YOMEDIA
ADSENSE
Tục 'Juê nuê' trong hôn nhân của người Êđê
291
lượt xem 61
download
lượt xem 61
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Juê nuê [1] là một luật tục cổ truyền, tồn tại đã khá lâu và bền vững trong hôn nhân của người Êđê. Nét nổi bật trong quy tắc hôn nhân của đồng bào được quy định cho từng trường hợp với 9 điều luật và được bảo vệ nghiêm ngặt trong hôn nhân truyền thống (từ điều 97 đến điều 103 về luật hôn nhân và gia đình).
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tục 'Juê nuê' trong hôn nhân của người Êđê
- Tục 'Juê nuê' trong hôn nhân của người Êđê 1. Juê nuê [1] là một luật tục cổ truyền, tồn tại đã khá lâu và bền vững trong hôn nhân của người Êđê. Nét nổi bật trong quy tắc hôn nhân của đồng bào được quy định cho từng trường hợp với 9 điều luật và được bảo vệ nghiêm ngặt trong hôn nhân truyền thống (từ điều 97 đến điều 103 về luật hôn nhân và gia đình). Đây là một kiểu tập quán hôn nhân (quy định cho chị em vợ và anh em chồng) có truyền thống từ xa xưa. Luật tục quy định rõ “rầm sàn gẫy thì phải thay, giát sàn nát thì phải thế, chết người này phải nối bằng người khác”. Bởi đồng bào sợ rằng: “gia đình sẽ tan tác ngoài nương rẫy, dòng họ sẽ kiệt quệ, giống nòi sẽ khô kiệt như những dòng suối cạn nước, kẻo tuyệt nòi không còn con cháu nữa”, vì vậy, trong trường hợp chồng chết, người phụ nữ có quyền đòi hỏi nhà chồng phải thế một người em trai chồng để làm chồng mình. Ngược lại, nếu người vợ chết, chồng người phụ nữ ấy có thể lấy em gái vợ (em ruột hoặc em họ của vợ) để nối nòi. Ngoài ra, tục ]uê nuê này còn vượt ra ngoài cả phạm vi kiểu hôn nhân anh em chồng hoặc chị em vợ (người trong dòng họ vợ hoặc chồng để làm nuê). Với người Êđê, luôn xem gia đình là một “hrú mđao” (tổ ấm), nơi để cho ông bà cha mẹ và con cái cùng chia vui, xẻ buồn. Trong đó bố mẹ là nguồn sống, là hơi ấm, là nơi nương tựa của trẻ. Việc tìm cho những đứa trẻ bất hạnh ấy một người “kế” [2] để thay thế người qua đời nuôi dạy chúng là điều cần thiết. Hơn nữa tục Juê nuê không những tìm mẹ (hoặc cha) làm chỗ dựa tinh thần cho những đứa trẻ bất hạnh, tìm bạn đời cho người còn lại mà người này có nhiệm vụ thay người xấu số chăm sóc con cái, quản lý tài sản, đất đai (nếu có) và duy trì gia đình như nó vốn có. Đồng thời, vẫn tiếp tục giữ mối quan hệ thân tình, bền vững mà hai gia đình đã tạo dựng từ trước đến nay. Trong thực tế, chúng tôi thấy đa số những người vợ (hoặc chồng) nuê ấy đứng ra thay người đã khuất để đảm nhiệm vai trò nuê này một cách tự nguyện[3]. Tục ]uê nuê được xem như là một luật tục bình thường, hiển nhiên và được cộng đồng thực hiện một cách tự nguyện như mọi luật tục khác trong hôn nhân truyền thống từ bao đời nay. Trường hợp người nuê chênh lệch quá về tuổi tác thì họ chỉ là vợ chồng trên danh nghĩa, trường hợp này cũng đã được luật tục điều chỉnh và quy định rõ ràng: “Nếu người goá đã đứng tuổi mà người thay thế còn nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu làm vợ (chồng), thì người goá phải có trách nhiệm nuôi nấng, dạy bảo nuê như một đứa trẻ bình thường khác” (điều 99, điều 100, điều 101 trong luật tục hôn nhân và gia đình). Luật đã quy định người góa phải “Biết che chở, chờ đợi nuê, đến một lúc nào đó nuê sẽ làm được nhiệm vụ nối tiếp giống nòi”. Như vậy, tùy theo từng trường hợp, mỗi một trường hợp khác nhau luật tục có những quy định khác nhau về việc Juê nuê (trường hợp vợ nuê,
- chồng nuê quá nhỏ, hoặc người còn lại đã quá già yếu thì phải tìm một người tương xứng với nuê để thay thế mình làm chồng (hoặc vợ) nuê. Nếu ai vi phạm những điều đã quy định trên thì coi như đã vi phạm luật tục). Việc duy trì và bảo vệ gia đình mẫu hệ không chỉ biểu hiện ở tục Juê nuê mà còn thể hiện trong quan hệ giữa các chị em gái ruột, và con cái của họ nữa. Trong tộc mẹ, những người phụ nữ luôn luôn xem những đứa con của các chị em gái ruột hoặc chị em gái họ như con đẻ. Không những thế họ còn nuôi nấng, yêu thương và chăm sóc nó như chính con đẻ của mình. Những người phụ nữ được sinh ra cùng một mẹ hoặc một bà không chỉ gọi con mình là con (dam: con trai, con gái: anak (hoặc mniê điêt)) mà họ gọi cả những đứa con trai con gái của chị em gái mình cũng là anak (con). Tương tự như vậy, những người đàn ông cũng gọi con trai và con gái của anh em trai mình là anak. Những đứa con của chị em gái không chỉ gọi mẹ mình là amí (mẹ) mà còn gọi chị của mẹ mình là amí próng (mẹ lớn), em gái của mẹ là amí mneh và dì út thường được gọi là amí điêt hoặc amí mda (mẹ nhỏ, mẹ trẻ). Những đứa trẻ cùng bà ngoại (con của các chị em gái cùng một mẹ) đều coi nhau như anh em một mẹ. Như vậy, việc người phụ nữ trong dòng họ của vợ chấp nhận làm vợ nuê không những xuất phát từ tình yêu thương với người góa kia mà còn có trách nhiệm và tình thương đối với những đứa trẻ bất hạnh. Theo đồng bào, làm như vậy không những làm “đẹp lòng” Yang mà còn mang lại hạnh phúc cho những đứa trẻ bất hạnh, cho dòng họ và đây cũng là một trong những quy định để bảo vệ gia đình mẫu hệ. 2. Trong văn học dân gian Êđê, vấn đề Juê nuê được phản ánh khá phong phú. Điều này được nghệ nhân dân gian thể hiện rõ nhất trong khan-sử thi (khan Dam Săn, khan Khinh Jú…), một thể loại văn học có giá trị vô cùng to lớn trong nền văn hóa dân gian Việt Nam. Trong sử thi khan Dam Săn, anh hùng Dam Săn và H’Jí là đôi vợ chồng nuê. Phần đầu của khan Dam Săn, khi bà H’Bia Klu chết, dòng họ bên H’Jí thay thế bà bằng cháu cho ông Mtao Kla, H’Jí còn nhỏ chưa thực hiện được việc “kế tiếp giống nòi”, ông Mtao Kla đã chăm sóc H"Jí như những đứa cháu khác, khi người “vợ nuê” này của ông Mtao Kla thành thiếu nữ thì cũng là lúc ông “mắt đã mờ tóc bạc, như tàu lá đã héo hon, không mong gì rồi đây ông còn lấy cháu ông được. Khi nương đã cằn, rẫy đã cỗi, khi cây đã đổ, gỗ đã mục, khi ông đã già”[3] và ông không còn có thể làm chồng nàng H’Jí được nữa, nên ông đã chọn Dam Săn thay thế mình làm chồng H’Jí. Việc ông Mtao Kla chăm sóc H’Jí lúc nhỏ tuổi không những là trách nhiệm của một người chồng đối với người vợ nuê nhỏ tuổi như luật tục đã quy định, mà còn thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của một người đàn ông với vai trò là ông, là người thân trong gia đình đối với đứa trẻ đang còn dưới tuổi vị thành niên. Như vậy, tục Juê nuê không những tìm lại sự trọn vẹn của gia đình mẫu hệ, tạo điều kiện cho con trẻ không bị khủng hoảng về tình cảm, tâm lý mà còn bảo vệ của cải vật chất, bảo vệ gia đình mẫu hệ. Theo họ, có như vậy thì gia đình mới không bị “đứt dây”, người còn lại “ không bị lẻ đôi đơn chiếc”. Điều này, nếu xét trên bình diện xã hội học thì luật tục Juê nuê chưa hẳn là một luật tục lạc hậu, ấu trĩ mà nó mang tính nhân văn rất cao trong việc bảo vệ sự bền vững trong hôn nhân, đồng thời bảo vệ quyền lợi bên dòng mẹ,
- cũng có nghĩa bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ - những người thường phải chịu thiệt thòi nhiều hơn nam giới trong xã hội. 3. Hiện nay trong hôn nhân của người Êđê, tục Juê nuê vẫn còn tồn tại và vẫn được bà con áp dụng ở mức độ đậm nhạt khác nhau. Tuy nhiên, việc chấp nhận làm vợ hoặc chồng nuê đều được thực hiện một cách tự nguyện, không ép buộc. Có thể nói luật hôn nhân - gia đình nói chung và tục ]uê nuê nói riêng gắn với sự bảo vệ và duy trì gia đình mẫu hệ, trong đó cơ chế tâm linh đã chi phối các thành viên trong cộng đồng Êđê gắn bó, ràng buộc với nhau thông qua hôn nhân. Và sự gắn bó này vẫn dựa trên nguyên tắc một vợ một chồng, tôn trọng, dân chủ, tự nguyện, yêu thương và bình đẳng. _________________ Chú thích: [1] Juê nuê (hoặc m]ueâ nuê): mjueâ có nghĩa là nối, nuê: một từ dùng để gọi người vợ hoặc chồng được thay thế. [2] Juê nuê đã được quy định theo luật tục và được mọi người chấp nhận, thường trước khi di quan một ngày, người ta phải thông qua ý kiến này trước dòng họ, bà con hai họ, còn việc được chấp nhận hay không và sẽ chấp nhận với đối tượng nào, điều đó lại phụ thuộc vào người goá ấy. Dĩ nhiên người goá phải thật sự xứng đáng là người vợ, người mẹ (người chồng, người cha) của những đứa trẻ kia thì dòng họ mới tìm cho một người nuê. [3] Bản thân tôi đã từng chứng kiến cuộc hôn nhân theo kiểu Juê nuê này (1994). Người cô út của tôi qua đời lúc 36 tuổi, chị gái của cô út tôi chấp nhận làm vợ nuê của chú dượng tôi, cả hai người cùng đến với nhau tự nguyện, cô lớn tôi đã yêu thương hai đứa con của cô út như con ruột, không hề phân biệt đối xử. Hiện tại họ đã có với nhau một con gái và rất hạnh phúc. Một trường hợp khác ngay tại xã Eâa Bông, huyện Krông Ana, năm 1998 một cán bộ y tế chết vợ, anh ta kết hôn với em gái của vợ, cả hai đến với nhau tự nguyện. Hiện nay, họ đã có thêm hai đứa con và sống rất hạnh phúc cùng với 4 người con (cả con chung và con riêng). [4] Nguyễn Hữu Thấn, Đam San sử thi Êđê, Nxb KHXH, H.1988, tr. 138. Nguồn tin: Vnexpress
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn