Hãy là chính mình - Tư vấn tâm lý học đường
lượt xem 156
download
Tài liệu Tư vấn tâm lý học đường - Hãy là chính mình có nội dung được chia thành các phần sau: phần 1 - gia đình; phần 2 - bạn trẻ suy nghĩ gì về giá trị sống, nói về mình, tìm bản sắc của mình; phần 3 - chuyện học hành hướng nghiệp; phần 4 - tình bạn, tình yêu. Mời các bạn cùng tham khảo Tài liệu chi tiết hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hãy là chính mình - Tư vấn tâm lý học đường
- TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG HÃY LÀ CHÍNH MÌNH Tác giả: ThS.Nguyễn Thị Oanh LỜI NÓI ĐẦU Tiếp tục hai tập Tư vấn tâm lý học đường của tác giả Nguyễn Thị Oanh đã xuất bản, tập 3 – HÃY LÀ CHÍNH MÌNH giới thiệu đến bạn đọc những câu hỏi đáp đã đăng tải trên Phụ nữ Chủ nhật trong năm 2008. Điều lý thú là, thứ tự các mối quan tâm của bạn đọc vẫn giống như các năm trước: – Gia đình: chiếm tỉ lệ 35% (năm ngoái 25%), với nhiều thắc mắc có phần nghiêm trọng. – Cảm nghĩ về bản thân và các giá trị sống 25% (năm ngoái 19%). – Chuyện học hành, hướng nghiệp 21% (năm ngoái 13%) và được quan tâm một cách rất nghiêm
- túc. – Tình bạn, tình yêu 17% (năm ngoái 13%) Tất cả đều là những cuộc đối thoại rất cởi mở, quan niệm phóng khoáng nhưng cũng đậm chất Á đông, thể hiện tinh thần làm việc nghiêm túc và đầy trách nhiệm của thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh – người bạn gần gũi của giới trẻ trong nhiều năm qua. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. NHÀ XUẤT BẢN TRẺ PHẦN I: GIA ĐÌNH PHẦN II. BẠN TRẺ SUY NGHĨ VỀ GIÁ TRỊ SỐNG, NÓI VỀ MÌNH, TÌM BẢN SẮC CỦA MÌNH PHẦN III. CHUYỆN HỌC HÀNH, HƯỚNG NGHIỆP PHẦN IV. TÌNH BẠN, TÌNH YÊU Created by AM Word2CHM
- PHẦN I: GIA ĐÌNH TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH CON CÁI VỚI CHA MẸ Cũng như năm trước câu chuyện của trẻ xoay quanh vấn đề bị “úm” quá nên xin làm “con nhà nghèo” hay được ra riêng. Rồi chuyện khổ vì học. Nhưng nghiêm trọng hơn là trẻ đặt vấn đề về sự thiếu trung thực của cha mẹ và yêu cầu xét lại từ “hy sinh”. Đáng buồn hơn là bài “Khoảng cách” của một người mẹ mà các em cũng đáp lại mạnh mẽ. Đơn giản bi kịch xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về tâm lý chung và tâm lý lứa tuổi. Nhưng không nỗi buồn nào lớn bằng sự rạn nứt của gia đình, không có sự thất vọng nào tác động đến niềm tin của tuổi trẻ bằng sự chia ly của cha mẹ. Nói dối không hẳn xấu?
- Cháu thất vọng về b a cháu lắm cô ạ. Thỉnh thoảng b a hay nói dối mẹ. Có những chuyên xảy ra, có cháu và b a cùng chứng kiến, nhưng sau đó mẹ hỏi thì b a lại kể không đúng sự thật. Cháu trách thì b a b ảo, nói dối không hẳn xấu, nhưng nói dối như thế nào để không b iến mình thành kẻ lừa dối, mà chỉ là tránh nói những sự thật, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý, tình cảm người thân của mình. Ba nói dối vì b a không muốn mẹ b uồn, nghĩ ngợi. Ba cháu nói vậy có phải là b ao b iện không cô? Đôi lúc ta bắt buộc phải nói sai sự thật để người thân không buồn. Ví dụ như lỡ mất một số tiền, hay người thân lâm bệnh hiểm nguy và họ chịu không nổi sự thật. Nhưng theo kiểu cháu nói, hình như ba cháu dối mẹ cháu một cách có “hệ thống”. Cô nghĩ điều đó không nên, nhất là trong trường hợp ba hay anh em cháu có thiếu sót với mẹ. Như thế cũng là đánh giá thấp mẹ cháu (cho rằng mẹ yếu ớt) và đặt mẹ ra ngoài vòng bí mật của gia đình. Khi nói dối trở thành một thói quen, cho dù ở mức độ nào cũng không tốt. May là cháu nhận thấy vấn đề.
- Thiếu trung thực… tạm thời Nên xét lại từ “hy sinh” Cháu giống như… cây kiểng Thèm được… nghèo! Cháu muốn sống riêng Không được chơi Mệt vì chuyển trường Trường công, trường tư Ba mẹ bắt cháu… lấy chồng ... Created by AM Word2CHM
- Thiếu trung thực… tạm thời TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN I: GIA ĐÌNH Cháu học giỏi các môn xã hội, nhưng không giỏi các môn tự nhiên. Cháu không có hứng thú với những môn học này và thường rất chật vật mới đạt điểm trung b ình. Ba mẹ thuê gia sư về dạy kèm cho cháu, cháu cũng khá hơn chút đỉnh. Gần đây, b a cháu “chỉ đạo” cho cô gia sư là dạy cháu ôn lại kiến thức cũ, học và giải trước b ài mới, làm thay cháu những b ài tập về nhà để giúp nâng cao điểm cho cháu. Cô gia sư có vẻ không vui, cô khuyến khích cháu tự làm những b ài tập ấy, có cô kèm cặp. Đến lượt b a cháu không vui, b a b ảo cô nhận tiền lương b a trả mà trái lời b a. Cô nói với cháu: “Cô không muốn dạy em sự thiếu trung thực!”. Bây giờ cháu phải làm thế nào hả cô? Mình thiếu trung thực tạm thời, rồi khi vượt qua thời điểm khó khăn, mình sẽ trung thực trở lại thì đâu ảnh hưởng nhiều hả cô? Cô đồng quan điểm với cô gia sư của cháu, vì cô ấy giúp cháu có kiến thức thật. Theo cô, nếu cháu
- có điểm trung bình, khỏi thi lại mà kiến thức là của cháu thì tốt hơn. Sự trung thực là đức tính cần thiết của một con người, không thể lúc có, lúc không. Từ thiếu trung thực trong chuyện nhỏ có thể dẫn đến thiếu trung thực trong việc lớn. Dân dà, nó trở thành tính cách con người, có thể sẽ gây ra những hậu quả rất đáng tiếc. Cô cũng mừng vì cháu nhận ra vấn đề, nhưng thật tội nghiệp cho cháu vì phải ở trong thế… “kẹt”. Cháu cứ xử sự theo cách mà cháu thấy là phù hợp nhất vào thời điểm này. Nhưng cô mong cháu giữ xác tín rằng, sự trung thực là điều quý nhất trên đời. Có khi mang tiếng là không vâng lời người lớn những giữ được những giá trị riêng của mình cũng đáng quý. Created by AM Word2CHM
- Nên xét lại từ “hy sinh” TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN I: GIA ĐÌNH Đôi khi cháu ước mơ được đến một đảo hoang vào đó để sống một mình, không lo âu, suy nghĩ không b ị áp lực học hành. Cháu mới 16 tuổi mà đã chán cuộc sống này cô ạ. Cháu chẳng mấy khi được thảnh thơi, lúc nào cũng học, rảnh một tí là học, học võ, piano, vẽ… b a mẹ muốn cháu trở thành thiên tài thì phải. Còn cháu chỉ muốn làm một người b ình thường, không ai chú ý càng tốt. Ba mẹ luôn nói hy sinh vì con”, dành dụm, nhịn ăn để chúng cháu được học hành. Nhưng b a mẹ không b iết rằng, chúng cháu dù không thích, nhưng cũng hy sinh vì b a mẹ, chịu khó học tất cả những gì người lớn muốn. Trong khi cháu đôi lúc chỉ muốn sống cho mình, vì mình. Cô thấy chúng ta nên nghiêm túc xét lại từ “hy sinh“ không? Cô nhận khá nhiều thư tương tự như thư của cháu. Cha mẹ nào cũng muốn con mình hoàn hảo và thành đạt trong cuộc sống. Nhưng điều mà mỗi chúng
- ta cần chính là hạnh phúc. Hạnh phúc là làm được điều chúng ta mong muốn, là sống có ý nghĩa, sống có ích theo cách riêng của mình. Không phải có thật nhiều tiền hay làm ông to bà lớn là hạnh phúc. Cha mẹ cháu cũng như nhiều cha mẹ khác bị cuốn hút bởi trào lưu chung hiện nay, muốn con thực hiện ước mơ mà trước kia mình không đạt được. Và không ít cha mẹ đã nghĩ con mình như cái máy, bắt chúng làm cái này cái kia theo ý mình. Họ nghĩ rằng như vậy là thương con, họ quên rằng con cái cũng có những ước mơ, nhu cầu, năng khiếu và sở thích riêng. Chữ hy sinh dùng ở đây cũng đúng, nhưng không phải vì con mà vì mình. Cháu nên lấy hết can đảm để tâm tình với cha mẹ. Cô hy vọng ba mẹ sẽ hiểu tâm tư, nguyện vọng của cháu. Created by AM Word2CHM
- Cháu giống như… cây kiểng TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN I: GIA ĐÌNH Cháu là con trai, 16 tuổi rồi. Hồi còn nhỏ, cháu là thằng b é vui tươi, sinh động. Còn b ây giờ, cháu như một người câm điếc. Nhà cháu có hai chị em, gia đình khá giả. Chúng cháu ở trong khu nhà kín cổng cao tường, đi học và về nhà đều được cha mẹ đưa đón, chẳng có phút vào tự do mà giao du với b ạn b è. Đi đâu b a mẹ cũng đưa đi, mua gì chỉ việc yêu cầu là có. Cháu không được chạy nhảy, đá b anh, đạp xe. Tuổi này mà cháu không b iết xài tiền. Ba mẹ b ảo chúng cháu sướng, muốn gì có đó nhưng cháu chỉ muốn đi nhà sách một mình cũng không được. Nói chuyện với cha mẹ thì lúc nào cũng nghe những lời răn đe, giảng đạo đức. Cháu không còn niềm vui nào khác là giam mình vào phòng riêng, lên mạng chơi game, cháu chít với b ạn b è… Riết rồi cháu cũng chẳng có nhu cầu nói chuyện, gặp gỡ ai vì chẳng b iết nói gì… Khi ấy, b a mẹ lại b ảo cháu là “vụng về, nhạt nhẽo”… cháu không hỏi cô “cháu phải làm sao?”, mà cháu chỉ muốn tâm sự
- với cô thôi, để cô nói trên b áo cho b a mẹ cháu và những ai như b a mẹ cháu rút kinh nghiệm… Cô rất thông cảm với hoàn cảnh hiện tại của cháu và cũng phần nào hiểu được biện pháp “giữ gìn” con của ba mẹ cháu. Cuộc sống, xã hội đang phát triển với tốc độ nhanh, mang đến nhiều thành quả, tiến bộ lẫn những yếu tố nguy cơ. Ba mẹ sợ cuộc sống phức tạp khiến cháu dễ hư, ảnh hưởng bạn bè không tốt, nên đã “giữ” con theo kiểu cách ly cho “chắc ăn” mà không lường hết những hệ quả tai hại. Tuổi của cháu cần bạn bè, cần giao tiếp, từng bước cọ xát với thực tế muôn mặt của cuộc sống để hình thành kinh nghiệm, tạo được sức đề kháng để phát triển, trưởng thành. Cháu lựa lúc thuận tiện để bày tỏ với cha mẹ về tâm tư của mình, thật thẳng thắn và chân thành trên cơ sở nội dung như đã bộc bạch với cô. Hy vọng cha mẹ cháu sẽ nhận ra sự sai lầm trong cách nuôi dạy con của mình. Cô cũng mong các bậc phụ huynh sẽ đọc thấy tâm sự này của cháu, mong các vị trao đổi với nhau thêm. Nhưng cũng đề nghị các cháu đang ở
- trong trường hợp giống vậy, đừng chịu đựng một cách thụ động. Sống như vậy, ngộp chết và trở thành cây kiêng như cô đã từng nói. Hãy “phản kháng hòa bình và êm dịu” bằng cách khéo léo, tế nhị bày tỏ với cha mẹ tâm tư của mình. Created by AM Word2CHM
- Thèm được… nghèo! TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN I: GIA ĐÌNH Cô ơi, nếu nhìn từ b ên ngoài, đúng ra cháu chẳng có lý do gì để b uồn phiền, thế mà giờ đây cháu đang chán sống. Mới 16 tuổi mà cháu chẳng thấy cuộc sống tươi đẹp chút nào. Nhà cháu giàu có, b a mẹ cháu là người có đa vị, chị em cháu được học ở trường quốc tế… So với các b ạn, cháu quả thuật lợi, sung sướng, thế mà cháu lại cảm thấy rất b uồn. Ba mẹ cháu thành đạt, nổi tiếng nhưng suốt ngày b ận rộn, về nhà thỉ mệt mỏi, ít trò chuyện với con cái. Chị cháu là sinh viên năm thứ hai, b ận học, có những mối quan tâm khác với cháu, nên hai chị em ít nói chuyện với nhau. Cháu thấy rất cô đơn cô ạ. Cháu thèm được như các b ạn nghèo, mặc áo vá, làm việc cực khổ phụ cha mẹ để cảm thấy mình có ích, được yêu thương. Cháu chỉ còn b iết đọc sách, xem phim để chạy trốn cuộc sống thực tại. Cô chia sẻ nỗi chán chường của cháu. Cô càng buồn hơn khi nhận được nhiều thư của các bạn
- trẻ khác “muốn thành con nhà nghèo” như cháu. Do bị cuốn hút vào chuyện làm ăn, nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng cung phụng cho con vật chất là đủ. Họ không ngờ, họ đang “bỏ đói” con mình. Mà suy dinh dưỡng về… tinh thần, cảm xúc, có thể để lại di chứng suốt đời. Có bao giờ cháu nhẹ nhàng đặt vấn đề với cha mẹ và chị không? Cô nghĩ cháu nên thử. Biết đâu cha mẹ không hay biết gì về suy nghĩ của cháu. Tuy nhiên, cô muốn nhắc cháu một chuyện. Tâm lý lứa tuổi của cháu dễ buồn chán, dễ cảm thấy cô đơn. Do đó, yếu tố chủ quan cũng dễ tác động. Nhưng có một điều làm cô vui mừng là cháu mong muốn “thấy mình có ích”. Làm điều có ích thật ra chính là nguồn vui lớn nhất. Nếu không làm được gì cho cha mẹ, cháu hãy hướng về những trẻ em nghèo, mồ côi, khuyết tật hay nạn nhân chất độc màu da cam. Các em ấy chắc chắc không chỉ cô đơn hơn cháu mà còn thiếu thốn về vật chất, có khi đau đớn vẻ thể xác nữa. Lắm khi chỉ một cái vuốt ve, một cuộc trò chuyện thân tình sẽ đem lại cho các em niêm vui lớn. Cháu hãy tìm tới các phong trào tình nguyện của giới trẻ để tham gia. Cô nghĩ cha mẹ sẽ không phản đối nếu cháu làm việc này.
- Hãy lăn xả vào hoạt động xã hội thay vì “chạy trốn cuộc sống”, chắc chắn cháu sẽ tìm được niềm vui. Chúc cháu can đảm lên. Created by AM Word2CHM
- Cháu muốn sống riêng TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN I: GIA ĐÌNH Cháu 18 tuổi, sinh viên năm thứ nhất đang sống cùng b a má và hai em gái. Cháu là con trai duy nhất trong nhà nên được b a ná hết mực cưng chiều. Chính vì b a má chiều chuộng, quan tâm quá mà cháu muốn dọn ra ngoài ở riêng. Cháu sẽ làm thêm để kiếm tiền trả tiền trọ. Cháu muốn sống tự lập, chứng tỏ b ản lĩnh thanh niên, không muốn phụ thuộc cha mẹ. Nhưng má cháu khóc lóc như thể cháu… sắp chết. Bà không muốn cháu b ỏ nhà ra đi, mà cháu có b ỏ đâu, cháu chỉ muốn sống tự lập, thoát khỏi sự kìm kẹp thái quá của cha mẹ. Cháu có lỗi không nếu nhất quyết thực hiện dự định? Ý muốn sống tự lập của cháu là rất tốt. Ở các nước, chuyện này hoàn toàn bình thường với các bạn trẻ. Ở nước ta, chuyện con cái tuổi vị thành niên, thậm chí đã trưởng thành nhưng chưa lập gia đình mà rời cha mẹ, ra ở riêng còn quá mới. Để khỏi gây sốc, cô đề nghị cháu nên đi từng
- bước. Ban đầu cháu tìm việc làm, để dành tiền, tự mua sắm riêng mà không cần xin tiền gia đình. Khi chuẩn bị ở trọ, cháu nên thắng thắn trình bày nguyện vọng của mình để cha mẹ hiểu. Khi đã ở riêng, thỉnh thoảng cháu nên mua cái gì đó để đóng góp cho gia đình. Mọi việc tốt đẹp, mẹ sẽ thấy cháu đã trưởng thành, và từ từ tin tưởng cháu hơn. Nếu có những chương trình tình nguyện mùa hè, cháu cũng nên tham gia để gia đình quen dần với sự vắng mặt dài ngày của cháu. Created by AM Word2CHM
- Không được chơi TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN I: GIA ĐÌNH Cháu đang sống chung với gia đình cô chú để tiện việc học hành. Cô chú của cháu rất hà khắc, không cho cháu xem tivi, đồ chơi, tham dự sinh thật b ạn b è… Cháu b iết cô chú quan tâm, sợ cháu lo ra không chuyên tâm học hành, nhưng như thế b ất công quá. Cháu b iết học là quan trọng nhất, nhưng không lẽ chỉ học mà không vui chơi, giải trí? Cô chú cũng phải cho cháu gặp gỡ, vui với b ạn b è vào các, ngày nghỉ, sinh nhật hoặc lễ hội chứ? Ba mẹ cháu lại đồng tình với cô chú cháu b uồn b ức quá. Theo cô, cháu phải làm sao để giải quyết chuyện này? Cô chia sẻ nỗi bức xúc của cháu. Học sinh, sinh viên cần vui chơi giải trí, gặp gỡ bạn bè để thư giãn sau những giờ học căng thẳng. Như cô chú của cháu thì hơi quá. Nhưng cô hỏi thật nhé: cháu có điều gì khiến người lớn phải khắt khe dữ vậy? Cái nick name của cháu làm cô nghĩ cháu hơi
- lãng mạn, khiến cha mẹ cháu lo âu khi cháu ở xa. Nhưng thật ra, người ta có thể nhốt người nào đó trong cái rọ chứ không thể nhốt tâm hồn họ. Cháu nên khéo léo đặt lại vấn đề với cha mẹ, hứa và chứng minh với họ là cháu sẽ không sai phạm. Cô nghĩ, có thể quyết định của cô chú xuất phát từ cha mẹ cháu. Cháu nên nhờ một người lớn trong gia đình can thiệp và giải thích rằng, cách làm này gây ức chế tâm lý cho cháu, không có lợi cho việc học hành. Created by AM Word2CHM
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chương 8 - Đường lối đối ngoại
33 p | 1323 | 410
-
Bằng lý luận và thực tiễn, hãy chứng minh luận điểm Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc là một sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh
1 p | 3724 | 219
-
Tìm hiểu về Sự va chạm của các nền văn minh
485 p | 384 | 137
-
Lịch sử hay chính sách
28 p | 172 | 42
-
Tín dụng với hộ gia đình nghèo tại Ngân hàng chính sách Xã hội - 5
10 p | 115 | 39
-
Văn minh Ấn Độ đế chế Gupta
16 p | 220 | 31
-
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - Hồ Chí Minh(1945-1954): Phần 1
110 p | 266 | 30
-
Chứng minh thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý - 1
8 p | 174 | 18
-
Khát vọng được là chính mình: Người chuyển giới ở Việt Nam – những vấn đề thực tiễn và pháp lý
112 p | 151 | 16
-
Phải tập trung khi học (Phần 2)
6 p | 97 | 10
-
Pháp xâm lược Nga
9 p | 110 | 10
-
Charlemagne ( Vị vua trên lá bài già cơ )
31 p | 184 | 9
-
Khi đồng minh tháo chạy Phần 4 - Chương 14 Rước của nợ hay được của có ?
36 p | 75 | 9
-
Hãy luôn thanh thản trong công việc
4 p | 76 | 8
-
Đánh giá khả năng cạnh tranh giày dép trong điều kiện hội nhập AFTA - 8
11 p | 92 | 7
-
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ tại Thành phố Hồ Chí Minh - Những tập thể và cá nhân có thành tích thực hiện tốt cuộc vận động năm 2009-2010: Phần 1
145 p | 80 | 6
-
Nhật Bản với việc tiếp thu văn minh Trung Quốc và tác động của nó đối với tiến trình lịch sử Nhật Bản
6 p | 33 | 4
-
Trọng nông và thơ về nông nghiệp của vua Minh Mạng
6 p | 30 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn