000 960.000 1.000.000 1.250.000<br /> <br /> Nguồn: Sở VH, TT và DL tỉnh Vĩnh Long<br /> Giai đoạn 2013 – 2017 lượng khách tăng trung bình mỗi năm khoảng<br /> 7,7%, trong đó tăng cao nhất là năm 2017 (25%). Số lượng khách đến Vĩnh<br /> Long chủ yếu là khách nội địa (chiếm khoảng 70%), khách quốc tế chỉ chiếm số<br /> lượng ít (khoảng 30%).<br /> Khu vực 4 xã cù lao An Bình là nơi thu hút khoảng 90% lượng khách du<br /> lịch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.<br /> Khách du lịch đến cù lao An Bình rải rác quanh năm nhưng tập trung<br /> nhiều nhất vào mùa nắng, bắt đầu từ tháng 9 năm trước đến tháng 5 năm sau.<br /> Vào mùa du lịch, lượng khách đến Cù lao khá lớn chiếm khoảng 80% tổng<br /> lượng khách trong năm.<br /> 4.3.2. Nguồn nhân lực du lịch<br /> Nguồn nhân lực du lịch tại cù lao An Bình nói riêng và tỉnh Vĩnh Long nói<br /> chung hầu như chưa qua đào tạo nghiệp vụ, kinh doanh chủ yếu theo kiểu<br /> truyền thống gia đình. Đây là một thách thức rất lớn trong công cuộc phát triển<br /> du lịch tỉnh Vĩnh Long.<br /> 4.4 Phân tích tác động của hoạt động du lịch tại cù lao An Bình (tính<br /> toán sức chứa du lịch)<br /> ❖ Sức chứa xã hội<br /> Cxh = P x r (số du khách)<br /> ❖ Trong đó P: dân số địa phương của cù lao An Bình = 42.000 (người)<br /> r: tỷ lệ tối đa số du khách /1 người dân địa phương<br /> = 10 (du khách / người dân)<br /> Cxh =Pxr<br /> = 42.000 x 10<br /> = 420.000 (du khách)<br /> <br /> <br /> 379<br /> Như vậy, lượng khách du lịch đến cù lao An Bình trong 5 năm qua đều<br /> vượt quá sức chứa xã hội từ 2,2 – 2,9 lần.<br /> ❖ Sức chứa sinh thái<br /> • Xác định C stmax (người/ngày đêm)<br /> <br /> <br /> C st max =(A/a) x(T/t) =<br /> AT/at<br /> Trong đó: A: là yếu tố sinh thái nhậy cảm nhất (nhỏ nhất).<br /> = diện tích cho sử dụng công cộng tại 25 điểm du lịch cù lao An<br /> Bình<br /> = 150.000 m2 .<br /> a: tiêu chuẩn của yếu tố sinh thái nhạy cảm cho 1 DK theo tiêu<br /> chuẩn TCDL VN - 2002<br /> = Diện tích cho nghỉ dưỡng: 30 - 40 m2 /người<br /> T: thời gian mở cửa điểm DL = 24 giờ<br /> t: thời gian dành cho 1 (1 nhóm) DK sử dụng yếu tố sinh thái nhạy<br /> cảm<br /> = số ngày lưu trú trung bình của 1 (1nhóm) DK = 20 giờ.<br /> C st max = ( A / a ) x ( T / t ) = AT / at<br /> = ( 150.000 / 40 ) x ( 24 / 20 )<br /> = 4.500 người / ngày đêm<br /> = 1.642.500 người / năm.<br /> Đối sánh với lượng khách đến cù lao An Bình giai đoạn 2013 – 2017 cho<br /> thấy, lượng khách vẫn chưa vượt qua sức chứa sinh thái tối đa tại địa phương.<br /> <br /> • Sức chứa sinh thái thực tế:<br /> <br /> <br /> Csttt = Cstmax x [ 1 - ( r i / Ri ) ]<br /> <br /> Trong đó: i : bất cứ tham số sinh thái nào gây khó khăn cho hoạt động du lịch.<br /> = vấn đề cúp điện, cúp nước (2 ngày / tuần) tại cù lao An Bình.<br /> ri : độ giảm bớt = 8 ngày / tháng<br /> <br /> <br /> 380<br /> PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br /> KỶ YẾU HỘI THẢO<br /> TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Ri : khả năng đáp ứng lý thuyết của tham số i = 30 ngày<br /> Csttt = C stmax x [1 - ( r i / Ri ) ]<br /> = 4.500 x [1 – (8 /30]<br /> = 3.300 khách / ngày đêm.<br /> <br /> • Sức chứa sinh thái quản lý<br /> <br /> <br /> Cstm = Cstmax x [1 - ( mi / Mi )]<br /> <br /> Trong đó: m i : mức giảm bớt do điều kiện dịch vụ / quản lý thực tế<br /> : tổng số giường lưu trú cho du khách tại 25 điểm du lịch =<br /> 300 giường.<br /> Mi : khả năng đáp ứng đầy đủ của doanh nghiệp = 800 giường.<br /> Cstm = C stmax x [ 1 - ( mi / Mi ) ]<br /> = 4.500 x [1 – (300 / 800]<br /> = 2.812 khách / ngày đêm<br /> = 1.026.380 khách / năm.<br /> Qua kết quả trên cho thấy: Csttt > C stm .<br /> Như vậy sức chứa sinh thái hữu hiệu nhất tại cù lao An Bình là 2.812<br /> khách / ngày đêm và 1.026.380 khách/năm.<br /> Trên thực tế, so với bảng số liệu lượng du khách đến An Bình thì kết quả<br /> cho thấy lượng khách du lịch đến cù lao An Bình năm 2017 chưa vượt qua sức<br /> chứa sinh thái hữu hiệu.<br /> <br /> <br /> 5. Tác động của hoạt động du lịch tại cù lao An Bình<br /> Theo các chỉ tiêu qui hoạch phát triển ngành Du lịch của UBND tỉnh Vĩnh<br /> Long, đến năm 2020 lượng khách đến Vĩnh Long là 2,6 triệu lượt khách trong<br /> khi cù lao An Bình là nơi thu hút lượng khách đến du lịch đông nhất (90%<br /> lượng khách đến Vĩnh Long). Căn cứ vào kết quả vừa tính toán về sức chứa du<br /> lịch, việc phát triển du lịch, cụ thể hơn là chỉ tiêu tăng lượng khách du lịch<br /> trong thời gian tới sẽ vượt quá sức chứa tại cù lao An Bình, về lâu về dài, Du<br /> lịch sẽ tác động đến vấn đề Kinh tế, Xã hội và Môi trường như sau:<br /> <br /> <br /> 381<br /> ❖ Kinh tế<br /> Phát triển du lịch tại cù lao An Bình góp phần nâng cao mức sống và<br /> chất lượng cuộc sống người dân địa phương qua :<br /> - Tăng thêm nguồn thu nhập cho người dân Cù lao, cũng như tăng thu<br /> nhập cho Tỉnh.<br /> - Phát triển du lịch cần phải nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ<br /> thuật: đường xá, cầu công, trạm y tế, cơ sở vui chơi giải trí… góp phần nâng<br /> cao chất lượng cuộc sống của người dân.<br /> - Góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động địa phương theo hướng dịch vụ,<br /> tiểu thủ công nghiệp, đa dạng hóa các ngành nghề, xóa bỏ dần nền kinh tế thuần<br /> nông tồn tại bấy lâu nay tại địa phương.<br /> Tuy nhiên, Du lịch phát triển góp phần đô thị hóa các vùng nông thôn,<br /> khiến giá cả trở nên đắt đỏ, khuynh hướng tiêu dùng của người dân địa phương<br /> tăng lên, dần dần làm thay đổi tập quán tiêu dùng. Người làm du lịch với doanh<br /> thu có thể thích ứng với việc tăng giá hàng hóa, còn người dân địa phương<br /> không hoạt động du lịch phải chịu mức sống tăng lên.<br /> ❖ Xã hội.<br /> Mặt tích cực :<br /> - Du lịch góp phần khôi phục lại các công trình kiến trúc dân gian đang<br /> mất dần ở các vùng nông thôn. Phục hồi, bảo tồn các nghi lễ truyền thống,<br /> phong tục tập quán ở địa phương, tạo nét đẹp văn hóa về điểm đến của vùng du<br /> lịch sinh thái sông nước miệt vườn.<br /> - Trình độ dân trí và văn hóa của người dân cũng được nâng cao thông qua<br /> sự tiếp xúc trực tiếp của người dân địa phương và khách du lịch.<br /> - Đáp ứng nhu cầu tìm hiểu lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán tại điểm<br /> đến. Giúp xóa bỏ hàng rào về tôn giáo, chủng tộc, từ đó góp phần hình thành<br /> một thế giới hòa bình và văn minh.<br /> - Tạo cơ hội giải quyết việc làm cho số lao động tại địa phương, góp phần<br /> xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cho người dân địa phương.<br /> Bên cạnh những mặt tích cực do du lịch mang lại, về lâu về dài, việc phát<br /> triển du lịch tại cù lao An Bình sẽ dẫn đến những mặt tiêu cực sau :<br /> - Sự độc đáo về phong tục tập quán, truyền thống văn hóa bản địa cũng có<br /> thể bị đe dọa khi chính người dân thương mại hóa chúng thành những sản phẩm<br /> sinh lời vì những lợi ích trước mắt. Lâu dài, chính họ sẽ đánh mất giá trị văn<br /> <br /> <br /> 382<br /> PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br /> KỶ YẾU HỘI THẢO<br /> TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> hóa và truyền thống bản sắc riêng của mình.<br /> - Khi đón tiếp, đưa khách du lịch về lưu trú tại nhà (homestay) thì cách<br /> sống, tư tưởng cuả một số bộ phận dân cư sẽ bị thay đổi, xáo trộn do người địa<br /> phương tiếp thu văn hóa không chọn lọc từ khách du lịch.<br /> - Phát triển du lịch cũng có nguy cơ dẫn đến một số tệ nạn xã hội ở địa<br /> phương trước đây vốn không có: đá gà, hút chích, mại dâm… ngoài tầm kiểm<br /> soát của người dân.<br /> - Nếu du lịch phát triển mạnh mẽ sẽ kéo theo nạn di dân tự do. Một số<br /> người từ địa phương khác đến dành việc làm của dân địa phương. Họ mang<br /> theo các yếu tố văn hóa làm mất đi sự thuần túy nhất là tính hiền hòa, hiếu<br /> khách của người dân địa phương. Lúc ấy câu nói ˝Tiền tài như phấn thổ, đạo<br /> đức tựa thiên kimˮ chắc chắn sẽ không còn chỉ đạo cuộc sống của họ.<br /> ❖ Môi trường<br /> Đây là yếu tố đang được quan tâm trong việc phát triển du lịch ngày nay<br /> trên Thế giới và Việt Nam. Về mặt môi trường, việc phát triển du lịch tại cù lao<br /> An Bình có tác động tích cực đối với khách du lịch và người dân:<br /> Đối với người dân địa phương: Nhận ra được môi trường chính là nơi<br /> kinh doanh, tạo ra thu nhập cho họ. Từ đó, họ có ý thức giữ gìn môi trường tự<br /> nhiên nơi mà họ sinh sống.<br /> Đối với du khách: Thông qua việc tham quan, lưu trú tại cù lao An Bình,<br /> tận hưởng không khí trong lành, môi trường thiên nhiên giúp họ có ý thức cần<br /> giữ gìn môi trường trong sạch.<br /> Trong những năm qua, du lịch sinh thái miệt vườn Vĩnh Long đã có bước<br /> phát triển đáng kể. Tuy nhiên, về góc độ môi trường vẫn còn tồn tại một số các<br /> vấn đề sau:<br /> - Ngành du lịch tỉnh nhà chỉ tập trung khai thác tiềm năng du lịch tại cù<br /> lao An Bình, việc phát triển du lịch bền vững hầu như còn là một vấn đề khá<br /> mới mẻ, đặc biệt là yếu tố môi trường. Đây là yếu tố rất được quan tâm hiện<br /> nay trong việc phát triển du lịch tại các nước trên Thế giới và Việt Nam. Trong<br /> khi chưa có sự nghiên cứu xem khách thích gì? Hay không thích gì tại điểm du<br /> lịch như: vệ sinh môi trường nơi ăn, nơi ngủ, khu vệ sinh, nhà tắm ra sao?<br /> Thoát nước thế nào? Nguồn nước từ đâu? Vệ sinh an toàn thực phẩm?...<br /> - Vấn đề môi trường chưa được quan tâm đúng mức, các cấp chính quyền,<br /> các hộ kinh doanh du lịch và cộng đồng dân cư chưa tự giác xem môi trường là<br /> <br /> <br /> <br /> 383<br /> tiêu chuẩn hình thành chất lượng du lịch đặc biệt là việc xử lý rác thải. Đây là<br /> một vấn đề rất đáng được suy nghĩ và cần có giải pháp lâu dài. Hiện tại người<br /> dân Cù lao chỉ có 2 cách để xử lý:<br /> * Đào hố chôn. Với rác sinh hoạt của một gia đình, có thể tìm một nơi<br /> nào đó trong vườn chôn làm phân. Nhưng với số lượng du khách đông, chất<br /> thải, nước thải nhiều chổ đâu mà chôn?<br /> * “Nước sông là thùng rác lớn”, tất cả mọi thứ đều đổ xuống sông. Hiện<br /> nay, nguồn nước máy vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt của cộng đồng địa<br /> phương trên Cù lao, nước sông vẫn là nguồn nước được sử dụng sinh hoạt trong<br /> đời sống của họ, trong đó có nhu cầu chế biến thực phẩm. Đặc biệt chất lượng<br /> nguồn nước mặt hiện nay tại khu vực cù lao An Bình cũng đã có dấu hiệu bị ô<br /> nhiễm. Khi lượng rác thải nhiều, người đầu nguồn làm thế người cuối nguồn sẽ<br /> lãnh đủ mọi ô nhiễm, mầm móng bệnh tật.<br /> - Cơ sở vật chất dịch vụ du lịch còn yếu, chưa đáp ứng tốt nhu cầu đảm<br /> bảo an toàn, gây ô nhiễm tiếng ồn, tạo cảm giác không thoải mái cho khách.<br /> - Các vấn đề từ sông Mêkong đang ảnh hưởng rất lớn đến du lịch các tỉnh<br /> ĐBSCL nói chung và cả tỉnh Vĩnh Long nói riêng:<br /> * Việc xây đập thủy điện từ các nước thượng nguồn sông Mêkông, nước<br /> đổ xuống ngày càng cạn. Vào mùa khô các tàu thuyền chở khách gặp khó khăn<br /> khi di chuyển, thời gian khách tham quan bị hạn chế.<br /> * Cũng vì thế mà nước mặn từ biển xâm nhập ngày càng sâu, nhất là vào<br /> các ngày có gió chướng thổi. Khi độ mặn đã vượt quá 4‰ sẽ có biến đổi về mặt<br /> sinh học, cảnh quan. Trong khi thế mạnh của Vĩnh Long là du lịch sinh thái<br /> sông nước miệt vườn. Theo nhánh sông Tiền, hiện nay Bến Tre là tỉnh đã bị<br /> nước biển xâm nhập vượt quá 4‰ và theo dự báo một thời gian tới đây nước<br /> mặn cũng sẽ xâm nhập đến khu vực cù lao An Bình.<br /> * Đầu nguồn sông Cửu Long, đoạn từ Châu Đốc đến Long Xuyên chuyên<br /> nghề nuôi cá bè, nước thải từ các cơ sở công nghiệp đổ ra sông góp phần làm ô<br /> nhiễm nguồn nước.<br /> Tất cả những vấn đề trên sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường<br /> nước của cù lao An Bình. Lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sinh cảnh, gây khó khăn<br /> trong việc qui hoạch phát triển du lịch bền vững.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 384<br /> PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br /> KỶ YẾU HỘI THẢO<br /> TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 6. Đề xuất xây dựng chính sách và giải pháp bảo vệ môi trường du<br /> lịch tại cù lao An Bình tỉnh Vĩnh Long theo hướng bền vững<br /> 6.1 Giải pháp tái định hướng chính sách<br /> ❖ Quy hoạch du lịch phải tính đến sức chứa du lịch<br /> Quy hoạch phát triển du lịch cần phải dựa vào sức chứa du lịch. Trong<br /> qui hoạch phát triển ngành du lịch tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, tầm nhìn đến<br /> năm 2030, mục tiêu phát triển du lịch đặt ra chung cho du lịch toàn tỉnh mà<br /> chưa thấy nhắc đến chỉ tiêu phân vùng du lịch tại những nơi có tiềm năng phát<br /> triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Trên thực tế, trọng tâm phát triển du lịch tỉnh<br /> Vĩnh Long là tại khu vực cù lao An Bình (thu hút 90% lượng khách du lịch đến<br /> Vĩnh Long).<br /> Tại tỉnh Vĩnh Long, ngoài cù lao An Bình (nơi chủ yếu phát triển loại<br /> hình du lịch sinh thái miệt vườn, du lịch homestay) còn có các khu du lịch có<br /> thể khai thác phục vụ du lịch:<br /> - Khu du lịch Quới Thiện huyện Vũng Liêm (hay còn gọi là cù lao Dài):<br /> nơi đây du lịch sinh thái, homestay kết hợp khai thác loại hình du lịch làng<br /> nghề (đan lát, dệt chiếu) và di tích lịch sử (mộ của mẹ ruột và mẹ vợ của danh<br /> thần Thoại Ngọc Hầu).<br /> - Khu du lịch Lục Sĩ Thành huyện Trà Ôn: phát triển loại hình du lịch sinh<br /> thái homestay kết hợp với tham quan di tích và đây là nơi giàu truyền thống<br /> cách mạng trong các cuộc kháng chiến đấu tranh giải phóng dân tộc.<br /> - Khu du lịch Mỹ Hòa huyện Bình Minh: thế mạnh phát triển loại hình du<br /> lịch ẩm thực. Nơi đây có rất nhiều món ăn đặc sản của tỉnh Vĩnh Long: xà lách<br /> xoong Thuận An, bưởi Năm Roi, bắp Bình Minh, thanh trà, khoai lang Bình<br /> Tân, tàu hủ ky… Phát triển du lịch nơi đây nhằm tạo điểm trung gian từ Vĩnh<br /> Long đi đến các tỉnh sông Hậu, đồng thời thu hút lượng du khách từ Cần Thơ -<br /> trung tâm đô thị vùng Tây Nam Bộ.<br /> - Khu vực thành phố Vĩnh Long là nơi tập trung đông rất nhiều di tích lịch<br /> sử văn hóa, di tích danh nhân : Văn thánh miếu, di tích cửa hữu thành Long Hồ,<br /> Khu tưởng niệm phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, Bảo tàng tỉnh<br /> Vĩnh Long…<br /> Để thực hiện được giải pháp này cần có chiến lược cụ thể trong việc qui<br /> hoạch phát triển du lịch trên cơ sở tính toán sức chứa du lịch nhằm đảm bảo<br /> cho việc phát triển bền vững. Đồng thời, xây dựng tour tuyến du lịch, đa dạng<br /> <br /> <br /> 385<br /> hóa và chuyên môn hóa sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh và kết nối với các<br /> tỉnh trong khu vực.<br /> ❖ Lồng ghép cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch vào qui<br /> hoạch xây dựng nông thôn mới của Tỉnh<br /> Vĩnh Long hiện nay rất quyết liệt trong việc chỉ đạo xây dựng nông thôn<br /> mới, do đó rất thuận lợi trong việc qui hoạch phát triển cù lao An Bình giải<br /> quyết những vấn đề khó khăn hiện nay về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ<br /> thuật:<br /> - Nạo vét kênh Mương Lộ - kênh huyết mạch của cù lao An Bình tạo điều<br /> kiện thuận lợi cho khách di chuyển bằng đường sông, không phải phụ thuộc<br /> thời gian di chuyển bởi con nước lớn ròng; Tuy nhiên cần phối hợp với Sở Tài<br /> nguyên và Môi trường về mức độ thích hợp để tránh gây sạt nở hai bên bờ sông<br /> do khai thác quá mức. Lớp bùn đất sau khi mang lên có thể bán lại cho người<br /> dân địa phương để đắp đê, lên liếp vườn cây ăn trái nhằm trang trải chi phí thực<br /> hiện.<br /> - Hoàn thiện tuyến giao thông đường bộ liên xã nhằm thuận tiện cho dân<br /> địa phương đi lại và du khách tiếp cận các điểm, giảm bớt sức ép lên phương<br /> tiện tàu thủy. Đảm bảo lượng điện và nước sạch cho các khu điểm du lịch; đầu<br /> tư hệ thống xà lang gom rác ven sông tại các điểm du lịch để có cách xử lý<br /> thích hợp. Để thực hiện giải pháp này cần nguồn ngân sách từ nhà nước hỗ trợ,<br /> nếu cần có thể kêu gọi sự ủng hộ kinh phí của người dân theo hình thức Nhà<br /> nước và nhân dân cùng làm.<br /> ❖ Xác định mục tiêu tiên quyết là phải kéo dài thời gian lưu trú, làm<br /> tăng mức độ chi tiêu của khách du lịch thay cho chỉ tiêu gia tăng lượng<br /> khách du lịch hàng năm<br /> Đây là xu thế phát triển bền vững tại các nước có ngành Du lịch phát<br /> triển trên Thế Giới, điều này đảm bảo sự tăng trưởng về doanh thu du lịch trong<br /> khi vẫn đảm bảo hiệu quả kinh tế khi phải phục vụ một lượng khách lớn hơn<br /> đồng thời hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường. Để thực hiện hiệu quả<br /> giải pháp này cần có sự nghiên cứu về tâm lý từng thị trường khách du lịch và<br /> mức độ hài lòng của du khách dựa trên những sản phẩm du lịch hiện có và khai<br /> thác hợp lý tiềm năng phát triển du lịch tại địa phương.<br /> 6.2 Giải pháp bảo vệ môi trường du lịch theo hướng bền vững<br /> ❖ Nâng cao nhận thức vai trò quan trọng của bảo vệ môi trường trong<br /> <br /> <br /> 386<br /> PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br /> KỶ YẾU HỘI THẢO<br /> TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> việc phát triển du lịch<br /> Mặc dù Việt Nam có rất nhiều các qui định phát luật về bảo vệ môi<br /> trường du lịch từ rất lâu, nhưng đối với Vĩnh Long vẫn còn là vấn đề mới mẻ.<br /> Trong thời gian tới đây cần có sự nhận thức và quyết tâm cao của các cấp quản<br /> lý theo ngành dọc và liên ngành trong toàn tỉnh nhằm đảm bảo sự phát triển bền<br /> vững của Vĩnh Long trong tương lai.<br /> - Đối với các ban ngành có liên quan: Ngành du lịch cần chủ động để<br /> tuyên truyền tầm quan trọng trong việc bảo vệ môi trường nói chung và môi<br /> trường du lịch nói riêng đến các ban ngành có liên quan, cần cho thấy được đây<br /> là vấn đề chung của cả cộng đồng.<br /> - Đối với hộ kinh doanh du lịch và người dân địa phương: tuyên truyền<br /> thông qua các phương tiện truyền thông, lớp tập huấn, các buổi giao lưu, họp<br /> mặt, trường học…có thể làm một tiểu phẩm ngắn hoặc tổ chức và mời người<br /> dân tham gia các trò chơi có thưởng nhằm khuyến khích người dân, hộ kinh<br /> doanh du lịch tìm hiểu về lợi ích môi trường sống trong lành và tác hại khi môi<br /> trường bị ô nhiễm để người dân có ý thức việc giữ gìn môi trường xung quanh<br /> từ những việc nhỏ nhất.<br /> - Đối với khách du lịch: thông qua hướng dẫn viên hoặc người dân địa<br /> phương cung cấp thông tin các tác hại ô nhiễm môi trường gây ra tại địa<br /> phương ở hiện tại và tương lai, du khách sẽ có ý thức bảo vệ môi trường tại nơi<br /> đến và địa phương sinh sống.<br /> ❖ Thu hút đầu tư du lịch<br /> - Thu hút vốn đầu tư du lịch từ các tập đoàn lớn trong và ngoài nước:<br /> Vingroup, FLC, Raffles, Sofitel, Novotel, Pullman… nhằm tạo điểm nhấn riêng<br /> cho du lịch Vĩnh Long trong khu vực lân cận.<br /> - Quyết tâm cao trong việc thực thi đề án xây dựng các khu du lịch chuyên<br /> đề cấp quốc gia, trong đó có khu vực cù lao An Bình.<br /> Thông qua các dự án có qui mô mang tầm khu vực, quốc gia sẽ kéo theo<br /> sự hoàn thiện trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật và công tác<br /> bảo vệ môi trường. Để thực hiện giải pháp này cần có sự thông thoáng trong<br /> chính sách thu hút kêu gọi đầu tư. Phối hợp với các sở ban ngành cải cách hành<br /> chính, đơn giản hóa các thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký đầu tư, thủ tục<br /> giao đất hoặc cho thuê đất, cấp phép xây dựng… nhằm giảm thiểu thời gian và<br /> chi phí cho doanh nghiệp đầu tư.<br /> <br /> <br /> <br /> 387<br /> ❖ Giải pháp Quan trắc Môi trường Du lịch Homestay (loại hình du lịch<br /> chính) áp dụng cho cù lao An Bình<br /> - Khuyến khích tiết kiệm nguồn nhiên liệu sử dụng trong du lịch: Sử dụng<br /> nguồn năng lượng từ thiên nhiên (năng lượng mặt trời), tái sử dụng nước thải<br /> hợp lý và hợp vệ sinh bằng cách nước rửa rau có thể dùng để rửa chén, bát hoặc<br /> lau sàn nhà, giặt giũ và sau cùng dùng để tưới cây.<br /> - Áp dụng các chương trình quản lý môi trường du lịch, các qui định pháp<br /> luật của Việt Nam trong lĩnh vực nhà hàng, lưu trú<br /> Mặc dù pháp luật Việt Nam đã có rất đầy đủ các qui định về việc bảo vệ<br /> môi trường trong lĩnh vực du lịch. Nhưng đối với Vĩnh Long, dường như đây<br /> còn là một vấn đề rất mới mẻ. Thực tế cho thấy, cù lao An Bình nói riêng và<br /> tỉnh Vĩnh Long nói chung vẫn chưa áp dụng các qui định pháp luật, các chương<br /> trình về vấn đề bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch. Để phát triển du lịch<br /> bền vững theo định hướng ngành Du lịch đền năm 2020, Vĩnh Long cần áp<br /> dụng các chương trình bảo vệ môi trường cho hoạt động lưu trú, nhà hàng và<br /> vận tải du lịch: Bông Sen Xanh, các qui định pháp luật Việt Nam: Quy chế Bảo<br /> vệ Môi trường trong lĩnh vực Du lịch, qui định Vệ sinh an toàn thực phẩm…<br /> ❖ Giải pháp Quản lý môi trường của hoạt động du lịch Homestay (loại<br /> hình du lịch chính) tại cù lao An Bình.<br /> - Quản lý chất thải: Cần có giải pháp mang tính hiệu quả lâu dài. Rác thải<br /> phải được thu gom phân loại, loại dễ phân hủy có thể đem chôn hoặc ủ làm<br /> phân bón cho cây, các loại khó phân hủy cần có dịch vụ thu gom rác xử lý thích<br /> hợp. Thiết nghĩ, nếu trên bờ có dịch vụ xe thu gom rác, dưới sông cũng nên có<br /> xà lang gom rác. Các hộ kinh doanh du lịch cũng đóng thuế cho nhà nước thì họ<br /> cũng có quyền được hưởng dịch vụ công như thế.<br /> - Nước sạch và vệ sinh môi trường: Cần phát động toàn dân khu vực Cù<br /> lao làm vệ sinh môi trường thường xuyên, giải quyết cầu cá, đặc biệt là các nhà<br /> sàn ven sông. Cái khó khăn lớn nhất là phối hợp với dân cư các vùng trên sông<br /> phía thượng lưu cũng như các chủ đầu tư của các nhà máy hướng về sản xuất<br /> không gây ô nhiễm. Chỉ cần một tỉnh phía trên ham lợi, sản xuất theo kiểu<br /> Vedan, phía hạ lưu sẽ chết. Vì vậy, cần cam kết chính quyền liên tỉnh dọc tuyến<br /> sông Tiền – sông Hậu để góp phần phát triển du lịch bền vững.<br /> - Vệ sinh an toàn thực phẩm: Liên kết với các cơ sở sản xuất rau an toàn<br /> theo tiêu chuẩn Vietgap và Global Gap, các doanh nghiệp cung cấp thực phẩm<br /> do Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Vĩnh Long quản lý trên địa<br /> <br /> <br /> 388<br /> PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br /> KỶ YẾU HỘI THẢO<br /> TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> bàn tỉnh Vĩnh Long, vừa đảm bảo nguồn cung ứng thực phẩm, đảm bảo vệ sinh<br /> an toàn, giảm chi phí giá cả do hạn chế quá trình vận chuyển và giảm khí thải<br /> cũng góp phần bảo vệ môi trường. Để thực hiện giải pháp này cần có sự liên kết<br /> giữa Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm Thủy sản, Chi cục thủy sản thuộc<br /> Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Vĩnh Long và phòng Quản lý Du<br /> lịch thuộc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long trong việc cung cấp<br /> địa chỉ cùng với việc thanh kiểm tra chất lượng các cơ sở sản xuất rau an toàn<br /> nói trên.<br /> ❖ Giải pháp hợp tác chặt chẽ giữa chính quyền địa phương và các<br /> ngành có liên quan<br /> - Hợp tác liên ngành giữa các chính quyền địa phương: Phòng Quản lý<br /> Nghiệp vụ Du lịch, phòng Quản lý Tài nguyên Môi trường, Chi cục Vệ sinh An<br /> toàn Thực phẩm, phòng Giao thông Vận tải Đường thủy, Sở Nông nghiệp và<br /> Phát triển Nông thôn… cần phối hợp với nhau trong việc quản lý, thanh tra,<br /> kiểm tra các cơ sở về vấn đề môi trường du lịch cụ thể là đối với các qui hoạch<br /> về du lịch, các văn bản qui phạm pháp luật về môi trường du lịch hình thành<br /> nên các tiêu chuẩn cụ thể về môi trường du lịch trong quá trình kiểm tra…<br /> - Hợp tác liên tỉnh:<br /> Cam kết chính quyền liên tỉnh dọc tuyến sông Tiền – sông Hậu phát triển<br /> du lịch bền vững, hướng các nhà máy sản xuất và vùng dân cư sinh sống trên<br /> sông phí thượng lưu không gây ô nhiễm. Chỉ cần một tỉnh phía trên cho phép<br /> nhà máy sản xuất xả thải thẳng ra sông ngòi kênh rạch, gây ô nhiễm nguồn<br /> nước, phía hạ lưu sẽ lãnh đủ mọi mầm móng bệnh tật.<br /> <br /> <br /> 7. Kết luận<br /> Du lịch là ngành kinh tế quan trọng vì vậy phát triển du lịch theo hướng<br /> bền vững là mục tiêu chung của Du lịch Thế giới, Việt Nam và cả Vĩnh Long.<br /> Trong đó, vấn đề bảo vệ môi trường du lịch luôn được quan tâm và đặt lên hàng<br /> đầu trong quy hoạch và phát triển.<br /> Du lịch cù lao An Bình là khu vực thu hút khách du lịch hơn 90% đến<br /> Vĩnh Long, nên nguy cơ ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp thiết, cần quan<br /> tâm và có những giải pháp kịp thời để bảo vệ môi trường du lịch nơi đây. Sau<br /> nghiên cứu, nhóm tác giả đã đề xuất các nhóm giải pháp: Nâng cao nhận thức<br /> vai trò quan trọng của bảo vệ môi trường trong việc phát triển du lịch; Xây<br /> <br /> <br /> 389<br /> dựng kế hoạch bảo vệ môi trường du lịch tỉnh Vĩnh Long có tính hệ thống và<br /> quyết tâm cao; Thu hút đầu tư du lịch; Giải pháp Quan trắc Môi trường Du lịch<br /> Homestay (loại hình du lịch chính) áp dụng cho cù lao An Bình; Giải pháp<br /> Quản lý môi trường của hoạt động du lịch Homestay (loại hình du lịch chính)<br /> tại cù lao An Bình; Giải pháp hợp tác chặt chẽ giữa chính quyền địa phương và<br /> các ngành có liên quan.<br /> Những giải pháp trên đây luôn đòi hỏi sự đồng bộ của hệ thống quản lý<br /> ngành du lịch từ cấp trung ương đến địa phương. Bên cạnh đó là việc nâng cao<br /> nhận thức và sự đồng thuận của người dân địa phương, người làm du lịch trong<br /> quá trình khai thác, kinh doanh du lịch vì một tương lai phát triển du lịch theo<br /> hướng bền vững, hiệu quả, an toàn./.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Ban Tuyên giáo tỉnh Vĩnh Long, Tìm hiểu văn hóa Vĩnh Long, Nxb Văn<br /> nghệ TPHCM.<br /> 2. Nguyễn Đình Hòe – Vũ Văn Hiếu (2002), Du lịch bền vững, NXB ĐHQG<br /> Hà Nội.<br /> 3. Quang Hưng (2015), Sức chứa du lịch – Yếu tố quan trọng phát triển du<br /> lịch, http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/16573. Truy cập ngày<br /> 01/4/2018.<br /> 4. Nguyễn Diễm Phúc (2014), Bảo vệ môi trường Du lịch cù lao An Bình tỉnh<br /> Vĩnh Long, luận văn thạc sĩ Du lịch trường Đại học Khoa học Xã hội và<br /> Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.<br /> 5. Peter Kristensen (2004), The DPSIR Framework. National Environmental<br /> Research Institute, Denmark.<br /> 6. Lê Văn Thắng (chủ biên), Du lịch và môi trường, NXB Đại học quốc gia<br /> Hà Nội 2008.<br /> 7. Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2000), Quy hoạch chi tiết các khu du<br /> lịch ở Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.<br /> 8. Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2013), Cẩm nang thực tiễn phát triển<br /> du lịch nông thôn Việt Nam, Hà Nội.<br /> 9. Ủy Ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2010), Quy hoạch tổng thể phát triển<br /> kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030, Vĩnh<br /> Long.<br /> <br /> <br /> 390<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0