intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tức giận cũng phải... học

Chia sẻ: Heo Meo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

111
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mọi người đều cần học cách kiểm soát cơn nóng giận của mình, nhất là những người làm cha mẹ, có rất nhiều chuyện có thể khiến bạn bực mình nhưng biết cách kiềm chế sẽ giúp bạn nuôi dạy con tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tức giận cũng phải... học

  1. Tức giận cũng phải... học Ảnh: Images
  2. Mọi người đều cần học cách kiểm soát cơn nóng giận của mình, nhất là những người làm cha mẹ, có rất nhiều chuyện có thể khiến bạn bực mình nhưng biết cách kiềm chế sẽ giúp bạn nuôi dạy con tốt hơn. Tất nhiên, không phụ huynh nào có thể tránh khỏi những lúc “phát điên” lên vì sự phá phách hay bướng bỉnh của trẻ nhỏ. Nhưng chính trẻ nhỏ lại mang đến cho bạn những bài học quý giá về cách kiềm chế và vượt qua cơn tức giận. Tính cách này không chỉ giúp bạn làm tấm gương sáng cho con mình mà còn mang lại nhiều điều tích cực cho công việc và cuộc sống của bạn. Sau đây là một vài mẹo nhỏ giúp phụ huynh kiểm soát sự tức giận đối với con cái: 1. Đặt mình vào vị trí của con Hãy nhớ lại rằng thời thơ ấu bạn đã mong đợi những gì và đã buồn như thế nào nếu không nhận được sự cảm thông từ người lớn. Chẳng hạn, khi con bạn tỏ ra không thích ngồi
  3. vào bàn ăn, bạn dỗ dành mãi mà bé vẫn không chịu nghe theo, đừng phát cáu lên và la mắng bé, điều này sẽ khiến cho tình hình càng tồi tệ hơn. Hãy bình tĩnh và nhớ lại rằng lúc nhỏ bạn cũng đã từng biếng ăn như vậy và bạn mong đợi gì từ cha mẹ mình? Tất nhiên đó không phải là những lời la mắng hay ép buột, bạn thích những lời nói nhẹ nhàng, những câu chuyện hay trò chơi thú vị trong lúc giờ ăn. Hãy áp dụng điều này với con của bạn. 2. Đừng làm gì trong cơn nóng giận Nếu tình hình rất “căng” và bạn khó có thể kiềm chế thì cũng không nên có những hành động bộc phát để rồi sau đó phải hối tiếc. Không ít phụ huynh vì quá nóng giận mà cư xử thô bạo hoặc làm tổn thương con mình để rồi sao đó phải dằn vặt bản thân vì trẻ nhỏ không đáng bị như vậy. Sự bình tĩnh sẽ giúp bạn có được những giải pháp tích cực và khéo léo nhất trong mọi tình huống. Một khi bạn quá tức giận và khó chịu vì hành động nào đó của trẻ, đừng vội phản ứng hay đưa ra hình phạt ngay lúc đó, hãy dành 5 phút suy nghĩ và “hạ hoả”, sau đó phân tích, giảng giải, có
  4. thể kèm theo một hình phạt để bé hối hận vì những gì bé đã gây ra và thay đổi một cách “tâm phục khẩu phục”. Những cách cư xử nóng nảy của cha mẹ không chỉ làm tổn thương con trẻ mà chưa chắc có thể khiến bé thay đổi. 3. Tức giận cũng phải… học Cơn giận dữ quả là điều vô cùng đáng sợ và trong khi tức giận, dường như bạn luôn muốn bùng nổ ngay lập tức nhưng điều này thật chẳng nên tí nào, nhất là khi nó lại xảy ra với những người thân yêu của bạn. Trong lúc tức giận, hầu như người ta không thể làm tốt bất cứ điều gì và thường cảm thấy hối tiếc về những gì mình đã làm trong lúc tức giận. Bạn đừng tự cho rằng mình là người nóng tính và không thể kiểm soát được cơn tức giận của mình. Thực chất, mọi thứ đều có học học được, kể cả cách kiểm soát cơn tức giận. Nếu bạn thực sự muốn thay đổi và hoàn thiện mình thì không gì là không thể, bạn có thể học hỏi những người xung quanh, tham khảo qua các sách tâm lý thay thậm chí là tìm một chuyên gia tâm lý để giúp đỡ bạn. Đừng để con
  5. trẻ bị tổn thương từ cách cư xử nóng nảy của bạn và nên nhớ, trẻ nhỉ rất dễ học theo sự nóng tính của cha mẹ chúng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2