Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
<br />
TƯƠNG QUAN GIỮA KÍCH THƯỚC NGANG KHỐI RĂNG<br />
TRƯỚC TRÊN VỚI MỘT SỐ SỐ ĐO Ở VÙNG MẶT<br />
Nguyễn Thái Phượng*, Lê Đức Lánh*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định tương quan giữa kích thước ngang khối răng trước<br />
trên với một số số đo ở vùng mặt, giúp góp thêm tư liệu cho việc chọn răng trước trên trong phục hình toàn hàm<br />
đạt hiệu quả hơn.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, khảo sát qua ảnh chụp mặt thẳng và mặt nhai mẫu hàm trên<br />
của 100 sinh viên khoa Răng Hàm Mặt - Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, tuổi từ 21 đến 28. Ảnh chụp<br />
được đo bằng phần mềm AutoCAD và phân tích thống kê.<br />
Kết quả: Cho thấy kích thước ngang khối răng trước trên có tương quan với một số số đo ở vùng mặt, ngoại<br />
trừ khoảng cách giữa hai góc mắt trong. Mức độ tương quan với răng giảm dần từ khoảng cách giữa hai cánh<br />
mũi, khoảng cách giữa hai khóe mép, khoảng cách giữa hai đồng tử.<br />
Kết luận: Trong thực hành lâm sàng, có thể dùng khoảng cách giữa hai cánh mũi để dự đoán sơ khởi kích<br />
thước ngang khối răng trước trên theo tỉ lệ sinh trắc học hoặc phương trình hồi quy tuyến tính.<br />
Từ khóa: Kích thước ngang khối răng trước trên, số đo ở vùng mặt, phục hình toàn hàm.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
CORRELATION BETWEEN MAXILLARY ANTERIOR TEETH WIDTH AND SOME FACIAL<br />
MEASUREMENTS<br />
Nguyen Thai Phuong, Le Duc Lanh<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 26 - 33<br />
Objectives: This study investigated the correlation between the mesiodistal width of the maxillary anterior<br />
teeth and some facial measurements so that tooth selection in complete dentures can be improved to enhance the<br />
final esthetic result.<br />
Methods: The cross-sectional study with 100 Vietnamese dental students who ranged from 21 to 28 years of<br />
age. Standardized digital images from the frontal aspect of the face and from the occlusal surface of the maxillary<br />
casts were taken. AutoCAD software was used to measure dimensions. The data were statistically analyzed.<br />
Results: The results showed the significant correlation between the combined width of the maxillary anterior<br />
teeth and all facial segments, except for intercanthal distance. The strength of the relationship decreased from<br />
interalar width to intercommissural width to interpupillary distance.<br />
Conclusion: Within the limitation of this study, the results suggest that interalar width can be used as a<br />
preliminary method for estimating the maxillary anterior teeth width through biometric ratios or linear regression<br />
equations.<br />
Keywords: Maxillary anterior teeth width, facial measurement, complete dentures.<br />
khi thực hiện phục hình toàn hàm là việc chọn<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
răng trước; sao cho hình dạng, kích thước, màu<br />
Một trong những thử thách về mặt thẩm mỹ<br />
* Khoa RHM, Đại học Y Dược TP.HCM<br />
Tác giả liên lạc: ThS Nguyễn Thái Phượng ĐT: 0909397242<br />
<br />
26<br />
<br />
Email: thaiphuong1982vn@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
sắc răng hài hòa với cấu trúc khuôn mặt và<br />
miệng. Khi không còn dữ liệu từ răng thật, để<br />
ước tính kích thước khối răng trước trên theo<br />
chiều gần xa (kích thước ngang khối răng trước<br />
trên),<br />
Wilson<br />
(1914)(13),<br />
Lee<br />
(1962)(2),<br />
Mavroskoufis (1981)(13), Scandrett (1982)(15),<br />
Hoffman (1986)(8), Abdullah (1997)(1), Gomes<br />
(2006)(7), Lucas (2009)… đề nghị dựa vào các số<br />
đo ở vùng mặt như: khoảng cách giữa hai cánh<br />
mũi, khoảng cách giữa hai góc mắt trong,<br />
khoảng cách giữa hai đồng tử, khoảng cách giữa<br />
hai khóe mép... Tuy nhiên, vài nhà lâm sàng<br />
nghi ngờ phương pháp trên và cho rằng nguyên<br />
nhân là do yếu tố chủng tộc và giới tính (16,19,20).<br />
Tại Việt Nam, vấn đề này vẫn chưa được khảo<br />
sát cụ thể, các sách giáo khoa về phục hình răng<br />
dựa vào tài liệu nước ngoài nên thường dùng<br />
khoảng cách giữa hai cánh mũi để chọn răng,<br />
trong khi dễ nhận thấy rằng mũi người Việt<br />
Nam rộng hơn người Bắc Mỹ.<br />
Từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành đề tài<br />
nghiên cứu nhằm xác định mối tương quan giữa<br />
kích thước ngang khối răng trước trên với một<br />
số số đo ở vùng mặt của người Việt Nam, theo<br />
những mục tiêu sau:<br />
Xác định một số số đo ở vùng mặt gồm:<br />
khoảng cách giữa hai cánh mũi, khoảng cách<br />
giữa hai góc mắt trong, khoảng cách giữa hai<br />
đồng tử, khoảng cách giữa hai khóe mép.<br />
Xác định kích thước ngang khối răng trước<br />
trên gồm: khoảng cách giữa hai đỉnh răng nanh<br />
hàm trên theo đường thẳng, khoảng cách giữa<br />
hai đỉnh răng nanh hàm trên theo đường cong,<br />
khoảng cách giữa mặt xa hai răng nanh hàm<br />
trên theo đường thẳng, khoảng cách giữa mặt xa<br />
hai răng nanh hàm trên theo đường cong.<br />
Xác định sự khác biệt về các kích thước răng,<br />
mặt giữa nam và nữ.<br />
Xác định tương quan giữa kích thước ngang<br />
khối răng trước trên với một số số đo ở vùng<br />
mặt.<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Mẫu nghiên cứu<br />
Gồm 100 sinh viên (50 nam và 50 nữ) khoa<br />
Răng Hàm Mặt - Đại học Y Dược thành phố Hồ<br />
Chí Minh, tuổi từ 21 đến 28, đồng ý tham gia<br />
nghiên cứu và thỏa các điều kiện sau: Có cha mẹ<br />
là người Việt Nam. Chỉ số khối cơ thể BMI trong<br />
giới hạn bình thường. Khớp cắn Angle hạng I.<br />
Có đầy đủ răng vĩnh viễn trên, không chỉnh<br />
hình hoặc nhổ răng, cung răng tương đối cân<br />
xứng. Các răng trước trên ngay ngắn, đúng vị<br />
trí, không có khe hở, không sâu, di lệch hoặc<br />
mòn nặng, không có phục hình hoặc miếng<br />
trám lớn. Không có dị dạng mặt bẩm sinh, bệnh<br />
về mắt, tiền sử chấn thương hay phẫu thuật mặt.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Đây là nghiên cứu cắt ngang mô tả.<br />
<br />
Phương tiện nghiên cứu<br />
Bút lông kim đầu nhỏ. Máy ảnh kỹ thuật số<br />
Canon, loại SLR, hiệu EOS 300D. Máy tính với<br />
phần mềm đo đạc AutoCAD 2006. Cân đồng hồ,<br />
thước nhân trắc, thước thủy tĩnh. Khay lấy dấu<br />
làm sẵn bằng inox dùng cho hàm trên. Alginate,<br />
thạch cao cứng, thạch cao thường. Hệ thống<br />
chụp ảnh khuôn mặt với giá cố định đầu của<br />
máy chụp phim đo sọ. Hệ thống chụp ảnh mẫu<br />
hàm với bộ dụng cụ định vị mẫu hàm.<br />
Các bước tiến hành<br />
Giai đoạn 1: Đo đạc các số đo ở vùng mặt.<br />
Bước 1: Chụp ảnh khuôn mặt nhìn thẳng của<br />
đối tượng ở tư thế nghỉ sinh lý theo các tiêu<br />
chuẩn.<br />
Đối tượng ngồi trên ghế, mắt nhìn thẳng<br />
theo đường ngang, thả lỏng cơ mặt miệng, thư<br />
giãn hàm dưới và hai môi chạm nhẹ.<br />
Hai nút tai của giá cố định đầu được cài vào<br />
lỗ ống tai ngoài của đối tượng, chỉnh sao cho ba<br />
điểm: bờ trên của lỗ ống tai ngoài (Po), điểm<br />
dưới ổ mắt (Or), điểm định vị phía mũi của máy<br />
chụp X quang nằm trên cùng một đường thẳng.<br />
Như vậy, ta xác định được mặt phẳng Frankfort<br />
của đối tượng song song với mặt phẳng ngang<br />
<br />
27<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
<br />
và đầu đối tượng được giữ yên ở một vị trí<br />
(Hình 1).<br />
<br />
En: Điểm nằm ở khóe trong của rãnh mi<br />
mắt.<br />
P: Tâm đồng tử.<br />
Ch: Điểm nằm ở khóe mép.<br />
Bước 4: Dùng phần mềm AutoCAD đo đạc<br />
(Hình 2).<br />
Khoảng cách giữa hai cánh mũi (ký hiệu<br />
KCM): là chiều dài Al-Al.<br />
Khoảng cách giữa hai góc mắt trong (ký hiệu<br />
KGMT): là chiều dài En-En.<br />
Khoảng cách giữa hai đồng tử (ký hiệu<br />
KĐT): là chiều dài P-P.<br />
<br />
Hình 1: Chụp ảnh khuôn mặt nhìn thẳng.<br />
<br />
Khoảng cách giữa hai khóe mép (ký hiệu<br />
KKM): là chiều dài Ch-Ch.<br />
Giai đoạn 2: Đo đạc kích thước ngang khối<br />
răng trước trên.<br />
Bước 1: Dùng khay làm sẵn và alginate lấy<br />
dấu hàm trên của đối tượng rồi đổ mẫu bằng<br />
thạch cao cứng trong vòng 15 phút.<br />
Bước 2: Chụp ảnh mặt nhai mẫu hàm với bộ<br />
dụng cụ định vị mẫu hàm(14) (Hình 3).<br />
Máy ảnh kỹ thuật số được cố định trên giá<br />
đỡ sao cho mặt ống kính song song với mặt<br />
phẳng ngang và tấm thủy tinh.<br />
<br />
Hình 2: Đo đạc các số đo ở vùng mặt.<br />
Bước 2: Chuyển hình ảnh vào máy vi tính.<br />
Bước 3: Xác định các điểm chuẩn (Hình 2).<br />
A1:Điểm về phía bên nhất của mỗi cánh<br />
mũi.<br />
<br />
Hình 3: Chụp ảnh mẫu hàm.<br />
<br />
28<br />
<br />
Đặt mẫu hàm lên lò xo, điều chỉnh mặt nhai<br />
chạm phía dưới tấm thủy tinh ít nhất tại 3 điểm:<br />
một điểm trên răng trước và hai điểm ở vùng<br />
răng sau hai bên. Như vậy, ta đã chuẩn hóa mặt<br />
nhai mẫu hàm song song với mặt phẳng chuẩn<br />
nằm ngang.<br />
<br />
Hình 4: Xác định điểm A, B, C, D.<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bước 3: Chuyển hình ảnh vào máy vi tính.<br />
<br />
dài đoạn thẳng AB.<br />
<br />
Bước 4: Xác định các điểm chuẩn (Hình 4).<br />
<br />
Khoảng cách giữa hai đỉnh răng nanh hàm<br />
trên theo đường cong (ký hiệu KĐRC): là chiều<br />
dài cung AB, đi qua bờ cắn răng cửa và đỉnh<br />
múi răng nanh.<br />
<br />
A: Đỉnh răng nanh hàm trên phải<br />
B: Đỉnh răng nanh hàm trên trái<br />
C: Tiếp điểm phía xa răng nanh và phía gần<br />
răng cối nhỏ thứ nhất hàm trên phải<br />
D: Tiếp điểm phía xa răng nanh và phía gần<br />
răng cối nhỏ thứ nhất hàm trên trái<br />
Bước 5: Dùng phần mềm AutoCAD đo đạc<br />
(Hình 5,6).<br />
Khoảng cách giữa hai đỉnh răng nanh hàm<br />
trên theo đường thẳng (ký hiệu KĐRT): là chiều<br />
<br />
Hình 5: Đo khoảng cách giữa hai đỉnh<br />
răng nanh hàm trên theo đường thẳng và<br />
cong.<br />
Các ảnh đều được chụp và đo đạc bởi tác<br />
giả, với sự tập huấn của GS-TS Hoàng Tử Hùng<br />
và TS Lê Hồ Phương Trang (Khoa Răng Hàm<br />
Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM). Đồng thời,<br />
khoảng cách từ ống kính đến đối tượng, ánh<br />
sáng, tiêu cự đều giống nhau trong các lần chụp.<br />
<br />
Xử lý số liệu<br />
Dùng phần mềm thống kê SPSS 11.5 để<br />
nhập và xử lý số liệu: tính chỉ số khối cơ thể<br />
(BMI); tính trung bình, độ lệch chuẩn và hệ số<br />
biến thiên các giá trị đo đạc; dùng kiểm định t<br />
cho hai mẫu độc lập để so sánh các giá trị đo<br />
đạc giữa nam và nữ; dùng hệ số tương quan<br />
Pearson để đánh giá tương quan giữa kích<br />
thước ngang khối răng trước trên với các số đo ở<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Khoảng cách giữa mặt xa hai răng nanh hàm<br />
trên theo đường thẳng (ký hiệu KXRT): là chiều<br />
dài đoạn thẳng CD.<br />
Khoảng cách giữa mặt xa hai răng nanh hàm<br />
trên theo đường cong (ký hiệu KXRC): là chiều<br />
dài cung CD, đi qua bờ cắn răng cửa và đỉnh<br />
múi răng nanh.<br />
<br />
Hình 6: Đo khoảng cách giữa mặt xa<br />
hai răng nanh hàm trên theo đường<br />
thẳng và cong.<br />
vùng mặt; lập phương trình hồi quy và tỉ lệ sinh<br />
trắc học thể hiện tương quan răng-mặt (nếu có<br />
tương quan ý nghĩa); dùng kiểm định t bắt cặp<br />
để so sánh giá trị tiên đoán và giá trị đo thực tế.<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Các kích thước răng-mặt<br />
Bảng 1: Kết quả đo đạc các kích thước vùng mặt và<br />
răng trên toàn bộ mẫu (n=100).<br />
Kích thước<br />
(mm)<br />
KCM<br />
KGMT<br />
KĐT<br />
KKM<br />
KĐRT<br />
KĐRC<br />
<br />
TB<br />
<br />
ĐLC<br />
<br />
HSBT<br />
<br />
40,25<br />
35,28<br />
63,21<br />
49,34<br />
35,49<br />
41,67<br />
<br />
2,54<br />
2,28<br />
3,06<br />
3,54<br />
1,52<br />
1,89<br />
<br />
6,31<br />
6,46<br />
4,84<br />
7,17<br />
4,28<br />
4,54<br />
<br />
GTNN GTLN<br />
34,97<br />
28,49<br />
56,01<br />
41,98<br />
31,69<br />
36,53<br />
<br />
47,38<br />
40,59<br />
71,52<br />
57,34<br />
38,98<br />
47,23<br />
<br />
29<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
TB<br />
<br />
ĐLC<br />
<br />
HSBT<br />
<br />
GTNN GTLN<br />
70<br />
<br />
4,14<br />
4,50<br />
<br />
33,85<br />
43,51<br />
<br />
42,04<br />
56,75<br />
<br />
Khi so sánh giữa nam và nữ, các kích thước<br />
đều khác biệt có ý nghĩa thống kê (p