Chương VII<br />
HÔN NHÂN<br />
1. Có được vợ giúp đỡ mới làm nên.<br />
2. Hôn nhân và gia đình.<br />
3. Bốn cộng đồng trong hôn nhân.<br />
4. Muốn cho hôn nhân được bền.<br />
5. Những trường hợp chưa nên lập gia đình:<br />
- Chưa có một quan niệm đứng đắn về hôn nhân.<br />
- Tuổi còn nhỏ.<br />
- Cơ thể không lành mạnh.<br />
- Chưa có nhà riêng.<br />
- Óc chưa già giặn.<br />
<br />
Chỉ trừ một số đào hát bóng ở Hollywood còn thì không ai không nhận rằng hôn nhân là một<br />
việc quan trọng nhất trong đời, cho nên xét phong tục dân tộc nào ta cũng thấy hôn lễ long<br />
trọng, tỉ mỉ hơn cả.<br />
Hôn nhân quan trọng vì nó định đoạt một phần lớn hạnh phúc của cá nhân mà cá nhân có<br />
hạnh phúc thì gia đình mới thịnh vượng, quốc gia mới thịnh vượng. Chu Tử nói: “Cha con yêu<br />
nhau, gốc là việc công”. Lời đó đúng, mà nếu đổi ra: “Vợ chồng yêu nhau, gốc là việc công” thì<br />
còn đúng hơn nữa, vì có vợ chồng rồi mới có con cái, có gia đình.<br />
Hôn nhân chẳng những định đoạt hạnh phúc mà còn định đoạt sự thành công của bạn nữa.<br />
Bạn mỉm cười ư? Tôi hiểu tâm lý bạn. Bạn còn trẻ, hăng hái, hoạt động, có tài, nên bạn rất tự<br />
tin, nhất định tự tạo lấy tương lai của mình, không cần nhờ vả ai hết. Thân tu mi nam tử mà lại<br />
nhờ vợ mới thành công thì chẳng tủi lắm ư? Vâng, cái hạng đào mỏ hoặc nhờ tài “ngoại giao”<br />
của vợ mà được chức phận thì bao giờ mà chẳng đáng khinh? Tuy nhiên nhờ vợ có nhiều cách<br />
và nếu đừng hiểu tiếng đó theo nghĩa xấu thì ai cũng phải nhờ vợ mới thành công được.<br />
Đã kinh nghiệm ít nhiều, đã nhận xét đời những người chung quanh và đời những danh nhân<br />
trong lịch sử, tôi thấy rằng tính tình, tài đức của người vợ ảnh hưởng rất lớn đến công việc của<br />
người chồng. Bạn có tài kinh doanh, làm ra tiền, nhưng kiếm được đồng nào, bà vợ xài hết<br />
đồng đó, thì bạn cũng khó mà phát đạt được; nếu bạn không tin bà, đích thân cai quản lấy mọi<br />
việc thì một là không còn thì giờ để kinh doanh, hai là sẽ chết sớm vì lao tâm, lao lực. Bạn có tài<br />
làm thơ, nhưng không gặp được vợ nhu mì đảm đang, nhà cửa lúc nào cũng ỉ eo, thì bạn có thể<br />
<br />
sáng tác được những bài rất chua xót đấy, song cái hứng của bạn tất cũng mau cạn. Tolstoi hồi<br />
mới cưới vợ, được hưởng hạnh phúc đầy đủ, nhờ vợ chép bảy lần bản thảo bộ Chiến tranh và<br />
hòa bình nên tác phẩm đó mới sửa chữa được rất kỹ. Dostoievsky nhờ bà vợ sau đảm đang lo<br />
công việc cửa nhà nên về già mới bình tĩnh mà sáng tác được bộ Ba anh em Karamazov.<br />
Tôi vẫn biết có một số vĩ nhân ở độc thân như đức Giesu hoặc từ bỏ gia đình như đức Thích<br />
Ca mà lập nên sự nghiệp muôn thuở, một số khác càng đau khổ về gia đình bao nhiêu, càng hy<br />
sinh cho quốc gia nhân loại bấy nhiêu như Socrate, Abraham Lincoln, như Tolstoi lúc về già;<br />
nhưng đó là những ngoại lệ, còn xét phần đông thì câu tục ngữ: “Của chồng, công vợ” thường là<br />
đúng.<br />
<br />
Lâm Ngữ Đường đã viết được nhiều trang sâu sắc để bàn về hôn nhân và gia đình. Ông bảo<br />
muốn xét trình độ văn minh của một dân tộc thì chỉ cần xét xem dân tộc đó tạo được những<br />
người chồng, người vợ, người cha, người mẹ ra sao. Điểm đó quan trọng nhất, còn những điểm<br />
khác như nghệ thuật, triết lý, văn chương, sự tiện nghi về vật chất đều không có nghĩa lý gì cả,<br />
vì tất cả những cái đó chỉ là những phương tiện để tạo những người chồng, người vợ, người<br />
cha, người mẹ hiền lương, ưu tú. Ở thời nào, xứ nào cũng có chín chục phần trăm con người là<br />
chồng hoặc là vợ, và cả trăm phần trăm đều có cha, có mẹ. Vậy thì tất nhiên cái văn minh nào<br />
tạo được những hạng người đó lương hảo nhất phải là cái văn minh cao nhất. Số nghệ sĩ, triết<br />
gia, bác học nhiều lắm là được một phần ngàn dân số: đào tạo hạng người đó có lợi cho nhân<br />
loại thật, nhưng đào tạo họ cũng chỉ có mục đích để họ cải thiện xã hội, nâng cao tâm trí của<br />
quần chúng tức của những người chồng, người vợ, người cha, người mẹ; nếu không thì công<br />
việc nghiên cứu, sáng tác của họ có lợi gì đâu? Một nước có được những thiên tài vào hạng<br />
Descartes, Shakespeare, Pasteur, mà quần chúng là những người chồng tàn bạo, những người<br />
vợ biếng nhác, những người cha, người mẹ không biết nuôi con, dạy con thì nước đó có thể gọi<br />
là văn minh được không?<br />
Như vậy thì hôn nhân quả là việc quan trọng nhất trong đời người, điều ấy không còn nghi<br />
ngờ gì nữa.<br />
Vậy mà trong gia đình và cả ở trường học, không có một chương trình giáo dục về hôn nhân.<br />
Kể ra, người ta cũng có dạy thanh niên một đôi điều: trong các gia đình có nề nềp, trước khi<br />
con gái về nhà chồng, bà mẹ cũng có dặn dò nên cư xử với chồng, với gia đình nhà chồng ra<br />
sao; ở trường người ta cũng có chỉ bảo cách cho trẻ bú, cách cắt những cái áo xinh xinh cho em<br />
bé; về phần con trai, người ta cũng có khuyên nên lựa bạn trăm năm theo những tiêu chuẩn<br />
nào; chẳng hạn đừng tham tiền, mà nên để ý đến giáo dục, học thức, sức khỏe… Nhưng vấn đề<br />
<br />
giáo dục hôn nhân nào phải chỉ có bấy nhiêu; thành thử vô số thanh niên khi lập gia đình chẳng<br />
có ý niệm gì rõ ràng cả về sự quyết định lớn nhất trong đời họ.<br />
Cứ hỏi mười thiếu nữ, tôi chắc có đến chín cô trả lời rằng:<br />
- Đàn bà thì phải có chồng, nên tôi lấy chồng, chứ còn tại sao nữa?<br />
- Lấy chồng để chồng nuôi chứ để cha mẹ nuôi hoài ư?<br />
- Lấy chồng để có con.<br />
- Lấy chồng để có nhà riêng, có người dắt đi coi hát bóng…<br />
Nếu lại hỏi mười thiếu nam thì cũng có đến chín trả lời rằng:<br />
- Lấy vợ để có người trông nom nhà cửa.<br />
hoặc:<br />
- Để có con.<br />
- Để lâu lâu dắt đi Long Hải.<br />
- Để cho khỏi thui thủi một mình.<br />
…<br />
Rất ít người thấy rõ được sự quan trọng của hôn nhân. Mà số người sáng suốt lựa bạn trăm<br />
năm lại càng hiếm. Marcel Proust đã bảo: “Nhiều người nếu tự hỏi vì lẽ gì trước kia đã hỏi người<br />
đàn bà đó làm vợ và nếu họ có thể phân tích thành thực về điều đó thì sẽ ngạc nhiên thấy rằng lý<br />
do lựa chọn của họ thật ngây thơ, nhỏ mọn”. Ngây thơ, nhỏ mọn mà thôi ư? Có khi còn kỳ quái<br />
nữa chứ! Tôi biết có cô lấy chồng vì ganh tị với bạn, có cậu lấy vợ để trả thù một người thân.<br />
Nếu người ta đồng ý với Lâm Ngữ Đường rằng mục đích của văn minh là tạo nên những<br />
người chồng, người vợ, người cha, người mẹ lương hảo thì chương trình trung học ngày nay<br />
phải sửa đổi rất nhiều: nửa số giờ dạy toán, lý, hóa, vạn vật phải bỏ đi mà đem những môn hôn<br />
nhân, gia đình, xử thế… thay vào. Nhưng khốn nỗi các nhà lập chương trình đều bị khoa học<br />
làm chóa mắt, nên cho rằng chỉ có bom nguyên tử, hỏa tiễn mới là cái dấu hiệu của văn minh.<br />
<br />
Trước hết bạn nên nhớ rằng ý nghĩa của hôn nhân thời nay đã thay đổi rất nhiều.<br />
Năm chục năm trước ông bà ta cho mục đích quan trọng nhất của hôn nhân là để nối dõi, rồi<br />
để cho người đàn bà có chỗ nương tựa, cho người đàn ông có người săn sóc nhà cửa. Người<br />
nào lớn tuổi mà không thành gia đều bị xã hội nghi kỵ, khinh bỉ.<br />
Ngày nay những lý do tuy vẫn còn, nhưng kém quan trọng, nhất là tại các châu thành, trong<br />
giới trí thức.<br />
<br />
Chúng ta cũng vẫn muốn có con, nhưng đông con quá thì cũng ngán: không có con trai thì có<br />
con gái cũng được, và nhiều người đã coi thường sự tuyệt tự.<br />
Chúng ta đều muốn có một người vợ biết săn sóc việc nhà, cho nhà cửa được sạch sẽ, cơm<br />
nước đàng hoàng; nhưng có nhiều việc bếp núc, may vá xưa phải làm ở nhà thì nay có thể mua<br />
ở tiệm, thành thử người đàn bà có thể rảnh hơn hồi xưa, mà người đàn ông không có vợ thì đời<br />
sống cũng không đến nỗi khó khăn, lúng túng.<br />
Trẻ em hồi xưa, ngoài những giờ học với ông đồ (thường mỗi ngày chỉ một buổi) đều do cha<br />
mẹ săn sóc, dạy dỗ lấy. Từ hồi mới sinh cho đến lúc đi học (năm, sáu tuổi) sự giáo dục hoàn<br />
toàn do cha mẹ. Ngày nay công việc của cha mẹ nhẹ hơn: trẻ một hai tuổi có thể đem gởi các<br />
nhà ký nhi, lớn chút nữa thì gửi các “vườn trẻ”, các lớp mẫu giáo, tới tuổi đi học thì có thể gửi<br />
ký túc xá, nghỉ hè cho vào các trại hè.<br />
Những phụ nữ lớn tuổi mà độc thân không bị chê bai nữa; họ kiếm tiền, sống thong thả, tự<br />
do, làm cho nhiều người có chồng thèm địa vị của họ.<br />
Những sự thay đổi đó làm cho hôn nhân kém tính cách bó buộc, thiêng liêng, nhưng thiệt ở<br />
phương diện này thì lợi ở phương diện khác. Hôn nhân ngày nay có tính cách bình đẳng hơn,<br />
cộng đồng lợi hại hơn hồi xưa.<br />
Mà bốn cái cộng đồng quan trọng nhất là: cộng đồng tinh thần (có những tiêu khiển chung,<br />
một trình độ văn hóa ngang nhau để có thể hiểu hoạt động của nhau, nhất là có một mục đích<br />
chung, một lý tưởng chung); tôi nhớ đến câu của Saint Exupéry: “Vợ chồng yêu nhau không<br />
phải là ngồi ngó nhau suốt ngày mà là cùng nhìn về một hướng”, cộng đồng tình dục, cộng đồng<br />
kinh tế, cộng đồng gia đình (nghĩa là chia nhau trách nhiệm nuôi nấng, dạy dỗ con cái).<br />
Không phải là hồi xưa ông bà ta không có bốn cộng đồng đó, nhưng vì tính cách không bình<br />
đẳng giữa chồng và vợ, nên sự cộng đồng không quan trọng, đầy đủ ý nghĩa như ngày nay. Về<br />
tinh thần, vì các cụ bà ít học, nên các tiêu khiển của cụ ông như cầm kỳ thi họa, cụ bà ít dự tới.<br />
Một lẽ nữa, các cụ bà lo việc bếp núc, may vá suốt ngày, không có thì giờ đâu để tiêu khiển<br />
chung với chồng được. Đến ngay như nghề nghiệp, (chẳng hạn dạy học hay làm quan), công<br />
việc quốc gia, xã hội của chồng, các cụ cũng ít khi bàn tới. Về tính dục, nhiều cụ có quan niệm là<br />
chỉ cốt có con nối dõi. Về kinh tế thì tuy có câu tục ngữ “Của chồng, công vợ”, nhưng phần đông<br />
công việc giữ tiền, kinh doanh chỉ ở trong tay một người, hoặc cụ ông hoặc cụ bà nếu cụ bà<br />
đảm đang làm ăn để nuôi chồng. Về con cái thì mọi việc dạy dỗ, cưới gả phần nhiều đều do các<br />
cụ ông định đoạt hết.<br />
Bốn sự cộng đồng đó, ngày xưa không được mạnh mẽ mà gia đình rất vững, vì phong tục, luật<br />
pháp bắt người đàn bà phải tùy thuộc người chồng, và cũng vì các cụ coi trọng tình nghĩa hơn<br />
<br />
bây giờ.<br />
<br />
Ngày nay thì khác. Ông Edward Kaufmann, một luật sư Mỹ, sau ba chục năm chuyên xét các<br />
vụ ly dị, rút được nhiều kinh nghiệm để soạn hai cuốn Vous et vote mari và Vous et votre femme,<br />
bảo rằng nếu chỉ một trong bốn cộng đồng đó mà yếu thì hôn nhân không khi nào lâm nguy cả:<br />
chẳng hạn trình độ văn hóa của vợ chồng khác nhau xa, người vợ không hiểu được những hoạt<br />
động tinh thần của chồng như trường hợp ông bà Disraeli thì vợ chồng vẫn có thể khắng khít<br />
với nhau nếu ba cộng đồng kia (tính dục, kinh tế, gia đình) ở trên mực trung. Nhưng nếu có hai<br />
hay ba cộng đồng dưới mực trung thì hôn nhân khó mà vững được.<br />
Ông chia tờ giấy làm bốn khoảng đều nhau, mỗi khoảng là một cộng đồng rồi ông vẽ biểu đồ<br />
của những cuộc ly dị, thấy rằng đường biểu diễn của các cộng đồng chỉ vượt lên trên một<br />
đường bình hành trỏ mức trung ở mỗi một khoảng còn ở ba khoảng kia xuống rất thấp; có<br />
trường hợp ly dị, con đường biểu diễn đó không tới được đường bình hành ở một khoảng nào<br />
hết. Trái lại, trong những cuộc hôn nhân có hạnh phúc thì đường biểu diễn có thể thấp hơn<br />
đường bình hành ở một khoảng mà vượt lên trên đường bình hành ở ba khoảng khác.<br />
Nhận xét đó của ông đáng cho bạn suy nghĩ và sẽ giúp bạn được nhiều để gây hạnh phúc<br />
trong hôn nhân.<br />
<br />
Hiểu hôn nhân là một cộng đồng giữa hai bên, ta sẽ thấy có nhiều trường hợp không nên lập<br />
gia đình.<br />
Trước hết không nên lập gia đình nếu mục đích không phải để thực hiện bốn cộng đồng đã kể<br />
trên. Nếu thực hiện được cả bốn thì càng tốt, nếu không thì cũng phải được ba hay ít nhất là<br />
hai.<br />
Trường hợp hy sinh cho gia đình như nàng Kiều vẫn thường xảy ra trong xã hội. Trong chiến<br />
tranh vừa rồi, tôi đã thấy những thiếu nữ có học, có sắc mà phải nuốt lệ lên xe hoa, làm bạn với<br />
một kẻ vũ phu chỉ vì tình cảm gia đình; họ rất đáng thương, không ai trách họ vào đâu được, và<br />
tôi mong rằng trong một xã hội thực là văn minh thì những chuyện đau lòng đó không khi nào<br />
xảy ra.<br />
Nhưng còn nhiều trường hợp khác rất đáng chê. Chẳng hạn một thanh niên nọ hỏi một thiếu<br />
nữ không được, đâm tức tối, cậy cục cưới cho được một cô khác giàu hơn, mặc dù cô này rất<br />
kém về dung, ngôn, công, hạnh, có ý như để nhắn cô kia rằng nhà cô ta chưa thấm vào đâu,<br />
đừng có hợm mình. Tất nhiên thanh niên đó không yêu vợ, phải trả một giá rất đắt và trả suốt<br />
đời, có lẽ cả trong đời con cháu nữa, sự tức khí vô lý trong một lúc đó. Tôi nói phải trả cả trong<br />
<br />