intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân sau ghép thận

Chia sẻ: ĐInh ĐInh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

47
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vấn đề thiếu máu ở BN sau ghép thận được nhiều tác giả trên thế giới quan tâm, do tình trạng này cũng là yếu tố nguy cơ gây biến cố tim mạch, làm giảm tỷ lệ sống của bệnh nhân và của thận ghép. Ở Việt Nam, ghép tạng nói chung và ghép thận nói riêng vẫn là lĩnh vực còn khá mới mẻ, số lượng BN được ghép thận chưa nhiều và chưa có công trình nghiên cứu trong nước nào đánh giá một cách hệ thống về vấn đề này. Đề tài “Khảo sát tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân sau ghép thận’’ nhằm mục tiêu xác định tỷ lệ mắc, mô tả đặc điểm thiếu máu và tìm hiểu một số nguyên nhân gây thiếu máu ở BN sau ghép thận.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân sau ghép thận

  1. nghiên cứu khoa học KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU Ở BỆNH NHÂN SAU GHÉP THẬN Hà Phan Hải An*, Lê Thi Hương Thủy** *Trường Đại học Y Hà Nội, **Bệnh viện Đống Đa, Hà Nội TÓM TẮT Nghiên cứu mô tả, tiến cứu tiến hành từ 1/2012 đến 6/2012 trên 227 bệnh nhân trưởng thành cả 2 giới được ghép thận từ 3 tháng trở lên, có tình trạng chức năng thận ổn định và đang theo dõi định kỳ tại Khoa Thận - Lọc máu Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Các BN được khảo sát tình trạng thiếu máu và một số nguyên nhân gây thiếu máu. Kết quả cho thấy có 18,1% BN nghiên cứu có thiếu máu, hầu hết ở mức độ nhẹ, không có BN thiếu máu nặng. Phần lớn BN thiếu máu nằm trong độ tuổi 30- 49, nữ giới hay bị thiếu máu hơn nam giới. Giá trị trung bình của các chỉ số xét nghiệm cơ bản đều nằm trong giới hạn bình thường, trừ ferritin huyết thanh tăng cao hơn trị số bình thường. Tình trạng tăng CRP và ferritin huyết thanh ghi nhận được ở 43,9% và 41,5% số BN thiếu máu. Bệnh thận mạn tính giai đoạn 1 và 2 tương ứng là 2,4% và 43,9%, còn giai đoạn 3 là 53,7%. Mặc dù không có triệu chứng lâm sàng, 58,5% số BN thiếu máu trong nghiên cứu có dấu hiệu viêm - loét dạ dày - tá tràng trên nội soi. Các nguyên nhân gây thiếu máu khác ít gặp ở nhóm BN nghiên cứu. Tình trạng thiếu máu khá phổ biến ở BN sau ghép tạng, ngay cả khi chức năng thận ghép còn rất tốt. Cần chủ động rà soát các nguyên nhân gây thiếu máu và xử lý sớm để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của thiếu máu lên tình trạng chức năng thận ghép và tỷ lệ sống của BN ghép thận. Từ khóa: thiếu máu, ghép thận. I. ĐẶT VẤN ĐỀ những người được ghép thận và nếu thận ghép Thiếu máu là một trong những biểu hiện hoạt động tốt, người ta kỳ vọng rằng tình trạng thường xuyên và không hồi phục của bệnh thận thiếu máu của BN sẽ được cải thiện bền vững mà mạn tính (BTMT). Tình trạng thiếu máu làm tăng không cần điều trị bổ sung. Tuy nhiên, trên thực tế nguy cơ tử vong ở các bệnh nhân (BN) có các vẫn có một tỷ lệ BN nhất định còn tồn tại tình trạng bệnh lý mạn tính kèm theo. Trong dân số nói thiếu máu sau ghép thận mặc dù chức năng thận chung, thiếu máu mạn tính là một trong những ghép trong giới hạn bình thường. nguyên nhân dẫn đến phì đại tâm thất trái và được Vấn đề thiếu máu ở BN sau ghép thận được công nhận là yếu tố nguy cơ cao ở các BN tử vong nhiều tác giả trên thế giới quan tâm, do tình trạng do nguyên nhân tim mạch [1] [4]. này cũng là yếu tố nguy cơ gây biến cố tim mạch, Hiện nay, với liệu pháp điều trị bằng bổ sung làm giảm tỷ lệ sống của bệnh nhân và của thận erythropoietin ngoại sinh, người ta đã cải thiện ghép. Ở Việt Nam, ghép tạng nói chung và ghép được đáng kể mức độ thiếu máu ở các BN bị thận nói riêng vẫn là lĩnh vực còn khá mới mẻ, số BTMT. Tuy nhiên, tình trạng này thường xuất hiện lượng BN được ghép thận chưa nhiều và chưa có khi mức lọc cầu thận (MLCT) giảm xuống dưới công trình nghiên cứu trong nước nào đánh giá 40ml/phút/1,73m2 và có khoảng 75% số BN bắt một cách hệ thống về vấn đề này. Do vậy chúng đầu lọc máu với nồng độ hemoglobin (Hb) từ 11g/ tôi tiến hành đề tài “Khảo sát tình trạng thiếu máu dl trở xuống [2]. ở bệnh nhân sau ghép thận’’ nhằm mục tiêu xác Đối với các BN suy thận mạn tính nặng phải định tỷ lệ mắc, mô tả đặc điểm thiếu máu và tìm điều trị thay thế bằng phương pháp lọc máu, tình hiểu một số nguyên nhân gây thiếu máu ở BN sau trạng thiếu máu rất thường gặp. Riêng đối với ghép thận. Tạp chí 158 Nội khoa Việt Nam Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX
  2. nghiên cứu khoa học II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU thiếu máu (chức năng gan, tình trạng sắt, vitamin Đây là nghiên cứu mô tả, tiến cứu, tiến hành B12, acid folic, tình trạng dinh dưỡng, viêm, nhiễm từ tháng 01/2012 - 06/2012 trên tất cả BN trưởng một số virus, nội soi dạ dày-tá tràng, xét nghiệm thành, cả hai giới, đã được ghép thận và được phân tìm hồng cầu và ký sinh trùng). Các số liệu theo dõi định kỳ tại Khoa Thận - Lọc máu Bệnh viện thu được xử lý bằng phương pháp toán thống kê Hữu nghị Việt Đức. Các BN được chọn vào nghiên y học, chương trình SPSS 16.0. Sự khác biệt có cứu đã được ghép thận tối thiểu 3 tháng trước ý nghĩa thống kê sử dụng theo p 25 4 9,7 Phần lớn BN thiếu máu ở độ tuổi 30-49, và nữ giới hay bị thiếu máu hơn nam giới. Rất ít BN bị thừa cân. Bảng 2. Kết quả một số chỉ số xét nghiệm máu của nhóm BN có thiếu máu (n=41) Giá trị Chỉ số Độ lệch Thấp nhất Cao nhất Trung bình Xét nghiệm huyết học Hồng cầu (T/l) 3,00 5,30 3,90 0,49 Tạp chí Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX Nội khoa Việt Nam 159
  3. nghiên cứu khoa học Giá trị Chỉ số Độ lệch Thấp nhất Cao nhất Trung bình Hb (g/l) 83,00 126,00 109,71 9,69 MCV (f/l) 64,00 100,00 89,14 6,58 MCHC (g/l) 323,00 347,00 325,56 19,05 Xét nghiệm sinh hóa Creatinin (µmol/l) 62,00 141,00 101,70 21,70 Albumin (g/l) 27,00 50,00 42,27 4,14 Protein (g/l) 64,00 87,00 76,21 5,13 Acid folic (nmol/l) 9,30 194,70 34,26 30,01 Vitamin B12 (pmol/l) 54,00 1244,00 469,54 229,11 Sắt (µmol/l) 6,08 48,00 18,58 8,32 Ferritin (ng/ml) 10,28 5794,00 606,53 933,46 Transferin (mg/dl) 154,00 365,00 241,61 42,38 CRP (mg/dl) 0,07 22,58 1,88 4,01 Giá trị trung bình các xét nghiệm huyết học và sinh hóa đều nằm trong giới hạn bình thường mặc dù dao động trong một dải khá rộng, chỉ riêng ferritin huyết thanh là ở mức cao. Xem xét tình trạng thiếu máu ở nhóm BN nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy hầu hết các trường hợp chỉ thiếu máu mức độ nhẹ, không có ai thiếu máu nặng. Có tới 36,6% số BN thiếu máu có kích thước hồng cầu bất thường (bảng 3). Bảng 3. Phân loại thiếu máu Đặc điểm Số BN % Mức độ thiếu máu Nhẹ 33 80,5 Vừa 8 19,5 Nặng 0 0 Phân loại theo thể tích HC nhỏ 8 19,5 hồng cầu (HC) HC trung bình 26 63,4 HC to 7 17,1 Các nguyên nhân có thể liên quan đến tình trạng thiếu máu được khảo sát và kết quả được trình bày ở bảng 4. Bảng 4. Các nguyên nhân liên quan đến tình trạng thiếu máu Chỉ số khảo sát Đặc điểm Số BN % Albumin máu < 40g/l 12 29,3 > 40 g/l 29 70,7 CRP Bình thường < 1 mg/l 23 56,1 Tăng > 1 mg/l 18 43,9 Ferritin huyết thanh Giảm 4 9,7 Bình thường 20 48,8 Tăng 17 41,5 Tạp chí 160 Nội khoa Việt Nam Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX
  4. nghiên cứu khoa học Chỉ số khảo sát Đặc điểm Số BN % Sắt huyết thanh Giảm 0 0 Bình thường 35 84,4 Tăng 6 14,6 Transferrin huyết thanh Giảm 7 17,1 Bình thường 34 82,9 Tăng 0 0 Acid Folic huyết thanh Giảm 0 0 Bình thường 36 87,8 Tăng 5 12,2 Vitamin B12 Giảm 4 9,8 Bình thường 30 73,2 Tăng 7 17,0 Tình trạng nhiễm virus Có nhiễm 33 80,5 viêm gan Không nhiễm 8 19,5 Kết quả nội soi dạ dày- Bình thường 17 41,5 tá tràng Có tổn thương viêm/loét 24 58,5 Kết quả XN phân Có KST 0 0 Giai đoạn bệnh thận mạn GĐ 1 (90-120ml/ph) 1 2,4 theo MLCT ước tính GĐ 2 (60-89ml/ph) 18 43,9 GĐ 3 (30-59ml/ph) 22 53,7 Không ghi nhận được rõ tình trạng thiếu sắt hay thiếu acid folic ở các BN nghiên cứu, nhưng có một tỷ lệ nhỏ BN thiếu vitamin B12. Hơn 40% số BN nghiên cứu có chỉ điểm của tình trạng viêm. Gần một nửa số BN thiếu máu vẫn có chức năng thận tốt (BTMT giai đoạn 1-2). Đặc biệt, 58,5% số BN này có biểu hiện tổn thương niêm mạc dạ dày-tá tràng trên nội soi. IV. BÀN LUẬN sau ghép thận trong thời gian 4 năm nhận thấy có Tỷ lệ thiếu máu ở BN sau ghép thận trong sự liên quan giữa tình trạng thiếu máu với tỷ lệ tử nghiên cứu của chúng tôi là 18,1%, mặc dù không vong và thải ghép [3]. Việc phát hiện sớm và điều phải rất cao so với số liệu được một số tác giả trị tối ưu tình trạng thiếu máu ở BN sau ghép thận nước ngoài đã công bố [9], nhưng vẫn đáng được góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cũng ghi nhận và lưu ý xứng đáng. Nhìn chung, tình như giảm tỷ lệ tử vong cho nhóm BN này. trạng thiếu máu ở các BN sau ghép thận chưa Tỷ lệ thiếu máu ở nữ giới cao hơn rõ rệt so được chú ý đến một cách đầy đủ. Đối với nhóm với nam giới trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi BN này, người ta quan tâm nhiều hơn đến tình và điều này có thể liên quan đến tình trạng kinh trạng thải ghép và sử dụng các thuốc ức chế miễn nguyệt ở phụ nữ. Nhóm tác giả TC Mix cũng có dịch, cũng như giải quyết các biến chứng khác. nhận xét tương tự và coi sự xuất hiện trở lại chu Tuy nhiên, tình trạng thiếu máu có thể dẫn đến phì kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ là một yếu tố liên quan đại tâm thất trái, suy tim xung huyết, góp phần làm đến thiếu máu [7]. Bên cạnh đó, có thể phụ nữ tăng tỷ lệ biến cố tim mạch gây tăng tỷ lệ tử vong. thường có xu hướng ăn kiêng để giảm cân hoặc Đây cũng là yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ thải giữ cân ổn định. ghép, làm tiến triển BTMT ở BN ghép thận. Nhóm Cũng như ở các BN bị BTMT khác, tình trạng nghiên cứu Darshika Chhabra theo dõi 1023 BN chức năng thận ghép có ảnh hưởng rõ rệt lên tình Tạp chí Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX Nội khoa Việt Nam 161
  5. nghiên cứu khoa học trạng thiếu máu ở BN sau ghép thận. Tình trạng có thể là một yếu tố góp phần gây thiếu máu. Các thiếu máu thường được quan sát thấy từ khá sớm, BN nghiên cứu của chúng tôi mặc dù không có khi MLCT bắt đầu suy giảm và tỷ lệ cũng như mức triệu chứng chủ quan rõ rệt, nhưng được chủ động độ thiếu máu tăng dần cùng với sự tiến triển của thăm dò bằng nội soi đường tiêu hóa trên. Ngoài BTMT. Tuy nhiên, nếu chức năng thận ghép trong việc phát hiện các tổn thương viêm-loét, đây có lẽ giới hạn bình thường, cần tìm nguyên nhân gây cũng là một thăm dò cần thiết để phát hiện sớm thiếu máu khác. Tình trạng viêm mạn tính là một ung thư dạ dày ở nhóm đối tượng có nguy cơ cao trong những nguyên nhân không kinh điển gây này. Mặc dù không tìm thấy dấu hiệu nhiễm ký thiếu máu ngày càng được quan tâm. Một số tác sinh trùng trong phân ở nhóm BN nghiên cứu, giả đề cập tới tình trạng viêm trong các nghiên cứu chúng ta không nên quên tình trạng bệnh lý này ở BN thiếu máu sau ghép thận thông qua giá trị trong điều kiện Việt Nam. của CRP. Nghiên cứu của Winkelmayer nhận thấy Chúng tôi chưa thực hiện được xét nghiệm 40,0% BN có chỉ số CRP cao hơn bình thường tìm Parvovirus B19 do chưa có phương tiện trong [10], cũng tương tự như kết quả của chúng tôi. nước, tuy nhiên đây cũng là một nguyên nhân gây Bên cạnh đó, sự tăng ferritin máu và có thể đi kèm thiếu máu khó điều trị và có thể tới mức độ nặng, với transferrin máu giảm đôi khi cũng liên quan đến gây nguy hiểm cho người nhận thận. tình trạng viêm mạn tính sau ghép thận. Điều này nhiều khi gây khó khăn cho việc chẩn đoán tình V. KẾT LUẬN trạng thiếu máu do thiếu sắt. Chúng tôi không ghi Tỷ lệ thiếu máu ở BN sau ghép thận trong nhận được tình trạng thiếu sắt ở nhóm BN nghiên nghiên cứu là 18,1%. Hầu hếu các BN chỉ thiếu cứu. Tuy nhiên, Lorenz phát hiện 20,1% BN có máu nhẹ, không có thiếu máu nặng. Tình trạng thiếu sắt trong tổng số 438 BN ghép thận ở Áo thiếu máu ở nhóm BN sau ghép thận có thể liên [6], Moore và cộng sự phát hiện ra rằng 60,0% BN quan đến tình trạng chức năng thận, tuy nhiên cần ghép thận không có thiếu sắt ở thời điểm bắt đầu lưu tâm đến những nguyên nhân khác như tình ghép đã rơi vào tình trạng thiếu sắt sau ghép thận trạng thiếu vitamin B12, thiếu acid folic, thiếu sắt, 6 tháng [8]. Mặc dù tình trạng thiếu hụt vitamin viêm và các thương tổn viêm-loét niêm mạc dạ B12, acid folic chưa phải là đáng kể trong nghiên dày-tá tràng. Vẫn còn một số nguyên nhân gây cứu này, do số lượng BN nghiên cứu chưa nhiều, thiếu máu riêng biệt ở nhóm BN ghép thận/tạng chúng tôi cho rằng vẫn cần lưu ý đến vấn đề này. như tình trạng nhiễm Parvovirus B19 chưa được Tình trạng viêm loét dạ dày - tá tràng cũng phát hiện do thiếu phương tiện xét nghiệm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Al-Ahmad A, Rand WM, Manjunath G, Rejection. Clin J Am Soc Nephrol. 2008 July; 3(4): Konstam MA, Salem DN, Levey AS, Sarnak 1168 - 1174. MJ: Reduced renal function and anemia as risk 4. Hessel F. Groenveld, MD - Anemia and factors for mortality in patients with left ventricular Mortality in Heart Failure Patients. dysfunction. J Am Sb Cardiol 38: 955 - 962, 2001. 5. John S Gill, Marcello Tonelli, Christian 2. Anil K. Agarwal, MD - Practical H. Mix, Brian J.G. Pereira: The change in Allograft Approach to the Diagnosis and Treatment of function among long-term kidney transplant Anemia Associated With CKD in Elderly, Jamda - recipients. JASN (2003) 14: 1636 - 1642. November, 2006. 6. Lorenz M, J Kletzmayr, Perschl A, A 3. Darshika Chhabra, Monica Grafals, Furrer, Horl WH, Sunder Plassmann G: And iron Anton I. Skaro, Michele Parker, Gallon Lorenzo: deficiency anemia in longterm kidney transplant Impact of Anemia after Renal Transplantation on recipients. J Am Soc Nephrol 2002, 13 (3): 794 - Patient and Graft Survival and on Rate of Acute 797. Tạp chí 162 Nội khoa Việt Nam Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX
  6. nghiên cứu khoa học 7. Mix TC, Kazmi W, Khan S, Ruthazer 1994; 8(4): 358. R, Rohrer R, BJ Pereira, Kausz AT: Anemia: 9. Vanrenterghem Y, Ponticelli C, Morales a continuing problem following kidney JM et al: Popular and management of anemia in transplantation. Am J Transplant. 2003 Nov; 3(11): renal transplant recipients: a European the study. 1426 - 33. Am J Transplant 2003, 3: 835 - 845. 8. Moore LW, Smith SO, RP Winsett, 10. Winkelmayer WC, R Kewalramani, Archiardo SR, Gaber AO: Factor affecting Rutstein M, Gabardi S, Vonvisger T, Chandraker erythropoietin production and corection of anemia A: Pharmacoepidemiology of anemia in kidney in kidney transplant recipients. Clin Transplant. transplant recipients. 2004 May; 15(5): 1347 - 52. ABSTRACT ANEMIA IN KIDNEY TRANSPLANT RECIPIENTS A prospective, descriptive study conducted in Kidney Diseases and Dialysis Department, Viet Duc Hospital, from January 2012 to June 2012 on 227 adult kidney recipients who have been transplanted for at least 3 months and had stable graft function. The anemia status and its relevant causes have been investigated. Our results showed that the rate of anemia among the studygroup was 18.1%. Majority of patients had mild anemia and were in the age of 30-49 years old. Female patients might be more likely to be anemic. All laboratory parameters but ferritin were within normal ranges. The elevation of CRP anf serum ferritin wa recorded n 43.9% and 41.5% respectively; CKD stage 1 & 2 have ben observedin 2.4% and 43.9% respectively; CKDstage 3 was in 53.7% of patients in anemic group. Although clinical signs were absent, the fibroscopy could detect imflammatory-ulceous lesions in 58.5% of anemic patients. Other causes of anemia were observed less frequently. Anemia was relatively common condition among kidney recipients even in those with adequate graft function. The active investigation for early diagnosis of its causes and thus having appropriate management were recommended in order to limit its negative impact on graft function and patients survival. Keywords: anemia, kidney transplantation. Tạp chí Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX Nội khoa Việt Nam 163
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1