TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ MỐI LIÊN QUAN GIỮA THỜI GIAN KÍCH THÍCH<br />
BUỒNG TRỨNG VÀ TỶ LỆ CÓ THAI TRONG<br />
THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM<br />
Lê Hoàng*; Nguyễn Thị Liên Hương*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá ảnh hưởng của thời gian dùng thuốc kích thích buồng trứng (KTBT) và<br />
phác đồ KTBT đến tỷ lệ có thai của thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON). Đối tượng và phương pháp:<br />
nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang trên 1.658 chu kỳ TTTON có thời gian dùng thuốc FSH từ<br />
8 - 12 ngày, bao gồm 347 chu kỳ sử dụng phác đồ dài, 617 chu kỳ sử dụng phác đồ antagonist,<br />
624 chu kỳ dùng phác đồ ngắn. Kết quả: tỷ lệ có thai của các nhóm với thời gian dùng thuốc<br />
KTBT 8, 9, 10, 11, 12 ngày khác biệt không có ý nghĩa thống kê, lần lượt là: 40%; 43,5%;<br />
48,1%; 49,2%; 47,6% (p > 0,05). Kết quả có thai của nhóm dùng phác đồ dài 9, 10, 11, 12 ngày<br />
lần lượt là: 56,5%; 55,7%; 55,2%; 63,6% (p > 0,05). Kết quả có thai của của nhóm dùng phác<br />
đồ antagonist 8, 9, 10, 11, 12 ngày lần lượt là: 54,8%; 52,1%; 53,3%; 44,8%; 55,6% (p > 0,05).<br />
Kết quả có thai của của nhóm dùng phác đồ ngắn 8, 9, 10, 11, 12 ngày lần lượt là: 33,8%;<br />
33,2%; 32,6%; 42,6%; 16,7% (p > 0,05). Kết luận: thời gian KTBT (8 - 12 ngày) không có giá trị<br />
tiên lượng tỷ lệ có thai sau TTTON.<br />
* Từ khóa: Thụ tinh trong ống nghiệm; Thời gian kích thích buồng trứng.<br />
<br />
Effect of Stimulation Length on In Vitro Fertilization Pregnancy Rate<br />
Summary<br />
Objectives: To evaluate the effect of stimulation phage length-SPL and stimulation protocols<br />
on in vitro fertilization (IVF) pregnancy rate. Subjects and methods: A cross-sectional, reprospective<br />
study on 1,658 IVF cycles using gonadotropins from 8 to 12 days (stimulation phage length - SPL),<br />
in which 347 long GnRH-a, 617 antagonist, 624 agonist protocols were used. Results: The pregnancy<br />
rate in 5 groups with SPL from 8 to 12 days was 40%, 43.5%, 48.1%, 49.2%, 47.6% (p > 0.05),<br />
respectively. The pregnancy rate of long protocol was 56.5%, 55.7%, 55.2%, 63.6% in groups<br />
with SPL 9, 10, 11, 12 days (p > 0.05), respectively. The pregnancy rate of antagonist protocol<br />
was 54.8%, 52.1%, 53.3%, 44.8%, 55.6% in groups with SPL 8, 9, 10, 11, 12 days (p > 0.05),<br />
respectively. The pregnancy rate of short protocol was 33.8%, 33.2%, 32.6%, 42.6%, 16.7% in<br />
groups with SPL 8, 9, 10, 11, 12 days (p > 0.05), respectively. Conclusion: The stimulation length<br />
of gonadotrophins (8 - 12 days) does not predict pregnancy IVF rate.<br />
* Key words: IVF; Stimulation length.<br />
* Bệnh viện Phụ sản Trung ương<br />
Người phản hồi (Corresponding): Lê Hoàng (lehoang2001@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 03/01/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 25/01/2016<br />
Ngày bài báo được đăng: 01/03/2016<br />
<br />
60<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hiện nay, kỹ thuật TTTON đang rất<br />
phát triển tại Việt Nam. Ước tính khoảng<br />
1% trẻ sinh ra bằng phương pháp TTTON<br />
hàng năm. Do đó, xác định các yếu tố tiên<br />
lượng khả năng thành công của TTTON<br />
luôn là mục tiêu hàng đầu trong điều trị và<br />
tư vấn cho bệnh nhân hiếm muộn. Một<br />
trong những yếu tố được quan tâm nghiên<br />
cứu là ảnh hưởng của thời gian KTBT<br />
bằng gonadotrophins (stimulation phage<br />
length - SPL) đến kết quả có thai trong<br />
TTTON. Gần đây, nghiên cứu phân tích<br />
tổng hợp trên 3.865 phụ nữ hiếm muộn<br />
được điều trị bằng phác đồ antagonist cho<br />
biết SPL ngắn hơn và có thể làm giảm<br />
tỷ lệ có thai lâm sàng [1]. Trong khi đó,<br />
một số nghiên cứu khác lại báo cáo SPL<br />
không ảnh hưởng đến tỷ lệ này. Cho đến<br />
nay, ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào<br />
đề cập đến vấn đề này. Vì vậy, chúng tôi<br />
tiến hành nghiên cứu này nhằm: Khảo sát<br />
khả năng ảnh hưởng của SPL đến tỷ lệ<br />
có thai trong TTTON.<br />
<br />
2. Các phác đồ kích thích - quy trình<br />
TTTON.<br />
- Phác đồ dài: GnRHa được sử dụng<br />
từ giai đoạn hoàng thể (ngày 21 vòng<br />
kinh trước) hoặc từ đầu chu kỳ trong<br />
khoảng 2 tuần. Gonadotrophins chỉ được<br />
sử dụng khi hiệu quả down-regulation của<br />
GnRH-a đã đạt được.<br />
- Phác đồ antagonist: GnRH-anta có<br />
thể dùng 1 liều duy nhất 3 mg hay đa liều<br />
0,25 mg/ngày, thường chỉ định vào ngày<br />
5, 6 sau khi dùng gonadotrophins (hoặc<br />
khi siêu âm có nang lớn nhất đạt 14 mm).<br />
- Phác đồ ngắn: GnRH-a được sử dụng<br />
từ đầu chu kỳ và kéo dài đến thời điểm<br />
tiêm hCG cùng với gonadotrophins.<br />
Mỗi phác đồ đều sử dụng gonadotrophins<br />
liều 100 - 500 đơn vị/ngày tùy theo xét<br />
nghiệm cơ bản (xét nghiệm nội tiết cơ<br />
bản, số nang thứ cấp, AMH, tuổi, BMI...).<br />
Siêu âm theo dõi sự phát triển nang noãn<br />
và xét nghiệm nồng độ E2 khi cần thiết để<br />
chỉnh liều. Xét nghiệm E2, progesteron<br />
<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
<br />
khi có tối thiểu 2 nang noãn kích thước<br />
<br />
. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
<br />
hCG. Tiến hành chọc hút noãn sau mũi<br />
<br />
1.658 chu kỳ TTTON có thời gian dùng<br />
thuốc FSH từ 8 - 12 ngày, bao gồm 347<br />
chu kỳ sử dụng phác đồ dài, 617 chu kỳ<br />
sử dụng phác đồ antagonist, 624 chu kỳ<br />
dùng phác đồ ngắn thực hiện tại Trung<br />
tâm Hỗ trợ Sinh sản Quốc gia, thời gian<br />
từ tháng 1 - 2015 đến 8 - 2015. Mỗi phác<br />
đồ chia 5 nhóm tương ứng với SPL 8, 9,<br />
10, 11, 12 ngày.<br />
<br />
≥ 18 mm và chỉ định tiêm 10.000 đơn vị<br />
tiêm hCG từ 35 - 38 giờ. Sau ủ noãn 3 6 giờ, cho noãn thụ tinh với tinh trùng bằng<br />
kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương<br />
noãn. Kiểm tra thụ tinh sau 14 - 18 giờ.<br />
Chuyển phôi ngày 3 dưới siêu âm đầu dò<br />
bụng. Hỗ trợ hoàng thể bằng progesteron<br />
800 mg/ngày sau chuyển phôi. Thử β-hCG<br />
sau 14 ngày chuyển phôi. Xác định có<br />
thai sinh học nếu β-hCG ≥ 25 IU/ml.<br />
<br />
61<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Bảng 1: Đặc điểm phác đồ KTBT của các nhóm nghiên cứu.<br />
Thời gia<br />
<br />
Số gà<br />
<br />
TBT<br />
<br />
Phác đồ<br />
<br />
Phác đồ dài<br />
Phác đồ antagonist<br />
Phác đồ agonist<br />
Tổng<br />
<br />
TBT<br />
<br />
Tổ g<br />
<br />
8<br />
<br />
9<br />
<br />
10<br />
<br />
11<br />
<br />
12<br />
<br />
1<br />
<br />
60<br />
<br />
213<br />
<br />
142<br />
<br />
12<br />
<br />
428<br />
<br />
8%<br />
<br />
7,6%<br />
<br />
27,8%<br />
<br />
45,5%<br />
<br />
23,1%<br />
<br />
21%<br />
<br />
51<br />
<br />
360<br />
<br />
345<br />
<br />
110<br />
<br />
22<br />
<br />
879<br />
<br />
33,4%<br />
<br />
45,9%<br />
<br />
45%<br />
<br />
35,5%<br />
<br />
42,3%<br />
<br />
43,1%<br />
<br />
82<br />
<br />
363<br />
<br />
209<br />
<br />
59<br />
<br />
18<br />
<br />
725<br />
<br />
65,8%<br />
<br />
46,5%<br />
<br />
27,2%<br />
<br />
19%<br />
<br />
34,6%<br />
<br />
35,8%<br />
<br />
124<br />
<br />
783<br />
<br />
767<br />
<br />
311<br />
<br />
52<br />
<br />
2.037<br />
<br />
100%<br />
<br />
100%<br />
<br />
100%<br />
<br />
100%<br />
<br />
100%<br />
<br />
100%<br />
<br />
Tỷ lệ SPL 8 ngày của nhóm dùng phác đồ ngắn cao nhất (65,8%), phác đồ dài chỉ<br />
có 1 trường hợp SPL 8 ngày. Phác đồ dài có tỷ lệ SPL 11 ngày cao nhất (45,5%).<br />
Phác đồ antagonist tỷ lệ SPL 9 ngày cao nhất (45,9%).<br />
Bảng 2: Kết quả có thai của các nhóm nghiên cứu.<br />
Thời gia<br />
<br />
Số gà<br />
<br />
TBT<br />
<br />
Phác đồ<br />
<br />
8<br />
<br />
Không có thai<br />
Có thai<br />
Tổng<br />
<br />
9<br />
<br />
TBT<br />
<br />
10<br />
<br />
11<br />
<br />
12<br />
<br />
63<br />
<br />
366<br />
<br />
321<br />
<br />
124<br />
<br />
22<br />
<br />
60%<br />
<br />
56,5%<br />
<br />
51,9%<br />
<br />
50,8%<br />
<br />
52,4%<br />
<br />
42<br />
<br />
282<br />
<br />
298<br />
<br />
120<br />
<br />
20<br />
<br />
40%<br />
<br />
43,5%<br />
<br />
48,1%<br />
<br />
49,2%<br />
<br />
47,6%<br />
<br />
105<br />
<br />
648<br />
<br />
619<br />
<br />
244<br />
<br />
42<br />
<br />
100%<br />
<br />
100%<br />
<br />
100%<br />
<br />
100%<br />
<br />
100%<br />
<br />
p<br />
<br />
> 0,05<br />
(p8, 11 = 0,11)<br />
<br />
Tỷ lệ có thai của nhóm SPL 11 ngày cao nhất (49,2%). Nhóm SPL 8 ngày thấp nhất<br />
(40%), tỷ lệ này thấp do phác đồ ngắn có tỷ lệ SPL 8 ngày cao nhất. Tỷ lệ có thai giữa<br />
các nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê.<br />
Bảng 3: Kết quả có thai của các nhóm nghiên cứu dùng phác đồ dài.<br />
Thời gia<br />
Phác đồ<br />
<br />
Không có thai<br />
Có thai<br />
Tổng<br />
<br />
Số gà<br />
<br />
TBT<br />
<br />
9<br />
<br />
10<br />
<br />
TBT<br />
<br />
11<br />
<br />
12<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
20<br />
<br />
77<br />
<br />
52<br />
<br />
4<br />
<br />
153<br />
<br />
43,5%<br />
<br />
44,3%<br />
<br />
44,8%<br />
<br />
36,4%<br />
<br />
44,1%<br />
<br />
26<br />
<br />
97<br />
<br />
64<br />
<br />
7<br />
<br />
194<br />
<br />
56,5%<br />
<br />
55,7%<br />
<br />
55,2%<br />
<br />
63,6%<br />
<br />
55,9%<br />
<br />
46<br />
<br />
174<br />
<br />
116<br />
<br />
11<br />
<br />
347<br />
<br />
100%<br />
<br />
100%<br />
<br />
100%<br />
<br />
100%<br />
<br />
100%<br />
<br />
p<br />
<br />
> 0,05<br />
(p11, 12 = 0,78)<br />
<br />
Tỷ lệ có thai phác đồ dài nhóm SPL 12 ngày cao nhất (63,6%), thấp nhất nhóm 11 ngày<br />
(55,2%). Tỷ lệ có thai giữa các nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê.<br />
<br />
62<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br />
<br />
Bảng 4: Kết quả có thai của các nhóm nghiên cứu dùng phác đồ antagonist.<br />
Thời gia<br />
<br />
Số gà<br />
<br />
TBT<br />
<br />
Phác đồ<br />
<br />
TBT<br />
<br />
8<br />
<br />
9<br />
<br />
10<br />
<br />
11<br />
<br />
12<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
14<br />
<br />
123<br />
<br />
114<br />
<br />
37<br />
<br />
8<br />
<br />
296<br />
<br />
45,2%<br />
<br />
47,9%<br />
<br />
46,7%<br />
<br />
55,2%<br />
<br />
44,4%<br />
<br />
48%<br />
<br />
17<br />
<br />
134<br />
<br />
130<br />
<br />
30<br />
<br />
10<br />
<br />
321<br />
<br />
54,8%<br />
<br />
52,1%<br />
<br />
53,3%<br />
<br />
44,8%<br />
<br />
55,6%<br />
<br />
52%<br />
<br />
31<br />
<br />
257<br />
<br />
244<br />
<br />
67<br />
<br />
18<br />
<br />
617<br />
<br />
100%<br />
<br />
100%<br />
<br />
100%<br />
<br />
100%<br />
<br />
100%<br />
<br />
100%<br />
<br />
p<br />
<br />
Không có thai<br />
<br />
Có thai<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Tỷ lệ có thai phác đồ antagonist nhóm SPL 12 ngày cao nhất (55,6%), thấp nhất nhóm<br />
11 ngày (44,8%). Tỷ lệ có thai giữa các nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê.<br />
Bảng 5: Kết quả có thai của các nhóm nghiên cứu dùng phác đồ ngắn agonist.<br />
Số gà<br />
<br />
Thời gian KTBT<br />
Phác đồ<br />
<br />
TBT<br />
<br />
p<br />
<br />
8<br />
<br />
9<br />
<br />
10<br />
<br />
11<br />
<br />
12<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
47<br />
<br />
211<br />
<br />
120<br />
<br />
27<br />
<br />
10<br />
<br />
415<br />
<br />
66,2%<br />
<br />
66,8%<br />
<br />
67,4%<br />
<br />
57,4%<br />
<br />
83,3%<br />
<br />
66,5%<br />
<br />
24<br />
<br />
105<br />
<br />
58<br />
<br />
20<br />
<br />
2<br />
<br />
209<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
33,8%<br />
<br />
33,2%<br />
<br />
32,6%<br />
<br />
42,6%<br />
<br />
16,7%<br />
<br />
33,5%<br />
<br />
(p11, 12 = 0,33)<br />
<br />
71<br />
<br />
316<br />
<br />
178<br />
<br />
47<br />
<br />
12<br />
<br />
624<br />
<br />
100%<br />
<br />
100%<br />
<br />
100%<br />
<br />
100%<br />
<br />
100%<br />
<br />
100%<br />
<br />
Không có thai<br />
<br />
Có thai<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Tỷ lệ có thai phác đồ ngắn nhóm SPL 11 ngày cao nhất (42,6%), thấp nhất nhóm<br />
12 ngày (16,7%). Tỷ lệ có thai giữa các nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê.<br />
BÀN LUẬN<br />
Trong 8 tháng đầu năm 2015, tại Trung<br />
tâm Hỗ trợ Sinh sản Quốc gia đã thực<br />
hiện 2037 chu kỳ TTTON, bao gồm 428<br />
chu kỳ sử dụng phác đồ dài, 879 chu kỳ<br />
sử dụng phác đồ antagonist, 725 chu kỳ<br />
dùng phác đồ ngắn. Nghiên cứu của<br />
chúng tôi thực hiện trên các chu kỳ có<br />
phôi chuyển bao gồm 1.658 chu kỳ TTTON:<br />
347 chu kỳ phác đồ dài, 617 chu kỳ phác<br />
đồ antagonist, 624 chu kỳ phác đồ ngắn<br />
cho thấy thời gian dùng thuốc KTBT trong<br />
<br />
khoảng 8 - 12 ngày không ảnh hưởng<br />
đến tỷ lệ có thai nói chung cũng như của<br />
từng phác đồ KTBT nói riêng. Tỷ lệ có<br />
thai của nhóm SPL 8 ngày thấp nhất<br />
(40%) không có ý nghĩa thống kê, tỷ lệ<br />
này thấp do phác đồ ngắn có tỷ lệ SPL 8<br />
ngày chiếm tới 68,5%, trong khi tỷ lệ có<br />
thai chung của nhóm phác đồ ngắn khá<br />
thấp (209/624 = 33,5%). Nhiều nghiên cứu<br />
báo cáo kết quả tương tự của chúng tôi:<br />
Martin và CS (2006) thực hiện 555 chu<br />
kỳ TTTON với SPL 12 ngày; Kristen A và<br />
<br />
63<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br />
<br />
CS (2003) nhận thấy tỷ lệ có thai tối ưu<br />
khi SPL 6 - 11 ngày. Đặc biệt, tỷ lệ có thai<br />
với SPL 6 - 7 ngày vẫn tốt, mặc dù có giả<br />
thuyết cho rằng SPL ngắn liên quan đến<br />
thời gian chuẩn bị niêm mạc tử cung<br />
không phát triển đủ để phôi làm tổ [2].<br />
Một số nghiên cứu với SPL kéo dài hơn<br />
lại cho thấy kết quả có thai giảm. Nghiên<br />
cứu của Kristen A và CS (2003) trên<br />
2.223 chu kỳ ART thấy tỷ lệ có thai giảm<br />
khi SPL > 11 ngày. Chuang và CS (2013)<br />
nghiên cứu trên 794 chu kỳ TTTON cho<br />
thấy tỷ lệ thai lâm sàng giảm với SPL<br />
> 12 ngày (24,4%), khác biệt có ý nghĩa<br />
thống kê so với SPL < 10 ngày (36%) và<br />
10 - 12 ngày (37,8%) (p < 0,01); tỷ lệ trẻ<br />
sinh sống cũng giảm có ý nghĩa thống kê:<br />
SPL > 12 ngày: 18,8%, SPL < 10 ngày:<br />
30,0% và 10 - 12 ngày: 30,3% (p= 0,02) [4].<br />
MP Portman cũng kết luận tỷ lệ có thai tốt<br />
nhất khi SPL 11 - 12 ngày và giảm có ý<br />
nghĩa thống kê khi SPL 13 - 15 ngày [5].<br />
Tương tự, Amanda và CS cho rằng tỷ lệ<br />
có thai giảm còn 34% khi SPL ≥ 13 ngày,<br />
trong khi tỷ lệ thai chung là 45,1% [6].<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, KTBT<br />
bằng phác đồ dài chỉ có 1 trường hợp<br />
SPL 8 ngày, do vậy phác đồ dài chỉ chia<br />
4 nhóm 9 - 12 ngày. Tỷ lệ có thai của<br />
phác đồ dài khá cao, nhóm SPL 12 ngày<br />
có tỷ lệ cao nhất (63,6%), khác biệt không<br />
có ý nghĩa thống kê khi so với các nhóm<br />
khác. Ron Beloosesky và CS (2000) cũng<br />
kết luận SPL không ảnh hưởng đến tỷ lệ<br />
có thai trên 998 chu kỳ IVF dùng phác đồ<br />
dài, tuy nhiên, tỷ lệ có thai cao nhất lại ở<br />
nhóm SPL 9 ngày [7].<br />
Các nghiên cứu về SPL cho đến nay<br />
vẫn có điểm hạn chế là chỉ dừng lại ở<br />
<br />
64<br />
<br />
thiết kế hồi cứu mô tả. Do vậy, cần tiến<br />
hành nghiên cứu tiến cứu so sánh ngẫu<br />
nhiên để khẳng định kết quả nghiên cứu<br />
rõ ràng hơn.<br />
KẾT LUẬN<br />
Thời gian KTBT (8 - 12 ngày) không<br />
ảnh hưởng đến tỷ lệ có thai sau TTTON.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Al-Inany HG, Abou-Setta AM, Aboulghar M.<br />
Gonadotrophin-releasing hormone antagonists<br />
for assisted conception. Cochrane Database<br />
Syst Rev. 2006, 3.<br />
2. Kristen A et al. Effect of length of stimulation<br />
in ART cycles on pregnancy rate. Fertility and<br />
Sterility. 2003, 80, pp.181-182.<br />
3. Martin JR, Mahutte NG, Arici A, Sakkas D.<br />
Impact of duration and dose of gonadotrophins<br />
on IVF outcomes. Reprod Biomed Online.<br />
2006, 13, pp.645-650.<br />
4. Meleen Chuang et al. Prolonged gonadotropin<br />
stimulation is associated with decreased ART<br />
success. J Assist Reprod Genet. 2010, Dec,<br />
27 (12), pp.711-717.<br />
5. MP Portmann et al. Does length of<br />
ovarian stimulation affect IVF pregnancy and<br />
implantation rates?. Fertility and Sterility. 2004,<br />
Sep, 82.<br />
6. Ryan Amanda et al. Prolonged gonadotropin<br />
stimulation for assisted reproductive technology<br />
cycles is associated with decreased pregnancy<br />
rates for all women except for women with<br />
polycystic ovary syndrome. Journal of Assisted<br />
Reproduction and Genetics. 2014, 31 (7),<br />
pp.837-842.<br />
7. Ron Beloosesky et al. Ovarian stimulation<br />
in in vitro fertilization with or without the “long”<br />
gonadotropin-releasing hormone agonist protocol:<br />
effect on cycle duration and outcome. Fertility<br />
and Sterility. 2000, 74 (1), pp.166-168.<br />
<br />