Tuyển tập đề thi học sinh giỏi môn Vật lí lớp 9 cấp tỉnh năm 2023-2024
lượt xem 2
download
Cùng tham khảo "Tuyển tập đề thi học sinh giỏi môn Vật lí lớp 9 cấp tỉnh năm 2023-2024" sau đây để tham khảo cấu trúc đề thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tuyển tập đề thi học sinh giỏi môn Vật lí lớp 9 cấp tỉnh năm 2023-2024
- Fb Đặng Hữu Luyện – Zalo/SĐT 0984024664 TUYỂN TẬP ĐỀ THI HSG VẬT LÍ 9 CẤP TỈNH THCS NĂM HỌC 2023 – 2024 Chúc bạn may mắn và thành công
- GÓC CHIA SẺ TUYỂN TẬP ĐỀ HSG VẬT LÍ 9 CẤP TỈNH 2023 - 2024 CẢM ƠN BẠN ĐÃ ỦNG HỘ NHÓM – CHÚC BẠN THÀNH CÔNG Kính thưa các thầy cô đáng kính và các em học sinh thân yêu, tài liệu này được thực hiện bởi rất nhiều công sức của nhóm các thầy cô Vật lí. Tài liệu sẽ rất thiết thực với các thầy cô dạy Vật lí cũng như học sinh có định hướng ôn HSG, thi Chuyên, theo KHTN. Tài liệu rất phù hợp với mục đích ra đề thi, soạn giảng, ôn luyện ….. Để tiết kiệm thời gian, chia sẻ, ủng hộ và tạo động lực cho nhóm rất mong bạn đọc ủng hộ bằng cách đăng ký nhận bộ đáp án chi tiết và đầy đủ của bộ tài liệu này, cụ thể như sau: Gói 99K: Đề, đáp án (File PDF) Gói 199K: Đề, đáp án (File PDF + Word) Ad mong được kết bạn để giải đáp và trao đổi mọi thắc mắc liên quan và không liên quan đến tài liệu. Lưu ý: Nhóm biên soạn mong muốn tài liệu được sử dụng bởi những người tử tế. Do đó, khi bạn đồng ý mua một trong các gói trên đồng nghĩa với việc bạn đã lấy danh dự, lòng tự trọng của bản thân và gia đình để cam kết với nhóm biên soạn rằng bạn sẽ tôn trọng nguyên tắc bản quyền; không sử dụng tài liệu với mục đích thương mại hóa, viết sách; không đưa lên các diễn đàn internet…. Hình thức: Chuyển khoản hoặc thẻ nạp điện thoại. Trân trọng cảm ơn! Fb Đặng Hữu Luyện (https://www.facebook.com/danghuuluyen) Zalo: 0984024664. Nhóm Fb: KHO VẬT LÍ THCS-THPT (https://www.facebook.com/groups/khovatlithcsthpt) THỜI GIAN LÀ VÀNG --->LH: Fb Đặng Hữu Luyện – Zalo/SĐT 0984024664 Trang 2
- MỤC LỤC ĐỀ STT TỈNH TRANG 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH 4 2 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH PHƯỚC 6 3 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CAO BẰNG 10 4 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÀ NẴNG 12 5 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮK LẮK 14 6 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP 16 7 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI 18 8 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ GIANG 20 9 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NAM 21 10 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH 23 11 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG 25 12 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. HỒ CHÍ MINH 27 13 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÒA BÌNH 31 14 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN 33 15 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KON TUM 35 16 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN 37 17 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG BÌNH 39 18 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAM 41 19 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA 43 20 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỪA THIÊN – HUẾ 45 21 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TUYÊN QUANG 47 22 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC 49 23 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI 51 THỜI GIAN LÀ VÀNG --->LH: Fb Đặng Hữu Luyện – Zalo/SĐT 0984024664 Trang 3
- UBND TỈNH BẮC NINH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Vật lí - Lớp 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 02 trang) Câu 1 (4 điểm): Trong một tiết học thể dục, thầy giáo tổ chức một trò chơi như sau: Trên sân, kẻ một đường thẳng xy, hai bạn An và Nam dứng tại hai vị trí tương ứng B và N ở cùng một phía so với xy và cách xy lần lượt là BA = 48 m, NM = 28 m, với AM = 100 m (hình 1). Giả sử An và Nam chạy nhanh nhất với tốc độ lần lượt là v1 = Hình 1 6 m/s và v2 =4m/s. 1) Thầy giáo yêu cầu hai bạn xuất phát cùng một lúc, cùng chạy thẳng với tốc độ lớn nhất về một điểm I trên đoạn thẳng AM, với MI =45 m. Bạn nào đến đích trước và đến sớm hơn bao lâu so với bạn còn lại? 2) Thầy giáo yêu cầu hai bạn xuất phát cùng một lúc, chạy thẳng với tốc độ lớn nhất về một điểm H trên đoạn thẳng AM sao cho hai bạn đến H cùng một lúc. Tính khoảng cách từ A tới H. 3) Thầy giáo yêu cầu bạn Nam đứng yên, bạn An chạy thẳng từ B đến xy, tiếp tục chạy trên xy một đoạn 20 m, rồi chạy thẳng đến chỗ bạn Nam. Nếu An chọn được đường chạy với thời gian ngắn nhất thì thời gian chạy đó bằng bao nhiêu? Câu 2 (4 điểm): Trộn m (kg) nước và m (kg) chất lỏng X thành một hỗn hợp lỏng có nhiệt độ 20°C dựng trong một bình kín cách nhiệt. Cho một luồng hơi nước có nhiệt độ 100°C đi vào bình thì thấy nhiệt độ của hỗn hợp lỏng tăng liên tục. Khi nhiệt độ của hỗn hợp bằng 75°C thì khối lượng hỗn hợp lỏng trong bình tăng thêm 9% so với khối lượng ban đầu. Giả thiết tốc độ của dòng hơi nhỏ để hỗn hợp luôn ở trạng thái cân bằng nhiệt tại mọi thời điểm. Bỏ qua sự mất mát nhiệt ra môi trường và nhiệt dung của bình; bình đủ lớn để hơi nước có thể ngưng tụ và chất lỏng X có thể sôi. 1) Tính nhiệt dung riêng của chất lỏng X. 2) Tiếp tục cho luồng hơi nước nói trên vào bình thì nhiệt độ của hỗn hợp tăng, khi đến 80°C thì nhiệt độ của hỗn hợp không tăng trong một khoảng thời gian, sau đó nhiệt độ của hỗn hợp tăng trở lại. Khi nhiệt độ bắt đầu tăng trở lại thì khối lượng của hỗn hợp lỏng bằng 85% so với khối lượng của hỗn hợp ban đầu. Cho nhiệt dung riêng của nước là cn = 4200 J/kg.K, nhiệt hóa hơi riêng của nước là L = 2,2.106 J/kg.K. Tính nhiệt hóa hơi riêng của chất lỏng X. THỜI GIAN LÀ VÀNG --->LH: Fb Đặng Hữu Luyện – Zalo/SĐT 0984024664 Trang 4
- Câu 3 (4,5 điểm): Cho mạch điện như hình 2: R1 = R2 = 90Ω; RMN = 54 Ω ( RMN được phân bố đều theo chiều dài MN = 27 cm); đèn Đ1 ghi 6V – 3W; đèn Đ2 ghi 6V – 0,4W; các đèn Đ3 và Đ4 đều ghi 3V – 0,2W. Coi điện trở của các bóng đèn không đổi và bỏ qua điện trở các dây nối. 1) Điều chỉnh con chạy C ở vị trí M, tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB. 2) Đặt vào hai điểm A, B một hiệu điện thế không đổi U = 16V. Hãy xác định vị trí của con chạy C để: a) Các bóng đèn sáng đúng công suất định mức. b) Công suất tiêu thụ điện của đoạn mạch AB nhỏ nhất. Hình 2 Câu 4 (4,5 điểm): Cho mạch điện như hình 3. Hiệu điện thế UMN = 18V. Các điện trở: R1 = 12Ω, R2=4Ω, R4=18Ω, R5 =6Ω, R6 =4Ω, R3 là một biến trở và điện trở của đèn là Rđ = 3Ω. Biết vôn kế có điện trở rất lớn và ampe kế có điện trở không đáng kể, bỏ qua điện trở các dây nối. 1) Cho R3 = 21Ω. Tìm số chỉ của ampe kế, vôn kế và công suất tiêu thụ của đèn. 2) Cho R3 thay đổi từ 0 đến 30Ω . Tìm R3 để: a) Số chỉ của vôn kế lớn nhất. Tìm giá trị lớn nhất đó. Hình 3 b) Công suất tiêu thụ của R3 lớn nhất. Tìm giá trị lớn nhất đó. Câu 5 (3 điểm): Cho một thấu kính hội tụ tiêu cự f = 20 cm và nguồn sáng điểm S nằm trên trục chính của thấu kính, cách thấu kính một đoạn d = 30 cm. 1) Xác định vị trí, tính chất ảnh S' của S tạo bởi thấu kính. Tính khoảng cách giữa vật và ảnh.Vẽ ảnh. 2) Cố định S, cho thấu kính chuyển động thẳng dọc theo trục chính ra xa S với vận tốc không đổi là v = 1 cm/s. Hình 4 a) Sau bao lâu kể từ khi thấu kính bắt đầu chuyển động thì quỹ đạo chuyển động của S' không bị trùng lại? b) Thấu kính chuyển động trong thời gian 10 s thì dừng lại. Để ảnh S' của S trùng với vị trí ban đầu của nó (khi thấu kính chưa dịch chuyển), người ta quay thấu kính quanh trục đi qua quang tâm O của thấu kính và vuông góc với mặt phẳng hình vẽ một góc α (Hình 4). Tính α. (Học sinh được sử dụng công thức thấu kinh khi làm bài) ------------HẾT------------ THỜI GIAN LÀ VÀNG --->LH: Fb Đặng Hữu Luyện – Zalo/SĐT 0984024664 Trang 5
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI BÌNH PHƯỚC CẤP TỈNH THCS NĂM HỌC 2023-2024 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Vật lí Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm có 02 trang) Ngày thi: 09/03/2024 Câu 1. (5 điểm) 1.1. (3 điểm) Cùng một thời điểm, xe ô tô thứ nhất đi từ Đồng Xoài đến Bình Long với vận tốc không đổi v1, ô tô thứ hai đi từ Bình Long về Đồng Xoài với vận tốc không đổi v2. Hai xe gặp nhau lần đầu tại vị trí cách Bình Long 20km. Sau khi đến nơi quy định (xe thứ nhất tới Bình Long, xe thứ hai tới Đồng Xoài) thì 2 xe ngay lập tức quay lại với vận tốc như cũ và gặp nhau lần thứ hai tại vị trí cách Đồng Xoài 12km. Bỏ qua thời gian xe quay đầu, biết 2 xe đi trên cùng một tuyến đường. a. Tính quãng đường từ Đồng Xoài tới Bình Long? b. Tính vận tốc của mỗi xe? Biết xe này đi nhanh hơn xe kia là 16km/h. 1.2. (2 điểm) Một thanh mảnh, đồng chất, phân bố đều khối lượng có thể quay quanh trục O ở phía trên. Phần dưới của thanh nhúng trong nước. Khi cân bằng thanh nằm nghiêng như hình vẽ 1, một nửa chiều dài của thanh nằm trong nước. a. Biểu diễn các lực tác dụng lên thanh. b. Xác định khối lượng riêng chất làm thanh đó. Cho khối lượng riêng nước là 1000kg/m3. Câu 2. (4 điểm) Có 2 bình cách nhiệt chứa 2 chất lỏng khác nhau, ở nhiệt độ ban đầu khác nhau. Người ta dùng một thanh kim loại nhúng lần lượt vào bình 1 rồi lại nhúng vào bình 2. Ở lần nhúng thứ nhất, nhiệt độ cân bằng của thanh kim loại trong bình 1 là 800C và bình 2 là 300C. Tiếp tục nhúng lần thứ hai thì nhiệt độ cân bằng của thanh kim loại trong bình 1 là 750C và bình 2 là 350C. Biết chỉ có sự trao đổi nhiệt của thanh kim loại với chất lỏng trong bình 1 và bình 2. a. Nhận xét sự trao đổi nhiệt giữa thanh kim loại với chất lỏng trong bình 1 và bình 2 của lần thứ hai? b. Tính nhiệt độ cân bằng của thanh kim loại khi nhúng vào bình 1, bình 2 của lần thứ ba? c. Nếu nhúng n lần như vậy thì nhiệt độ cuối cùng của thanh kim loại là bao nhiêu? THỜI GIAN LÀ VÀNG --->LH: Fb Đặng Hữu Luyện – Zalo/SĐT 0984024664 Trang 6
- Câu 3. (5 điểm) 3.1. (3,5 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ 2. Biết U = 8V không đổi, R1 = 2Ω, R2 = 4Ω. Biến trở ACB là một dây dẫn có điện trở suất là ρ = 4.10-7(Ωm), chiều dài ℓ = AB = 1,8m, tiết diện đều S = 0,12mm2. Bỏ qua điện trở của ampe kế và các dây dẫn. a. Tính điện trở toàn phần của biến trở. b. Xác định vị trí con chạy C để ampe kế chỉ 0,25A. 3.2. (1,5 điểm) Điện năng từ nhà máy được đưa đến nơi tiêu thụ nhờ các dây dẫn, tại nơi tiêu thụ cần một công suất không đổi. Ban đầu hiệu suất tải điện là 88%. Muốn hiệu suất tải điện là 94% cần giảm cường độ dòng điện trên dây dẫn tải đi bao nhiêu phần trăm so với lúc đầu. Câu 4. (4 điểm) Hai điểm sáng S1 và S2 cùng nằm trên trục chính, ở về hai bên của một thấu kính hội tụ, cách thấu kính lần lượt là 15cm và 30cm. Khi đó ảnh của S1 và ảnh của S2 tạo bởi thấu kính là trùng nhau. a. Vẽ hình và giải thích sự tạo ảnh của S1, S2 qua thấu kính trên. b. Từ hình vẽ đó hãy tính tiêu cự của thấu kính. Câu 5. (2 điểm) Nêu một phương án thực nghiệm xác định điện trở của một ampe kế. Dụng cụ gồm: một nguồn điện có hiệu điện thế không đổi, một ampe kế cần xác định điện trở, một điện trở R0 đã biết giá trị, một biến trở con chạy Rb, hai công tắc điện K1 và K2, một số dây dẫn đủ dùng. Các công tắc điện và dây dẫn có điện trở không đáng kể. Chú ý: Không mắc ampe kế trực tiếp vào nguồn. ..........................HẾT.......................... • Thí sinh không được sử dụng tài liệu • Giám thị không giải thích gì thêm. THỜI GIAN LÀ VÀNG --->LH: Fb Đặng Hữu Luyện – Zalo/SĐT 0984024664 Trang 7
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI BÌNH PHƯỚC CẤP TỈNH THCS NĂM HỌC 2023-2024 ĐỀ DỰ BỊ Môn: Vật lí Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm có 02 trang) Ngày thi: 09/03/2024 Câu 1. (5 điểm) 1.1. (3 điểm) Một chiếc xe phải đi từ điểm A đến điểm B trong một khoảng thời gian quy định là t. Nếu xe chuyển động từ A đến B với vận tốc v1 = 48km/h, xe sẽ đến B sớm hơn 18 phút so với thời gian quy định. Nếu xe chuyển động từ A đến B với vận tốc v2 = 12km/h, xe sẽ đến B trễ hơn 27 phút so với thời gian quy định. a. Tìm chiều dài quãng đường AB và thời gian quy định t. b. Để chuyển động từ A đến B đúng thời gian quy định t, xe chuyển động từ A đến C (C ở trên AB) với vận tốc v1 = 48km/h rồi tiếp tục chuyển động từ C đến B với vận tốc v2 = 12km/h. Tìm chiều dài quãng đường AC. 1.2. (2điểm) Một thùng hình trụ đứng, đáy bằng, chứa nước, mực nước trong thùng cao 80cm. Người ta thả chìm vật bằng nhôm có dạng hình lập phương cạnh 20cm. Mặt trên của vật được móc bởi một sợi dây mảnh, nhẹ. Nếu giữ vật lơ lửng trong thùng nước thì phải kéo sợi dây một lực 120N. Biết trọng lượng riêng của nước, nhôm lần lượt là d1 = 10000N/m3; d2 = 27000N/m3, diện tích trong đáy thùng gấp 2 lần diện tích một mặt của vật. a. Vật nặng rỗng hay đặc? Vì sao? b. Kéo đều vật từ đáy thùng lên theo phương thẳng đứng với công của lực kéo AFk = 120J. Hỏi vật có được kéo lên khỏi mặt nước không? Câu 2. (4,0 điểm) Có 3 thùng chứa nước, thùng A có nhiệt độ tA = 20°C, thùng B có nhiệt độ tB = 80°C, thùng C có nhiệt độ t1C = 40°C. Dùng một ca múc nước để múc nước từ thùng A và B rồi đổ vào thùng C. Biết rằng trước khi đổ, trong thùng C có một lượng nước bằng tổng số ca nước đổ thêm vào nó. a. Nếu múc ở thùng A 3 ca, để nước ở thùng C có nhiệt độ là t2C = 50°C thì số ca nước phải múc ở thùng B là bao nhiêu? b. Tính khối lượng nước có ở thùng C sau khi múc xong, biết mỗi ca nước có thể tích là Vo = 200ml, nước có khối lượng riêng D = 1g/cm3. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường, với bình chứa và ca múc nước. THỜI GIAN LÀ VÀNG --->LH: Fb Đặng Hữu Luyện – Zalo/SĐT 0984024664 Trang 8
- Câu 3. (5 điểm) 3.1. (3,0 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ 1. Biết U = 18V không đổi, R1 = 6, R2 = 12. Biến trở ACB có điện trở toàn phần là RAB = 36, vôn kế là lý tưởng. a. Xác định vị trí con chạy C để vôn kế chỉ số 0. b. Xác định vị trí con chạy C để vôn kế chỉ số 2V. 3.2. (2,0 điểm) Điện năng được truyền từ trạm phát đến tải tiêu thụ bằng đường dây một pha. Để giảm hao phí trên đường dây từ 20% xuống còn 5% thì cần tăng điện áp truyền tải ở trạm phát lên bao nhiêu lần? Biết rằng công suất ở tải tiêu thụ không đổi. Câu 4. (4,0 điểm) Một nguồn sáng điểm S đặt trên trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự bằng 16cm, cách thấu kính 24cm. a. Vẽ ảnh S1 của S qua thấu kính. Tính khoảng cách từ ảnh S1 đến thấu kính. b. Cho thấu kính dịch chuyển với vận tốc 2m/s theo phương vuông góc trục chính thấu kính. Hỏi ảnh của nguồn sáng dịch chuyển với vận tốc là bao nhiêu nếu nguồn sáng được giữ cố định. Lưu ý: Không dùng trực tiếp công thức thấu kính. Câu 5. (2,0 điểm) Cho một bình thủy tinh hình trụ tiết diện đều, một thước chia tới mm, nước (đã biết khối lượng riêng) và một khối gỗ nhỏ (hình dạng không đều đặn, bỏ lọt được vào bình, không thấm nước và nổi trong nước). Hãy trình bày một phương án để xác định khối lượng riêng của khối gỗ. ..........................HẾT.......................... • Thí sinh không được sử dụng tài liệu • Giám thị không giải thích gì thêm. THỜI GIAN LÀ VÀNG --->LH: Fb Đặng Hữu Luyện – Zalo/SĐT 0984024664 Trang 9
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH CAO BẰNG LỚP 9 NĂM HỌC 2023 – 2024 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: VẬT LÍ Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 02 trang) Câu 1. (4,0 điểm) Ba người đi xe đạp xuất phát từ A về B trên đường thẳng AB. Người thứ nhất đi với vận tốc là v1 = 10 (km/h). Người thứ hai xuất phát sau người thứ nhất 30 phút và đi với vận tốc v2 = 20 (km/h). Người thứ ba xuất phát sau người thứ hai 10 phút. 1. Hỏi người thứ hai gặp người thứ nhất cách vị trí xuất phát bao xa? 2. Sau khi gặp người thứ nhất, người thứ ba đi thêm 40 phút nữa thì sẽ cách đều người thứ nhất và người thứ hai. Tìm vận tốc người thứ ba. Giả thiết chuyển động của ba người là chuyển động thẳng đều và vận tốc của người thứ ba lớn hơn vận tốc của người thứ nhất. Câu 2. (4,0 điểm) Một chiếc vòng làm bằng hợp kim vàng và bạc. Chiếc vòng này khi cân trong không khí thì có trọng lượng Po= 3 (N), còn khi cân trong nước thì có trọng lượng P = 2,74 (N). Hãy xác định khối lượng phần vàng và khối lượng phần bạc trong chiếc vòng nếu xem rằng thể tích V của vòng đúng bằng tổng thể tích ban đầu V1 của vàng và thể tích ban đầu V2 của bạc. Cho biết khối lượng riêng của vàng D1 =19300 (kg/m3), của bạc D2 = 10500 (kg/m3), của nước D =1000 (kg/m3). Câu 3. (4,0 điểm) Một ấm bằng nhôm có khối lượng m1= 500g, chứa 2 lít nước ở nhiệt độ t1= 20°C. Biết nhiệt dung riêng của nhôm và nước lần lượt là c1= 880 (J/kg.K) và c2= 4200 (J/kg.K); khối lượng riêng của nước là D = 1000 (kg/m3). 1. Muốn đun sôi lượng nước trong ấm thì nhiệt lượng thực tế cần cung cấp là bao nhiêu? Biết có 30% nhiệt lượng tỏa ra ngoài môi trường xung quanh. 2. Giả sử rằng trong thời gian 2 phút, ấm và nước thu được nhiệt lượng là ∆Q=117866,67 (J). Tính thời gian thực tế để đun sôi 2 lít nước nói trên. Coi rằng nhiệt được cung cấp một cách đều đặn và liên tục. Câu 4. (4,0 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch có giá trị không đổi là U=18 (V). Đèn dây tóc Đ trên đó có ghi 12V-12W. Các điện trở R1 = 3 (Ω), R2= 9 (Ω) và biến trở Rx. Khoá K, dây nối và ampe kế có điện trở không đáng kể. 1. Thay đổi giá trị của biến trở Rx để đèn sáng bình thường. Tìm giá trị của điện trở Rx trong các trường hợp: a) Khoá K mở. b) Khoá K đóng. Trong trường hợp này, số chỉ ampe kế bằng bao nhiêu? 2. Khoá K đóng, biến trở có giá trị Rx = 3 (Ω). Thay bóng đèn trên bằng một bóng đèn khác mà cường độ dòng điện IĐ qua bóng đèn phụ thuộc vào hiệu điện thế UĐ ở hai THỜI GIAN LÀ VÀNG --->LH: Fb Đặng Hữu Luyện – Zalo/SĐT 0984024664 Trang 10
- 20 2 đầu bóng đèn theo hệ thức I Đ = U Đ (Trong đó UĐ đơn vị đo bằng vôn, IĐ đơn vị đo bằng 27 ampe). Tìm hiệu điện thể ở hai đầu bóng đèn. Câu 5. (4,0 điểm) Người ta dùng một bếp điện 220V - 1000W để đun sôi nước trong một ấm bằng nhôm có khối lượng 500 gam chứa 250 gam nước ở 25°C. Hiệu suất của bếp là 85%. Cho biết nhiệt dung riêng của nhóm và nước lần lượt là c1= 880 (J/kg.K), c2= 4200 (J/kg.K). Bỏ qua sự mất mát nhiệt ra môi trường bên ngoài. 1. Tính thời gian cần thiết để đun sôi nước khi bếp điện được sử dụng ở hiệu điện thế định mức. 2. Khi hiệu điện thế của lưới điện bị sụt xuống còn 190 (V) thì thời gian cần thiết để đun sôi nước là bao nhiêu? --------HẾT-------- THỜI GIAN LÀ VÀNG --->LH: Fb Đặng Hữu Luyện – Zalo/SĐT 0984024664 Trang 11
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: VẬT LÍ ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 02 trang) Câu I. (2,0 điểm) Người ta đặt hai gương phẳng G1 và G2 trên một hệ trục tọa độ Oxy như hình 1. Một vật nhỏ A chuyển động đều với tốc độ v = 4 cm/s từ đỉnh của G1 đến đỉnh của G2 trong thời gian 10 s, hướng chuyển động của A tạo với mặt phẳng G1 góc α = 60°. Gọi A1 và A2 lần lượt là ảnh của A qua G1 và G2. 1. Xác định quỹ đạo chuyển động và tốc độ của A1 và A2 so với O. 2. Tính khoảng cách giữa A1 và A2 sau 3 s kể từ lúc A ở đỉnh của G1. 3. Tính khoảng cách nhỏ nhất giữa A1 và A2. Câu II. (2,0 điểm) Hình 1 Trên đoạn đường MN của một sân tập thể dục hình chữ nhật MNPQ có kích thước 40 m x 20m, một nhóm gồm 11 học sinh xếp thẳng hàng, đứng cách đều nhau khoảng cách giữa hai học sinh kế tiếp là 1,5 m. Thầy giáo đứng tại M cách học sinh đầu tiên 12 m như hình 2. Tại thời điểm ban đầu, nhóm học sinh bắt đầu chạy đều với tốc độ 80 cm/s về phía thầy giáo theo đường MQPNM. 1. Xác định thời điểm đầu tiên học sinh cuối hàng gặp được thầy giáo. 2. Thời điểm ban đầu, thầy giáo cũng đi đều ngược chiều chuyển động của học sinh với tốc độ v. Biết rằng khoảng thời gian kể từ lúc thầy bắt đầu gặp bạn đầu tiên đến lúc gặp bạn cuối hàng là 12,5 s. Hình 2 a) Tính v. b) Xác định vị trí và thời điểm thầy giáo gặp bạn cuối hàng lần thứ hai. Câu III. (2,5 điểm) 1. Cho mạch điện như hình 3.a. Nguồn điện có hiệu điện thế U không đổi, điện trở R0 có giá trị không đổi, biến trở R có giá trị thay đổi được, bóng đèn có thông số (3V – 1,5 W) có điện trở không phụ thuộc vào nhiệt độ, bỏ qua điện trở của Ampe kế và dây nối. a) Khóa k mở, điều chỉnh giá trị biến trở, khi R = R1 thì Ampe kế chỉ 1,6 A và công suất tỏa nhiệt trên R là 8,96 W; khi R = R2 thì Ampe kế chỉ 1,25 A và công suất tỏa nhiệt trên R là 8,75 W. Xác định giá trị U, Ro, R1, R2. Hình 3.a THỜI GIAN LÀ VÀNG --->LH: Fb Đặng Hữu Luyện – Zalo/SĐT 0984024664 Trang 12
- b) Khóa k đóng. Tìm các giá trị của biến trở R sao cho: + Đèn sáng bình thường. + Công suất tỏa nhiệt trên R đạt cực đại. Lúc này đèn sáng như thế nào? 2. Hình 3.b mô tả một sợi cáp điện dài, bên trong có ba dây dẫn có vỏ bọc giống nhau. Người ta đặt ngầm sợi cáp này vào Hình 3.b trong tường của một tòa nhà và chỉ để lộ các đầu dây dẫn mà quên đánh dấu điểm đầu và điểm cuối của mỗi dây. Em hãy mô tả cách xác định được điểm đầu và điểm cuối của mỗi dây với các dụng cụ gồm một viên pin, một bóng đèn pin và một số dây nối. Câu IV. (2,0 điểm) Người ta dùng một trong hai cách để đưa một vật có khối lượng m = 100 kg lên độ cao h=10 m như sau: 1. Dùng hệ thống gồm một ròng rọc cố định, một ròng rọc động có hiệu suất là 80% như hình 4. Hãy tính: a) Lực kéo dây để nâng vật lên. b) Công hao phí để nâng ròng rọc động, biết công hao phí này bằng 1 hao phí tổng cộng do ma sát. 4 2. Dùng mặt phẳng nghiêng dài l = 12m. Lực kéo vật lúc này là F2 = 1500 N. Tính lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng, hiệu suất của Hình 4 mặt phẳng nghiêng. Câu V. (1,5 điểm) Một bình nhiệt lượng kế đang chứa M (g) nước ở nhiệt độ to. Người ta dùng một cái cốc đổ 50 g nước ở 60°C vào nhiệt lượng kế, sau khi cân bằng nhiệt, lại múc 50 g nước từ nhiệt lượng kế đổ đi. Quá trình trên được thực hiện lặp lại theo lượt (gồm 1 lần múc nước đổ vào và 1 lần múc nước đổ ra). Quan sát thấy rằng sau lượt thứ nhất và lượt thứ hai, nhiệt độ của nước trong bình nhiệt lượng kế lần lượt tăng thêm ∆t1 = 10°C và ∆t2=8°C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với cốc, nhiệt lượng kế và môi trường. 1. Xác định M, to. 2. Gọi ∆tn là nhiệt độ tăng thêm của nước trong lượt thứ n. a) Hãy thiết lập biểu thức liên hệ giữa ∆tn theo ∆t1 và n. b) Phải thực hiện tối thiểu mấy lượt như trên để nhiệt độ của nước trong bình nhiệt lượng kế tăng thêm không quá 4°C mỗi lượt. ------------HẾT------------ THỜI GIAN LÀ VÀNG --->LH: Fb Đặng Hữu Luyện – Zalo/SĐT 0984024664 Trang 13
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THCS CẤP TỈNH ĐẮK LẮK NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: VẬT LÍ ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 26/3/2024 (Đề có 02 trang, gồm 06 câu) Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (4,0 điểm) Lúc 6 giờ sáng, một người đi ô tô từ A đến B với tốc độ không đổi v 1 = 50 km/h. Cùng lúc đó một người đi xe máy từ B, chuyển động thẳng đều cùng hướng với người đi ô tô với tốc độ v2 = 30 km/h. Giả sử quãng đường trên là đường thẳng, quãng đường AB là 100 km. 1. Tính khoảng cách giữa ô tô và xe máy sau khi người đi ô tô đi qua A 30 phút? 2. Sau khi đi qua A 1 giờ, người đi ô tô đột ngột tăng tốc và đạt đến tốc độ không đổi v3 = 55 km/h. a. Hai xe gặp nhau lúc mấy giờ? b. Vị trí hai xe gặp nhau cách B bao nhiêu? Câu 2: (4,0 điểm) Người ta thả một miếng kim loại có khối lượng m (kg) đã được nung nóng đến nhiệt độ t °C vào một nhiệt lượng kế chứa 1,5m (kg) nước ở nhiệt độ 20°C. Nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là 70°C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với nhiệt lượng kế và môi trường. Biết nhiệt dung riêng của kim loại là c1 =400 J/kg.K, nhiệt dung riêng của nước là c2 = 4200 J/kg.K; khối lượng riêng của kim loại là D1 = 8900 kg/m3, khối lượng riêng của nước là D2 = 1000 kg/m3; Biết rằng để làm bay hơi hoàn toàn 1,0 kg nước ở 100oC thì phải cần nhiệt lượng là 2,5.106 J. 1. Xác định nhiệt độ t°C của miếng kim loại. 2. Sau đó, người ta thả một miếng kim loại đồng chất với miếng kim loại trên có khối lượng M (kg) cũng ở nhiệt độ t°C vào nhiệt lượng kế trên thì khi cân bằng nhiệt, mực nước M trong nhiệt lượng kế vẫn bằng mực nước trước khi thả miếng kim loại M. Tìm tỉ số . m Câu 3: (3,0 điểm) Một vật đặc, đồng chất, có dạng hình hộp chữ nhật với diện tích đáy S = 100 cm và chiều cao H = 5 cm. 1. Treo vật vào một lực kế để ngoài không khí, khi vật cân bằng thì lực kế chỉ F0 = 20 N. Tính khối lượng riêng Dv của chất làm vật. 2. Sau đó, nhúng vật ngập từ từ vào trong một chất lỏng như hình 1. Khi vật ngập hoàn toàn vào chất lỏng và nó ở trạng thái cân bằng thì lực kế chỉ Fn = 15 N. Biết chất lỏng không thấm vào vật. a. Tính khối lượng riêng D của chất lỏng. b. Vẽ đồ thị mô tả sự phụ thuộc của số chỉ F của lực kế theo khoảng cách h tính từ đáy của vật cho đến mặt Hình 1 thoáng của chất lỏng, với F có đơn vị Niutơn (N) và h có đơn vị mét (m). THỜI GIAN LÀ VÀNG --->LH: Fb Đặng Hữu Luyện – Zalo/SĐT 0984024664 Trang 14
- Câu 4: (4,0 điểm) 1. Cho mạch điện như hình 2. Biết UAB = 6 V không đổi; Rı = 8 Ω; R2 = R3 = 4Ω; R4 = 6 Ω. Bỏ qua điện trở của ampe kế, khoá K và dây dẫn. a. Tính số chỉ của ampe kế trong hai trường hợp: + Khi K mở. + Khi K đóng. Hình 2 b. Thay khoá K bằng điện trở R3. Tính giá trị của R3 để cường độ dòng điện qua điện trở R2 bằng không. 2. Cho mạch điện như hình 3. Biết giá trị của các điện trở là R = 9r, các vôn kế giống nhau có điện trở Rv, bỏ qua điện trở dây nối. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế U = 23,5 V không đổi thì vôn kế V, chỉ 21 V. Tính số chỉ của vôn kế V2. Câu 5: (4,0 điểm) Hình 3 Ánh sáng mặt trời chiếu xuống mặt sân nằm ngang những tia sáng song song, hợp với mặt sân (phẳng nằm ngang) một góc α = 60°. 1. Một người cầm cây gậy mảnh, thẳng có chiều dài h = 1,5 m. Bóng của cây gậy in trên mặt sân có chiều dài L. Tính L khi cây gây ở vị trí: a. Gậy thẳng đứng. b. Bóng của nó trên mặt sân có chiều dài lớn nhất. Tính góc hợp bởi cây gậy với phương ngang khi đó. 2. Đặt một chiếc gương phẳng hợp với mặt sẵn một góc β sao cho ánh sáng phản xạ từ gương có phương song song với mặt sân và chiếu vuông góc vào một bức tường thẳng đứng. Trên tường có một lỗ tròn bán kính R1 = 6cm có gắn một thấu kính phân kỳ có tiêu cự f = 50 cm vừa khít lỗ tròn sao cho chùm sáng tới từ gương phủ đầy mặt thấu kính và song song trục chính của thấu kính. a. Xác định giá trị β. b. Chùm sáng khúc xạ qua thấu kính tạo ra trên bức tưởng thứ hai song song với bức tưởng đã nêu trên một vết sáng tròn có bán kính là R2 = 48 cm. Tìm khoảng cách d giữa hai bức tường. Câu 6: (1,0 điểm) Cho các dụng cụ sau: Nguồn điện; dây dẫn; một bóng đèn; một chuông điện; ba khóa K1, K2, K3. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện gồm các dụng cụ trên để: - Khi đóng K1, đèn sáng. - Khi đóng K2 chuông reo, - Khi đóng K3 đèn sáng, chuông reo. ------------HẾT----------- THỜI GIAN LÀ VÀNG --->LH: Fb Đặng Hữu Luyện – Zalo/SĐT 0984024664 Trang 15
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM HỌC 2023 – 2024 Môn: VẬT LÍ ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 10/3/2024 (Đề gồm có 02 trang) Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát đề Câu 1. (3,0 điểm) Lúc 6 giờ, ô tô thứ nhất chuyển động qua địa điểm A và ô tô thứ hai chuyển động qua địa điểm B, đi cùng chiều nhau. Biết A và B cách nhau 40 km, xem chuyển động của hai ô tô là chuyển động thẳng đều; vận tốc của ô tô thứ nhất là 80 km/h, vận tốc của ô tô thứ hai là 60 km/h. 1. Tính khoảng cách giữa hai ô tô vào thời điểm 7 giờ. 2. Hỏi hai ô tô gặp nhau lúc mấy giờ? Vị trí hai ô tô gặp nhau cách A bao nhiêu km? Câu 2. (3,0 điểm) 1. Dùng một bình chứa cách nhiệt để trộn lẫn rượu và nước người ta thu được hỗn hợp nặng 0,14 kg ở nhiệt độ 36 °C. Biết rằng ban đầu rượu có nhiệt độ 19°C và nước có nhiệt độ 100 °C; nhiệt dung riêng của rượu là 2500 J/kg.K và của nước là 4200 J/kg.K. Tính khối lượng của rượu và khối lượng của nước đã trộn. 2. Một ấm điện có ghi 220 V - 1200 W được nối với hiệu điện thế 220 V dùng để đun sôi 2 lít nước (có khối lượng tương ứng 2 kg) ở nhiệt độ 25 °C. Thời gian để đun sôi nước là 10 phút. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Tính hiệu suất của ấm điện. Câu 3. (5,0 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ: nguồn điện có hiệu điện thế không đổi UAB =8V; r=2Ω; đèn có điện trở R1 = 3 Ω; R2 = 3 Ω ; MN là một biến trở có điện trở toàn phần RMN =3 Ω. Coi rằng ampe kế, khóa K và các dây nối có điện trở không đáng kể và điện trở của đèn không phụ thuộc vào nhiệt độ. 1. Khi K mở, cố định con chạy C ở vị trí sao cho điện trở RCN =1Ω. Tính số chỉ ampe kế. 2. Khi K đóng, xác định vị trí của con chạy C để công suất tiêu thụ trên biến trở bằng 0,6 W. Câu 4. (3,0 điểm) 1 Một máy biến áp có tỉ số vòng dây ở cuộn sơ cấp và thứ cấp là ; hiệu điện thế và 10 cường độ dòng điện ở cuộn sơ cấp lần lượt là 200 V và 50 A. Bỏ qua mọi hao phí trong máy biến áp. Dòng điện từ máy biến áp được truyền đi xa 100 km bằng hai dây dẫn có tiết diện tròn, đường kính 1 cm, điện trở suất = 1,57.10−8 Ωm; xem dây dẫn chỉ có điện trở thuần và công suất truyền đi từ máy biến áp là không đổi. 1. Hiệu suất truyền tải của quá trình này là bao nhiêu? 2. Phải tăng hiệu điện thế truyền tải thêm một lượng bao nhiêu thì hiệu suất truyền tải đạt 97,5% ? THỜI GIAN LÀ VÀNG --->LH: Fb Đặng Hữu Luyện – Zalo/SĐT 0984024664 Trang 16
- Câu 5. (4,0 điểm) Một vật sáng AB cao 3 cm đặt cách màn một khoảng L = 160 cm. Trong khoảng giữa vật sáng và màn có một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 30 cm sao cho trục chính của thấu kính vuông góc với vật AB, điểm A nằm trên trục chính. (Giải bài toán bằng kiến thức hình học). 1. Giữ cố định vị trí vật và màn, hãy xác định vị trí đặt thấu kính để ta có được ảnh rõ nét của vật trên màn. 2. Tính độ lớn của ảnh. Câu 6. (2,0 điểm) Cho các dụng cụ sau: lực kế, bình đựng nước không có vạch chia độ (nước có khối lượng riêng là D0 ), các dây nối có khối lượng không đáng kể. Hãy trình bày phương án tiến hành thí nghiệm xác định khối lượng riêng của một viên sỏi có hình dạng bất kì. ------------HẾT----------- THỜI GIAN LÀ VÀNG --->LH: Fb Đặng Hữu Luyện – Zalo/SĐT 0984024664 Trang 17
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH TỈNH GIA LAI NĂM HỌC 2023-2024 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: VẬT LÍ Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề thi có 5 câu, gồm 2 trang) Ngày thi: 06/3/2024 Họ và tên thí sinh:……………………………………………..Số báo danh:………………….. Câu 1 (4,00 điểm). Hai người đứng trước một gương phẳng tại 2 điểm M, N như hình 1. a) Bằng hình vẽ hãy xác định vùng quan sát được ảnh của từng người. Từ đó hãy giải thích vì sao hai người không nhìn thấy nhau? b) Người tại M đứng yên. Để hai người nhìn thấy nhau thì người tại N phải di chuyển theo phương vuông góc với gương như thế nào? Một đoạn bao nhiêu? (Hình 1) c) Nếu hai người cùng tiến đến gương với cùng vận tốc theo phương vuông góc gương thì họ có nhìn thấy nhau trong gương không? Giải thích? Câu 2 (5,00 điểm). Trên mặt bàn nằm ngang có một bình hình trụ có bán kính đáy là R1 = 20(cm) chứa nước ở nhiệt độ t1 = 30°C . Người ta thả một quả cầu bằng nhôm có bán kính R2 =10(cm) ở nhiệt độ t2 =50°C vào bình thì khi cân bằng mực nước trong bình ngập chính giữa quả cầu. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình và môi trường. Cho biết khối lượng riêng của nước là D1 =1000(kg/m3) và của nhôm D2 = 2700(kg/m3), nhiệt dung riêng của nước là C1=4200(J/kg.K) và của nhôm C2 =880(J/kg.K). Hãy xác định: a) Nhiệt độ của nước khi cân bằng nhiệt? b) Đổ thêm dầu ở nhiệt độ t3 =10°C vào bình cùng lúc với khi thả quả cầu sao cho vừa đủ ngập quả cầu. Biết khối lượng riêng và nhiệt dung riêng của dầu là D3 = 800 (kg/m3), C3 =2800(J / kg.K). Hãy xác định: + Nhiệt độ của hệ khi cân bằng? + Áp suất của chất lỏng gây ra ở đáy bình? + Áp lực của quả cầu tác dụng lên đáy bình? Câu 3 (5,00 điểm). Cho mạch điện như hình 2. Đặt vào hai đầu của đoạn mạch một hiệu điện thế UAB =27(V). Biến trở Rb có điện trở toàn phần RMN =30(Ω), R1 =3(Ω); đèn có điện trở RD =3(Ω); vôn kế có điện trở rất lớn và ampe kế có điện trở nhỏ không đáng kể. a) Điều chỉnh con chạy C tới điểm M . Xác định số chỉ của vôn kế. b) Điều chỉnh con chạy C để ampe kế chỉ (Hình 2) 1(A) . Xác định vị trí con chạy C. THỜI GIAN LÀ VÀNG --->LH: Fb Đặng Hữu Luyện – Zalo/SĐT 0984024664 Trang 18
- c) Phải di chuyển con chạy C đến vị trí nào để công suất tiêu thụ trên biến trở đạt giá trị lớn nhất? Câu 4 (4,00 điểm). Một cậu bé đi lên ngọn đồi với vận tốc 1 (m/s). Khi còn cách đinh đồi 75(m) cậu bé thả một con chó và nó bắt đầu chạy đi, chạy lại giữa đỉnh đồi và cậu bé. Con chó chạy lên đỉnh đồi với vận tốc 2(m/s) và chạy lại phía cậu bé với vận tốc 2,5(m/s). a) Tính thời gian từ lúc thả chó đến lúc cậu bé gặp lại chó lần đầu tiên. b) Tính quãng đường mà con chó đã chạy từ lúc được thả ra tới khi cậu bé lên tới đỉnh đồi. Câu 5 (2,00 điểm). Sử dụng các dụng cụ sau: Một cuộn dây đồng rất dài có tiết diện đều S đã biết; một ắc quy tích đầy điện; một điện trở Ro ; một vôn kế và một ampe kế lý tưởng (độ chính xác cao); các dây nối có điện trở không đáng kể; bảng tra cứu điện trở suất. Hãy trình bày phương án thí nghiệm để xác định thể tích của một căn phòng lớn có dạng hình khối hộp chữ nhật. ------------HẾT------------ THỜI GIAN LÀ VÀNG --->LH: Fb Đặng Hữu Luyện – Zalo/SĐT 0984024664 Trang 19
- SỞ GD&ĐT HÀ GIANG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH THCS NĂM HỌC 2023-2024 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn thi: Vật lí Ngày thi: 29/3/2024 Đề thi gồm 01 trang Thời gian 150 phút không kể thời gian giao đề Câu 1 (5,0 điểm). Một khối gỗ hình trụ tiết diện dây là 200 cm2 cao 50cm được thả nổi trong hồ 3 nước sao cho khối gỗ thẳng đứng. Biết trọng lượng riêng của gỗ d g = d 0 ( d 0 là trọng lượng 4 riêng của nước d0 = 10.000 N/m ). Biết hồ nước sâu 0,8 m, bỏ qua sự thay đổi mực nước trong hồ. 3 a) Tính thể tích của khối gỗ? Tính lực đẩy Acsimet tác dụng lên khối gỗ? b) Tìm chiều cao khối gỗ chìm trong nước. c) Tính công của lực để nhấc khối gỗ ra khỏi mặt nước. d) Tinh công suất của lực để nhấn chìm khỏi gỗ đến đáy hồ. Câu 2 (5,0 điểm). Người ta thả N quả cầu được đốt nóng đến 85oC vào một hình thiệt lượng kế. Ban đầu chứa nước ở nhiệt độ to = 25oC, Sau khi thả quả cầu thứ nhất thì nhiệt độ của nước trong bình khi câu bằng nhiệt là t = 35°C. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.độ. Bỏ qua sự trao đối nhiệt với môi trường và bình nhiệt lượng kế. Giả thiết nước không bị tràn ra ngoài. a) Thả tiếp quả cầu thứ hai, thứ ba, thư tư vào trong bình. Tính nhiệt độ của nước trong bình khi câu bằng nhiệt. b) Khi thả hết N quả cầu vào trong bình thì nhiệt độ của nước trong bình khi cân bằng nhiệt là 70oC. Tỉnh N? Câu 3 (5,0 điểm). Cho mạch điện như hình vẽ (Hình 1), trong đó U = 36V; r= 1,5 Ω, Biến trở MN có giá trị lớn nhất bằng 10 Ω, đèn Đ1(3- 6W). Đèn Đ2(24-96W). Xem điện trở các bóng đèn không phụ thuộc nhiệt độ. 1. Khi con chạy C tại M. Tính điện trở tương đương của mạch và cho biết các đèn sáng như thế nào? 2 Hãy xác định vị trí con chạy C trên biến trở để: a) Đèn Đ1 sáng bình thường. Lúc này đèn Đ2 có sáng bình thường không? Hình 1 b) Công suất tiêu thụ trên đèn Đ1 là nhỏ nhất. Tính công suất đó. Câu 4 (5,0 điểm). Trên hình vẽ (Hình 2), vật sáng AB có dạng một đoạn thẳng đặt vuông góc với trục chính xy của thấu kính L1, A’B’ là ảnh của AB tạo bởi thầu kinh L1. Biết AB=30cm, A’B’ = 15 cm, AA’=72 cm. a) Thấu kính L1 là thấu kính gì? Tại sao? Bằng cách vẽ đường đi của tia sáng, hãy xác định vị trí quang tâm O1, các tiêu điểm chính F1, F1’ của thấu kính L1. b) Hãy tính tiêu cự f1 của thấu kính L1. c) Giữ nguyên vị trí vật AB và thấu kính L1, đặt thêm một thấu kính phân kì L2 (có quang tâm O2) vào trong khoảng giữa vật Hình 2 và thấu kính L1, sao cho trục chính trùng nhau và khoảng cách O1O2 = 6cm. Biết ảnh A2B2 của AB tạo bởi hệ thấu kính là ảnh thật và A2B2=0,6AB. Tính tiêu cự f2 của thấu kính L2. ------------HẾT------------ THỜI GIAN LÀ VÀNG --->LH: Fb Đặng Hữu Luyện – Zalo/SĐT 0984024664 Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tuyển tập đề thi học sinh giỏi lớp 6 - Phạm Bá Thanh
47 p | 1756 | 454
-
Tuyển tập đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 8
47 p | 1203 | 357
-
Tuyển tập đề thi học sinh giỏi các môn lớp 9
43 p | 1378 | 325
-
Tuyển tập đề thi học sinh giỏi môn toán các tỉnh thành 2008 - 2009
40 p | 614 | 246
-
Tuyển tập đề thi học sinh giỏi môn toán THCS tỉnh Hải Dương
32 p | 796 | 180
-
Tuyển tập đề thi học sinh giỏi môn Sinh lớp 12
6 p | 788 | 129
-
Tuyển tập đề thi hoc sinh giỏi Hải Dương P1 cực khó
16 p | 357 | 107
-
Tuyển tập đề thi học sinh giỏi Toán 12 tỉnh Kon Tum
4 p | 384 | 91
-
Tuyển tập đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 6
16 p | 452 | 88
-
Tuyển tập đề thi học sinh giỏi môn Tiếng Anh 12 (các tỉnh thành cả nước)
205 p | 299 | 87
-
Tuyển tập đề thi học sinh giỏi môn Anh lớp 12 năm 2010 - 2011
275 p | 245 | 68
-
Tuyển tập đề thi học sinh giỏi có đáp án: Môn Toán 8 - Trường THCS Thanh Mỹ (Năm học 2011-2012)
49 p | 466 | 60
-
Tuyển tập đề thi học sinh giỏi Toán 12 tỉnh Đồng Tháp 2001 - 2009
12 p | 232 | 56
-
Tuyển tập đề thi học sinh giỏi lớp 6 môn Toán
49 p | 456 | 44
-
Tuyển tập đề thi học sinh giỏi lớp 6 môn Toán - Trường THCS Phạm Công Bình
49 p | 594 | 34
-
Tuyển tập đề thi học sinh giỏi Vật lí 9 THCS cấp tỉnh hay và khó năm học 2021-2022
69 p | 128 | 24
-
Tuyển tập đề thi học sinh giỏi THCS môn Lý
16 p | 136 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn