Tuyển nổi
lượt xem 95
download
Tuyển nổi Tuyển nổi là một quá trình tách chọn lọc các khoáng sản từ hỗn hợp bùn quặng bằng cách sử dụng các chất hoạt động bề mặt hoặc các chất thấm ướt. Quá trình được sử dụng chủ yếu để tách các loại quặng sunfit, cacbonat và các ôxit. Quặng phosphat, apatit, và than cũng được tách bằng công nghệ tuyển nổi. Quá trình tuyển nổi cũng được sử dụng rộng rãi trong việc xủa lý chất thải công nghiệp, các nhà máy xử lý nước để loại các chất béo, dầu mỡ và các chất rắn phân tán...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tuyển nổi
- Tuyển nổi Tuyển nổi là một quá trình tách chọn lọc các khoáng sản từ hỗn hợp bùn quặng bằng cách sử dụng các chất hoạt động bề mặt hoặc các chất thấm ướt. Quá trình được sử dụng chủ yếu để tách các loại quặng sunfit, cacbonat và các ôxit. Quặng phosphat, apatit, và than cũng được tách bằng công nghệ tuyển nổi. Quá trình tuyển nổi cũng được sử dụng rộng rãi trong việc xủa lý chất thải công nghiệp, các nhà máy xử lý nước để loại các chất béo, dầu mỡ và các chất rắn phân tán trong nước thải. Các quá trình này được gọi là quá trình tuyển nổi khí hòa tan (Dissolved Air Flotation-DAF). Thực chất, quá trình DAF được sử dụng để loại bỏ dầu mỡ trong nước thải của các nhà máy lọc dầu, hóa dầu, các nhà máy hóa chất, các nhà máy xử lý khí thiên nhiên và các cơ sở công nghiệp khác. Cơ sở khoa học Những cơ sở lý thuyết cơ bản về tuyển nổi dựa trên thành tựu nghiên cứu hóa lý hiện đại. Ngày nay, người ta dựa trên cơ sở lý thuyết để điều khiển quá trình công nghệ tuyển nổi cũng như có thể điều chỉnh tỷ lệ thành phần các cấu tử tạo ra đơn thuốc tập hợp phù hợp với tính chất của từng loại quặng tuyển. Ðể giải thích sự bám dính của thuốc tập hợp lên bề mặt hạt khoáng người ta đ ưa ra nhiều giả thuyết giải thích bằng hoá học lượng tử giữa mức năng lượng của các orbital đầy điện tử của tác nhân thuốc tập hợp v ới orbital trống của hạt khoáng, hoặc là giải thích bằng mô hình orbital phân tử. Tựu trung lại, ngày nay người ta phân biệt 3 loại cơ chế c ơ bản về sự bám dính của các tác nhân thuốc tập hợp lên bề mặt hạt khoáng: Mô hình m ột ngăn máy tuyển nổi
- Sự hấp phụ do lực tĩnh điện Sự hấp phụ hoá học Sự hấp phụ vật lý Trong đó sự hấp phụ hoá học là quan trọng hơn c ả vì nó quyết định tính chọn riêng và tính tập hợp của thuốc đối với một khoáng chất nhất định mà những tính chất này được quyết định bởi độ dài, cấu trúc của hidrocabon, cấu tạo của nhóm chức và thành phần tỉ lệ của các cấu tử có mặt trong hệ thống thuốc tập hợp. Sự hấp phụ hoá học được xảy ra do sự hình thành có liên kết phối trí giữa thuốc tập hợp và hạt khoáng. Mối liên kết phối trí này được tạo nên trong phần lớn các trường hợp có sự tác dụng của tác nhân thuốc tập hợp (trong thành phần có chứa những nguyên tử có đôi điện tử tự do như N, S, O, P hoặc là các liên kết đôi) v ới hạt khoáng, mà nó chứa các cation có số lượng tử chính n ≥2. Sự bám dính của các phân tử tác nhân thuốc tập hợp có chứa các nguyên tử cho điện tử có thể xảy ra trên bất kỳ vị trí nào của bề mặt hạt khoáng mà ở đó có chứa các orbital trống được hình thành trong quá trình đập vỡ hoặc nghiền quặng. Ðiều kiện cần thiết để có sự tác dụng giữa khoáng chất và tác nhân thuốc tập hợp dạng ion (Y-) (ngoại trừ trường hợp xảy ra phản ứng dị thể) là sự thủy phân hoặc oxi hoá khoáng chất tạo nên liên kết phân cực trên lớp bề mặt. Kết quả sự tách và đẩy hạt tích điện âm xảy ra dễ dàng. Dạng liên kết phối trí này có tính đối ứng δ v à π. Như v ậy, sự bám dính giữa các tác nhân thuốc tập hợp và bề mặt hạt khoáng xảy ra chặt chẽ hơn và chọn lọc hơn khi mối liên kết của chúng có những tính chất cơ bản (như: độ dài, năng lượng, số phối trí) gần với liên kết trong mạng tinh thể của khoáng vật. Hạn chế của quan điểm này là không xem xét về bản chất liên kết tác nhân - khoáng chất. Không có sự nhìn nhận nhất quán v ề sự tác dụng của tác nhân ion và non - ion. Sử dụng những khái niệm trên cho phép ta có một số quan điểm thống nhất về sự bám dính lên bề mặt hạt khoáng của bất kỳ một loại thuốc tập hợp nào và hình dung được cơ chế sự bám dính của bất kỳ một loại thuốc tập hợp này trên bề mặt hạt khoáng. Trong quá trình h ấp phụ phần lớn các thuốc tập hợp trong phân tử của nó có chứa O, N, P biểu hiện các tính chất theo những quy luật sau:
- Tính axit của các thuốc tập hợp càng yếu thì nó càng bám chặt lên bề mặt hạt khoáng, phù hợp với quy luật của sự hình thành phức chất trong dung dịch. Lgβ = a(-LgKa)+b Trong đó: Ka là hằng số proton hoá β là hằng số tạo phức Khi có sự hình thành liên kết π hoặc có sự tác dụng tĩnh điện thì xảy ra quy luật ngược lại. Giá trị hằng số phức của thuốc tập hợp với các cation kim loại có trong mạng tinh thể của các hạt khoáng cần tách càng lớn thì thuốc tập hợp càng có tính chọn lọc cao. Giá trị hằng số tạo phức K và tính hoạt hoá Khh đặc trưng cho sự bám dính của thuốc tập hợp ion liên hệ với nhau theo phương trình sau: Khh = S/K Trong đó: S là nồng độ phân tử của các hợp chất ít tan. Dựa vào đây người ta có thể đánh giá được ảnh hưởng về tính chất axit bazơ của thuốc tập hợp, kim loại và pH của dung dịch lên sự hấp phụ tối đa c ủa thuốc tập hợp. Sự hấp phụ tối đa của thuốc tập hợp bị dịch chuyển vào vùng pH thấp hơn khi ta tăng tính axit của thuốc tập hợp và các cation trong mạng tinh thể. Ðể tính toán giá trị pH tối đa (pHopt) sử dụng mối tương quan sau: (H+)opt = KHRKW /KMeOH)1/2 Trong đó: KHR là hằng số ion hoá thuốc tập hợp KW là tích số ion của nước KMeOH là hằng số không bền của phức hidroxo kim loại Tăng s ự chọn lựa của thuốc tập hợp dạng tạo phức cho phép thực hiện tuyển nổi khoáng vật trong môi trường axit do tính tan của hợp chất phức trong điều kiện nay tăng và dẫn đến giải hấp phụ của những trung tâm hấp phụ hoạt hoá yếu của khoáng chất đồng hành. Quan niệm về cơ chế phối trí giữa thuốc tập hợp và hạt khoáng cho phép ta giải thích sự tác dụng cộng hưởng khi sử dụng hỗn hợp các loại thuốc tập hợp.
- Bề mặt của khoáng chất có thể xem xét như một tổ hợp của những trung tâm hấp phụ với lực axit - bazơ Lewis và Bronsted khác nhau. Như v ậy cùng một lúc làm đầy những trung tâm này bằng các thuốc tập hợp anion, electrophin và trung tính gây nên một sự hấp phu cực đại, do đó dẫn đến sự kị nước hoá và ưa nước hoá bề mặt hạt khoáng. Máy tuyển nổi Sơ đồ quá trình tuyển nổi khí hòa tan Tuyển nổi cơ học Tuyển nổi hóa học Chất tập hợp (thuốc tập hợp) Xanthates Potassiu Sodium Potassium Amyl m Isobutyl Potassium Ethyl Isobutyl Xanthate(PAX) Xanthate(KEX) Xanthate(PIB Xanthate(SI X) BX) Sodium Sodium Ethyl Isopropyl Xanthate (SE Xanthate(SIPX) X) Dithiophosphates Thiocarbamates Xanthoge Thionocarbamate n Formates s Thiocarbanilide [sửa]Chất tạo bọt (Thuốc tạo bọt) Dầu thông Rượu béos (MIBC) Polyglycols
- Polyoxyparafins Cresylic Acid (Xylenol) Chất điều chỉnh Chất điều chỉnh độ pH: Vôi khô CaO Natri cacbonat Na2CO3 Natri hidroxit NaOH Axit H2SO4, HCl Chất điều chỉnh dạng Cationic: Ba2+, Ca2+, Cu+, Pb2+, Zn2+, Ag + Chất điều chỉnh dạng Anionic: SiO32-, PO43-, CN-, CO 32-, S2- Chất điều chỉnh hữu c ơ: Dextrin, tinh bột, hồ, CMC
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÀI TẬP 6: MÔN KỸ THUẬT XỬ LÝ NƯỚC THẢI THIẾT KẾ BỂ LẮNG SƠ CẤP, BỂ LẮNG THỨ CẤP VÀ BỂ TUYỂN NỔI
21 p | 746 | 167
-
Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải (tuyển nổi)
0 p | 262 | 95
-
Vai trò của hóa chất hoạt động bề mặt trong công nghệ khử mực tuyển nổi
9 p | 276 | 75
-
Bài giảng Sinh học động vật - Chương 4: Hệ nội tiết
65 p | 324 | 70
-
Các tuyến nội tiết chính và các hormon của chúng trong cơ thể
8 p | 295 | 56
-
Giáo trình Sinh sản nội tiết: Phần 2 - Trần Duy Nga
24 p | 124 | 29
-
Bài giảng Xử lý nước thải: Chương 9
0 p | 127 | 23
-
Bài giảng Sinh lý động vật thủy sản – Chương 6: Tuyến nội tiết
19 p | 108 | 14
-
Bài giảng Sinh lý bệnh nội tiết
62 p | 138 | 14
-
Bài giảng Sinh lý học: Sinh lý hệ nội tiết - BS. Trần Ngọc Thanh
20 p | 24 | 6
-
Nghiên cứu giảm hàm lượng lưu huỳnh trong tinh quặng sắt nhà máy tuyển đồng Sin Quyền - Lào Cai bằng phương pháp tuyển nổi
5 p | 47 | 4
-
Ứng dụng công nghệ tuyển nổi để thu hồi sinh khối tảo trong nước ở một số hồ trên địa bàn Thành phố Hà Nội
13 p | 11 | 4
-
Nghiên cứu tuyển nổi mùn than khu vực Mạo Khê trong một số dung dịch muối vô cơ
6 p | 7 | 3
-
Bài giảng Sinh học đại cương - Chương 20: Hệ nội tiết
26 p | 4 | 3
-
Nghiên cứu thăm dò khả năng tuyển nổi quặng đồng niken cao bằng
4 p | 40 | 2
-
Nâng cao hiệu quả của phương pháp tuyển nổi để thu hồi kim loại nặng trong nước thải bằng tinh dầu thông
4 p | 13 | 2
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố công nghệ đến kết quả tuyển mẫu than Vàng Danh cỡ hạt -0,3 mm trên thiết bị tuyển nổi cột dạng tấm nghiêng Reflux
8 p | 26 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn