TỶ LỆ HIỆN MẮC BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở NGƯỜI 45-69 TUỔI VÀ MỘT<br />
SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI THỊ TRẤN SA THẦY, HUYỆN SA THẦY, TỈNH<br />
KON TUM NĂM 2016<br />
<br />
Nguyễn Bá Trí1*, Lê Trí Khải2, Đào Duy Khánh2, Lê Nam Khánh2, Nguyễn Trọng Hào1<br />
1<br />
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Kon Tum<br />
2<br />
Sở Y tế tỉnh Kon Tum<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu này nhằm mô tả tỷ lệ hiện mắc và xác định một số yếu tố liên quan của bệnh đái tháo đường<br />
(ĐTĐ) ở người 45-69 tuổi tại thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum năm 2016 một cách khoa<br />
học để làm cơ sở cho công tác phòng chống bệnh ĐTĐ trong thời gian tới. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt<br />
ngang có phân tích sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng trên 400 người. Thời gian nghiên cứu từ<br />
tháng 5-12/2016. Chọn mẫu cụm theo 2 giai đoạn: Chọn cụm và chọn đơn vị mẫu theo phương pháp ngẫu<br />
nhiên đơn. Thu thập thông tin bằng cách phỏng vấn, khám các chỉ số nhân trắc theo mẫu thiết kế sẵn và<br />
xét nghiệm đường máu mao mạch. Kết quả cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ chung là 16,8%, trong đó ĐTĐ là<br />
3,5% và tiền ĐTĐ là 13,3%. Các yếu tố dân tộc kinh, tính chất công việc nhẹ, trình độ học vấn thấp, có tiền<br />
sử gia đình, tiền sử về tim mạch và tiền sử rối loạn mỡ máu liên quan chặt chẽ với bệnh ĐTĐ.<br />
<br />
Từ khóa: Đái tháo đường, 45-69 tuổi, Sa Thầy, Kon Tum.<br />
<br />
<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ phát hiện, quản lý và chăm sóc tốt tình trạng<br />
bệnh của mình [3-6]. Điều này phụ thuộc rất<br />
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là một trong nhiều vào sự quan tâm của các cấp Đảng, chính<br />
những vấn đề sức khỏe chính trong thế kỷ 21 quyền, các cơ quan chức năng đặc biệt là ngành<br />
và ước tính 80% các ca bệnh mới ở những nước y tế. Cần đánh giá đúng tình hình bệnh tại địa<br />
đang phát triển [1], trong đó có Việt Nam. Kết phương, sự hiểu biết của người dân về ĐTĐ<br />
quả điều tra STEPwise do Bộ Y tế thực hiện để có chiến lược, biện pháp phòng chống bệnh<br />
năm 2015 ở nhóm tuổi từ 18-69, cho thấy tỷ một cách có hiệu quả.<br />
lệ ĐTĐ toàn quốc là 4,1%, tiền ĐTĐ là 3,6%.<br />
Trong số các bệnh nội tiết và rối loạn chuyển Kon Tum là một tỉnh vùng cao, miền núi<br />
hóa thì ĐTĐ đang trở thành căn bệnh phổ biến, thuộc khu vực Tây Nguyên, điều kiện kinh tế,<br />
đang gia tăng nhanh trên giới ở cả những nước xã hội còn thấp, việc tiếp cận các thông tin bệnh<br />
phát triển và những nước đang phát triển, bệnh tật còn hạn chế, người dân chưa có điều kiện<br />
có liên quan đến các yếu tố như: Giới, nhóm để tìm hiểu về ĐTĐ nhiều. Từ các đợt khám<br />
tuổi, dân tộc, tính chất công việc, trình độ học sàng lọc hàng năm, chúng tôi nhận thấy số<br />
vấn, tiền sử gia đình, tiền sử về tim mạch, tiền lượng bệnh nhân tại cộng đồng chưa được phát<br />
sử rối loạn mỡ máu,... [1, 2]. Bệnh có thể diễn hiện bệnh là rất lớn so với số người đã được<br />
biến thầm lặng trong vòng 5-10 năm, có tới chẩn đoán và điều trị, nhiều người được phát<br />
65% bệnh nhân mắc bệnh nhưng không được hiện bệnh qua các đợt khám sàng lọc chưa từng<br />
phát hiện. Tuy nhiên bệnh ĐTĐ có thể được nghĩ rằng mình có thể mắc ĐTĐ. Các nghiên<br />
ngăn chặn nếu cải thiện được các yếu tố nguy cứu về ĐTĐ trên phạm vi toàn tỉnh chưa được<br />
cơ gây mắc bệnh [1]. Những người bị ĐTĐ thực hiện, nghiên cứu tại các huyện qua các đợt<br />
cũng có thể sống lâu và khỏe mạnh nếu được khám sàng lọc cũng còn rất ít.<br />
<br />
<br />
*Tác giả: Nguyễn Bá Trí Ngày nhận bài: 30/06/2017<br />
Địa chỉ: Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Kon Tum Ngày phản biện: 15/09/2017<br />
Điện thoại: 0166 738 8579 Ngày đăng bài: 10/10/2017<br />
Email: nguyenbatrikt@gmail.com<br />
<br />
146 Tạp chí Y học dự phòng, Tập 27, số 8 - 2017<br />
Sa Thầy là huyện đã được triển khai Dự 2.4 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu<br />
án Phòng chống ĐTĐ từ năm 2013, số lượng<br />
2.4.1 Cỡ mẫu<br />
bệnh nhân mắc bệnh tương đối nhiều, tuy nhiên<br />
chưa có nghiên cứu khoa học nào để đánh giá Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho một tỷ<br />
tình hình mắc bệnh và các yếu tố nguy cơ liên lệ, ta có<br />
quan tại địa bàn. Để đánh giá tình hình ĐTĐ tại<br />
p(1-p)<br />
huyện Sa Thầy một cách khoa học, nhằm huy n = Z2(1 - /2)<br />
động sự tham gia tích cực của các ban ngành d2<br />
vào công tác phòng chống bệnh, đồng thời có Trong đó: n: Cỡ mẫu tối thiểu; Z(1-α/2): Hệ số<br />
chiến lược, biện pháp phòng chống bệnh, góp tin cậy, với mức tin cậy 95%, kiểm định 2 phía,<br />
phần giảm gánh nặng về kinh tế cho cá nhân, Z(1-α/2) = 1,96; P: Ước tính tỷ lệ mắc tại cộng<br />
gia đình người bệnh và cho toàn xã hội là vấn đồng, chọn p = 0,15 (số liệu điều tra năm 2002-<br />
đề là hết sức cần thiết. Vì vậy chúng tôi tiến 2003 toàn quốc 11,9% [1]); d: Sai số tuyệt đối<br />
hành đề tài này nhằm mô tả tỷ lệ hiện mắc bệnh giữa mẫu và quần thể, chọn d = 0,05.<br />
đái tháo đường ở người 45-69 tuổi tại thị trấn Sử dụng phần mềm Sample Size 2.0 của<br />
Sa Thầy năm 2016; xác định một số yếu tố WHO (mục 1.1) tính được cỡ mẫu nghiên cứu<br />
liên quan của bệnh đái tháo đường ở đối tượng là 196. Vì đây là mẫu cụm (mỗi thôn, làng là<br />
nghiên cứu. một cụm) nên ta cần nhân với hệ số thiết kế (de:<br />
design effect) bằng 2 nên cỡ mẫu cần nghiên<br />
cứu là: 196 x 2 = 392, chúng tôi lấy tròn số 400<br />
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU người. Mỗi thôn, làng cần điều tra 400/8 = 50<br />
người. Trên thực tế chúng tôi đã điều tra được<br />
2.1 Đối tượng nghiên cứu 400 người, trong đó mỗi cụm là 50 người.<br />
<br />
Công dân Việt Nam trong độ tuổi từ 45-69 2.4.2 Cách chọn mẫu<br />
tuổi (sinh từ năm 1947 đến năm 1971), đang<br />
Phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu<br />
sinh sống tại thị trấn Sa Thầy. Những người này là chọn mẫu cụm theo 2 giai đoạn:<br />
từ chối tham gia, phụ nữ có thai, những người<br />
đang điều trị các thuốc có thể gây tăng đường Chọn cụm: Chọn toàn bộ 8/8 thôn, làng của<br />
máu (corticosteroid, hormon tuyến giáp, các thị trấn Sa Thầy, vì vậy mỗi thôn, làng là một<br />
cụm. Mỗi cụm có tối thiểu 50 người (= 400<br />
thuốc lợi tiểu, thuốc tránh thai chứa steroid,<br />
người /8 cụm) được nghiên cứu.<br />
diazoxid, vitamin B3,…) không được chọn vào<br />
nghiên cứu. Chọn đơn vị mẫu: Đơn vị mẫu nghiên cứu<br />
được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên đơn<br />
2.2 Thiết kế nghiên cứu [7]. Khung mẫu là danh sách tất cả những người<br />
từ 45-69 tuổi theo từng cụm nghiên cứu được lấy<br />
Mô tả cắt ngang có phân tích sử dụng<br />
từ sổ nhân khẩu thôn, làng. Sử dụng phần mềm<br />
phương pháp nghiên cứu định lượng [7].<br />
R 3.2.2 chọn ngẫu nhiên mỗi cụm 50 người<br />
2.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu để nghiên cứu và chọn thêm 10% cỡ mẫu (40<br />
người chia ra mỗi cụm 5 người) từ các khung<br />
2.3.1 Thời gian nghiên cứu mẫu (không tính 400 mẫu đã được chọn) để dự<br />
phòng mẫu không đạt tiêu chuẩn lựa chọn hoặc<br />
Từ tháng 5-12/2016, trong đó thời gian thu không tiếp cận được đối tượng nghiên cứu.<br />
thập mẫu từ ngày 12-25/11/2016.<br />
2.5 Vật liệu, hóa chất và thiết bị chính<br />
2.3.2 Địa điểm nghiên cứu<br />
Đo cân nặng bằng cân sức khỏe Nhơn Hòa,<br />
Tại 8/8 thôn, làng thuộc thị trấn Sa Thầy. Việt Nam, tiêu chuẩn ISO 9001. Đo chiều cao<br />
<br />
Tạp chí Y học dự phòng, Tập 27, số 8 - 2017 147<br />
bằng thước đo chiều cao SECA 216, Đức. Đo So sánh, tìm sự khác biệt cho biến định tính:<br />
vòng eo, vòng mông bằng thước dây Cefes 15- Nếu là của 1 nhóm, áp dụng trắc nghiệm thống<br />
150, Đức. Đo huyết áp bằng máy đo huyết áp kê ztest; nếu là của trên 1 nhóm, áp dụng test<br />
thủy ngân ALPK2, Nhật Bản. Đo đường máu khi bình phương (χ2) khi tần số mong đợi của<br />
bằng máy OneTouch Verio, hãng sản xuất các ô đều lớn hơn hoặc bằng 5 hoặc fisher’s<br />
Jonhson&Jonhson. Sử dụng bộ câu hỏi được exact test khi tần số mong đợi của một ô nào<br />
thiết kế sẵn của Dự án phòng chống ĐTĐ đó nhỏ hơn 5. Mức ý nghĩa thống kê p < 0,05<br />
- Bệnh viện Nội tiết Trung ương để thu thập được áp dụng.<br />
thông tin.<br />
Xây dựng mô hình hồi quy logistic đa biến<br />
2.6 Các biến số nghiên cứu chính để phân tích mối liên quan giữa bệnh ĐTĐ với<br />
Biến số định lượng: Năm sinh, chiều cao, một số yếu tố liên quan.<br />
cân nặng, vòng bụng, huyết áp tâm thu, huyết<br />
áp tâm trương, cân nặng của con lúc sinh, kết<br />
III. KẾT QUẢ<br />
quả xét nghiệm đường máu.<br />
<br />
Biến số định tính: Giới, nhóm tuổi, dân tộc, 3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu<br />
tính chất công việc, trình độ học vấn, tiền sử<br />
Nghiên cứu trên 400 người trong độ tuổi 45-<br />
gia đình, tiền sử về tim mạch, tiền sử rối loạn<br />
69 tuổi tại thị trấn Sa Thầy, mỗi cụm là 50 người.<br />
mỡ máu.<br />
Trong đó: Nam 134 (33,5%); nữ 266 (66,5%).<br />
Biến phụ thuộc: Bệnh đái tháo đường. Dân tộc kinh 251 (62,75%); dân tộc khác 149<br />
(37,25%). Nhóm 45-49 tuổi 84 (21,0%); nhóm<br />
Biến độc lập: Giới, nhóm tuổi, dân tộc, tính<br />
50-54 tuổi 86 (21,5%); nhóm 55-59 tuổi 95<br />
chất công việc, trình độ học vấn, tiền sử gia đình,<br />
(23,7%); nhóm 60-64 tuổi 47 (11,8%); nhóm<br />
tiền sử về tim mạch, tiền sử rối loạn mỡ máu.<br />
65-69 tuổi 88 (22,0%). Tính chất công việc<br />
2.7 Phương pháp quản lý, xử lý và và phân hoàn toàn tĩnh tại 10 (2,50%); công việc nhẹ 90<br />
tích số liệu (22,50%); công việc trung bình 225 (56,25%);<br />
công việc nặng 75 (18,75%). Số người không<br />
Các thông tin được mã hóa, làm sạch trước biết đọc, không biết viết 18 (4,50%); biết đọc,<br />
khi nhập bằng Chương trình Epidata 3.1 và sử<br />
biết viết 64 (16,00%); tốt nghiệp tiểu học<br />
dụng phần mềm Stata 10.0 để xử lý và phân<br />
107 (26,75%); tốt nghiệp trung học cơ sở 91<br />
tích số liệu.<br />
(22,75%); tốt nghiệp phổ thông trung học 29<br />
Áp dụng các phân tích mô tả để tính tần số (7,25%); tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp<br />
(N) và tỷ lệ phần trăm (%). (THCN) trở lên 91 (22,75%).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
148 Tạp chí Y học dự phòng, Tập 27, số 8 - 2017<br />
3.2 Tỷ lệ hiện mắc bệnh đái tháo đường<br />
<br />
<br />
Bảng 1. Tỷ lệ mắc bệnh<br />
<br />
Kết quả xét nghiệm đường máu Số lượng (N) Tỷ lệ %<br />
Bình thường 333 83,2<br />
Đái tháo đường 14 3,5<br />
Tiền đái tháo đường 53 13,3<br />
Tổng cộng 400 100<br />
<br />
<br />
<br />
Bảng 1 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ chung là 16,8%, trong đó ĐTĐ là 3,5% và tiền ĐTĐ là<br />
13,3%.<br />
<br />
<br />
Bảng 2. So sánh với kết quả điều tra STEPwise do Bộ Y tế thực hiện năm 2015<br />
<br />
Nội dung Tỷ lệ toàn quốc (%) Tỷ lệ trong nghiên cứu (%) Tăng (+), giảm (-) p của ztest<br />
Đái tháo đường 4,1 3,5 - 0,8 0,727<br />
Tiền đái tháo đường 3,6 13,3 + 9,7 0,001<br />
<br />
<br />
<br />
Bảng 2 cho thấy tỷ lệ mắc ĐTĐ thấp hơn tỷ tiền ĐTĐ cao hơn tỷ lệ toàn quốc năm 2015 sự<br />
lệ toàn quốc năm 2015 sự khác biệt này không khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p của ztest<br />
có ý nghĩa thống kê (p của ztest > 0,05); tỷ lệ < 0,05).<br />
<br />
<br />
Bảng 3. So sánh với tỷ lệ mắc ở vùng núi cao năm 2002-2003 [1]<br />
<br />
Nội dung Tỷ lệ toàn quốc (%) Tỷ lệ trong nghiên cứu (%) Tăng (+), giảm (-) p của ztest<br />
Đái tháo đường 2,1 3,5 + 1,4 0,001<br />
Tiền đái tháo đường 9,3 13,3 + 4,0 0,003<br />
<br />
<br />
<br />
Bảng 3 cho thấy tỷ lệ mắc ĐTĐ và tiền ĐTĐ quốc năm 2002-2003 và các sự khác biệt này<br />
trong nghiên cứu của chúng tôi đều cao hơn so đều có ý nghĩa thống kê (p của ztest < 0,05).<br />
với các tỷ lệ tương ứng ở vùng núi cao của toàn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Y học dự phòng, Tập 27, số 8 - 2017 149<br />
3.3 Một số yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường<br />
<br />
<br />
Bảng 4. Mô hình hồi quy logistic đa biến phân tích mối liên quan giữa bệnh đái tháo đường<br />
với một số yếu tố liên quan<br />
<br />
Biến phụ thuộc<br />
Bệnh đái tháo đường OR 95%CI<br />
Đặc điểm<br />
Giới<br />
Nữ (nhóm só sánh) 1 -<br />
Nam 2,85 0,7 - 10,9<br />
Nhóm tuổi<br />
50-54 tuổi (nhóm só sánh) 1 -<br />
45-49 tuổi 0,7 0,1 - 5,3<br />
55-59 tuổi 0,8 0,1 - 5,2<br />
60-64 tuổi KXĐ KXĐ<br />
65-69 tuổi 1,6 0,3 - 9,7<br />
Dân tộc<br />
Khác (nhóm só sánh) 1 -<br />
Kinh 19,7 * 1,4 - 283,9<br />
Tính chất công việc<br />
Nặng (nhóm so sánh) 1 -<br />
Hoàn toàn tĩnh tại KXĐ KXĐ<br />
Nhẹ 13,1 * 1,1 - 154,1<br />
Trung bình 3,6 0,3 - 40,7<br />
Trình độ học vấn<br />
Tốt nghiệp THCN trở lên (nhóm so sánh) 1 -<br />
Không biết đọc, biết viết 32,5 * 1,3 - 804,5<br />
Biết đọc, biết viết 10,2 * >1,0 - 98,6<br />
Tốt nghiệp tiểu học 3,2 0,4 - 26,8<br />
Tốt nghiệp trung học cơ sở 5,2 0,8 - 32,8<br />
Tốt nghiệp phổ thông trung học 0,9 0,1 - 13,3<br />
Tiền sử gia đình<br />
Không (nhóm so sánh) 1 -<br />
Có 12,5 * 2.5 - 61,8<br />
Tiền sử về tim mạch<br />
Không (nhóm so sánh) 1 -<br />
Có 5,27 * 1,14 - 24,4<br />
Tiền sử rối loạn mỡ máu<br />
Không (nhóm so sánh) 1 -<br />
Có 7,4 * 1,4 - 39,3<br />
<br />
Ghi chú: *: Có ý nghĩa thống kê; KXĐ: Không xác định; THCN: Trung học chuyên nghiệp<br />
<br />
<br />
<br />
150 Tạp chí Y học dự phòng, Tập 27, số 8 - 2017<br />
Kết quả tại bảng 4 cho thấy các biến giới, thời điểm năm 2016, không phải của cả năm;<br />
nhóm tuổi không thấy có ảnh hưởng đáng kể không phân tích gộp cả ĐTĐ và tiền ĐTĐ.<br />
đối với bệnh ĐTĐ và sự khác biệt đều không<br />
có ý nghĩa thống kê (do 95%CI đều chứa 1). 4.1 Tỷ lệ mắc bệnh<br />
So với người dân tộc khác thì người kinh có Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ trong nghiên cứu của<br />
xác suất mắc bệnh ĐTĐ cao gấp 19,7 lần và chúng tôi là 3,5%, thấp hơn tỷ lệ mắc ĐTĐ toàn<br />
sự khác biệt này là có nghĩa thống kê (OR = quốc năm 2015 (4,1%) sự khác biệt này không<br />
19,7; 95%CI: 1,4 - 283,9). So với nhóm người có ý nghĩa thống kê (p của ztest > 0,05); cao<br />
có tính chất công việc nặng thì người có tính hơn tỷ lệ mắc ĐTĐ vùng núi cao (2,1%) qua<br />
chất công việc nhẹ có xác xuất mắc bệnh ĐTĐ cuộc điều tra toàn quốc năm 2002-2003 [1] sự<br />
cao gấp 13,1 lần và sự khác biệt này là có nghĩa khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p của ztest<br />
thống kê (OR = 13,1; 95%CI: 1,1 - 154,1). < 0,05). Tỷ lệ tiền ĐTĐ trong nghiên cứu của<br />
Trình độ học vấn càng thấp thì xác xuất mắc chúng tôi là 13,3%, cao hơn tỷ lệ tiền ĐTĐ toàn<br />
bệnh ĐTĐ càng cao, so với người tốt nghiệp quốc năm 2015 (3,6%) và tỷ lệ tiền ĐTĐ vùng<br />
THCN trở lên thì người chỉ biết đọc, biết viết núi cao (9,3%) qua cuộc điều tra toàn quốc năm<br />
có xác suất mắc bệnh ĐTĐ cao gấp 10,2 lần 2002-2003 [1] và các sự khác biệt này đều có<br />
và sự khác biệt này là có nghĩa thống kê (OR ý nghĩa thống kê (p của ztest < 0,05). Điều này<br />
= 10,2; 95%CI: >1,0 - 98,6); người không biết cho thấy sự khác biệt tỷ lệ bệnh ĐTĐ tại thị<br />
đọc, biết viết cao gấp 32,5 lần và sự khác biệt trấn Sa Thầy tỉnh Kon Tum so với toàn quốc<br />
này là có nghĩa thống kê (OR = 32,5; 95%CI: không nhiều và sau hơn 10 năm tỷ lệ mắc bệnh<br />
1,3 - 804,5). So với người không có tiền sử gia đái tháo đường đã tăng lên đáng kể.<br />
đình thì người có tiền sử gia đình có xác suất<br />
mắc bệnh ĐTĐ cao gấp 12,5 lần và sự khác biệt 4.2 Một số yếu tố liên quan đến bệnh đái<br />
này là có nghĩa thống kê (OR = 12,5; 95%CI: tháo đường<br />
2.5 - 61,8). Người có tiền sử về tim mạch có 4.2.1 Giới và tuổi<br />
xác suất mắc bệnh ĐTĐ cao hơn 5,27 lần so<br />
với người không có tiền sử về tim mạch và sự Theo nghiên cứu tại Cao Bằng của Tạ Văn<br />
khác biệt này là có nghĩa thống kê (OR = 5,27; Bình và Hoàng kim Ước, tỷ lệ mắc ĐTĐ giữa<br />
95%CI: 1,14 - 24,4). Người có tiền sử rối loạn nam và nữ chênh lệch không nhiều, tỷ lệ mắc<br />
mỡ máu có xác suất mắc bệnh ĐTĐ cao hơn ĐTĐ ở nhóm tuổi trên 45 cao hơn so với dưới<br />
7,4 lần so với người không có tiền sử rối loạn 45 tuổi [8]. Trong nghiên cứu chúng tôi các yếu<br />
mỡ máu và sự khác biệt này là có nghĩa thống tố giới và nhóm tuổi không thấy có ảnh hưởng<br />
kê (OR = 7,4; 95%CI: 1,4 - 39,3). đáng kể đối với bệnh ĐTĐ.<br />
<br />
4.2.2 Dân tộc<br />
IV. BÀN LUẬN<br />
Nghiên cứu cho thấy người kinh có xác suất<br />
mắc bệnh ĐTĐ cao gấp 19,7 lần so với người<br />
Sa Thầy là một huyện có điều kiện kinh tế<br />
dân tộc khác và sự khác biệt này là có nghĩa<br />
xã hội ở mức trung bình của tỉnh Kon Tum, qua<br />
thống kê (OR = 19,7; 95%CI: 1,4 - 283,9).<br />
khám sàng lọc hàng năm nhận thấy số lượng<br />
Bệnh ĐTĐ có liên quan đến dân tộc [1], nghiên<br />
bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ tương đối nhiều, tuy cứu của Nguyễn Văn Lành thì tỷ lệ mắc ĐTĐ<br />
nhiên chưa có nghiên cứu khoa học nào đánh ở người Khmer là 11,91% [9] . Để hiểu rõ sự<br />
giá tình hình mắc, chúng tôi thực hiện đề tài khác nhau về yếu tố dân tộc tại địa bàn nghiên<br />
này với mục tiêu mô tả tỷ lệ hiện mắc và xác cứu, cần có những nghiên cứu sâu hơn .<br />
định một số yếu tố liên quan với bệnh ĐTĐ ở<br />
người 45-69 tuổi tại thị trấn Sa Thầy. 4.2.3 Hoạt động thể lực<br />
<br />
Đề tài này còn có một số hạn chế đó là: Tỷ Nghiên cứu của Trần Ngọc Dung và Nguyễn<br />
lệ hiện mắc trong nghiên cứu này chỉ là một Văn Lành, người ít hoạt động thể lực mắc bệnh<br />
<br />
Tạp chí Y học dự phòng, Tập 27, số 8 - 2017 151<br />
ĐTĐ cao hơn người hoạt động thể lực [10]. vấn thấp, có tiền sử gia đình, tiền sử về tim<br />
Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết quả mạch và tiền sử rối loạn mỡ máu.<br />
tương tự và phù hợp với y văn bệnh ĐTĐ [1].<br />
Lời cảm ơn: Nhóm nghiên cứu trân trọng<br />
4.2.4 Trình độ học vấn cảm ơn Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh,<br />
Trung tâm Y tế huyện Sa Thầy, UBND, Trạm<br />
Nghiên cứu của Trần Văn Hải và Đàm Văn Y tế và nhân viên y tế thôn làng thị trấn Sa<br />
Cương người có học vấn thấp dưới trung học Thầy đã tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi<br />
cơ sở có tỉ lệ mắc ĐTĐ cao gấp 1,7 lần so với triển khai nghiên cứu; trân trọng cảm ơn các<br />
người có trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở đối tượng nghiên cứu đã hợp tác tham gia vào<br />
lên [11]. Điều này cũng tương tự như nghiên nghiên cứu rất nhiệt tình và có trách nhiệm.<br />
cứu của chúng tôi, trình độ học vấn càng thấp Nhóm nghiên cứu cam kết không xung đột lợi<br />
thì xác xuất mắc bệnh ĐTĐ càng cao. Nhìn ích từ kết quả nghiên cứu.<br />
chung, trình độ học vấn càng cao kiến thức<br />
càng rộng, vì vậy việc thiếu thông tin và hiểu<br />
biết về bệnh có thể là yếu tố làm gia tăng tỷ lệ TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
mắc bệnh.<br />
1. Tạ Văn Bình. Bệnh Đái tháo đường - Tăng glucose<br />
4.2.5 Tiền sử gia đình máu. Hà Nội: Nhà xuất bản Y học; 2006.<br />
2. WHO. Definition, diagnosis and classification of<br />
Nghiên cứu của Tạ Văn Bình [8] và nghiên diabetes mellitus and its complications. Diagnosis<br />
cứu của Trần Hữu Dàng [12] đều cho thấy tỷ lệ and classification of diabetes mellitus. 1999;Part<br />
mắc bệnh ĐTĐ ở người có tiền sử gia đình cao 1:2-16.<br />
hơn ở người không có tiền sử gia đình. Trong 3. Franz MJ, Warshaw H, Daly AE, Green-Pastors<br />
J. Evolution of diabetes medical nutrition therapy.<br />
nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết quả<br />
British Med J 2003;79(927): 30-35<br />
tương tự và điều này cũng phù hợp với y văn 4. WHO. Global report on diabetes. 20 Avenue<br />
bệnh ĐTĐ [1]. Appia, 1211 Geneva 27, Switzerland: Printed in<br />
France; 2016.<br />
4.2.6 Tiền sử về tim mạch 5. Tạ Văn Bình. Những nguyên lý nền tảng đái tháo<br />
đường - Tăng glucose máu. Hà Nội: Nhà xuất bản<br />
Tại bảng 4 cho thấy người có tiền sử về tim<br />
Y học; 2007.<br />
mạch có xác suất mắc bệnh ĐTĐ cao hơn 5,27 6. Tạ Văn Bình. Người bệnh đái tháo đường cần<br />
lần so với người không có tiền sử về bệnh này và biết. Hà Nội: Nhà xuất bản Y học; 2007.<br />
điều này cũng phù hợp với y văn bệnh ĐTĐ [1]. 7. Hoàng Văn Minh, Lưu Ngọc Hoạt. Tài liệu hướng<br />
dẫn xây dựng đề cương nghiên cứu khoa học y<br />
4.2.7 Tiền sử rối loạn mỡ máu học. Đại học Y Hà Nội: Nhà xuất bản Y học; 2011.<br />
8. Tạ Văn Bình, Hoàng Kim Ước. Kết quả điều tra<br />
Nghiên cứu của Tạ Văn Bình thì tỷ lệ mắc đái tháo đường và rối loạn đường huyết ở đối<br />
bệnh ĐTĐ ở người có tiền sử rối loạn mỡ máu tượng có nguy cơ cao tại Cao Bằng năm 2004.<br />
cao hơn ở người không có tiền sử bệnh này [8]. Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học-Hội nghị<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết khoa học toàn quốc chuyên ngành Nội tiết và<br />
quả tương tự và cũng phù hợp với y văn bệnh Chuyển hóa. 2007:825-38.<br />
ĐTĐ [1]. 9. Nguyễn Văn Lành. Thực trạng bệnh Đái tháo<br />
đường, tiền Đái tháo đường ở người Khmer tỉnh<br />
Hậu Giang và đành giá hiệu quả một số biện pháp<br />
V. KẾT LUẬN can thiệp. Hà Nội: Viện Vệ sinh dịch tễ Trung<br />
ương; 2014.<br />
10. Trần Ngọc Dung, Nguyễn Văn Lành. Yếu tố liên<br />
Tỷ lệ ĐTĐ tại thị trấn Sa Thầy năm 2016 là quan bệnh đái tháo đường ở người dân độ tuổi 40-<br />
16,8% (trong đó ĐTĐ 3,5%, tiền ĐTĐ 13,3%). 69 tại thị xã Ngã Bảy tỉnh Hậu Giang năm 2009.<br />
Một số yếu tố liên quan đến bệnh ĐTĐ: Dân Y học thực hành 2011; 788:81-4.<br />
tộc kinh, tính chất công việc nhẹ, trình độ học 11. Trần Văn Hải, Đàm Văn Cương. Nghiên cứu tình<br />
<br />
152 Tạp chí Y học dự phòng, Tập 27, số 8 - 2017<br />
hình đái tháo đường và kiến thức, thực hành dự hình đái tháo đường ở người 30 tuổi trở lên tại thành<br />
phong biến chứng ở người dân 30-64 tuổi tại tỉnh phố Quy Nhơn năm 2005. Báo cáo toàn văn các đề<br />
Hậu Giang năm 2011. Y học thực hành 2013; 865:. tài khoa học - Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên<br />
12. Trần Hữu Dàng, Huỳnh Văn Đôm. Nghiên cứu tình ngành Nội tiết và Chuyển hóa. 2007:648-60.<br />
<br />
<br />
DIABETES MELLITUS PREVALENCE OF PEOPLE AGED FROM 45 TO 69<br />
AND SOME RELATED FACTORS IN SA THAY TOWN, SA THAY DISTRICT,<br />
KON TUM PROVINCE, 2016<br />
<br />
Nguyen Ba Tri1, Le Tri Khai2, Dao Duy Khanh2, Le Nam Khanh2, Nguyen Trong Hao1<br />
1<br />
Preventive Medicine Center of Kon Tum Province<br />
2<br />
Health Department of Kon Tum Province<br />
<br />
Diabetes is one of the major health problems of questionnaire, measuring anthropometric<br />
the 21st century and accounts for 80% new cases indicators and capillary blood glucose testing.<br />
in developing countries including Vietnam. This The results show that the prevalence of diabetes<br />
study was to describe the prevalence of diabetes mellitus was 16.8%, in which diabetes mellitus<br />
mellitus in people aged 45-69 and its related was 3.5% and pre-diabetes mellitus was 13.3%.<br />
factors in Sa Thay Town, Sa Thay District, Ethnic factors, job, low educational level,<br />
Kon Tum Province in 2016 then use it as. The family history, cardiovascular disease history<br />
study was a quantitative cross-sectional survey and Dyslipidemia history are closely related to<br />
of 400 people from May 2016 to December diabetes mellitus.<br />
2016, using a multi-stage sampling techique:<br />
cluster sampling and single random sampling. Keywords: Diabetes mellitus, aged 45-69,<br />
Data were collected by a pre-tested structured Sa Thay, Kon Tum.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Y học dự phòng, Tập 27, số 8 - 2017 153<br />