intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tuyển tập đề thi tuyển sinh chuyên Lý năm học 2022-2023 (Tập 1)

Chia sẻ: Nguyễn Minh Hải | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:48

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo “Tuyển tập đề thi tuyển sinh chuyên Lý năm học 2022-2023 (Tập 1)” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tuyển tập đề thi tuyển sinh chuyên Lý năm học 2022-2023 (Tập 1)

  1. TUYỂN TẬP ĐỀ THI TUYỂN SINH CHUYÊN LÝ NĂM HỌC 2022 – 2023 TẬP 1 Fb Đặng Hữu Luyện hoặc Zalo 0984024664
  2. GÓC CHIA SẺ CÁC BẠN ĐANG ĐƯỢC SỬ DỤNG MIỄN PHÍ BỘ TÀI LIỆU NÀY Tài liệu được thực hiện bởi rất nhiều công sức của nhóm các giáo viên Vật lí. Tài liệu sẽ rất thiết thực với các thầy cô dạy Vật lí cũng như học sinh có định hướng ôn HSG, thi Chuyên, theo KHTN. Tài liệu rất phù hợp với mục đích ra đề thi, soạn giảng, ôn luyện ….. Để chia sẻ, ủng hộ và tạo động lực cho nhóm rất mong bạn đọc ủng hộ bằng cách đăng ký nhận bộ đáp án chi tiết và đầy đủ của bộ tài liệu này, cụ thể như sau: Gói 99K: Đề, đáp án (File PDF) Gói 199K: Đề, đáp án (File PDF + Word) Gói 499K: Đề, đáp án (File PDF + Word) + Video bài giảng chữa đề Ad mong được kết bạn để giải đáp và trao đổi mọi thắc mắc liên quan và không liên quan đến tài liệu. Lưu ý: Khi bạn đồng ý mua một trong các gói trên đồng nghĩa với việc bạn đã hứa tôn trọng nguyên tắc bản quyền, không sử dụng tài liệu với mục đích thương mại hóa, viết sách, đưa lên các diễn đàn internet…. Hình thức: Chuyển khoản hoặc thẻ nạp điện thoại. Trân trọng cảm ơn. Fb Đặng Hữu Luyện (https://www.facebook.com/danghuuluyen) Zalo: 0984024664. Nhóm Fb: KHO VẬT LÍ THCS-THPT (https://www.facebook.com/groups/khovatlithcsthpt) 2 Zalo/SĐT: 0984024664
  3. MỤC LỤC STT TỈNH/TRƯỜNG TRANG 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG 4 2 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÀ RIA – VŨNG TÀU 6 3 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC GIANG 8 4 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH 10 5 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẾN TRE 12 6 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH 14 7 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH DƯƠNG 16 8 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH PHƯỚC 19 9 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH THUẬN 21 10 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ 23 11 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÀ NẴNG 25 12 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮK LẮK 27 13 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮK NÔNG 29 14 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI 31 15 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI 35 16 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NAM 37 17 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN – HÀ NỘI 39 18 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI 41 19 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 43 20 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH 45 21 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG 47 3 Zalo/SĐT: 0984024664
  4. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT AN GIANG Năm học 2022 – 2023 Môn thi: Vật lí (chuyên) ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút (Đề thi gồm có 01 trang) (không kể thời gian phát đề) Câu 1. (2,0 điểm) Đầu đường dây truyền tải điện nối với một máy tăng thế có số vòng dây lần lượt là 400 vòng và 2000 vòng. Hiệu điện thế đặt vào cuộn sơ cấp của máy tăng thế là 380V. a) Tính hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp của máy tăng thế. b) Tính số vòng dây cần cuốn thêm vào cuộn thứ cấp của máy tăng thế để công suất hao phí trên đường dây tải điện giảm 64 lần. Câu 2. (2,0 điểm) Công tơ điện của một gia đình trong một ngày đêm tăng 1,7 số. Trong gia đình có 2 bóng đèn loại 40W thắp sáng trong 5 giờ, một quạt điện loại 100W sử dụng trong 8 giờ và một bếp điện loại 1000W. Hỏi bếp điện sử dụng trong mấy giờ? Biết công tơ điện hiển thị số kWh, các thiết bị điện sử dụng đúng công suất định mức. Câu 3. (2,0 điểm) Trên hình vẽ, (d) là trục chính của một thấu kính, AB là vật sáng đặt trước thấu kính cách thấu kính 40cm, A’B’ là ảnh của AB qua thấu kính và cách thấu kính 15cm. a) Ảnh A’B’ là ảnh thật hay ảnh ảo? Vì sao? b) Thấu kính trên là thấu kính loại gì? Vì sao? c) Bằng cách vẽ hãy xác định quang tâm, tiêu điểm của thấu kính đã cho? Vận dụng kiến thức hình học tính tiêu cự của thấu kính. Câu 4. (2,0 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ. Trong đó: R1 = 3, R2 = 4, R3 = 6, R4 = 12 , ampe kế và dây nối có điện trở không đáng kể . Hiệu điện thế đặt vào hai đầu mạch AB là U = 6V. a) Tính điện trở tương đương của mạch AB. b) Tìm số chỉ của ampe kế. 4 Zalo/SĐT: 0984024664
  5. Câu 5. (2,0 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ. Hiệu điện thế U=12V, điện trở R1 = 2 . Biến trở MN có điện trở toàn phần R = 9 , gọi điện trở đoạn MC là x, ampe kế và dây nối có điện trở không đáng kể. a) Khi x = 3 , tìm số chỉ ampe kế. b) Xác định vị trí con chạy C để số chỉ ampe kế là lớn nhất,là nhỏ nhất. Tìm số chỉ ampe kế khi đó. ------------HẾT------------- Để ủng hộ nhóm biên soạn và tiết kiệm thời gian, bạn hãy liên hệ ngay Fb Đặng Hữu Luyện hoặc Zalo/SĐT 0984024664 để nhận đáp án. Chúc may mắn sẽ đến với bạn trong tương lai! 5 Zalo/SĐT: 0984024664
  6. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN TỈNH BÀ RIA – VŨNG TÀU NĂM HỌC 2022 – 2023 ĐỀ THI MÔN: Vật lý ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi gồm có 02 trang) Ngày thi: 09/6/2022 Câu 1 (2,0 điểm). 1. Có hai bố con thi chạy bộ xung quanh sân vận động hình chữ nhật ABCD, chiều dài AB=100m, chiều rộng BC=90m. Họ quy ước chỉ được chạy theo vạch kẻ sân. Bố xuất phát từ M với MA=35m và chạy về B với tốc độ không đổi v1 = 5m / s . Con xuất phát từ N với NB=10m và chạy về C với tốc độ không đổi v2 = 4m / s (Hình 1). Hình 1 Cả hai xuất phát cùng lúc. a) Tìm khoảng cách giữa hai người sau khi xuất phát 5s. b) Tìm khoảng cách ngắn nhất giữa hai bố con trước khi mỗi người đến cạnh kế tiếp. 2. Khi trời lặng gió, người ta thả vào trong không khí một quả bóng thám không đã được bơm đầy khí hyđrô, nó bay lên theo phương thẳng đứng. a) Nguyên nhân nào làm bóng bay lên? b) Quả bóng bay lên độ cao nào thì dừng lại? Tại sao? (Giả sử trong suốt quá trình bay lên nhiệt độ môi trường không thay đổi, vỏ quả bóng không co giãn và khối lượng không đáng kể). Câu 2 (2,0 điểm) 1. Một bếp dầu đun sôi 1 lít nước đựng trong một ấm nhôm khối lượng 500g thì sau thời gian t1=10 phút nước sôi. Nếu dùng bếp trên để đun sôi 4 lít nước trong cùng điều kiện thì sau bao lâu nước sôi? Biết nhiệt lượng do bếp dầu cung cấp một cách đều đặn, nhiệt dung riêng của nước và nhôm lần lượt là c1=4200J/kg.K, c2=880J/kg.K. Khối lượng riêng của nước là D=1000kg/m3. 2. Đun nước trong bình bằng một dây nung nhúng trong nước có công suất 1,2kW. Sau 3 phút nước nóng lên từ 800C đến 900C. Sau đó người ta rút dây nung ra khỏi nước thì thấy cứ sau mỗi phút nước trong bình nguội đi 10C. Coi rằng nhiệt lượng tỏa ra môi trường một cách đều đặn. Hãy tính khối lượng nước đựng trong bình. Bỏ qua sự hấp thụ nhiệt của bình. Biết nhiệt dung riêng của nước là c=4200J/kg.K. 6 Zalo/SĐT: 0984024664
  7. Câu 3 (2,0 điểm). Cho mạch điện như hình vẽ (Hình 2). Biết U AB = 12V ; R0 = 2; R1 = 4; R2 = 2 và R3 là một biến trở. Bỏ qua điện trở của các dây nối. 1. Khi R3 = 2 . Tìm cường độ dòng điện chạy qua các điện trở. 2. Phải điều chỉnh biến trở R3 có giá trị bao nhiêu để công Hình 2 suất tiêu thụ trên R3 lớn nhất. Tính công suất này. Câu 4 (2,0 điểm). Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 25cm cho ảnh rõ nét trên màn (vuông góc với trục chính) và cách vật một khoảng L. 1. Xác định vị trí của vật và ảnh khi L=180cm. 2. Với thấu kính trên, L nhỏ nhất là bao nhiêu để có được ảnh rõ nét của vật trên màn. (Học sinh có thể chứng minh công thức thấu kính rồi sử dụng) Câu 5 (2,0 điểm) Một bình hình trụ có bán kính đáy là R1=10cm chứa nước ở nhiệt độ t1=250C đặt trên mặt bàn nằm ngang. Người ta thả một quả cầu đặc bằng nhôm có bán kính R2=5cm ở nhiệt độ t2=450C vào bình thì khi cân bằng mực nước trong bình ngập chính giữa quả cầu. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa nước, quả cầu với bình và môi trường; cho biết khối lượng riêng của nước là D1=1000kg/m3 và của nhôm là D2=2700kg/m3; nhiệt dung riêng của nước là c1=4200J/kg.K và của nhôm là c2=880J/kg.K. 1. Tìm nhiệt độ của nước khi cân bằng. 2. Đổ thêm dầu ở nhiệt độ t3=200C vào bình cho vừa đủ ngập quả cầu. Biết khối lượng riêng của dầu là D3=800kg/m3, nhiệt dung riêng của dầu là c3=2800J/kg.K, bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa nước, quả cầu và dầu với bình và môi trường. Hãy xác định nhiệt độ của hệ khi cân bằng nhiệt, áp lực của quả cầu lên đáy bình. 4 Cho biết công thức tính thể tích hình cầu là Vc =  R 3 (Vc là thể tích, R là bán kính 3 hình cầu, lấy   3,14 ); thể tích hình trụ là Vtr =  R2 h (Vtr là thể tích, R là bán kính đáy, h là chiều cao của hình trụ). -------------HẾT--------- 7 Zalo/SĐT: 0984024664
  8. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN BẮC GIANG BẮC GIANG NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN THI: VẬT LÍ ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 06/6/2022 (Đề thi có 02 trang) Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1 (3,0 điểm). Có ba xe I, II và III xuất phát cùng lúc tương ứng tại ba điểm A, B và C. Biết AB=10km và C nằm trong đoạn AB. Cho tốc độ của xe I là v1=60km/h, của xe II là v2=15km/h. Biết xe III luôn luôn cách xe I một khoảng bằng hai lần khoảng cách từ xe III đến xe II. Hãy xác định vị trí xuất phát C, chiều chuyển động và tốc độ v3 của xe III trong hai trường hợp: 1. Xe I và xe II chuyển động theo cùng một chiều từ A đến B. 2. Xe I và xe II chuyển động ngược chiều hướng về nhau. Câu 2 (3,0 điểm). Để tạo ra 120 lít nước ấm có nhiệt độ t1=300C trong điều kiện thời tiết lạnh (dưới 200C) thì người ta phải cho vào bồn tắm 30 lít nước sôi và 90 lít nước lạnh. Cùng lúc đó ở bồn tắm khác, người ta cho vào 20 lít nước sôi và 50 lít nước lạnh nhưng chỉ tạo ra được 70 lít nước ấm có nhiệt độ t2=290C. Giả sử các bồn tắm hoàn toàn giống nhau và ban đầu có cùng nhiệt độ với nước lạnh. Bỏ qua sự tỏa nhiệt ra môi trường, coi nước hầu như không nở vì nhiệt và sôi ở 1000C; nhiệt dung riêng và khối lượng riêng của nước lần lượt là C=4200J/kg.K, D=1000kg/m3. 1. Tìm nhiệt độ của môi trường t0 và nhiệt dung của bồn tắm. 2. Muốn dùng một bồn tắm để pha được 190 lít nước ấm ở 300C thì cần bao nhiêu lít nước sôi? Câu 3 (4,0 điểm). Cho mạch điện như hình vẽ (Hình 1), Rb là biến trở, các điện trở có giá trị không đổi R1 = R ; R2 = 3R . Bỏ qua điện trở khóa K và dây nối. 1. Ngắt K, mắc nguồn có hiệu điện thế U không đổi vào A, B. a. Cố định Rb=R0 thì hiệu điện thế trên Rb là 0,75U. Tìm R0 theo R. b. Điều chỉnh biến trở Rb để công suất tiêu thụ trên biến trở đạt giá trị cực đại Pmax. Tìm Rb và biểu thức tính Pmax theo R, U. 2. Đóng khóa K, điều chỉnh Rb=3R. Khi chỉ mắc hai điểm A, B với nguồn có hiệu điện thế U1 không đổi thì công suất toàn mạch là P1=55W. Khi chỉ mắc hai điểm C, D với nguồn có hiệu điện thế U2 không đổi thì công suất toàn mạch là P2=82,5W. Nếu đồng thời mắc A, B với nguồn có hiệu điện thế U1 (cực dương nối với A) và C, D với nguồn có hiệu điện thế U2 (cực dương nối với C) thì công suất toàn mạch là bao nhiêu? Câu 4 (4,0 điểm). 1. Cho một thấu kính hội tụ mỏng có tiêu cự f=10cm. Vật sáng AB phẳng, nhỏ cao 2cm đặt vuông góc với trục chính, điểm A nằm trên trục chính, qua thấu kính cho ảnh thật A’B’ 8 Zalo/SĐT: 0984024664
  9. lớn hơn vật và cách vật một khoảng bằng 45cm. Hãy xác định khoảng cách từ vật đến thấu kính và độ cao của ảnh. 2. Cho quang hệ gồm hai thấu kính hội tụ L1, L2 giống hệt nhau có tiêu cự là f. Hệ được bố trí như hình vẽ (Hình 2), trong đó S là một điểm sáng nằm tại tiêu điểm của thấu kính L1, khoảng cách giữa hai quang tâm O1O2 = 2f và trục chính của hai thấu kính hợp với nhau một góc là  . a. Hãy dựng ảnh của S qua quang hệ. b. Tính khoảng cách từ S đến ảnh cuối cùng của nó. Áp dụng bằng số: f=10cm,  = 300 . (Thí sinh được áp dụng công thức thấu kính) Câu 5 (3,0 điểm). Một quả cầu đặc, đồng chất, có khối lượng m=3kg được giữ trên mặt phẳng nghiêng nhẵn nhờ một sợi dây treo như hình vẽ (Hình 3). Cho biết  =  = 300 và g=10 m/s2. 1. Vẽ, kể tên các lực tác dụng vào quả cầu. 2. Tính lực căng của dây và lực nén của quả cầu lên mặt phẳng nghiêng. Câu 6 (1,5 điểm). Cho hai dây dẫn thẳng dài vô hạn, song song đặt trong không khí, vuông góc với mặt phẳng hình vẽ (Hình 4), mang dòng điện I1=12A và I2. Biết khoảng cách từ điểm M đến dòng điện I1 là 3cm, đến dòng điện I2 là 4cm. 1. Vẽ hình biểu diễn vecto cảm ứng từ tại M do dòng điện I1 gây ra và tính độ lớn cảm ứng từ đó. 2. Xác định chiều và cường độ dòng điện I2 để cảm ứng từ tổng hợp tại M do hai dòng điện gây ra có phương song song với mặt phẳng chứa hai dây dẫn. Cho công thức tính độ lớn cảm ứng từ do dòng điện I chạy trong dây dẫn thẳng dài vô hạn I đặt trong không khí gây ra tại một điểm cách dây dẫn một khoảng r là: B = 2.10 −7. r Câu 7 (1,5 điểm). Cho các dụng cụ: + 01 nguồn điện không đổi (chưa biết hiệu điện thế); + 01 điện trở R (chưa biết giá trị); + 01 ampe kế không lí tưởng; + 01 vôn kế không lí tưởng; Hãy trình bày cách xác định giá trị của điện trở R. (Không được sử dụng cách mắc có thể làm hỏng ampe kế) ------------HẾT------------ Chúc may mắn sẽ đến với bạn trong tương lai! 9 Zalo/SĐT: 0984024664
  10. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN BẮC NINH BẮC NINH NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN THI: VẬT LÍ ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 02 trang) Câu 1 (1,5 điểm): Một tàu hỏa chiều dài L=200 m đang chuyển động thẳng đều với tốc độ v0=15 m/s trên một đường ray song song với đường quốc lộ. Trên đường quốc lộ đó, một xe máy và một xe đạp chuyển động thẳng đều, ngược chiều nhau với tốc độ lần lượt là v1 và v2. Tại thời điểm t0=0, xe máy bắt đầu đuổi kịp tàu hỏa còn xe đạp bắt đầu gặp tàu hỏa. a) Biết xe máy bắt đầu vượt qua tàu hỏa khi nó đi được quãng đường s1=800 m kể từ thời điểm t0=0. Tính tốc độ v1 của xe máy. b) Biết xe máy và xe đạp gặp nhau tại vị trí cách đầu tàu hỏa một khoảng = 160 m. Tính tốc độ v2 của xe đạp. c) Khi đuôi tàu hỏa đi ngang qua xe đạp thì xe đạp cách xe máy bao xa? Câu 2 (1,5 điểm): Một bình thông nhau gồm hai nhánh hình trụ thẳng đứng có tiết diện thẳng lần lượt là S1=100 cm2 và S2=60 cm2 chứa nước có khối lượng riêng D0=1 g/cm3. Mực nước cách miệng các nhánh h0=3 cm. a) Thả một vật có khối lượng m=80 g và khối lượng riêng D1=0,8 g/cm3 vào nhánh lớn. Tính mực nước dâng lên ở nhánh nhỏ. b) Sau đó đổ dầu có khối lượng riêng D2=0,75 g/cm3 vào nhánh lớn cho đến khi đầy thì toàn bộ vật bị ngập hoàn toàn trong nước và dầu. Tính thể tích vật bị ngập trong nước và khối lượng dầu đã đổ vào. Câu 3 (1,5 điểm): Có ba bình cách nhiệt giống nhau, chứa cùng một loại chất lỏng chiếm 2 thể tích mỗi bình. Bình 1 chứa chất lỏng ở 300C, bình 2 chứa chất lỏng ở 600C, bình 3 3 chứa chất lỏng ở 900C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường khi rót chất lỏng từ bình này sang bình khác và chất lỏng không bị mất mát trong quá trình rót. a) Rót chất lỏng từ bình 3 vào bình 2 cho tới khi đầy bình 2. Hỏi nhiệt độ của chất lỏng trong bình 2 khi có cân bằng nhiệt là bao nhiêu? b) Sau vài lần rót chất lỏng từ bình này sang bình khác, người ta thấy bình 3 được chứa 1 đầy chất lỏng ở nhiệt độ 680C, còn bình 2 chứa chất lỏng chiếm thể tích bình ở nhiệt độ 2 540C. Hỏi chất lỏng chứa trong bình 1 có nhiệt độ bằng bao nhiêu? 10 Zalo/SĐT: 0984024664
  11. Câu 4 (2,0 điểm): Cho mạch điện như hình 1: Biết U=24V; R1 = 8; R2 = 2; R3 = 7 . Điện trở của ampe kế là RA = 1 , điện trở của vôn kế vô cùng lớn, Rx là một biến trở. Bỏ qua điện trở các dây nối. a) Khi khóa K mở. Tìm giá trị của Rx để công suất tiêu thụ trên Rx đạt giá trị lớn nhất. Tính giá trị lớn nhất đó và xác định số chỉ của ampe kế và vôn kế khi đó. Hình 1 b) Đóng khóa K. Cho Rx = 6 , dòng điện chạy qua 3 ampe kế có chiều từ D đến C và số chỉ của ampe kế là A. Tìm R4. 13 Câu 5 (1,5 điểm): Cho mạch điện như hình 2 gồm vô số các mắt mạch, mỗi mắt mạch (được vẽ trong khung nét đứt) gồm một điện trở R và hai vôn kế. Các vôn kế có cùng điện trở RV. Biết hiệu điện thế ở hai đầu nguồn điện là U=18V và số chỉ của vôn kế V1 là 9V. a) Tìm điện trở của vôn kế RV và điện trở tương đương Hình 2 của mạch điện theo điện trở R. b) Tìm số chỉ của các vôn kế V2, V3, V4. Câu 6 (2,0 điểm): Đặt vật sáng AB trước một thấu kính hội tụ L1 có tiêu cự 40cm, vật AB vuông góc với trục chính, A ở trên trục chính. a) Vật AB cách thấu kính 60cm. Dựng ảnh A’B’ của AB cho bởi L1 và tính khoảng cách từ A’B’ tới L1. b) Dịch chuyển vật AB dọc theo trục chính L1 sao cho AB luôn vuông góc với trục chính. Khi khoảng cách giữa vật AB và ảnh thật A’B’ của nó qua L1 là nhỏ nhất thì vật AB cách thấu kính một khoảng bằng bao nhiêu? c) Sau L1, đặt thấu kính hội tụ L2 sao cho trục chính của hai thấu kính trùng nhau. Khi di chuyển vật AB trước L1, dọc theo trục chính sao cho AB luôn vuông góc với trục chính thì 1 ảnh A’’B’’ của nó tạo bởi hệ hai thấu kính có độ cao không đổi và bằng độ cao của vật 4 AB. Tìm tiêu cự của thấu kính L2. 1 1 1 (Học sinh được sử dụng công thức thấu kính: = + ) f d d' ------------HẾT----------- Chúc may mắn sẽ đến với bạn trong tương lai! 11 Zalo/SĐT: 0984024664
  12. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 BẾN TRE TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN BẾN TRE NĂM HỌC 2022 – 2023 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: VẬT LÍ (Đề thi gồm có 2 trang) Thời gian làm bài: 150 phút (không kể phát đề) Câu 1: (2,0 điểm) Một ô tô và một xe máy cùng lúc đi từ Bến Tre đến Vũng Tàu. Ô tô đi với vận tốc v1 = 60 km/h theo con đường ghé qua Biên Hòa – Bà Rịa. Tại Biên Hòa và Bà Rịa, ô tô đều dừng nghỉ 15 phút. Xe máy đi thẳng từ Bến Tre đến Bà Rịa. Khoảng cách giữa các địa điểm cho như trên hình vẽ (Hình 1). Cho rằng thời gian thay đổi vận tốc tại các địa điểm không đáng kể, các xe coi như chuyển động đều trên mỗi quãng đường thẳng. Hỏi: a) Xe máy chuyển động với vận tốc v2 bằng bao nhiêu để có thể gặp ô tô tại Bà Rịa? b) Nếu xe máy dừng nghỉ tại Bà Rịa 30 phút rồi đến Vũng Tàu cùng lúc với ô tô thì xe máy phải đi với vận tốc v3 là bao nhiêu? Câu 2: (1,5 điểm) Một bình hình trụ tiết diện S chứa nước. Người ta thả vào bình một thanh đồng chất, chiều cao l , tiết diện đều S’ sao cho nó nổi một phần trên nước thì mực nước dâng lên một đoạn h = 8 cm (Hình 2). Cho khối lượng riêng của nước và thanh lần lượt là D1 = 1000 kg/m3; D2 = 800 kg/m3. Nếu nhấn thanh chìm hoàn toàn vào nước thì mực nước sẽ dâng lên cao bao nhiêu so với mực nước ban đầu khi chưa có thanh? Hình 2 Câu 3: (2,0 điểm) Một cái nồi bằng nhôm khối lượng m1 có chứa lượng nước m2 ở nhiệt độ t0 = 240 C . Đổ thêm vào nồi 1 ca nước đang sôi có khối lượng m=1kg thì nhiệt độ của nước trong nồi là t1 = 450 C . Hỏi phải đổ thêm vào nồi bao nhiêu kg nước sôi nữa để nhiệt độ của nước trong nồi là t2 = 600 C . Bỏ qua sự mất nhiệt ra môi trường bên ngoài trong quá trình trao đổi nhiệt. Cho nhôm và nước lần lượt có nhiệt dung riêng là c1 và c2. 12 Zalo/SĐT: 0984024664
  13. Câu 4: (2,5 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ (Hình 3). Biết các điện trở: R1 = R3 = R4 = 4 ; R2 = 2 , hiệu điện thế hai đầu mạch U=6V không đổi. Bỏ qua điện trở các dây nối. a) Khi nối giữa hai điểm A và B bằng một vôn kế thì vôn kế chỉ bao nhiêu? Biết điện trở vôn kế là vô cùng lớn. b) Khi nối giữa hai điểm A và B bằng một ampe kế thì ampe kế chỉ là bao nhiêu? Biết điện trở ampe kế là rất nhỏ. Hình 3 Câu 5: (1,0 điểm) Cho n điện trở: R1, R2, …., Rn mắc song song nhau. R1 2R 3R ( n − 1) R( n−1) nRn Biết rằng: = 2 = 3 = ... = = =k 2 R2 3R3 4 R4 nRn R1 a) Xác định hệ số k và tính điện trở tương đương toàn mạch theo R1. n ( n + 1) Cho biết tổng: 1 + 2 + 3 + ... + n = 2 b) Xác định số cái điện trở như trên cần mắc song song với nhau vào mạch để được điện Rn trở tương đương của mạch bằng . 3 Câu 6: (1,0 điểm) Trước hai gương phẳng G1 và G2 đặt vuông góc với nhau và quay mặt phản xạ vào nhau có một màn chắn cố định với khe MN. Chùm sáng tới xuất phát từ S chiếu vào G1 (Hình 4). Hãy trình bày cách vẽ và vẽ chùm tia sáng phản xạ lần lượt trên gương G1 và G2 thì vừa lọt qua hết độ rộng của khe MN. Hình 4 ------------HẾT------------ Để ủng hộ nhóm biên soạn và tiết kiệm thời gian, bạn hãy liên hệ ngay Fb Đặng Hữu Luyện hoặc Zalo/SĐT 0984024664 để nhận đáp án. Chúc may mắn sẽ đến với bạn trong tương lai! 13 Zalo/SĐT: 0984024664
  14. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT BÌNH ĐỊNH NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn thi chuyên: VẬT LÍ Đề chính thức Ngày thi: 11/6/2022 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề) Bài 1: (2,0 điểm) Một người đứng tại điểm A bên bờ sông và cần sang điểm B ở bờ bên kia (Hình 1). Biết AC=300m, CB=600m, dòng nước chảy với vận tốc u=1m/s (đối với bờ sông), người có thể bơi với vận tốc 3 m/s (đối với nước) và chạy trên bờ với vận tốc 4 m/s. Tìm điểm D trên bờ mà người này chạy từ A đến đó và bơi đến B với tổng thời gian là ngắn nhất. Tìm (Hình 1) thời gian ngắn nhất này. Bài 2: (1,5 điểm) Một bình thông nhau hình chữ U, tiết diện hai nhánh khác nhau chứa thủy ngân, nhánh nhỏ có tiết diện là S. Thả vào nhánh lớn một khối sắt có thể tích V thì mực thủy ngân hai nhánh dâng lên. Để giữ cho mực thủy ngân ở nhánh lớn vẫn như trước, người ta đổ nước vào nhánh đó ngập hết khối sắt. Tìm độ cao của cột nước trong nhánh lớn. Biết khối lượng riêng của nước, sắt, thủy ngân lần lượt là D1, D2, D3 và D1 < D2 < D3. Bài 3: (1,5 điểm) Người ta bỏ một miếng hợp kim chì và kẽm có khối lượng 50 g ở nhiệt độ 1360C vào một nhiệt lượng kế có nhiệt dung (nhiệt lượng cần để làm cho vật nóng thêm lên 10C) là 50 J/độ chứa 100g nước ở nhiệt độ 140C. Hỏi có bao nhiêu gam chì và bao nhiêu gam kẽm trong hợp kim trên? Biết khi bắt đầu có cân bằng nhiệt trong nhiệt lượng kế thì nhiệt độ là 180C và nhiệt dung riêng của kẽm, chì, nước lần lượt là 335 J/(kg.độ), 130 J/(kg.độ), 4200 J/(kg.độ). Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài. Bài 4: (2,0 điểm) Mạch điện gồm các điện trở giống nhau là R mắc vào bảy cạnh của hình lập phương, các cạnh còn lại được nối bằng dây dẫn có điện trở không đáng kể (Hình 2). Giữa hai đầu A và B đặt một hiêu điện thế không đổi là U. a) Tìm cường độ dòng điện qua mạch chính AB và điện trở RAB giữa hai đầu A và B. b) Trong các cạnh của hình lập phương, cường độ dòng điện qua cạnh nào lớn nhất và giá trị của nó bằng bao nhiêu? c) Công suất tỏa nhiệt trên điện trở ở cạnh nào là lớn nhất và bằng bao nhiêu? 14 Zalo/SĐT: 0984024664
  15. Bài 5: (2,0 điểm) 1) Vật sáng hình tròn (vật thật) và ảnh của nó qua thấu kính hội tụ mỏng (Hình 3). Biết rằng hình tròn nằm hoàn toàn trong một mặt phẳng đi qua trục chính của thấu kính, hình tròn và ảnh của nó nằm ở hai phía đối diện của mặt phẳng thấu kính. Bằng phép vẽ hãy xác định vị trí quang tâm O, mặt phẳng thấu kính và các tiêu điểm chính của thấu kính. 2) Cho thấu kính hội tụ mỏng có tiêu cự f=5cm. Đặt một vật sáng AB vuông góc với trục chính thu được ảnh A’B’ trên màn đặt cách vật một đoạn 36 cm. Tìm độ lớn của ảnh so với vật. (Không dùng công thức thấu kính). Bài 6: (1,0 điểm) (Ad chưa làm được bài này) Nêu phương án thí nghiệm và hạn chế sai số để đo áp suất lớn nhất của quả bóng chuyền khi nó rơi xuống nền và biến dạng. Cho dụng cụ gồm: quả bóng chuyền, cân bàn, tờ giấy trắng có kẻ ô ly. ------------HẾT------------ Bạn đang sử dụng miễn phí tuyển tập đề thi chuyên Vật lí năm học 2022 – 2023 (tập 1) Để ủng hộ nhóm biên soạn và tiết kiệm thời gian, bạn hãy liên hệ ngay Fb Đặng Hữu Luyện hoặc Zalo/SĐT 0984024664 để nhận đáp án. Chúc may mắn sẽ đến với bạn trong tương lai! 15 Zalo/SĐT: 0984024664
  16. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN BÌNH DƯƠNG NĂM HỌC 2022 2023 MÔN: VẬT LÝ ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 03/6/2022 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (4 điểm) Cho hai vật nhỏ cùng bắt đầu chuyển động thẳng đều từ A và B với tốc độ như nhau trên 2 đường thẳng AB và BC như hình vẽ. AB hợp với BC một góc α. Khoảng cách giữa L A và B là L. Biết khoảng cách ngắn nhất giữa hai vật khi chuyển động là . 2 Hãy tính góc  . Câu 2: (3 điểm) Trên hình a là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện I chạy qua bóng đèn Đ vào hiệu điện thế ở hai đầu dây tóc bóng đèn. Mắc bóng đèn đó vào mạch điện ở hình b. Dựa vào đồ thị hãy xác định hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc, cường độ dòng điện và điện trở của bóng đèn trong mạch điện gần với giá trị nào nhất. Hình a Hình b 16 Zalo/SĐT: 0984024664
  17. Câu 3: (4 điểm) Có ba vật bằng đồng A, B và C có dạng khối lập phương kích thước và khối lượng như nhau. Vật A có nhiệt độ 2000C, hai vật kia có nhiệt độ 00C. Hỏi có cách nào làm cho nhiệt độ của vật A thấp hơn nhiệt độ của hai vật kia không? Nếu có nêu cách làm. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường và chỉ được sử dụng các vật đã cho. Câu 4: (4 điểm) Một biến trở con trượt có dạng một đường tròn được làm từ một sợ dây dẫn đồng chất tiết diện đều như hình vẽ. Con trượt C quay quanh trục O. Khi C, O và B thẳng hàng và biến trở được nối với nguồn U1 thì công suất tiêu thụ biến trở là P1. Nếu thay nguồn U1 bằng U2 = k.U1 (k
  18. Cửa chính lá sách Cửa sổ lá sách ---- HẾT ----- Để ủng hộ nhóm biên soạn và tiết kiệm thời gian, bạn hãy liên hệ ngay Fb Đặng Hữu Luyện hoặc Zalo/SĐT 0984024664 để nhận đáp án. Chúc may mắn sẽ đến với bạn trong tương lai! 18 Zalo/SĐT: 0984024664
  19. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TỈNH BÌNH PHƯỚC NĂM HỌC: 2022 - 2023 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: VẬT LÝ Ngày thi: 06/6/2022 (Đề thi gồm 02 trang) Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề) Bài 1:(2,0 điểm). 1. (1,0 điểm) Một xe tải chuyển động đều đi lên một cái dốc dài 4km, cao 60m. Công để thắng lực ma sát bằng 40% công của động cơ thực hiện. Lực kéo của động cơ là 2500N. a. Tính khối lượng của xe tải và lực ma sát giữa xe với mặt đường. b. Tính vận tốc của xe khi lên dốc. Biết khi đó công suất của động cơ là 20kW. c. Tính lực hãm cần thiết để xe chuyển động đều xuống dốc. Cho biết lực kéo và lực hãm đều có phương song song với chiều dài dốc. 2. (1,0 điểm) Một người dự định đi xe máy khởi hành từ Thành phố A đến Thành 1 phố B với vận tốc 30km/h. Nhưng sau khi đi được quãng đường, người đó dừng lại 15 4 phút đổ xăng rồi tiếp tục đi đến Thành phố B. Để đi đến Thành phố B đúng thời gian dự định thì quãng đường còn lại người đó phải đi với vận tốc 36km/h. Tính quãng đường AB và thời gian dự định đi quãng đường AB. Bài 2:(2,0 điểm) Một thỏi nước đá có khối lượng 400g ở nhiệt độ t1 = -10°C. Cho biết: nhiệt dung riêng của nước đá là c1 = 1800J/kg.K, của nước là c2 = 4200J/kg.K, nhiệt nóng chảy của nước đá là  =3,4.105 J/kg, nhiệt hóa hơi của nước là L = 2,3.106 J/kg. a. Tính nhiệt lượng cần cung cấp để thỏi nước đá biến thành hơi hoàn toàn ở nhiệt độ t2 = 100°C. b. Nếu bỏ thỏi nước đá trên vào một xô bằng nhôm chứa m(kg) nước ở nhiệt độ t3=20°C. Sau khi cân bằng nhiệt, thấy trong sô còn lại một cục nước đá có khối lượng ∆m1=100g. Tính khối lượng m(kg) nước trong xô lúc đầu. Biết xô nhôm có khối lượng m3=100g, nhiệt dung riêng của nhôm c3=880J/kg.K (Bỏ qua nhiệt lượng tỏa ra môi trường xung quanh). Bài 3:(2,0 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ: Trong đó R = 4Ω, bóng đèn có ghi (6V-3W) và có điện trở R1 không đổi, Rb là một biến trở được quấn bằng dây constantan có điện trở suất  =0,5.10-6Ωm , tiết diện 0,1mm2, chiều dài 4m. Hiệu điện thế đặt vào hai điểm MN không đổi bằng 10V. a. Tính điện trở của dây làm biến trở. 19 Zalo/SĐT: 0984024664
  20. b. Tính giá trị Rx của biến trở để đèn sáng bình thường. c. Tính giá trị Ry của biến trở để công suất tiêu thụ trên đoạn mạch AB đạt giá trị cực đại. Bài 4:(1,0 điểm) Điện năng ở một trạm máy phát điện được truyền tải đến nơi tiêu thụ với công suất 200kW và hiệu điện thế ở hai đầu dây tải là 2kV. Biết hiệu số chỉ của các công tơ điện ở trạm phát và nơi tiêu thụ sau mỗi ngày đêm là 480kWh. a. Tính công suất hao phí trên đường dây tải điện. b. Cần tăng hiệu điện thế ở trạm phát đến giá trị nào để công suất hao phí trên đường dây chỉ bằng 2,5% công suất truyền đi? Coi công suất truyền đi ở trạm phát điện không đổi. Bài 5:(2,0 điểm) Đặt vật sáng AB dạng mũi tên vuông góc với trục chính trước một thấu kính hội tụ, A nằm trên trục chính. Biết thấu kính có phần rìa là đường tròn, ở phía sau thấu kính đặt một màn ảnh E vuông góc với trục chính và cách thấu kính một khoảng L = 60cm thì thu được ảnh của AB rõ nét trên màn ảnh. 1 1 1 a. Chứng minh công thức = + . f d d' b. Cố định thấu kính và màn ảnh E. Thay vật sáng AB bằng điểm sáng S rồi đặt S tại một vị trí trên trục chính trước thấu kính sao cho trên màn ảnh E xuất hiện một vùng sáng tròn có đường kính bằng đường kính rìa của thấu kính. (Biết vùng sáng tròn được tạo ra từ hai tia ló sau khi đi qua ảnh S’ của S). Dịch chuyển điểm sáng S tới vị trí S1 dọc theo trục chính, lại gần thấu kính một khoảng 30cm thì trên màn ảnh E thu được một điểm sáng S1' . Xác định tiêu cự của thấu kính và khoảng cách từ thấu kính đến điểm sáng S ban đầu. Bài 6:(1,0 điểm) Nêu phương án thí nghiệm xác định khối lượng riêng của cát với các dụng cụ sau: 1 cân đồng hồ có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất phù hợp, 1 chai thủy tinh rỗng có nắp kín, 1 bình chia độ có thể bỏ lọt chai thủy tinh, nước và cát vừa đủ. Biết khối lượng riêng của thủy tinh là D0 (Trong thí nghiệm này nắp chai thủy tinh có thể tháo, lắp; Coi trọng lượng của khí quyển và nắp chai không đáng kể). ………….HẾT………… Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Để ủng hộ nhóm biên soạn và tiết kiệm thời gian, bạn hãy liên hệ ngay Fb Đặng Hữu Luyện hoặc Zalo/SĐT 0984024664 để nhận đáp án. Chúc may mắn sẽ đến với bạn trong tương lai! 20 Zalo/SĐT: 0984024664
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2