Tuyển tập đề thi vào 10 tỉnh Nghệ An
lượt xem 8
download
Nội dung "Tuyển tập đề thi vào 10 tỉnh Nghệ An" gồm các đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn, năm học 2012-2013. Trong các đề có các gợi ý cách làm bài giúp các bạn có tài liệu tham khảo và chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp đến.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tuyển tập đề thi vào 10 tỉnh Nghệ An
- Đề thi vào 10 THPT, môn Ngữ văn, năm học 20122013, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An Câu 1: (3,0 điểm). Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: “…À ra vậy, bây giờ bà mới biết. Té ra nó không nhận ba nó vì là cái vết thẹo, và bà nó cho biết, ba nó đi đánh Tây bị Tây bắn bị thương – bà nhắc lại tội ác mấy thằng Tây ở đồn đầu vàm cho nó nhớ. Nghe bà kể nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn. Sáng hôm sau, nó lại bảo ngoại đưa nó về. Nó vừa nhận ra thì ba nó đã đến lúc phải đi rồi.” (Chiếc lược ngà Nguyễn Quang SángNgữ văn 9tập 1) a) Đoạn văn trên chủ yếu sử dụng phép liên kết nào? b) Hãy chỉ ra thành phần phụ chú. c) Tìm những từ ngữ địa phương và cho biết những từ ngữ ấy thuộc vùng miền nào? d) Xác định các thành phần chính của câu: “. Nó vừa nhận ra thì ba nó đã đến lúc phải đi rồi.” . Đây là câu đơn hay câu ghép? Câu 2: (4,0 điểm). “Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở: Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?” Em hãy cảm nhận đoạn thơ trên. Từ đó nêu suy nghĩ của mình về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương trong tâm hồn mỗi con người. Câu 3: (3,0 điểm). Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Phương Định trong phần trích sau: “…Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Ðất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi lom khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới. Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Ðầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng… Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Ðất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.” Gợi ý cách làm bài: theo admin Học văn lớp 9 – CH. Câu 1: a. Đoạn văn trên chủ yếu sử dụng phép liên kết: Phép lặp “bà”, “nó”,… b. Thành phần phụ chú “bà nhắc lại tội ác mấy thằng Tây ở đồn đầu vàm cho nó nhớ”. c. Từ ngữ địa phương: “Té ra”, “vết thẹo”, “ba”, … Những từ ngữ ấy thuộc địa phương Nam Bộ. d. Nó ( CN) vừa nhận ra (VN) thì ba nó(CN) đã đến lúc phải đi rồi(VN) => Đây là câu ghép. Câu 2: 1. Cảm nhận vài nét về đoạn thơ trích bài thơ “Bếp lửa”: Bài thơ “Bếp lửa” được sáng tác khi Bằng Việt đang là sinh viên ngành Luật của Trường Đại học Tổng hợp Ki ép (Liên Xô cũ). Kì lạ và thiêng liêng biết bao khi trong cuộc sống đã " Có ngọn khói trăm tàu, Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả" mà lòng vẫn khôn nguôi hình ảnh người bà với bếp lửa ở tận miền kí ức ấu thơ. Cứ nhẹ nhàng, mộc mạc mà thấm thía, sâu xa, bà và quê hương yêu dấu là điểm tựa, là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho cháu trên mỗi bước đường đời. Có thể cuộc sống hiện đại sẽ không còn nhiều người biết đến bếp lửa
- như ở nơi quê nghèo ấy nữa, nhưng nó đã thành biểu tượng, sẽ còn mãi giá trị khơi gợi cho người đọc những kỉ niệm về cuộc sống gia đình, về tình yêu quê hương, đất nước 2. Suy nghĩ về tình cảm gia đình, tình yêu đất nước trong tâm hồn mỗi con người: Gia đình và quê hương là cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người. Nơi ấy chúng ta được sinh ra, được yêu thương, nâng đỡ, lớn khôn và trưởng thành bởi tình yêu của ông bà, cha mẹ; bởi những giá trị tinh thần mãi không thể nào quên. Quê hương còn là Tổ quốc, tình yêu gia đình luôn gắn liền với tình yêu quê hương, tình yêu đất nước. Mỗi con người luôn có sự gắn bó giữa những tình cảm riêng với những tình cảm cộng đồng. Khẳng định ý nghĩa của tình cảm gia đình, và tình yêu đất nước trong mỗi con người: + Gia đình, quê hương luôn bồi đắp cho con người những giá trị tinh thần cao quí + Những kỉ niệm về gia đình, mái ấm…thường khơi nguồn cho những kỉ niệm về quê hương, khiến con người quí trọng, nâng niu hơn những gì bình dị nhất nơi đất nước mình. + Khi cách xa, nỗi nhớ về ông bà, cha mẹ, những gì thân thiết ở quê hương…cũng lan toả, làm thành nỗi nhớ về quê hương, xứ sở. Khi đó, tình cảm gia đình và tình yêu đất nước sẽ là điểm tựa vững vàng cho con người trong mọi hoàn cảnh, là nguồn cổ vũ, động viên, là đích hướng về của con người. (Lưu ý: HS lấy dẫn chứng trong đời sống, trong văn học để chứng minh) Bài học nhận thức và hành động: + Tình cảm gia đình và tình yêu đất nước là những tình cảm tự nhiên, luôn quyện hoà bền chặt trong tâm hồn mỗi con người. + Trách nhiệm của chúng ta đối với gia đình, và quê hương, đất nước. Phê phán những người quên nơi mình sinh ra và lớn lên, chê quê hương nghèo khó, chê người quê lam lũ, lạc hậu; quay lưng, phản bội quê hương… Câu 3: I. Mở bài: Giới thiệu về tác giả Lê Minh Khuê. Giới thiệu về tác phâm “Những ngôi sao xa xôi”. Giới thiệu nội dung đoạn trích và nêu cảm nhận chung về nhân vật Phương Định : Khung cảnh và công việc phá bom của Phương Định ở một cao điểm trên đường mòn Trường Sơn đã được nhà văn tái hiện một cách chân thực và sinh động qua đoạn trích trên. Nhân vật Phương Định trong đoạn trích đã để lạ ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc bởi lòng quả cảm, không sợ hi sinh… II. Thân bài: 1. Hoàn cảnh sống và chiến đấu: Phương Định cùng với chị Thao và Nho làm thành một tổ trinh sát mặt đường. Họ ở “trong một hang dưới chân cao điểm”… Công việc của Phương Đình và đồng đội đặc biệt nguy hiểm. Hằng ngày, họ thay nhau đứng trên cao điểm đếm bom rơi rồi lao ra trọng điểm sau mỗi trận bom để đo khối lượng đất, đá phải san lấp,đánh dấu và phá những quả bom chưa nổ. => Cuộc sống gian khổ giữa chiến trường ác liệt, công việc đầy nguy hiểm và luôn phải đối mặt với cái chết, nhưng Phương Định vẫn giữ được những vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Nổi bật là tinh thần dũng cảm, gan dạ, không sợ hi sinh được thể hiện sâu sắc trong một lần phá bom. 2. Tinh thần dũng cảm, gan dạ trong một lần phá bom: Khung cảnh và không khí chưa đầy sự căng thẳng “Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Ðất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa”. Không cần tô vẽ, tự bản thân khung cảnh ấy, với những hình ảnh của hung thần chiến tranh đã đủ gây ấn tượng về chiến trường ác liệt, nơi hằng ngày Phương Định cùng với những người đồng đội của mình phải sống và chiến đấu, làm nhiệm vụ. Trang viết của Lê Minh Khuê đã ghi lại một cách ít lời nhất cuộc chiến đấu khốc liệt của tổ trinh sát mặt đường. Trong không khí căng thẳng và vắng lặng đến rợn người, nhưng rồi một cảm giác bỗng đến với cô làm cô không sợ nữa : « tôi đến gần quả bom . Cảm thấy ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi
- khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới ». Lòng dũng cảm của cô như được kích thích bởi sự tự trọng. Chính tình đồng đội đã khiến cô vững tâm hơn, yên tâm hơn về công việc nguy hiểm mà mình đang và sẽ phải đối mặt ở phía trước. Và khi đã ở bên quả bom, kề sát với cái chết có thể đến tức khắc, từng cảm giác của cô như cũng trở nên sắc nhọn hơn và căng như dây đàn : « thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi, tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí ! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành ». Thần chết nằm chực ở đó chờ phút ra tay. Cô phải nhanh hơn, mạnh hơn nó, không được phép chậm chễ một giây. Tiếp đó là cảm giác căng thẳng chờ đợi tiếng nổ của quả bom. Thật đáng sợ cái công việc chọc giận Thần Chết đó. Ai dám chắc là quả bom sẽ không nổ ngay bây giờ, lúc Phương định đang lúi húi đào đào, bới bới ấy. Thế mà cô vẫn không run tay, không bỏ cuộc và thực hiện nhiệm vụ cho đến thao tác cuối cùng. Cái công việc khủng khiếp bóp nghẹt trái tim ấy không chỉ đến một lần trong đời mà đến hàng ngày. Cô kể về chuyện sống chết bằng một giọng điệu tĩnh nhẹ như không: “Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần”. =>Cảm xúc và suy nghĩ chân thực của cô đã truyền sang cho người đọc nỗi niềm đồng cảm yêu mến và sự kính phục. Một cô nữ sinh nhỏ bé, hồn nhên, giàu mơ mộng và nhạy cảm mà cũng thật anh hùng, thật xứng đáng với những kì tích khắc nghi trên những tuyến đường Trường Sơn bi tráng. Một ngày trong những năm tháng Trường Sơn của cô là như vậy! Những trang lịch sử Trường Sơn không thể quên ghi một ngày như thế! 3. Nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật: Có thể nói, gan dạ, dũng cảm là nét nổi bật trong phẩm chất của Phương Định, của biết bao người con gái, người trai khi đến với chiến trường ác liệt, tham gia vào việc chiến đấu và bảo vệ Tô quốc. Người đọc yêu mến cô còn bởi lí tưởng sống cao đẹp, tình đồng đội gắn bó, tâm hồn trong sáng giàu mơ mộng. Với tất cả những phẩm chất đáng quí đó, cô và những người đồng đội của mình thực sự là “những ngôi sao xa xôi” toả sáng trong trái tim độc giả, trong suy nghĩ của biết bao thế hệ con người Việt Nam hôm qua, hôm nay và mãi mãi mai sau. Thành công nghệ thuật của tác giả Lê Minh Khuê khi xây dựng nhân vật: ngôi kể thứ nhất, Phương Định là nhân vật chính cũng là người kể chuyện; giọng điệu nữ tính; xây dựng nhân vật vừa có nét tương đồng lại có những cá tính riêng.... III. Kết bài Đề thi vào 10 THPT, môn Ngữ văn, năm học 20132014, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An Câu 1. (2,0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi: …(1).Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường. (2)Cái tên gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng. (3)Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản. (4)Chúng tôi bị bom vùi luôn. (5)Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. (6)Cười thì hàm răng trắng loá trên khuôn mặt nhem nhuốc. (7)Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen”. ( Ngữ văn 9, tập 2, NXB GD, 2006, trang 114) 1.Đoạn văn trên trích ở văn bản nào? Tác giả là ai? 2.Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? 3.Câu văn nào có sử dụng phép nối để liên kết với các câu khác? 4.Tìm các từ láy trong đoạn văn? Câu 2: ( 3,0 điểm) Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào (Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá, Ngữ văn 9, tập1, NXB GD, 2011, trang 140) Từ hai câu thơ trên, em hãy viết một đoạn văn ( hoặc bài văn ngắn) với nội dung: Biển như lòng mẹ Câu 3. (5,0 điểm) Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong văn bản Chuyện người con gái Nam Xương ( Nguyễn Dữ, Ngữ văn 9, tập 1, NXB GD, 2011)
- Gợi ý cách làm bài: theo admin Học văn lớp 9 – CH. Câu 1: 1. Đoạn văn trên trích ở văn bản “Những ngôi sao xa xôi”. Tác giả là Lê Minh Khuê. 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là tự sự. 3. Câu văn có sử dụng phép nối để liên kết với các câu khác là câu (3). 4. Các từ láy được sử dụng trong đoạn văn là: “khát khao”; “lấp lánh”; “nhem nhuốc”. Câu 2: 1. Cảm nhận vài nét về đoạn thơ trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận: Biện pháp so sánh, biển ấm áp như người mẹ hiền chở che, nuôi nấng con người lớn lên, bao bọc con người với một tình cảm trìu mến, thân thương. Biển là nguồn sống , gắn bó thân thiết, cho ta tất cả những gì của cuộc đời như người mẹ “nuôi lớn đời ta tự buổi nào”. Câu thơ với một giọng thơ ấm áp, chan chứa nghĩa tình thể hiện lòng biết ơn của nhân dân lao động đối với biển khơi. 2. Bàn luận Khẳng định được vai trò quan trọng của biển đảo đối với đời sống con người: + Biển đem lại cho chúng ta nhiều nguồn tài nguyên, khoáng sản: dầu khí, than, sắt, cát thủy tinh… + Cung cấp nguồn thủy hải sản với trữ lượng lớn: tôm, cá, cua,… + Biển gắn liền với những giá trị thiêng liêng tâm linh và lịch sử: truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ, những chiến công lịch sử Bạch Đằng, Vân Đồn xưa, Cồn cỏ, đường huyền thoại Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ… + Biển có vị trí đặc biệt quan trọng về quân sự, tạo nên nhiều khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng… Rút ra bài học nhận thức và hành động: + Biển cung cấp nguồn tài nguyên đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nhân loại nhưng biển cũng cần sự bảo vệ của con người. + Trách nhiệm của mỗi người trong việc bảo vệ môi trường biển, đặc biệt là thể hiện tình yêu biển đảo, khẳng định chủ quyền biển đảo trong bối cảnh có nhiều biến động hiện nay. Phê phán những hành động của con người làm hại, ảnh hưởng đến môi trường biển như các nhà máy, xí nghiệp thải nhiều chất độc hại; con người khai thác tài nguyên biển quá mức; … Câu 3: 1. Giới thiệu sơ lược về tác giả Nguyễn Dữ, tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và nhân vật Vũ Nương: Nguyễn Dữ là tác giả nổi tiếng ở thế kỷ XVI, học rộng, tài cao nhưng chỉ làm quan một năm rồi sống ẩn dật như nhiều trí thức đương thời. “Chuyện người con gái Nam Xương” có nguồn gốc từ một truyện dân gian, là một trong số 20 truyện của “Truyền kỳ mạn lục” – một kiệt tác văn chương cổ, từng được ca ngợi là “thiên cổ kỳ bút”. Vũ Nương là nhân vật chính của truyện. Đây là một người phụ nữ có nhan sắc, có đức hạnh nhưng phải chịu một số phận bi thảm. 2. Trình bày cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương: Ngay từ đầu đã được giới thiệu “tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”. Là vợ đảm đang, biết giữ gìn khuôn phép, một lòng một dạ chung thủy với chồng (thể hiện trong những cư xử khéo léo để gia đình không lâm vào cảnh thất hòa, dù người chống có tính đa nghi; trong lời dặn dò ân tình, đằm thắm khi tiễn chồng đi lính; chung thủy chờ chồng “cách biệt ba năm giữ gìn một tiết”; khi chồng trở về ghen tuông vô cớ, mắng nhiếc và đánh đuổi nhưng nàng vẫn cư xử chừng mực, dùng lời nhẹ nhàng thanh minh cho mình…). Với vai trò là người con dâu: Vũ Nương rất hiếu thảo, tận tình chăm sóc mẹ chồng ốm đau “nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”. Khi mẹ chồng mất “nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình”.
- Với vai trò là người mẹ: Vũ Nương một mình sinh con, nuôi con nhỏ với tất cả tình yêu thương của người mẹ và thay cho cả người cha nơi chiến trường. Nàng là người mẹ dịu dàng, giàu tình thương yêu ( chi tiết nàng chỉ bóng mình trên vách và bảo đó là cha Đản cũng xuất phát từ tấm lòng của người mẹ; để con trai mình bớt đi cảm giác bị thiếu vắng tình cảm của người cha ). Những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương còn thể hiện ngay cả khi nàng sống cuộc sống của một cung nữ dưới thuỷ cung: sẵn sàng tha thứ cho Trương Sinh; một mực thương nhớ chồng con nhưng không thể trở về vì nặng ân nghĩa với Linh Phi… => Nguyễn Dữ đã dành cho nhân vật một thái độ yêu mến, trân trọng qua từng trang truyện, từ đó khắc hoạ thành công hình tượng người phụ nữ với đầy đủ phẩm chất tốt đẹp. 3. Khái quát chung: Vũ Nương là một phụ nữ xinh đẹp, nết na, hiền thục, đảm đang, tháo vát thờ kính mẹ chồng rất mực hiếu thảo, một dạ thuỷ chung với chồng, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình. Đó là những phẩm chất tiêu biểu cho vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, khắc hoạ nhân vật độc đáo, khai thác vốn văn học dân gian, sáng tạo trong cách kể chuyện, sử dụng chi tiết nghệ thuật có yếu tố kì ảo…tác giả đã khắc hoạ thành công vẻ đẹp hình tượng nhân vật Vũ Nương. Đề thi vào 10 TPHT,môn Ngữ văn, năm học 20142015, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An
- Gơi ý cách làm bài – theo admin Học văn lớp 9 CH Câu 1: a. Đoạn thơ trên trích từ văn bản “Chị em Thuý Kiều” thuộc tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
- b. Thể thơ lục bát. c. Câu thơ sử dụng biện pháp nhân hoá: “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” d. Thành ngữ được sử dụng trong đoạn thơ: “ nghiêng nước nghiêng thành”. e. Phân tích vẻ đẹp của Thuý Kiều. I. Mở bài: Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm “Truyện Kiều”. Giới thiệu vài nét về đoạn trích “Chị em Thuý Kiều”. Giới thiệu về vẻ đẹp của Thuý Kiều: Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp sắc – tài – tình đều đạt đến mức tuyệt vời. II. Thân bài: Vẻ đẹp của Thuý Kiều: 1. Sắc: Nguyễn Du đã miêu tả Thúy Vân trước để làm nổi bật Thúy Kiều theo thủ pháp nghệ thuật đòn bẩy. Tả kĩ, tả đẹp để Vân trở thành tuyệt thế giai nhân, để rồi khẳng định Kiều còn hơn hẳn: “Kiều càng sắc sảo mặn mà”. Từ “càng”đứng trước hai từ láy liên tiếp “sắc sảo”, “mặn mà” làm nổi bật vẻ đẹp của Kiều: sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn. Bút pháp ước lệ tượng trưng, phép ẩn dụ: “Làn thu thủy nét xuân sơn” gợi đôi mắt trong sáng, long lanh như làn nước mùa thu; hàng lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân. Vẻ đẹp của Kiều hội tụ ở đôi mắt – cửa sổ tâm hồn thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Vẻ đẹp của Kiều khiến “hoa ghen”, “liễu hờn”, nước phải nghiêng, thành phải đổ. Thi nhân không tả trực tiếp vẻ đẹp mà tả sự đố kị, ghen ghét với vẻ đẹp ấy; tả sự ngưỡng mộ, mê say trước vẻ đẹp ấy. “Nghiêng nước nghiêng thành” là cách nói sáng tạo điển cố để cực tả giai nhân. Rõ ràng, cái đẹp của Kiều có chiều sâu, có sức quyến rũ làm mê mẩn lòng người. Vẻ đẹp ấy như tiềm ẩn phẩm chất bên trong cao quý – tài và tình rất đặc biệt của nàng. 2. Tài: Trí tuệ thông minh tuyệt đối Kiều là người con gái đa tài mà tài nào cũng đạt đến độ hoàn thiện, xuất chúng: đủ cả cầm, kì, thi, họa. Đặc biệt, tài đàn của nàng vượt trội hơn cả. Nàng đã soạn riêng một khúc bạc mênh mà ai nghe cũng não lòng. Khúc nhạc thể hiện tâm hồn,tài năng, trái tim đa sầu đa cảm. => Chân dung Thúy Kiều mang tính cách số phận. Ngòi bút Nguyễn Du nhuốm màu định mệnh. Sắc đẹp và tài năng của Kiều nổi trội quá mà thiên nhiên, tạo hóa thì: Lạ gì bỉ sắc tư phong Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen > Cuộc đời của nàng sẽ gặp nhiều éo le, đau khổ. 3. Nhận xét, đánh giá: Như vậy, chỉ bằng mấy câu thơ trong đoạn trích, Nguyễn Du đã không chỉ miêu tả được nhân vật mà còn dự báo được trước số phận của nhân vật; không những truyền cho người đọc tình cảm yêu mến nhân vật mà còn truyền cả nỗi lo âu phấp phỏng về tương lai số phận nhân vật. Đoạn thơ miêu tả Thuý Kiều là một mẫu mực về văn miêu tả, bằng ngôn ngữ cô đúc, lời thơ giàu chất xúc cảm. Các phép tu từ ẩn dụ, so sánh, nhân hoá, đòn bẩy….được Nguyễn Du vận dụng một cách tài tình.Vì thế, dù Nguyễn Du sử dụng ngôn ngữ hình ảnh ước lệ, tượng trưng nhưng bức chân dung của Thuý Kiều vẫn hiện lên một cách cụ thể, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. III.Kết bài: Câu 2: 1. Phân tích ngắn gọn lời tâm sự của anh thanh niên: Anh thanh niên trong tác phẩm của nhà văn Nguyễn Thanh Long làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m. => Hoàn cảnh sống khắc nghiệt vô cùng bởi sự heo hút, vắng vẻ; cuộc sống và công việc có phần đơn điệu, giản đơn…là thử thách thực sự đối với tuổi trẻ vốn sung sức và khát khao hành động
- Anh cũng như bao con người bình thường khác chứ, trong suy nghĩ của anh cũng từng có những ngại ngần và tâm lí sợ cô đơn. Nhưng tuổi trẻ và lí tưởng cao đẹp nơi anh đã lấp đầy khoảng trống suy nghĩ ấy bằng cả tấm lòng yêu nghề và sự hăng say lao động. Càng gắn bó với nghề, anh càng nhận ra ý nghĩa cao đẹp nơi công việc anh đã chọn để có những suy nghĩ thật đúng đắn và đáng trân trọng: “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi công việc của cháu gắn liền với bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”. Đối với anh, công việc là lẽ sống, là một người bạn thân thiết để tạo cảm hứng say mê lao động. Hơn ai hết, anh hiểu rõ công việc thầm lặng của mình là có ích với mọi người, nó gắn liền anh với cuộc sống chung của đất nước. => Công việc đã đem đến cho anh niềm vui, để anh không còn cảm thấy đơn độc, giúp anh vượt qua những khó khăn của cuộc sống để có thể hoàn thành nghĩa vụ và ước mơ cống hiến cho Tổ quốc của mình. 2. Suy nghĩ về lao động ( công việc ) đối với cuộc sống con người: Trong cuộc sống, mỗi người đều có công việc riêng. Công việc nào cũng có ý nghĩa và giá trị đối với một cá nhân hoặc một công động khi nó phù hợp với sở thích, năng lực. Công việc, lao động đem lại cho chúng ta nhiều ý nghĩa + Là động lực để cố gắng, phấn đấu. + Đem đến cho chúng ta niềm vui, giúp chúng ta tìm được hạnh phúc, ý nghĩa thực sự của cuộc sống. + Công việc còn gắn kết chúng ta với mọi người, giúp chúng ta trưởng thành hơn, rèn luyện được nhiều đức tính tốt đẹp. + Lao động để cống hiến cho xã hôi còn có ý nghĩa thể hiện lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm với mọi người xung quanh… ( Lấy dẫn chứng từ thực tế hoặc văn học ) Phê phán những người không có lí tưởng, không có cố gắng phấn đấu để lao động, mà chỉ biết hưởng thụ, nằm lí một chỗ, thiếu trách nhiệm với công việc. Bài học nhận thức và hành động cho bản thân và những người xung quanh về vấn đề lựa chọn việc làm và thái độ/quan điểm/cách đánh giá công việc… Đề thi vào 10 THPT,năm học 20152016, môn Ngữ văn, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An Câu 1. (3,0 điểm) Đọc kỹ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: "Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời". a. Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? b. Hãy nên nội dung chính của đoạn thơ? c. Ghi lại câu thơ có cách biểu cảm trực tiếp d. Trong bốn câu thơ đầu, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy? Câu 2 (3,0 điểm) Từ nội dung hai câu thơ: "Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng"
- Em hãy viết một bài văn ( khoảng 400 từ ), trình bày suy nghĩ của em về "Nghĩa tình quê hương" đối với mỗi con người. Câu 3 (4,0 điểm): Một truyện ngắn hay là truyện mà ở đó nhà văn sáng tạo được những chi tiết độc đáo. Em hãy chọn và phân tích một chi tiết trong tác phẩm "Chiếc lược ngà" của nhà văn Nguyễn Quang Sáng mà theo em là độc đáo và có nhiều ý nghĩa trong việc làm nổi bật chủ đề tác phẩm. Gợi ý cách làm bài – theo admin Học văn lớp 9 – CH Câu 1: a. Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm "Nói với con" của nhà thơ Y Phương. b. Nội dung chính của đoạn thơ: Lời người cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người đó là gia đình và quê hương. c. Câu thơ có cách biểu cảm trực tiếp: " Người đồng mình yêu lắm con ơi" d. Biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn câu thơ đầu: + Điệp từ "bước tới", điệp cấu trúc. + Liệt kê "chân phải","chân trái","một bước","hai bước","tiếng nói","tiếng cười" Tác dụng: gợi không khí gia đình đầm ấm, hạnh phúc, đầy ắp niềm vui, đầy ắp tiếng nói cười. Ở đó, trong từng bước đi chập chững của con đều có sự dìu dắt, nâng đỡ của cha mẹ. Ẩn chứa trong đó là niềm hạnh phúc vô biên của cha mẹ. Câu 2: * Đây là kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí ( Cụ thể là nghị luận về một vấn đề đặt ra trong một tác phẩm văn học ) * Trong phần thân bài, các em cần phải đảm bảo được đầy đủ những ý sau: 1. Giải thích khái niệm "quê hương": có thể hiểu khái quát là nơi ta sinh ra, lớn lên, có gia đình, kỉ niệm thời thơ ấu... 2. Phân tích ngắn gọn nội dung của hai câu thơ: "Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng": Câu thơ nằm trong phần nhà thơ viết về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người đó là gia đình và quê hương. Quê hương với gia đình ấm áp yêu thương; với những con người tài hoa, có tâm hồn lãng mạn; cũng là quê hương với thiên nhiên thơ mộng, nghĩa tình: "Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng". Điệp từ "cho" mang nặng nghĩa tình. Quê hương đem đến cho con người những thứ cần để lớn, dành tặng cho con người những gì đẹp đẽ nhất. Quê hương đã che chở, nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống. => Bằng cách nhân hóa "rừng" và "con đường" qua điệp từ "cho", Y Phương đã cho người đọc cảm nhận sâu sắc về nghĩa tình quê hương đối với mỗi con người. Quê hương là điều quí giá vô ngần mà mỗi con người không thể thiếu trên bước đường lớn khôn, trưởng thành. 3. Suy nghĩ của bản thân về vai trò, ý nghĩa của quê hương đối với mỗi con người: Mỗi con người đều gắn bó với quê hương, mang bản sắc, truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương. Chính vì thế, tình cảm dành cho quê hương ở mỗi con người là tình cảm có tính chất tự nhiên, sâu nặng. Quê hương luôn bồi đắp cho con người những giá trị tinh thần cao quí: tình làng nghĩa xóm. tình yêu quê hương, gia đình sâu nặng... Quê hương luôn là điểm tựa vững vàng cho con người trong mọi hoàn cảnh, là nguồn cổ vũ, động viên, là đích hướng về của con người. (Lưu ý: HS lấy dẫn chứng trong đời sống, trong văn học để chứng minh) 4. Trách nhiệm của mỗi con người: Tình yêu quê hương, gia đình luôn gắn liền với tình yêu đất nước. Cần hướng về quê hương, song không có nghĩa là chỉ hướng về mảnh đất nơi mình sinh ra, mà phải biết tôn trọng và yêu quí tất cả những gì thuộc về Tổ quốc.
- Xây đắp, bảo vệ, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước là trách nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi con người. Là HS, ngay từ bây giờ phải tu dưỡng đạo đức, tích lũy kiến thức để sau này góp một phần nhỏ của việc vào công cuộc dựng xây, và bảo vệ quê hương đất nước. Cần có thái độ phê phán những người có hành động, suy nghĩ chưa tích cực đối với quê hương: chê quê hương nghèo khó, lạc hậu; không có ý thức xây dựng quê hương, thậm chí quay lưng, phản bội quê hương, xứ sở.... Câu 3: * Đây là một đề bài mở. Các em được quyền lựa chọn một chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm "Chiếc lược ngà" để nghị luận. Có thể là chi tiết chiếc lược ngà, chi tiết "vết thẹo" trên khuôn mặt của ông Sáu;... * Sau đây, ad sẽ chọn chi tiết "vết thẹo" trên khuôn mặt của ông Sáu, để giúp các em định hướng được các ý mà mình cần phải có trong bài viết. I. Mở bài: Giới thiệu được tác giả Nguyễn Quang Sáng Giới thiệu được tác phẩm "Chiếc lược ngà". Giới thiệu được vấn đề nghị luận: Chi tiết "vết thẹo" trên khuôn mặt của ông Sáu. II. Thân bài: 1. Vai trò của chi tiết trong truyện ngắn: Truyện ngắn là thể tài văn học gần gũi với đời sống hằng ngày, có tác dụng và ảnh hưởng to lớn đến đời sống và nhu cầu thẩm mỹ của độc giả. Ngoài việc đảm bảo những yêu cầu khắt khe của thể loại như: hình thức tự sự cỡ nhỏ, đảm bảo tính tình huống, nhân vật điển hình, thì truyện ngắn luôn đòi hỏi sự có mặt của các chi tiết nghệ thuật độc đáo, tiêu biểu. Chi tiết là một trong những yếu tố nhỏ nhất tạo nên tác phẩm. Để làm nên một chi tiết nhỏ có giá trị đòi hỏi nhà văn phải có sự thăng hoa về cảm hứng và tài năng nghệ thuật. Nghệ thuật là một lĩnh vực đặc thù: Tầm vóc của người nghệ sỹ có thể được làm nên từ những yếu tố nhỏ nhất. Nhà văn lớn có khả năng sáng tạo được những chi tiết nhỏ nhưng giàu giá trị biểu đạt, góp phần đắc lực trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm, quan niệm nghệ thuật của mình. => Đánh giá giá trị của chi tiết “vết thẹo” trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. 2. Phân tích: * Chi tiết “vết thẹo” xuất hiện 3 lần trong tác phẩm. Lần thứ nhất, phút đầu bé Thu gặp ba; lần thứ hai, qua cuộc trò chuyện với bà ngoại; lần thứ ba, Thu nhận ra ba, hôn cùng khắp, hôn cả vết thẹo. * Chi tiết này góp phần tạo sự hoàn chỉnh, chặt chẽ cho cốt truyện. Vết thẹo trên mặt ông Sáu là chi tiết nghệ thuật đặc sắc, nối kết các tình tiết trong truyện, tạo nên nghệ thuật thắt nút, mở nút bất ngờ, hợp lý: Chỉ vì "vết thẹo" mà bé Thu không nhận ra ba, đối xử với ba một cách lạnh lùng, cự tuyệt. Khi được bà ngoại giải thích về "vết thẹo" trên gương mặt ba, mối nghi ngờ của bé Thu về ông Sáu đã được giải tỏa, khiến bé Thu nhận ra ba. Khi nhận ra ba, tình cảm, thái độ của em đã thay đổi hoàn toàn. Thu nhận cha, yêu cha, yêu vết thẹo, không muốn chia tay cha => Như vậy, chi tiết "vết thẹo" đã tạo nên kịch tính, tình huống truyện làm nên sức hấp dẫn, lôi cuốn của tác phẩm. * Chi tiết nghệ thuật "vết thẹo" góp phần quan trọng làm rõ vẻ đẹp của các nhân vật: Ông Sáu yêu nước, dũng cảm,dám chấp nhận hi sinh. Bé Thu có cá tính mạnh mẽ, có tình yêu thương cha sâu sắc, mãnh liệt. * Chi tiết "vết thẹo" còn thể hiện chủ đề, nội dung tư tưởng của tác phẩm: Vết thẹo là chứng tích của chiến tranh, chiến tranh đã gây ra nỗi đau về thể xác và tinh thần cho con người, đã chia cắt nhiều gia đình. Chứng tỏ chiến tranh có thể hủy diệt tất cả nhưng không thể hủy diệt được tình cảm con người: cụ thể là tình cha con, tình phụ tử thiêng liêng, sâu nặng. 3. Nhận xét, đánh giá: Chi tiết "vết thẹo" trong tác phẩm không chỉ đặc sắc về nội dung, mà còn độc đáo về nghệ thuật. Chi tiết cũng góp phần làm cho tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng sống mãi cùng thời gian.
- III. Kết bài: khẳng định lại vấn đề. Xem lại đề thi các năm trước cũng rất cần thiết nhé! Chúc các em ôn tập tốt Admin Học văn lớp 9 – CH.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tuyển tập đề thi vào lớp 10 môn Toán năm 2013-2014 các tỉnh
8 p | 1130 | 392
-
Tuyển tập đề thi vào 10 môn Toán các tỉnh năm 2012
67 p | 973 | 312
-
Tuyển tập đề thi vào lớp 10 chuuyên toán có đáp án
168 p | 913 | 202
-
Tuyển tập Đề thi vào lớp 10 2010 -2011 của các trường THPT trên cả nước: Môn toán
0 p | 486 | 138
-
Tuyển tập đề thi vào lớp 10 các trường chuyên, năng khiếu môn: Toán (Năm học 2014 - 2015)
174 p | 345 | 92
-
Tuyển tập đề thi vào lớp 10 có đáp án môn: Toán
32 p | 290 | 61
-
Tuyển tập đề thi vào lớp 10 môn Hóa
250 p | 362 | 48
-
Tuyển tập đề thi vào lớp 10 các trường chuyên, năng khiếu môn: Toán (Năm học 2013-2014)
203 p | 146 | 32
-
Tuyển tập đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 có đáp án môn: Toán (Năm học 2010-2011)
24 p | 86 | 15
-
Tuyển tập đề thi vào lớp 10 THPT
23 p | 170 | 13
-
Tuyển tập đề thi vào lớp 10 chuyên Toán năm học 2019-2020 (Giải chi tiết)
236 p | 122 | 12
-
Tuyển tập đề thi vào lớp 10 Chuyên Toán (Tập 1)
838 p | 73 | 12
-
Tuyển tập đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán từ năm 2000 đến năm 2020 - Tỉnh Bình Định (Có đáp án và lời giải chi tiết)
45 p | 170 | 12
-
Tuyển tập đề thi vào lớp 10 môn Toán khối chuyên và không chuyên (Có đáp án chi tiết)
169 p | 335 | 11
-
Tuyển tập đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán từ năm 2000 đến năm 2020 - Tỉnh Khánh Hòa (Có đáp án và lời giải chi tiết)
32 p | 140 | 10
-
Tuyển tập đề thi vào lớp 10 môn Toán chuyên và không chuyên
328 p | 206 | 10
-
Tuyển tập đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán từ năm 2000 đến năm 2020 - Tỉnh Hòa Bình (Có đáp án và lời giải chi tiết)
39 p | 48 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn