intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tư tưởng canh tân giáo dục Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo dục Việt Nam thời kì Pháp thuộc là nền giáo dục mang bản chất thực dân. Trước bối cảnh lịch sử, thực trạng nền giáo dục Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX trên cơ sở tiếp thu những những tiến bộ từ bên ngoài đã đề xuất những tư tưởng canh tân. Bài viết "Tư tưởng canh tân giáo dục Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX" sẽ giúp chúng ta nhìn lại lịch sử, nhìn lại những bài học kinh nghiệm được rút ra từ những lần canh tân giáo dục để có cái nhìn cụ thể, bao quát hơn và để có những quyết sách đúng đắn hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tư tưởng canh tân giáo dục Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX

  1. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 TƢ TƢỞNG CANH TÂN GIÁO DỤC VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX, ĐẦU THẾ KỶ XX Nguyễn Thị Xuân, Lê Thị Yến, Lớp K62B, Khoa Lí luận Chính trị - Giáo dục Công dân GVHD: Nguyễn Thị Thanh Tùng Tóm tắt: Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX Việt Nam dần trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. Tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và giáo dục ở Việt Nam có những biến động hết sức to lớn. Nền giáo dục phong kiến dưới triều Nguyễn rơi vào khủng hoảng, bế tắc, không phù hợp với yêu cầu của đất nước. Giáo dục Việt Nam thời kì Pháp thuộc là nền giáo dục mang bản chất thực dân. Trước bối cảnh lịch sử, thực trạng nền giáo dục Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX trên cơ sở tiếp thu những những tiến bộ từ bên ngoài đã đề xuất những tư tưởng canh tân, có ảnh hưởng nhất định đối với xã hội Việt Nam, trong đó có những tư tưởng canh tân giáo dục mà một trong những đại diện tiêu biểu là: Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh. Tư tưởng canh tân giáo dục của các ông chứa nhiều điểm tiến bộ, có ý nghĩa không chỉ với thời đại đó mà còn là những di sản có ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay. Từ khóa: Canh tân giáo dục; cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. I. MỞ ĐẦU Canh tân là một nhu cầu không thể thiếu đƣợc trong lịch sử một dân tộc, nhằm đƣa đất nƣớc phát triển, thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, lệ thuộc. Giai đoạn cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX là giai đoạn lịch sử dân tộc Việt Nam có những biến đổi hết sức to lớn. Thực dân Pháp xâm lƣợc và biến nƣớc ta thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Chế độ phong kiến Việt Nam cùng với hệ tƣ tƣởng Nho giáo ngày càng tỏ ra bất lực trƣớc yêu cầu của công cuộc chống ngoại xâm vì nền độc lập dân tộc. Trong bối cảnh đó một số nhà tƣ tƣởng cấp tiến, từ Phạm Thú Thứ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Trƣờng Tộ, Nguyễn Lộ Trạch… đến Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh,… trên cơ sở tiếp thu những tƣ tƣởng phƣơng Tây và một số nƣớc khác đi trƣớc đã thực hiện một bƣớc chuyển tƣ tƣởng chính trị có ý nghĩa lịch sử to lớn. Từ sự phê phán hệ tƣ tƣởng phong kiến, các ông đã đề xuất tƣ tƣởng canh tân vào cuối thế kỉ XIX và sau đó, khởi xƣớng tƣ tƣởng dân chủ tƣ sản vào đầu thế kỉ XX, tạo nên ảnh hƣởng nhất định đối với xã hội Việt Nam. Mặt khác, theo Nghị quyết 29-NQ/TW của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ƣơng 8, khóa XI (04/11/2013) đã nêu rõ: Cần thiết phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Trƣớc yêu cầu mới của đất nƣớc, cần phải đổi mới nội dung chƣơng trình giảng dạy, sách giáo khoa, đồng thời nâng cao vị trí, vai trò của môn Giáo dục Công dân trong nhà trƣờng. Và đây cũng là lúc chúng ta cần nhìn lại lịch sử, nhìn lại những bài học kinh nghiệm đƣợc rút ra từ những lần canh tân giáo dục để có cái nhìn cụ thể, bao quát hơn và để có những quyết sách đúng đắn hơn. II. NỘI DUNG 1. Bối cảnh lịch sử và thực trạng nền giáo dục Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX 1.1. Bối cảnh lịch sử Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX Việt Nam từ một nƣớc phong kiến trở thành một nƣớc thuộc địa nửa phong kiến dƣới sự thống trị của thực dân Pháp. 316
  2. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Về kinh tế, trong nông nghiệp, cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, diện tích canh tác ở nƣớc ta đã tăng một cách đáng kể. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính độc canh. Chính quyền thực dân bảo tồn nguyên vẹn chế độ bóc lột kiểu phong kiến, chúng ra sức tƣớc đoạt ruộng đất của nông dân bằng những biện pháp vô cùng trắng trợn. Ngoài lúa, tƣ bản pháp bắt đầu du nhập một số loại cây trồng vào nƣớc ta nhƣ thuốc lá, thầu dầu, đặc biệt là cà phê và cao su. Đây là hai loại cây có nhiều triển vọng. Tuy vậy ở giai đoạn này thì các loại cây này mới chỉ đƣợc trồng thí điểm, chƣa đƣợc mở rộng đại trà nhƣ các lọai cây truyền thống. Thủ công nghiệp cũng có sự thay đổi đáng kể: Nhìn chung vào nửa cuối thế kỉ XIX, nền sản xuất thủ công nghiệp ở nƣớc ta bắt đầu có những thay đổi. Thế nhƣng, những xuởng thủ công có quy mô lớn, có tính chất tiền tƣ bản chủ nghĩa đến thời điểm này vẫn chƣa xuất hiện. Ở giai đoạn này, kinh tế có sự xuất hiện của những ngành kinh tế mới tƣ bản chủ nghĩa thể hiện cả trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và thƣơng nghiệp. Về chính trị, tƣ tƣởng: Bên cạnh những chính sách bóc lột về kinh tế, thực dân Pháp tiếp tục thi hành chính sách chuyên chế với bộ máy đàn áp nặng nề.Thực dân Pháp thực hiện chính sách “chia để trị” một cách toàn diện hòng làm suy giảm sức mạnh đoàn kết dân tộc ta, ngăn chặn sức mạnh đấu tranh của nhân dân ta. Chúng chia nƣớc ta ra làm ba Kỳ, mỗi Kỳ có một chế độ cai trị khác nhau. Về văn hóa xã hội: Để phục vụ cho công cuộc thống trị, thực dân Pháp tập trung đào tạo đội ngũ thông dịch viên và những ngƣời phục vụ bộ máy chính quyền ở cả Trung ƣơng và địa phƣơng. Ngƣời Pháp tìm cách tuyên truyền sứ mệnh “ khai hóa” của ngƣời Pháp ở Đông Dƣơng. Bƣớc sang đầu thế kỉ XX, trong khi nhỏ giọt thực hiện chính sách gọi là “mở mang”, “khai hóa” cho xứ thuộc địa, thực dân Pháp còn thực hiện chính sách phản động về văn hóa, nhằm hủy hoại nòi giống Việt Nam, gieo rắc tƣ tƣởng tự ti trong nhân dân, duy trì nếp sống lạc hậu và truyền bá một nếp sống tƣ sản phƣơng Tây không kém phần hủ bại. Những thói hƣ tật xấu của xã hội cũ đƣợc dung dƣỡng. Dƣới tác động của cuộc khai thác thuộc địa, xã hội Việt Nam đã có biến đổi sâu sắc. Kết cấu xã hội Việt Nam thời kì này có sự đan xen lồng ghép giữa các giai cấp cũ: giai cấp địa chủ phong kiến, giai cấp nông dân và các giai cấp, tầng lớp mới: Tƣ sản, tiểu tƣ sản, công nhân. 1.2. Thực trạng nền giáo dục Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX Nền giáo dục nhà Nguyễn mang nặng tính cũ kĩ, lạc hậu. Những nhà lãnh đạo và quản lí giáo dục chƣa có những biện pháp cụ thể để tạo điều kiện cho ngƣời đi học tiếp cận với cái mới, để họ có điều kiện giải đáp những câu hỏi lớn đang đặt ra. Vì vậy, cả một thời gian dài nền giáo dục Việt Nam vẫn dậm chân tại chỗ mà không tạo đƣợc kết quả phù hợp với nhiệm vụ lịch sử mà nó phải gánh vác. Thực dân Pháp luôn đề cao chính sách “khai hóa văn minh” nhƣng thực chất là nô dịch nhân dân ta về văn hóa, giáo dục. Nền giáo dục Việt Nam trong thời kì Pháp thuộc đã có những thay đổi về mặt khách quan nhƣng suy cho cùng đó vẫn là nền giáo dục mang bản chất thực dân. Những tƣ tƣởng, chủ trƣơng giáo dục lạc hậu, xa rời thực tiễn đất nƣớc của nền giáo dục phong kiến (thời Nguyễn) hay những cuộc cải cách giáo dục của thực dân Pháp nhằm nô dịch về giáo dục đối với nƣớc ta (thời Pháp thuộc) không thể giúp cho đất nƣớc thoát khỏi 317
  3. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 khủng hoảng, bế tắc, càng không thể chấn hƣng kinh tế, xã hội, chính trị của nƣớc nhà. Trƣớc thực tiễn lịch sử, yêu cầu đặt ra lúc bấy giờ là cần phải có những tƣ tƣởng mới, hƣớng ra bên ngoài, nhằm canh tân giáo dục, chấn hƣng kinh tế, xã hội, đƣa nƣớc nhà phát triển hùng cƣờng, để có thể đánh đuổi đƣợc giặc ngoại xâm. 2. Nội dung và ý nghĩa của một số tƣ tƣởng canh tân giáo dục Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX 2.1. Tư tưởng canh tân giáo dục của Nguyễn Trường Tộ Mục tiêu giáo dục: Nguy cơ mất nƣớc và sự bất lực của nền học vấn Nho học đã thôi thúc Nguyễn Trƣờng Tộ đề ra tƣ tƣởng canh tân giáo dục. Vào các năm 1866 - 1867, ông liên tục gửi triều đình nhiều bản điều trần về vấn đề sửa đổi học thuật, chú trọng thực học… Ông khẳng định tầm quan trọng của giáo dục trong công cuộc canh tân đất nƣớc, đồng thời nêu ra mục tiêu của việc canh tân giáo dục là nhằm canh tân đất nƣớc, làm cho dân giàu nƣớc mạnh, đủ sức tự cƣờng để chống lại âm mƣu xâm lƣợc của thực dân Pháp. Đối tƣợng giáo dục: Theo quan điểm của Nguyễn Trƣờng Tộ, giáo dục là dành cho tất cả mọi ngƣời, không phân biệt đẳng cấp, thành phần… Đặc biệt là phải căn cứ vào thực tài. Nội dung giáo dục: Giáo dục dƣới triều Nguyễn thực chất là nền giáo dục Nho học lấy kinh điển Nho giáo làm kim vàng thƣớc ngọc. Đó là nền giáo dục mang nặng tính giáo điều, rời xa thực tế và không phù hợp với hoàn cảnh đất nƣớc lúc bấy giờ. Nguyễn Trƣờng Tộ phê phán nội dung giáo dục của Nho học hết sức gay gắt, ông đặc biệt nhấn mạnh vào hai hạn chế: thứ nhất, là tính cấp thiết của thời đại. Hạn chế thứ hai là tính xa rời thực tế. Đồng thời, ông đƣa ra quan điểm học thực dụng. Phƣơng pháp giáo dục: Trên cơ sở phê phán cách học lạc hậu của Nho giáo, ông đƣa ra định nghĩa mới về việc học. Nguyễn Trƣờng Tộ đề ra quyền đƣợc nói thẳng để cải cách lối học tập lỗi thời này, nó đồng thời chỉ ra những cái đƣợc, cái không đƣợc của thực trạng giáo dục làm cơ sở để thay đổi nền giáo dục theo hƣớng tiến bộ. Ngoài ra, Nguyễn Trƣờng Tộ bƣớc đầu giới thiệu về phƣơng pháp nghiên cứu khoa học của nền giáo dục hiện đại phƣơng Tây. Biện pháp thực hiện: Thứ nhất, ông đặc biệt chú trọng đến việc huy động sức mạnh trí tuệ trong nhân dân qua việc tiếp thu các kinh nghiệm trong dân gian. Tiếp đến để tiếp thu những cái hay, cái mới của nƣớc ngoài, Nguyễn Trƣờng Tộ rất chú ý tới việc cử ngƣời ra nƣớc ngoài học tập. Với gần 60 bản điều trần chứa đựng nhiều tƣ tƣởng tiến bộ và tâm huyết đối với vận mệnh đất nƣớc ông đã thực sự chinh phục đƣợc nhà vua Tự Đức. Ông đƣợc nhà vua đích thân giao cho nhiều việc trong đó có dự án mở trƣờng kĩ thuật theo mô hình của phƣơng Tây… Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân mà những đề nghị canh tân của Nguyễn Trƣờng Tộ không đƣợc thực hiện. 2.2. Tư tưởng canh tân giáo dục của Phan Bội Châu Mùa xuân 1905, Phan Bội Châu đến Nhật Bản với sứ mệnh lịch sử là ngƣời lãnh đạo Duy Tân hội thực hiện chủ trƣơng xuất dƣơng đã đƣợc hoạch định trong Hội nghị lần thứ I rồi đƣa du học sinh xuất dƣơng sang Nhật, đó chính là phong trào Đông Du. Phong trào Đông du mở ra, chính thức hoạt động từ mùa xuân năm 1905. Phan Bội Châu, ngƣời lãnh đạo chung, quán xuyến các mặt của Duy Tân Hội và phong trào Đông Du. 318
  4. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Ông đã viết nhiều tác phẩm khơi dậy lòng yêu nƣớc, cổ động thanh niên ra nƣớc ngoài học tập: Việt Nam quốc vong sử (1905), Hải ngoại huyết thư (1906), Kính cáo phụ lão toàn quốc (1906)... Là một sĩ phu phong kiến yêu nƣớc thiết tha, Phan Bội Châu đã cố gắng vƣợt qua ý thức hệ phong kiến, tiếp thu ngày càng sâu sắc tƣ tƣởng dân chủ và hƣớng cuộc đấu tranh của nhân dân vào con đƣờng cách mạng mới. Phong trào Đông Du và Duy Tân Hội đang trên đà phát triển, lƣu học sinh ngày càng tăng và ảnh hƣởng ngày càng lớn trong và ngoài nƣớc nhất là giới trẻ. Nhƣng trong thời gian này, tại nƣớc nhà đang có biến cố diễn ra, một phong trào kháng thuế bùng nổ ở Quảng Nam và lan rộng ra cả miền Trung, kẻ thù xâm lƣợc và tay sai bán nƣớc ra tay khủng bố đàn áp phong trào một cách dã man. Cùng với đó, thực dân Pháp lo ngại sự lớn mạnh của phong trào sẽ ảnh hƣởng đến chúng nên đã câu kết với chính phủ Nhật Bản trục xuất hết số lƣu học sinh đang học tập tại Nhật Bản về nƣớc. Phan Bội Châu và một số ngƣời khác bị bắt giam, phong trào Đông Du thất bại. 2.3. Tư tưởng canh tân giáo dục của Phan Chu Trinh Đông Kinh Nghĩa Thục ra đời với mục đích: Nâng cao lòng yêu nƣớc, tự hào dân tộc và chí tiến thủ cho quần chúng, “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”; truyền bá một nền tƣ tƣởng học thuật mới và một nếp sống văn minh tiến bộ; phối hợp hành động với phong trào Đông Du của Phan Bội Châu và phong trào Duy Tân đang lên trong cả nƣớc. Nội dung giáo dục: Chƣơng trình giảng dạy của các nhà Đông Kinh Nghĩa Thục ngoài việc cung cấp kiến thức phổ thông cho ngƣời học còn hƣớng ngƣời học vào thực nghiệm. Mục tiêu giáo dục mà phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục đƣa ra là học để có ích cho bản thân mình và cho quốc gia, xã hội. Có ba điều cần: Học vệ sinh, học trị sinh và học làm người. Về mục đích học tập, Đông Kinh Nghĩa Thục chủ trƣơng bỏ lối học khoa cử vì hƣ danh, và để làm quan và cổ vũ giáo dục thực nghiệm, học và thi cử gắn với công việc, để cái mà học sinh học và thi không trái với công việc thực tế họ phải làm. Đề cao một phƣơng pháp học tập thật văn minh, tiến bộ, Đông Kinh Nghĩa Thục chú trọng việc cho phép học trò bàn bạc tha hồ đối đáp tự do không phải nề hà, không cần thể cách gì hết. Nhà trƣờng không khép kín, nhà trƣờng mở ra với những nhiệm vụ và hoạt động cứu nƣớc, chấn hƣng văn hóa và xã hội. Đông Kinh Nghĩa Thục đã phát động phong trào học chữ quốc ngữ, phổ biến chữ quốc ngữ trong nhân dân. Sợi chỉ xuyên suốt nội dung giáo dục của Đông Kinh Nghĩa Thục là giáo dục lòng yêu nƣớc, nên bất kì môn học nào cũng đƣợc đề cập đến vấn đề này. Nhƣ vậy, “Học làm ngƣời” tức là để hiểu biết quyền lợi nghĩa vụ của công dân gắn liền với sự mất còn hƣng thịnh của đất nƣớc. Khung lí thuyết về giáo dục mà phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục đã khai sinh hơn 100 năm, cho đến lúc này còn nguyên giá trị. Đó là việc hƣớng tới xây dựng một nền giáo dục hiện đại, bình đẳng, chú trọng thực tiễn và cầu thị; đồng thời, đây cũng là bài học ý nghĩa cho những ngƣời làm giáo dục Việt Nam hiện nay 319
  5. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 2.4. Giá trị và bài học của vấn đề nghiên cứu đối với sự nghiệp đổi mới giáo dục Việt Nam hiện nay Qua sự trình bày về những tƣ tƣởng canh tân giáo dục ở nƣớc ta cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX ở trên, ta nhận thấy rằng các tƣ tƣởng canh tân giáo dục của Nguyễn Trƣờng Tộ hay Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh đều có những ƣu điểm và nhƣợc điểm khác nhau. Trƣớc hết, là tƣ tƣởng canh tân giáo dục của Nguyễn Trƣờng Tộ đƣợc đánh giá rất cao ở cách nhìn cởi mở và táo bạo mà hàng thế kỉ sau vẫn đáng để suy ngẫm. Tƣ tƣởng canh tân giáo dục của Phan Bội Châu với phong trào Đông Du, thực chất là một cuộc vận động dân tộc hƣớng ra nƣớc ngoài, học hỏi những kinh nghiệm của các nƣớc “đồng Châu, đồng chủng”. Đó cũng đƣợc coi là một tƣ tƣởng canh tân tiến bộ lúc bấy giờ, và nó cũng còn để lại những bài học cho đến tận ngày nay. Với phong trào Đông kinh nghĩa thục, đúng với cái tên của nó, trƣớc hết là một trƣờng học, một trƣờng học tƣ và hoàn toàn bất vụ lợi, đƣợc lập một nghĩa lớn. Nếu nhƣ Cụ Phan Bội Châu hƣớng ra nƣớc ngoài, “cầu học” từ Nhật Bản thì cụ Phan Chu Trinh lại cho rằng “bất vọng ngoại, vọng ngoại tất vong”, cụ chủ trƣơng hoạt động trong nƣớc. Thế nhƣng, dù hƣớng ở trong nƣớc, nhƣng Phan Chu Trinh vẫn mắc những hạn chế mà Hồ Chí Minh nhận xét là “cầu xin Pháp rủ lòng thƣơng”. Nếu nhƣ Phan Bội Châu tin tƣởng vào nƣớc Nhật thì Phan Chu Trinh lại cho rằng thực dân Pháp sẽ mở lòng vị tha để giúp đỡ thuộc địa. Nhìn chung, những tƣ tƣởng canh tân giáo dục ở trên đều là những tƣ tƣởng tiêu biểu, thể hiện cái nhìn xa rộng, tài năng của mình, đề cao tri thức khoa học, từ bỏ lối học máy móc; chỉ ra những hạn chế của nền giáo dục Nho học chỉ dành cho thiểu số ngƣời trong xã hội, hƣớng tới nền giáo dục dành cho toàn xã hội… Tuy nhiên do hạn chế của thời đại cũng nhƣ những hạn chế trong tƣ tƣởng của các nhà tƣ tƣởng nên các tƣ tƣởng canh tân đó đều thất bại, chƣa đạt đƣợc những kết quả nhƣ mong muốn. Những giá trị tích cực trong tƣ tƣởng cải cách giáo dục những nhà canh tân tiêu biểu ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX nhƣ: tƣ tƣởng canh tân giáo dục của Nguyễn Trƣờng Tộ, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, sẽ có những đóng góp vào việc hình thành những tƣ tƣởng cải cách mới của các nhà lãnh đạo trong thời kì mới, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Nghiên cứu tƣ tƣởng canh tân giáo dục của các ông, chúng ta sẽ kế thừa đƣợc những tƣ tƣởng của ông về cải cách và phát triển đất nƣớc nhằm góp phần làm phong phú thêm kho tàng kiến thức của mình, cũng nhƣ tìm thấy đƣợc trong đó những hạt nhân hợp lí, phù hợp với sự phát triển của Việt Nam hiện nay nhƣ: quan điểm học thực dụng, nhân dân là chủ thể của giáo dục của Nguyễn Trƣờng Tộ; tƣ tƣởng hƣớng ngoại, tiếp thu những thành tựu, tinh hoa trên thế giới của Phan Bội Châu; hay quan điểm tiến bộ về phƣơng pháp học tập, mục đích học tập trong Đông Kinh Nghĩa Thục, hƣớng ngƣời học làm trung tâm, học làm ngƣời… Việc làm này cũng có ý nghĩa là sự kế thừa và kết nối những tƣ tƣởng giữa truyền thống với hiện đại, sự kết hợp này chắc chắn sẽ góp phần đƣa đất nƣớc ta vững bƣớc vào thế kỉ XXI với một sức mạnh mới, có thể sánh bƣớc hội nhập cùng các nƣớc phát triển khác trên thế giới. III. KẾT LUẬN Những tƣ tƣởng canh tân giáo dục cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, mặc dù có tƣ tƣởng chƣa đƣợc thực hiện nhƣ tƣ tƣởng canh tân của Nguyễn Trƣờng Tộ, có tƣ tƣởng đã trở thành hành động nhƣng không tồn tại lâu nhƣ phong trào Đông Du và Đông Kinh Nghĩa Thục. Nhƣng chúng đều có những ảnh hƣởng nhất định đối với Việt Nam lúc bấy giờ và cả sau này. Những tƣ tƣởng đó có thể không đƣợc thực hiện ngay lúc đấy nhƣng nó lại là những bài học để 320
  6. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 chúng ta suy ngẫm sau hàng thế kỉ. Đến bây giờ Việt Nam cũng đang hƣớng tới một một nền giáo dục bình đẳng, chú trọng tri thức khoa học, tiếp thu những thành tựu của các nƣớc khác nhằm mục tiêu xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Ngày nay, chúng ta đang từng bƣớc tiến hành cải cách giáo dục nhằm phục vụ cho công cuộc phát triển đất nƣớc, tiến tới mục tiêu hội nhập toàn cầu. Mục tiêu trƣớc mắt của nền giáo dục Việt Nam là rút ngắn khoảng cách nhằm bắt kịp trình độ phát triển của các nƣớc trong khu vực. Để đạt đƣợc mục tiêu đó, giáo dục Việt Nam cần phải đƣợc đổi mới căn bản, toàn diện, tiếp thu và vận dụng sáng tạo những thành quả giáo dục của các nƣớc phát triển. Đây cũng là lúc chúng ta cần phải tếp thu những bài học kinh ngiệm trong lịch sử để đánh giá đúng thực trạng thời đại, thực trạng đất nƣớc, trong đó có thực trạng giáo dục, để có cái nhìn đúng đắn, toàn diện; từ đó có những chủ trƣơng, chính sách đúng đắn, phù hợp trong kế hoạch đổi mới giáo dục sau năm 2015, để đƣa nền giáo dục Việt Nam lên một bƣớc phát triển mới hơn, đồng thời nhằm khắc phục đƣợc một số những hạn chế đang còn tồn tại. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Phan Trọng Báu, Giáo dục Việt Nam thời cận đại, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006. [2] Trƣơng Bá Cẩn, Nguyễn Trường Tộ con người và di thảo, NXB Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh, 2002. [3] Nguyễn Ngọc Cơ, Phong trào dân tộc trong đấu tranh chống Pháp ở Việt Nam 1885 - 1918, NXB Đại học Sƣ phạm, Hà Nội, 2007. [4] Phan Đại Doãn, Một số vấn đề nho giáo Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999. [5] Nguyễn Đình Đầu, Nguyễn Trường Tộ với triều đình Tự Đức, NXB Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 2013. [6] Nguyễn Văn Hồng, Mấy vấn đề về lịch sử Châu Á và lịch sử Việt Nam một cách nhìn, NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 2001. [7] Đinh Xuân Lâm, Phan Bội Châu (1867 - 1940): con người và sự nghiệp, NXB Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội, 1997. [8] Đinh Xuân Lâm, Trƣơng Thâu, Phạm Xanh, Phong trào Đông du và Phan Bội Châu, NXB Nghệ An, 2005. [9] Nguyễn Tiến Lực, Fukuzawa Yukichi và Nguyễn Trường Tộ - tư tưởng cải cách dục, NXB Tp. Hồ Chí Minh, 2013. [10] Trần Viết Nghĩa, Tri thức Việt Nam đối diện với văn minh Phương Tây thời Pháp thuộc, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012. [11] Lê Sỷ Thắng, Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 2, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2001. [12] Chƣơng Thâu, Nghiên cứu Phan Bội Châu, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 529- 530, 2004. [13] Trƣơng Thúy Trinh, Tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ (cuối thế kỉ XIX), Tạp chí phát triển giáo dục, 7-11, 2005. [14] Nguyễn Trọng Văn, Tư tưởng canh tân của Nguyễn Trường Tộ: sách chuyên khảo, NXB Nghệ An, 2013. [15] Nguyễn Văn Ý, Đại từ điển Tiếng Việt, Bộ Giáo dục và Đào tạo – Trung tâm ngôn ngữ văn hóa Việt Nam, NXB Văn hóa - Thông tin, 658, 1998. [16] http://vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van-hoa-hoc-ung-dung/van-hoa-giao-duc-khoa-hoc. 321
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2