Tỷ lệ mắc mới, tác nhân, chi phí điều trị và yếu tố nguy cơ của nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai
lượt xem 4
download
Mục đích của nghiên cứu này xác định tỷ lệ mắc mới của nhiễm khuẩn vết mổ và mối liên quan yếu tố nguy cơ, tác nhân, chi phí điều trị. Tỷ lệ mắc mới của nhiễm khuẩn vết mổ là 6,07% , phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ cần giám sát tích cực và can thiệp làm thay đổi yếu tố nguy cơ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tỷ lệ mắc mới, tác nhân, chi phí điều trị và yếu tố nguy cơ của nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai
- Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai TỶ LỆ MẮC MỚI, TÁC NHÂN, CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỐNG NHẤT ĐỒNG NAI Nguyễn Thanh Hải4 và cs** TÓM TẮT Đặt vấn đ : Mục tiêu: Mục đích của nghiên cứu này xác định tỷ lệ mắc mới của nhiễm khuẩn vết mổ và mối liên quan yếu tố nguy cơ, tác nhân, chi phí điều trị. Phương pháp chúng tôi mô tả dọc 2520 bệnh nhân phẫu thuật, tất cả bệnh nhân này thuộc 5 loại phẫu thuật: Niệu, Tiêu hóa, Chấn thương chỉnh hình, Sản phụ khoa, Liên chuyên khoa. Chẩn đoán nhiễm khuẩn vết mổ dựa tiêu chuẩn của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh Hoa Kỳ (CDC). Dùng Mô hình hồi quy logistic, phép kiểm Fisher hay Chi bình phương để xét mối tương quan. Kết quả: trong số 2520 bệnh nhân khảo sát tỷ lệ nữ:nam là 2,3:1 và tuổi trung bình 34, tuổi nhỏ nhất là 15 cao nhất là 99. Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ chung là 6,07% (153/2520), trong đó nhiễm khuẩn vết mổ nông chiếm 4,5% (114/2520), nhiễm khuẩn vết mổ sâu 1,3% (32/2520), nhiễm khuẩn cơ quan 0,27% (7/2520). Phân tích đa biến cho thấy rằng yếu tố nhóm tuổi, bệnh mạn tính, hút thuốc, chỉ số đường huyết, thang điểm ASA, chỉ số bạch cầu, loại phẫu thuật và chỉ số khối (BMI) liên quan với nhiễm khuẩn vết mổ với p < 0,01, phân tích đơn biến một vài yếu tố liên quan với nhiễm khuẩn vết mổ với p < 0,01 như: Khoa, giới tính, thời điểm phẫu thuật, chỉ số bạch cầu, chỉ số NNIS, thời gian nằm viện trung bình của bệnh nhân nhiễm khuẩn vết mổ là 9,9 ngày dài hơn so với bệnh nhân không nhiễm khuẩn vết mổ (5,2 ngày). Tác nhân phân lập thường gặp nhất là Staphylococcus aureus MRSA+ (18,95%, 18/95); Escherichia coli (15,79%, 15/95) và chi phí điều trị tăng. Kết luận: Tỷ lệ mắc mới của nhiễm khuẩn vết mỗ là 6,07% , phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ cần giám sát tích cực và can thiệp làm thay đổi yếu tố nguy cơ. Tác nhân gây bệnh phân lập nhiều nhất là vi khuẩn Staphylococcus aureus (MRSA+), Escherichia coli và chi phí điều trị tăng. Từ khóa: yếu tố nguy cơ, nhiễm khuẩn vết mổ. INCIDENCE, PATHOGENS, TREATMENT COSTS AND RISK FACTORS OF SURGICAL SITE INFECTION IN THONG NHAT-DONG NAI GENERAL HOSPITAL ABSTRACT Purposes: The aim of this study was to determine the incidence of Surgical site infections (SSI) and associated risk factors, pathogens and treatment costs. Methods: We prospectively collected data of 2520 patients operated, all patients have operated in five categories of surgical procedures: Urologic; gastrointestinal; Trauma-orthopedic; obstetric and gynecologic and Department of The multi specialty. The Centers for Disease Control and Prevention (CDC) criteria are used for diagnosis of SSI. logistic regression model, Fisher’s exact or chi-squared tests were used for categorical Comparisons. Results: Among 2520 surgical hospitalizations in the sample, the female:male ratio was 2,3:1 and the mean age at presentation was 34 years old (SD 13,9), age arange from 15 to 99. 153 cases of SSI were identified 6,07% (153/2520, There were 4,5% (114/2520) Superficial Incisional 4 Tác giả liên hệ: BS.Nguyễn Thanh Hải - Trưởng phòng Quản lý chất lượng ĐT: 0913.610602, email: nguyenthanhhai119@yahoo.com.vn ** ĐDT, NHST, KTVT Bệnh viện ĐK Thống Nhất Đồng Nai Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 23
- Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai SSI, 1,3% (32/2520) deep Incisional SSI and 0,27% (7/2520) Organ Space SSI. In multiple logistic regression analysis, the following factors were independent risk factors for the development of SSI (p < 0,01): age, chronic disease, smoking, blood glucose, ASA score, white blood cell count , surgical wound class, Body mass index BM, factors associated with SSI found by univariate analysis (p < 0.01) included Department, gender,the time of surgery , white blood cell count, NNIS risk index, hospital stay of patients with SSI was extended by an average of 9,9 days compared to patients without SSI (5,2 days) (p < 0.01). The most common organism isolated were Staphylococcus aureus MRSA+ (18,95%, 18/95); Escherichia coli (15,79%, 15/95) and increased costs of treatment. Conclusions: The Incidence of Surgical site infections was accounted for 6,07%, prevention of SSI should include active surveillance and interventions targeting modifiable risk factors. The most common organism isolated were Staphylococcus aureus (MRSA+), Escherichia coli and increased costs of treatment Key words: risk factors, Surgical site infections. I. ĐẶT VẤN ĐẾ Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) hiện đang là vấn đề bức xúc, được đặc biệt quan tâm không chỉ ở các nước phát triển mà còn là ưu tiên hàng đầu đối với các nước đang phát triển. NKBV là vấn đề hết sức nhạy cảm, là chỉ số chất lượng bệnh viện. Ngày nay, giảm tỷ lệ NKBV đang là một thách thức thật sự đối với các nhà quản lý bệnh viện.[5] Hiện nay, nhiễm khuẩn vết mổ là một trong những loại nhiễm khuẩn thường gặp ở bệnh viện và là mối lo ngại trong điều trị ngoại khoa do thời gian điều trị kéo dài, chậm hồi phục, tốn kém tiền bạc và có nguy cơ tử vong cao. Tại các nước đang phát triển như Việt Nam, nhiễm khuẩn vết mổ đứng hàng thứ hai sau viêm phổi bệnh viện. Nhiều nghiên cứu cho thấy có nhiều yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ và việc can thiệp vào các yếu tố đó có thể làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ. Nghiên cứu hiệu quả kiểm soát của nhiễm khuẩn bệnh viện (SENIC) cho thấy rằng 6% của NKBV có thể ngăn ngừa được bằng những biện pháp can thiệp tối thiểu như (kiểm soát tiểu đường, thuốc lá, béo phì …) [21]. Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện trong lĩnh vực ngoại khoa nhằm đảm bảo các điều kiện an toàn cho phẫu thuật và làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ là ưu tiên hàng đầu ở các bệnh viện. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích tìm hiểu yếu tố nguy cơ của NKVM, từ đó triển khai chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn thích hợp. A. Mục tiêu tổng quát: Xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ và mối liên quan với các yếu tố nguy cơ. B. Mục tiêu cụ thể: 1. Xác định tỷ lệ mắc mới nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) sau phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai. 2. Xác định mối liên quan giữa tỷ lệ NKVM và một số yếu tố nguy cơ: tuổi, giới, loại phẫu thuật, tình trạng lúc phẫu thuật, kháng sinh dự phòng, thời gian phẫu thuật,… 3. Xác định tỷ lệ tác nhân gây NKVM thường gặp và tính kháng thuốc. 4. Chi phí y tế trong NKVM và không NKVM. II. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Dân số chọn mẫu Bệnh nhân phẫu thuật tại 5 Khoa (Sản, Ngoại CTCH, LCK, Ngoại Niệu, Ngoại Tổng Quát) của bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai từ 6/8/2012 đến 06/9/2012 và từ 5/3/2013 đến 5/5/2013. Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 24
- Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu: mô tả dọc. 2.3. Lƣu đồ thực hiện (hình bên) III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Đặc điểm chung: Chúng tôi nghiên cứu 2520 bệnh nhân phẫu thuật (số bệnh nhân tham gia bảo hiểm 53,73%), trong đó nữ chiếm tỷ lệ 69,37%, tỷ lệ nữ:nam = 2,3:1. Tuổi trung bình là 34 tuổi (SD 13,9), tuổi nhỏ nhất là 15 tuổi, lớn nhất là 99 tuổi. Khoa Sản chiếm đa số 49,68% kế đến là Khoa Ngoại Tổng quát 21,94%, Khoa CTCH 14,88%, Khoa LCK 9,4%, ít nhất là Khoa Ngoại Niệu 4,09%. Phẫu thuật cấp cứu là 71,2%, phẫu thuật nội soi 18,1%, bệnh nhân dùng kháng sinh chiếm tỷ lệ cao 99,96% (01 loại kháng sinh chiếm tỷ lệ 28,45%, 02 loại kháng sinh 66,03%, 03 loại 4,92%, 04 loại trở lên chiếm 0,6%), tỷ lệ dùng kháng sinh dự phòng thấp chiếm tỷ lệ 1,27%. Tuổi trung bình bệnh nhân trong nghiên cứu chúng tôi là 34 tuổi (SD 13,9), tuổi trẻ và đa số nữ là phù hợp với đặc thù của bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai, do bệnh nhân sản nhập viện sinh và mổ nhiều ở lứa tuổi sinh nở. Tỷ lệ dùng kháng sinh chiếm 99,96%, cao hơn một số tác giả như Lê Thị Liên (2004) [5] là 87,29%, Nguyễn Việt H ng (2009) 99,3%. Ngược lại, tỷ lệ dùng kháng sinh dự phòng ở nghiên cứu này là 1,27% thấp so với tác giả Nguyễn Việt Hùng (2009) [4] 34,7%. Trong khi đó kháng sinh dự phòng được nhiều nghiên cứu chứng minh có hiệu quả trong việc phòng ngừa NKVM như tác giả Mai Phương Mai [6], Burke [13] và Tổ chức Y tế thế giới [21]. 3.2. Tỷ lệ mắc mới nhiễm khuẩn vết mổ, loại nhiễm khuẩn vết mổ 3.2.1. Tỷ lệ mắc mới nhiễm khuẩn vết mổ Theo nghiên cứu chúng tôi, tỷ lệ mắc mới nhiễm khuẩn vết mổ chiếm 6,07% phù hợp tác giả Kiều Chí Thành [8], [17] trong khi các tác giả khác tỷ lệ này từ 2,2 - 8,4% [1], [7], [10], [15]. 3.2.2. Phân loại nhiễm khuẩn vết mổ. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ nông chiếm đa số với 4,5%, kế đến là nhiễm khuẩn vết mổ sâu là 1,3%, ít nhất là nhiễm khuẩn cơ quan chiếm 0,27%. Trong khi đó các tác giả tỷ lệ NKVM nông (1,6 - 6,2) [1], [15], tỷ lệ NKVM sâu (0,36 – 0,64) [1], [15]; tỷ lệ nhiễm khuẩn cơ quan theo tác giả Ho VP (2011) [16] là 9,85%. 3.3. Mối liên quan một số yếu tố nguy cơ và NKVM. 3.3.1. Mối liên quan giữa các Khoa và nhiễm khuẩn vết mổ Theo nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở Khoa CTCH chiếm tỷ lệ cao nhất là 10,13% (38/375), kế đến là Khoa Ngoại Tổng quát 7,41% (41/553), Khoa Ngoại Niệu 5,83% (6/103), Khoa Sản 5,03% (63/1252), ít nhất Khoa Liên chuyên khoa với 2,11% (5/237). Mối liên quan này có ý nghĩa thống kê với p < 0,01 (p = 0,000). 3.3.2. Mối liên quan giữa giới tính và nhiễm khuẩn vết mổ Qua nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở bệnh nhân nam là 7,77% (60/772) cao hơn so với bệnh nhân nữ 5,32% (93/1748). Mối liên quan này có ý nghĩa thống kê p < 0,05 (p = 0,018) . Nhận định này của chúng tôi phù hợp với tác giả Chuang SC và cs (2004) [14] và tác giả [14] qua phân tích đơn biến với p < 0,05. Trong khi đó tác giả Trịnh Hồ Tình [10], Nguyễn Việt Hùng [4], Kiều Chí Thành [8] thì mối liên quan này không có ý nghĩa thống kê. 3.3.3. Mối liên quan giữa thời điểm phẫu thuật và nhiễm khuẩn vết mổ Phân tích đơn biến chúng tôi ghi nhận tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở bệnh nhân mổ khoảng thời gian (00 giờ 01 – 07 giờ 59) cao nhất với 12,18%, kế đến là khoảng thời gian (16 giờ 00 – 24 giờ 00) là 6,33%, ít nhất là khoảng thời gian (8 giờ 00 – 16 giờ 00) với 4,97%. Mối liên quan này có ý nghĩa thống kê p < 0,01 (p = 0,000). 3.3.4. Mối liên quan giữa ngày nằm viện trung bình và nhiễm khuẩn vết mổ Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 25
- Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai Chúng tôi ghi nhận bệnh nhân nhiễm khuẩn vết mổ có số ngày nằm viện trung bình cao hơn bệnh nhân không nhiễm khuẩn vết mổ là 4,7 ngày và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p < 0,01 (p = 0,000), phù hợp với nhiều y văn trong và ngoài nước [1], [7], [15], [10]. 3.3.5. Mối liên quan giữa chỉ số bạch cầu và nhiễm khuẩn vết mổ Theo nghiên cứu chúng tôi, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở bệnh nhân có chỉ số bạch cầu (8,1 - 31,7) cao nhất là 8,84% (98/1108), kế đến là bệnh nhân chỉ số bạch cầu (1,6 - 5,9) là 5,49% (10/182) và tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở bệnh nhân có chỉ số bạch cầu (6,0 - 8,0) ít nhất là 3,66% (45/1230). Mối liên quan này có ý nghĩa thống kê p < 0,01 (p = 0,000), phù hợp với tác giả [14], [20]. 3.3.6. Mối liên quan giữa chỉ số nguy cơ NNIS và nhiễm khuẩn vết mổ Phân tích đơn biến bằng mô hình hồi quy logistic (Logistic Regression Model) không kèm tùy chọn Robust với biến NNIS (có tính khuynh hướng), chúng tôi ghi nhận NNIS tăng thêm 1 điểm thì tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ tăng lên 4,87 lần với PR = 4,87; KTC 95% (2,58 - 9,17); p < 0,001, ghi nhận này cũng ph hợp với tác giả Pauline Harrington và cs (2013) [19], [18]. 3.3.7. Phân tích đa biến cho các yếu tố nhóm tuổi, bệnh mạn tính, hút thuốc, chỉ số đƣờng huyết, thang điểm ASA, loại phẫu thuật, chỉ số khối (BMI) với nhiễm khuẩn vết mổ + Trong nghiên cứu này, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở nhóm tuổi (41 - 59) cao gấp 2,05 lần so với nhóm tuổi (15 - 40), PR = 2,05; KTC 95% (1,40 – 3,00), p < 0,01 (p = 0,0000). Tương tự, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở nhóm tuổi (60 - 99) cao gấp 4,28 lần so với nhóm tuổi (15 - 40), PR = 4,28; KTC 95% (2,91 - 6,29), p < 0,01 (p = 0,0000). Mối liên quan này phù hợp với các tác giả [8], [14]. + Trong nghiên cứu này, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở bệnh nhân có kèm bệnh mạn tính cao gấp 3,65 lần so với bệnh nhân không kèm bệnh mạn tính, PR = 3,65, KTC 95% (2,72 - 4,89), p < 0,01 (p = 0,000). Mối liên quan này phù hợp với các tác giả [2], [4], [3]. + Theo nghiên cứu này, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở bệnh nhân có hút thuốc cao gấp 1,57 lần so với bệnh nhân không hút thuốc, PR = 1,57; KTC 95% (1,15 – 2,14), p < 0,01 (p = 0,004), phù hợp với tác giả [12]. + Trong nghiên cứu này, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở bệnh nhân có chỉ số đường huyết > 120 mg% cao gấp 4,67 lần so với bệnh nhân có chỉ số đường huyết ≤ 120 mg%, PR = 4,67; KTC 95% (3,29 – 6,64), p < 0,01 (p = 0,0000), phù hợp với nghiên cứu của tác giả [12], [14], [55]. + Theo nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở nhóm S 2 điểm cao gấp 2,08 lần so với nhóm S 1 điểm, PR = 2,08; KTC 95% (1,45 – 3,00), p < 0,01 (p = 0,000). Tương tự, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở nhóm S ≥ 3 điểm cao gấp 3,08 lần so với nhóm S 1 điểm PR = 3,08; KTC 95% (2,16 - 4,41), p < 0,01 (p = 0,000). Mối liên quan này phù hợp với các tác giả [3], [15], [18], [4], [17]. + Trong nghiên cứu này, chúng tôi phân tích đa biến bằng mô hình hồi quy logistc thì tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ khác biệt giữa các nhóm (6,0 - 10,0), (1,6 - 5,9), (10,1 - 31,7) không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Tuy nhiên, phân tích đơn biến thì tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở bệnh nhân có chỉ số bạch cầu (8,1 - 31,7) cao nhất là 8,84% (98/1108), kế đến là bệnh nhân chỉ số bạch cầu (1,6 - 5,9) là 5,49% (10/182) và tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở bệnh nhân có chỉ số bạch cầu (6,0 - 8,0) ít nhất là 3,66% (45/1230). Mối liên quan này có ý nghĩa thống kê với p < 0,01 (p = 0.000) và phù hợp với các tác giả [14], [20]. + Trong nghiên cứu này, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở bệnh nhân mổ sạch - nhiễm cao gấp 5,88 lần so với bệnh nhân mổ sạch, PR = 5,88, KTC 95% (2,39 - 14,42), p < 0,01 (p = 0,000), tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở bệnh nhân mổ nhiễm cao gấp 7,47 lần so với bệnh nhân mổ sạch, PR = 7,47, KTC 95% (2,62 – 21,32). Tương tự, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở bệnh nhân mổ bẩn cao gấp 7,48 lần so với Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 26
- Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai bệnh nhân mổ sạch, PR = 7,48, KTC 95% (1,32 - 8,27), p < 0,05 (p = 0,011). Mối liên quan này phù hợp với các tác giả [4], [8], [18]. Tuy nhiên, theo Cao Văn Minh (2002) [7], Kiều Chí Thành (2012) [17] thì sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. + Trong nghiên cứu này, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở nhóm 25 ≤ BMI < 30 cao gấp 2,35 lần so với nhóm BMI < 25 PR = 2,35, KTC 95% (1,69 – 3,28), p < 0,01 (p = 0,0000). Tương tự, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở nhóm BMI ≥ 30 cao gấp 3,01 lần so với nhóm BMI < 25, PR = 3,0; KTC 95% (1,32 - 8,27), p < 0,05 (p = 0,011), phù hợp với tác giả [12], [16]. 3.4. Tác nhân gây nhiễm khuẩn vết mổ và tỷ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn 3.4.1. Tác nhân gây nhiễm khuẩn vết mổ Trong nghiên cứu này, tác nhân gây nhiễm khuẩn vết mổ do Staphylococcus aureus (MRS +) gram dương chiếm đa số với tỷ lệ 18,95%, hàng thứ 2 là E.coli 15,79% phù hợp với Kiều Chí Thành (2012) [17]. Trong khí đó tác giả Nguyễn Việt Hùng (2009) [4] và Kiều Chí Thành (2010) [8] ghi nhận E.coli chiếm hàng đầu. 3.4.2 Tỷ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn Trong nghiên cứu chúng tôi, đa số vi khuẩn phân lập được đều kháng trên 04 loại kháng sinh, trong đó chủng Pseudomonas aeruginosa kháng 12 loại kháng sinh tỷ lệ kháng từ 66,7% - 100% gồm: Ampicilline, Amo+aclavulanic, Ceftadizine+Clavulanic, Ampi+Sulfac, Cefpodoxim, Cefotaxime, Cefuroxim, Doxycyline, Ertapenem, Levofloxacin, Trime+sulfam, Ticarcillin/A.clavulanic và Acinebacter baumannii kháng 16 loại kháng sinh tỷ lệ kháng từ 60% - 100% gồm: Ampicilline, Amo+aclavulanic, Amikacine, Ciprofloxacine, Cefpodoxim, Cefuroxim, Cefotaxime, Cefatadizine, Ertapenem, Cefepime, Gentamycine, Imipenem, Levofloxacin, Trime+sulfam, Ticarcillin/A.clavulanic, Piperacillin/a.clavulanic. Nghiên cứu này phù hợp với các tác giả [11], [22]. 3.5. Chi phí điều trị NKVM và không NKVM Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận chi phí điều trị ở bệnh nhân nhiễm khuẩn vết mổ là 6.226.448 đồng (số trung vị), chi phí điều trị ở bệnh nhân không bị nhiễm khuẩn là 3.604.492 đồng (số trung vị). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p < 0,01 (p = 0,000), phù với các tác giả trong và ngoài nước [3], [15], [9]., [10]. KẾT LUẬN: Chúng tôi nghiên cứu 2520 bệnh nhân phẫu thuật (bệnh nhân tham gia bảo hiểm 53,73%), trong đó nữ chiếm tỷ lệ 69,37%, nam là 30,63%, tỷ lệ nữ : nam = 2,3:1. Tuổi trung bình là 34 tuổi (SD 13,9), tuổi nhỏ nhất là 15 tuổi, lớn nhất là 99 tuổi. Khoa Sản chiếm đa số 49,68% (chuẩn bị da cho bệnh nhân sản đa số còn cạo lông chiếm 99,2%), kế đến là Khoa Ngoại Tổng quát 21,94%, Khoa CTCH 14,88%, Khoa LCK 9,4%, ít nhất là Khoa Ngoại Niệu 4,09%. Phẫu thuật cấp cứu là 71,2%, phẫu thuật nội soi 18,1%, bệnh nhân dùng kháng sinh chiếm tỷ lệ cao 99,96% (01 loại kháng sinh chiếm tỷ lệ 28,45%, 02 loại kháng sinh 66,03%, 03 loại 4,92%, 04 loại trở lên chiếm 0,6%), tỷ lệ dùng kháng sinh dự phòng thấp chiếm tỷ lệ 1,27%. Tỷ lệ mắc mới nhiễm khuẩn vết mổ chiếm 6,07% trong đó tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ nông chiếm đa số với 4,5%, kế đến là nhiễm khuẩn vết mổ sâu là 1,3%, ít nhất là nhiễm khuẩn cơ quan chiếm 0,27%. Phân bố tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ: Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở bệnh nhân mổ cấp cứu (7,16%) nhiều hơn bệnh nhân mổ chương trình (3,27%); Bệnh nhân có thủ thuật xâm lấn (5,19%) thấp hơn bệnh nhân không có thủ thuật xâm lấn (9,4%). Trong nghiên cứu này, phân tích đơn biến một vài yếu tố liên quan với nhiễm khuẩn vết mổ với p < 0,01 như: Khoa, giới tính, thời điểm phẫu thuật, chỉ số bạch cầu, chỉ số NNIS tăng thêm 1 điểm thì tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ tăng lên 4,87 lần với PR = 4,87; KTC 95% (2,58 - 9,17); p < Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 27
- Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai 0,01. Thời gian nằm viện trung bình của bệnh nhân nhiễm khuẩn vết mổ là 9,9 ngày dài hơn so với bệnh nhân không nhiễm khuẩn vết mổ (5,2 ngày). Phân tích đa biến cho thấy rằng yếu tố nhóm tuổi, bệnh mạn tính, hút thuốc, chỉ số đường huyết, thang điểm ASA, chỉ số bạch cầu, loại phẫu thuật, chỉ số khối (BMI) liên quan với nhiễm khuẩn vết mổ với p < 0,01. Tác nhân gây nhiễm khuẩn vết mổ thường gặp nhất là Staphylococcus aureus (MRSA+); Escherichia coli và chi phí điều trị bệnh nhân nhiễm khuẩn vết mổ cao hơn so với bệnh nhân không nhiễm khuẩn vết mổ. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1 Lê Thị Hồng Chung và cs. (2011). Tình hình nhiễm khuẩn vết mỗ tại bệnh viện Đà Nẳng. tạp chí Y học Lâm sàng(15), 88-94. 2 Nguyễn Thị Thanh Hà và cs. (2004). Nhiễm khuẩn bệnh viện-tỷ lệ hiện mắc, yếu tố nguy cơ tại bệnh viện phía nam. Tạp chí Y học thực hành, số chuyên đề Hội thảo khoa học Chống nhiễm khuẩn bệnh viện, 81-87. 3 Nguyễn Thanh Hải và cs. (2011). Khảo sát tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện và mối liên quan với các yếu tố nguy cơ tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất năm 2011. Tạp chí Y học Lâm sàng, nhà xuất bản Đại học Huế (8), 92-95. 4 Nguyễn Việt Hùng và cs. (2009). Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn vết mổ tại một số khoa, Bệnh viện Trung ương Huế. Tạp chí Y học Lâm sàng, nhà xuất bản Đại học Huế, 30-36. 5 Lưu Thị Liên & Nguyễn Quốc Tuấn và cs. (2004). Tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện tại Bệnh viện Lao và bệnh phổi Hà Nội năm 2004. Tạp chí Y Học thực hành, số chuyên đề Hội thảo khoa học Chống nhiễm khuẩn bệnh viện, 45-47. 6 Mai Phương Mai. (2012). Kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật. Bệnh viện Từ Dũ, 1-12. 7 Cao Văn Minh và cs. (2002). Tình hình nhiễm khuẩn vết mổ ngoại khoa-bệnh viện Thanh Nhàn-năm 2002. Tạp chí Y Học thực hành, số chuyên đề Hội thảo khoa học Chống nhiễm khuẩn bệnh viện, 56-60 8 Kiều Chí Thành. (2010). Nghiên cứu thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ tại khoa ngoại tiêu hóa bệnh viện 103 trong 2 năm 2009-2010. Tạp chí Y học Lâm sàng, nhà xuất bản Đại học Huế, 96-99. 9 Lê Thị nh Thư và cs. (2000). Hiệu quả kinh tế của chương trình rửa tay nhanh tại giường trên bệnh nhân phẫu thuật thần kinh. Tạp chí Y Học thực hành, số chuyên đề Hội thảo khoa học Chống nhiễm khuẩn bệnh viện, 122-127. 10 Trịnh Hồ Tình và cs. (2012). Tình hình nhiễm khuẩn vết mổ tại một số Khoa Ngoại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định năm 2012. Tạp chí Y học Lâm sàng(15), 71-78. 11 Phạm Hùng Vân và cs. (2009). Nhiên cứu đa trung tâm khảo sát tình hình đề kháng kháng sinh của trực khuẩn Gram âm dễ mọc gây nhiễm khuẩn bệnh viện phân lập từ 1/2007 đến 5/2008. Y hoc Tp Hồ Chí Minh, 13(2), 138-150. TIẾNG ANH 12 Alicia J et al. (1999). Guideline for Prevention of Surgical Site Infection. American Journal of Infection Control, 27(2), 97-134. 13 Burke JF. (1961). The effective period of preventive antibiotic action in experimental incisions and dermal lesions. Surgery, 50, 161-168. 14 Chuang SC et al. (2004). Risk factors for wound infection after cholecystectomy. J Formos Med Assoc, 103(8), 607-612. 15 Đinh Văn Trung et al. (2012). Study of surgical site infection in clean and clean- contaminated abdominal surgical at military central hospital 108. Joural of clinical medicine(16), 21-28. Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 28
- Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai 16 Ho VP, Stein SL, Trencheva K, Barie PS, Milsom JW, Lee SW, et al. (2011). Differing risk factors for incisional and organ/space surgical site infections following abdominal colorectal surgery. Dis Colon Rectum, 54(7), 818-825. 17 Kieu Chi Thanh et al. (2012). Study on rate and causes of surgical site infection at some surgery departments in Hospital 103 in a period of june 2011-April 2012. Joural of clinical medicine(16), 3-8. 18 Maksimović J, Marković-Denić L, Bumbasirević M & Marinković J. (2006). Incidence of surgical site infections in the departments of orthopedics and traumatology. Vojnosanit Pregl, 63(8), 725-729. 19 Pauline Harrington, e. a. (2013). Protocol for the Surveillance of Surgical Site Infection. Public Health England. 20 Tartter PI et al. (1998). Randomized trial comparing packed red cell blood transfusion with and without leukocyte depletion for gastrointestinal surgery. Am J Surg, 176(5), 462. International Health, 14(10), 1338-1346. 21 World Health Organization. (2009). The team will consistently use methods known to minimize the risk for surgical site infection WHO guidelines for safe surgery”, WHO Library Cataloguing-in-Publication Data, 43-61. 22 Zavascki AP et al. (2010). Multidrug-resistant Pseudomonas aeruginosa and Acinetobacter baumannii: resistance mechanisms and implications for therapy. Expert Rev Anti Infect Ther, 8 (1), 71-93. Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 29
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Vi khuẩn liên cầu và bệnh thấp tim
5 p | 210 | 22
-
3 nguyên tắc ăn uống khi bị ung thư
5 p | 136 | 14
-
Thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực tại Bệnh viện Đa khoa quận Tân Phú Tp. Hồ Chí Minh
8 p | 142 | 13
-
Thuốc trị nhồi máu não
6 p | 127 | 8
-
Viêm giác mạc do nấm
15 p | 93 | 7
-
Điều trị bệnh COPD như thế nào?
5 p | 98 | 5
-
Bệnh trầm cảm gia tăng ở lứa tuổi vị thành niên
4 p | 114 | 4
-
Đồng nhiễm vi khuẩn gây viêm phổi nặng mắc phải tại cộng đồng ở trẻ em
10 p | 29 | 4
-
Viêm loét giác mạc do nấm: Các phương pháp và sự lựa chọn điều trị
6 p | 52 | 3
-
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất năm 2023
8 p | 11 | 3
-
An toàn người bệnh góc nhìn mới từ an toàn-I sang an toàn-II
26 p | 52 | 3
-
Khảo sát tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân sau ghép thận
6 p | 46 | 3
-
Phối hợp tác nhân vi khuẩn, virus trên bệnh nhân viêm phổi mắc phải cộng đồng nhập viện
6 p | 9 | 2
-
Khảo sát mối liên quan giữa triệu chứng đường tiểu dưới với nồng độ PSA và khối lượng tuyến tiền liệt ở nam giới trên 45 tuổi tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
12 p | 38 | 2
-
Diễn tiến âm thầm và những tiến bộ mới trong điều trị thiếu máu động mạch mạc treo mạn tính
7 p | 60 | 2
-
Khảo sát bề dày lớp nội trung mạc và mức độ tắc nghẽn động mạch cảnh ngoài sọ trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp
9 p | 49 | 1
-
Mô tả một số rối loạn chức năng tình dục ở bệnh nhân nam giới đái tháo đường và một số yếu tố lâm sàng liên quan tại Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam năm 2024
10 p | 5 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn