intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tư vấn tâm lý học đường trong trường tiểu học - Một số điều trao đổi

Chia sẻ: AndromedaShun _AndromedaShun | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

53
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Tư vấn tâm lý học đường trong trường tiểu học - Một số điều trao đổi" đề cập đến thực trạng một số khó khăn tâm lý mà học sinh tiểu học thường gặp ảnh hưởng tới cuộc sống và hoạt động học tập, từ đó cho thấy sự cần thiết xây dựng mô hình tư vấn học đường trong trường tiểu học với sự đồng thuận và nỗ lực của nhiều phía. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tư vấn tâm lý học đường trong trường tiểu học - Một số điều trao đổi

  1. TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC - MỘT SỐ ĐIỀU TRAO ĐỔI TS. Dương Thị Thanh Thanh Khoa Giáo dục, Trường Đại học Vinh Đặt vấn đề Những năm gần đây, ở các trường học Việt Nam xuất hiện hàng loạt những vấn đề liên quan đến đạo đức, kỷ luật trường học, tình trạng “bạo lực học đường” có chiều hướng gia tăng, hiện tượng một số học sinh tìm đến cái chết do áp lực thi cử, do rối loạn tâm lý… đang là vấn đề đáng báo động. Trước bối cảnh đó, nhu cầu được hỗ trợ về tinh thần trong các nhà trường phổ thông trở nên cấp bách. Học sinh tiểu học ngày nay có nhiều khó khăn tâm lý ảnh hưởng tới cuộc sống nói chung và hoạt động học tập nói riêng. Tư vấn tâm lý là một mô hình mới cần được xây dựng trong Khoa Giáo dục, trường Đại học Vinh nhà trường tiểu học, để phát hiện sớm, hỗ trợ, giúp đỡ học sinh tiểu học giải quyết những khó khăn tâm lý, qua đó, phát triển nhân cách học sinh một cách toàn diện theo yêu cầu của xã hội, góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện trong nhà trường. Hiện nay, vấn đề tham vấn học đường tại Việt Nam đã phần nào được quan tâm và ủng hộ từ các em học sinh, phụ huynh, nhà trường, các nhà tâm lý - giáo dục và các tổ chức thuộc chính phủ cũng như các tổ chức phi chính phủ. Tuy nhiên, diện mạo của một ngành nghề chuyên nghiệp vẫn chưa thật sự được định hình. Trong khuôn khổ bài viết chúng tôi đề cập đến thực trạng một số khó khăn tâm lý mà học sinh tiểu học thường gặp ảnh hưởng tới cuộc sống và hoạt động học tập, từ đó cho thấy sự cần thiết xây dựng mô hình tư vấn học đường trong trường tiểu học với sự đồng thuận và nỗ lực của nhiều phía. 1. Một số khó khăn tâm lý của học sinh tiểu học Lứa tuổi học sinh tiểu học là giai đoạn chuyển tiếp từ lứa tuổi mẫu giáo sang tuổi thiếu niên, đồng thời là giai đoạn đầu tiên, có vai trò là nền tảng quan quan trọng nhất của cuộc sống nhà trường và toàn bộ cuộc sống- lao động sau này của trẻ em hiện đại. Sự thành công hay thất bại của các em trong giai đoạn 23
  2. này sẽ góp phần quyết định sự thành công hay thất bại ở những giai đoạn kế tiếp. Nhà trường tiểu học - môi trường sống và hoạt động mới đặt ra cho trẻ em những khó khăn to lớn (thời gian, giờ giấc, kỉ luật và thói quen hành vi, quan hệ xã hội...), mà các em phải vượt qua để thích ứng được với nó. Cùng bước vào tiểu học, nhưng không phải học sinh nào cũng có sự phát triển thể chất và tinh thần thuận lợi như nhau, một số trẻ tiểu học có những khó khăn trong học tập (tập đọc, tính toán, tập viết); một số trẻ bị rối loạn ngôn ngữ hoặc có khó khăn trong các hoạt động tâm vận động; có trẻ lại có vấn đề về hành vi ứng xử,… Thực tế cho thấy không phải mọi trẻ đều được phát hiện những khó khăn, dễ dẫn đến trẻ ngày càng khó khăn. Với những trẻ này cần được phát hiện sớm cũng như cần có sự quan tâm, kết hợp với gia đình, tìm biện pháp tác động phù hợp. Bên cạnh những khó khăn nêu trên là áp lực trong học tập. Vì chạy đua theo bệnh thành tích, không ít giáo viên thi nhau ra bài tập, dạy thêm cho học sinh bất chấp các quy định như cấm dạy thêm tràn lan, quy định học sinh tiểu học học ngày 2 buổi không phải làm bài tập về nhà… Trên thực tế có những con số đáng báo động về hậu quả áp lực học tập ở học sinh tiểu học dẫn đến trẻ phải nhập viện để được tư vấn và trị liệu do những sang chấn, rối loạn tâm thần. Trong những năm gần đây, tình trạng quấy rối và xâm hại tình dục trẻ em độ tuổi tiểu học xảy ra dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Vấn đề nghiêm trọng ở chỗ trong số những kẻ quấy rối và xâm hại trẻ em có những người chính là thầy giáo của các em. Điều đau lòng là các em học sinh đã phải chịu đựng sự xâm hại trong một thời gian dài, do bị thầy doạ dẫm nên sợ hãi không dám nói với bố mẹ, hầu hết sự việc chỉ bị phanh phui khi các em học sinh cùng lớp biết chuyện kể với phụ huynh. Không ít trẻ bị xâm hại tình dục bởi những người quen biết. Và tình trạng trẻ ở độ tuổi tiểu học bị xâm hại tình dục đang ngày càng gia tăng, sự thiếu hụt thông tin và kỹ năng sống an toàn của trẻ em sẽkhiến các em trở nên dễ bị tổn thương và dễ dàng bị xâm hại. Nếu trong nhà trường có những địa chỉ đáng tin cậy hoặc có người gần gũi với học sinh để trẻ sớm chia sẻ chắc hẳn đã giảm thiểu những điều đau lòng trên, hay chí ít các em cũng không phải chịu đựng trong thời gian dài như thế. Qua khảo sát, nhiều trẻ em cho biết mình từng bị phạt thân thể và tinh thần tại nhà, với nhiều hình thức trừng phạt thân thể và tinh thần (như dùng roi vọt; sử dụng lời nói sỉ nhục, doạ dẫm, hạ thấp nhân phẩm của trẻ…) gây ra sự 24
  3. tổn thương cả về thể chất lẫn tâm hồn ngay trong mái ấm gia đình của mình. Trong nhà trường nhiều trẻ em cho biết mình từng bị thầy cô giáo phạt tại trường, tập trung chủ yếu vào hình phạt tinh thần (mắng nhiếc, sỉ nhục…), điều mà hầu trẻ em không mong đợi. Rất nhiều trẻ em khi được hỏi cho biết các em mong muốn có ai đó để khi cần có thể tìm đến giãi bày tâm sự và chia sẻ những cảm xúc của mình. Trẻ chỉ sớm được bảo vệ khỏi các hành vi xâm hại nếu các cơ quan, tổ chức, các cá nhân chịu trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ trẻ em sớm có những thông tin do trẻ chia sẻ. 2. Mô hình tư vấn tâm lý trong Trường TH và sự tham gia của các bộ phận Sẽ giảm bớt được số trẻ em nhập viện vì sức khoẻ tâm thần nếu nhà trường, phụ huynh học sinh có ý thức trong tổ chức, điều khiển hoạt động học tập cho học sinh tiểu học; Sẽ không còn phải đau lòng với việc trẻ bị lạm dụng tình dục nếu biết khuyến khích các em kể lại bất cứ sự việc rắc rối nào và trình báo tất cả các trường hợp nghi ngờ cho những người có trách nhiệm; Sẽ giảm bớt sự xâm hại về thân thể và tinh thần trẻ ở trường và tại gia đình… nếu có được sự chung sức của toàn xã hội, trong đó đặc biệt là nhà trường và sự phối hợp cùng gia đình. Một mô hình mới - Tư vấn tâm lý học đường - giúp trẻ em giải tỏa những khúc mắc, khó khăn trong học tập, tình cảm, quan hệ gia đình, bạn bè… hạn chế những khó khăn tâm lý cho học sinh; bên cạnh đó, tư vấn tâm lý học đường có thể tư vấn cho phụ huynh học sinh hiểu hơn về sự phát triển tâm sinh lý của trẻ, sớm phát hiện và có biện pháp tác động kịp thời tới con em họ nhằm hạn chế những ảnh hưởng xấu trong sự phát triển tâm lý trẻ. Để việc tư vấn học đường trở thành một hoạt động chuyên nghiệp trong nhà trường, đáp ứng kịp thời một nhu cầu thực tiễn của học sinh tiểu học, nâng cao đời sống tinh thần, giúp các em có được những mối quan hệ tốt đẹp trong nhà trường, góp phần xây dựng một môi trường học đường thân thiện, rất cần được sự quan tâm, hỗ trợ đồng bộ từ nhiều phía nhằm khai thác tối đa các nguồn lực có thể hỗ trợ cho hoạt động này trong nhà trường hiện nay. Về phía nhà trường: Nhà trường là nơi trực tiếp tổ chức hoạt động tư vấn, cũng là nơi trực tiếp quản lý học sinh - những đối tượng của hoạt động tư vấn. Chính nhà trường, ban giám hiệu và đội ngũ thầy cô giáo là những người hiểu rõ nhất về thực trạng học sinh của mình, về những nhu cầu cần được hướng dẫn, chia sẻ kịp thời về các mặt tâm lý. Vì vậy nhà trường cần tích cực, chủ động 25
  4. trong việc đề xuất hình thành phòng tư vấn tâm lý. Lãnh đạo nhà trường cần phải hỗ trợ tối đa trong khả năng hiện có về cơ sở vật chất, phòng ốc, điều kiện làm việc để hoạt động tư vấn được thuận lợi và tạo tâm lý thoải mái cho những người tham gia công tác tưvấn, cho học sinh. Ban giám hiệu cũng là người có khả năng huy động các nguồn lực từ phụ huynh học sinh để hỗ trợ cho hoạt động này và là cầu nối cho nhà tư vấn với hội phụ huynh học sinh. Ngoài ra, trong mọi chiến lược, kế hoạch xây dựng nhà trường phát triển, không thể thiếu nội dung xây dựng và phát triển hoạt động tư vấn học đường, xem đó là một bộ phận không thể thiếu của nhà trường. Nhà trường cũng chính là nơi sẽ đề xuất các kiến nghị, các giải pháp có liên quan lên các cấp quản lý ở trên để góp phần hoạch định các quy chế, quy định, chính sách hợp lý để phát triển và hoàn thiện tư vấn học đường. Các giáo viên cũng cần nhận thức được rằng tư vấn là một hoạt động bình thường và tất yếu trong nhà trường, phòng tư vấn và chuyên viên tư vấn là một bộ phận của nhà trường, để tránh thái độ kỳ thị đối với người làm công tác tư vấn và những học sinh có nhu cầu tư vấn. Về phía các nhà tư vấn: Cần được chuyên nghiệp hóa từ chuyên môn nghiệp vụ đến phong cách làm việc đề tạo độ tin cậy, không phải chỉ đối với học sinh, mà đối với nhà trường, với phụ huynh học sinh và cả đối với xã hội. Những người làm công tác tư vấn cần có sự thống nhất với nhà trường trong mục tiêu phát triển học sinh, để từ đó cùng với nhà trường góp phần giáo dục học sinh qua công tác tư vấn. Cần nắm rõ các hoạt động được tổ chức trong nhà trường để kết hợp lồng ghép hoạt động tư vấn vào các hoạt động chung, phối hợp chặt chẽ với giáo viên để nắm bắt thông tin kịp thời, giao tiếp tốt với đội ngũ giáo viên để có thể tiến hành các liệu pháp cho học sinh một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, nhà tư vấn cũng nên gắn bó với hội phụ huynh học sinh, thống nhất quan điểm của nhà tư vấn không chỉ với nhà trường mà còn với cha mẹ các em. Về phía học sinh: Các em học sinh vừa là đối tượng vừa là chủ thể trong hoạt động tư vấn học đường. Các em cần ý thức được quyền được hỗ trợ từ phòng tư vấn học đường và từ các tư vấn viên. Các em nên mạnh dạn tham gia các hoạt động do bộ phận tư vấn học đường tổ chức, mạnh dạn tiếp xúc với chuyên viên tư vấn và tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần. Ngoài ra, các em cần có thái độ đúng đắn với những bạn có tiếp xúc với nhà tư vấn, không nên coi các bạn là 26
  5. “có vấn đề”, chọc ghẹo, phân biệt đối xử. Và nên sẵn sàng hỗ trợ nhà tư vấn khi có yêu cầu. Về phía phụ huynh học sinh: Trong phần lớn trường hợp, nếu bản thân cha mẹ không thay đổi cách ứng xử với con mình trong gia đình hoặc cha mẹ có quan điểm mâu thuẫn hay khác biệt thì liệu pháp của nhà tư vấn coi như thất bại. Vì thế phụ huynh cần có sự thông hiểu hoạt động tư vấn học đường, chấp nhận quan điểm của nhà tư vấn, chia sẻ thông tin kịp thời, cùng phối hợp thực hiện để có được kết quả tốt nhất. Hội phụ huynh học sinh cần hỗ trợ tối đa phương tiện, thông tin cho công tác tư vấn, gắn kết nhà tư vấn với từng cha mẹ học sinh. Về phía phương tiện thông tin đại chúng: Để hoạt động tư vấn học đường nhận được sự đồng thuận và hỗ trợ từ nhiều phía, không thể không kể đến vai trò của các phương tiện truyền thông đại chúng. Báo chí, phát thanh, truyền hình luôn là phương tiện hỗ trợ tốt cho việc cung cấp thông tin cho xã hội và xây dựng những dư luận đồng thuận trong xã hội. Vì vậy các cơ quan báo đài cần dành sự quan tâm hơn nữa cho hoạt động tư vấn học đường trên các trang, mục có liên quan đến lĩnh vực giáo dục. Tư vấn học đường còn có thể là một chuyên mục thu hút sự hấp dẫn của nhiều đối tượng, các cơ quan báo đài có thể thông qua đó gióng lên những tiếng chuông báo động về thực trạng xã hội, thực trạng giáo dục. Cơ quan báo đài cũng là nơi chuyển tải thông tin phản hồi của học sinh, của phụ huynh cho nhà tư vấn, phản hồi những đề xuất, kiến nghị từ hoạt động tư vấn học đường thực tiễn cho các cấp quản lý, các nhà hoạch định chính sách. Kết luận: Chăm sóc đời sống tinh thần cho học sinh tiểu học là một việc làm rất quan trọng, cần được xã hội đặc biệt quan tâm. Đã đến lúc phải hành động, vì một tương lai tươi sáng hơn cho trẻ em. Bên cạnh sự chung vai góp sức của toàn xã hội, các nhà trường tiểu học hãy đi đầu, đặt nền tảng ban đầu cho sự thay đổi thói quen của người Việt-tập cho trẻ thói quen biết chia sẻ những điều bất ổn thầm kín của mình. Qua sự chia sẻ đó giúp các em giải quyết hoặc có biện pháp can thiệp hợp lí, ngăn chặn các em đi đến những hành động dại dột, đồng thời tạo được một môi trường học tập lành mạnh cho trẻ. hướng tới xây dựng một nền giáo dục “hoàn hảo” - nền giáo dục biết quan tâm đến suy nghĩ, tình cảm, nội tâm của người học cần có đội ngũ những chuyên gia tâm lý thực thụ trong các nhà trường tiểu học để đảm nhận những trọng trách này. Một khi tiến hành kiên trì, liên tục sau này khi các em lớn lên, chúng ta sẽ có một thế hệ mới có thói quen sống biết quan tâm đời sống tâm lí của mình ngang bằng với việc bảo vệ sức khỏe, thể chất./. 27
  6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Thị Minh Đức, Đỗ Hoàng, Tham vấn học đường-nhìn từ góc độ Giới, Tạp chí Tâm lý học số 11/2006, trí nhớ 45-51. 2. Giáo dục hay xâm hại. Nghiên cứu về trừng phạt thân thể và tinh thần trẻ em tại Việt Nam 2005. Công trình do Viện Khoa học dân số, gia đình và trẻ em, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Thuỵ Điển, Tổ chức Plan,… phối hợp nghiên cứu. 3. Liên hiệp phát triển tâm lý học đường quốc tế, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế tâm lý học đường lần thứ 5: “Phát triển tâm lý học học đường trên thế giới và ở Việt Nam”, NXB Thông tin và truyền thông, 2016. 4. www.sharevn. org/www.tuvantamly.com.vn 28
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2