Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT TRONG 3 THÁNG<br />
GIỮA THAI KỲ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN<br />
TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
Võ Thị Thu Nguyệt*, Bành Thanh Lan*, Trần Thị Lợi*, Phạm Quí Trọng**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Thiếu máu, thiếu máu thiếu sắt (TMTS) là vấn đề sức khỏe quan trọng ở những nước đang phát triển<br />
cũng như những nước công nghiệp phát triển. Phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng nguy<br />
cơ cao trong dân số. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu: xác định tỷ lệ thiếu máu, thiếu máu thiếu sắt bằng<br />
những xét nghiệm thường qui và định lượng ferritin huyết thanh; và tìm các yếu tố liên quan với thiếu máu<br />
thiếu sắt trong thai kỳ<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên 302 thai phụ ở<br />
tam cá nguyệt thứ II đến khám thai tại bệnh viện Đại học Y Dược. Những thai phụ này sẽ được xét nghiệm<br />
định lượng nồng độ hemoglobin (Hb), ferritin huyết thanh và các gía trị huyết học khác. Những thông tin về<br />
dịch tễ học, trình độ học vấn, mức độ ăn uống trong thai kỳ…sẽ được thực hiện qua bảng câu hỏi mẫu.<br />
Kết quả: Tỷ lệ thiếu máu trong thai kỳ (Hb < 11 g/dl) là 20,19%, nhưng không có trường hợp nào thiếu<br />
máu nặng (Hb < 7 g/dl), tỷ lệ TMTS (Hb < 11 g/dl và ferritin < 12 ng/ml) là 17,21%. Những yếu tố liên<br />
quan với tình trạng TMTS là: việc sử dụng sắt dự phòng trong thai kỳ, việc uống sữa có bổ sung sắt trong<br />
thai kỳ, số con hiện có và số lần bỏ thai<br />
Kết luận: Tỷ lệ thiếu máu, TMTS trong thai kỳ lần lượt là 20,19% và 17,21%. Tỷ lệ này tương ứng<br />
với các nước đang phát triển khác (25-35%) và còn cách xa với các nước công nghiệp phát triển (5-8%)<br />
<br />
ABSTRACT<br />
PREVALENCE OF IRON – DEFICIENCY ANEMIA IN SECOND TRIMESTER PREGNANCY<br />
IN MEDICAL UNIVERSITY HOSPITAL OF HO CHI MINH CITY<br />
Vo Thi Thu Nguyet, Banh Thanh Lan, Tran Thi Loi, Pham Qui Trong<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 162 - 170<br />
Background: Anemia, Iron – deficiency anemia (IDA) is a public health problem in the developing and<br />
even industrialized countries. Pregnant women and the children under 5 years of age are among the high –<br />
risk population. Our main in this study were to obtain the prevalence of anemia, IDA and its association<br />
with mesures of IDA among a group of pregnant women by routine methods and by serum ferritin and rick<br />
factors associated<br />
Subjects: A cross – sectional survey the estimates are based on 302 reportedly healthy pregnant women<br />
in their second trimester, at hospital of University of Science Medical and Pharmaceutical. A series of<br />
determinations were conducted to determine heamoglobin concentration (Hb); serum ferritin and other<br />
indexes. Then a questionaire for epidemiological data, type of diet, level of education, laboratory data, ect.<br />
was filled.<br />
Result: The prevalence of anemia (Hb < 110g/dl) was 20.19%, but severe anemia (Hb < 70g/dl) was<br />
absent; the prevalence of IDA (Hb < 110 g/dl and serum ferritin < 12 ng/ml) was 17.21%. Iron prophy laxis<br />
* Bộ môn Phụ Sản - Đại học Y Dược TP.HCM<br />
** Bộ môn Huyết Học - Đại học Y Dược TP.HCM<br />
<br />
Sản Phụ Khoa<br />
<br />
1<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
in pregnancy – general, milk fortified with iron, number of children, number of abortion were associated with<br />
IDA during pregnancy.<br />
Conclusion: The prevalence of anemia in pregnant women was 20.19%, of IDA was 17.21%, which is<br />
the same as the prevalence found in other developing countries (25-35%). This show that we are still far<br />
behind the health status in the industrialized countries (5-8%)<br />
huyết thanh là chỉ số đặc trưng sử dụng để đánh<br />
Thiếu máu trong thai kỳ là một vấn đề sức<br />
giá tình trạng dự trữ sắt của cơ thể(13,14). Nồng độ<br />
khỏe cộng đồng chiếm mối quan tâm hàng đầu<br />
hemoglobin (hay nồng độ hematocrit) không đủ<br />
trên toàn thế giới. Theo báo cáo khoảng 56% phụ<br />
để đánh giá tình trạng thiếu sắt ở thai phụ bởi vì<br />
nữ mang thai ở các nước đang phát triển bị thiếu<br />
có rất nhiều trường hợp thai phụ chỉ mới thiếu<br />
máu, trong khi chỉ có 18% ở những nước phát<br />
sắt chưa biểu hiện thiếu máu.<br />
triển(6). Thiếu máu gây ra những hậu quả<br />
nghiêm trọng như: sanh non, sanh con nhẹ cân,<br />
gây tử vong mẹ và con ở những trường hợp<br />
thiếu máu nặng(7,8). Thiếu sắt là nguyên nhân<br />
chiếm hàng đầu trong các nguyên nhân gây<br />
thiếu máu. Ở những nước đang phát triển ngoài<br />
nguyên nhân thiếu sắt trong khẩu phần ăn<br />
TMTS còn do các bệnh ký sinh trùng đường ruột<br />
và sốt rét. Tỷ lệ TMTS ở những nước công<br />
nghiệp phát triển đã giảm trong vài thập kỉ gần<br />
đây nhưng tỷ lệ TMTS chung trên toàn thế giới<br />
thay đổi rất ít. Khoảng 500 triệu người trên thế<br />
giới bị TMTS, và tỷ lệ TMTS chiếm 25-35% ở<br />
những nước đang phát triển, trong khi chỉ chiếm<br />
khoảng 5-8% ở những nước công nghiệp phát<br />
triển(4).<br />
Những thai phụ có dự trữ sắt tốt, được bổ<br />
sung viên sắt đầy đủ trong thai kỳ này vẫn có<br />
khả năng bị TMTS trong thai kỳ sau(9,10). Khi dự<br />
trữ sắt trong cơ thể người mẹ giảm sẽ đưa đến<br />
tình trạng giảm sắt trong thai nhi, thậm chí tình<br />
trạng thiếu sắt này kéo dài trong năm đầu tiên<br />
của trẻ(11).<br />
Trong những thập kỉ gần đây, việc cải thiện<br />
chế độ dinh dưỡng, sử dụng sữa có bổ sung sắt,<br />
sử dụng viên sắt dự phòng đã phần nào giảm<br />
tần suất thiếu máu thiếu sắt(10,11).<br />
Một trong những vấn đề quan trọng là phân<br />
biệt TMTS và tình trạng thiếu máu do những<br />
nguyên nhân khác như: sốt rét, nhiễm HIV, tình<br />
trạng viêm mãn tính, bệnh lí hemoglobin(12). Xét<br />
nghiệm máu nếu có nồng độ hemoglobin thấp<br />
nhưng nồng độ ferritin bình thường sẽ loại trừ<br />
được những trường hợp này. Nồng độ ferritin<br />
<br />
Sản<br />
2 Phụ Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu này thực hiện nhằm mục tiêu<br />
đánh giá tỷ lệ thiếu máu, TMTS trong thai kỳ<br />
dựa vào nồng độ hemoglobin và ferritin huyết<br />
thanh. Và tìm những yếu tố liên quan đến tình<br />
trạng TMTS ở những thai phụ đến khám thai tại<br />
bệnh viện Đại học Y Dược<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu được thực hiện tại bệnh viện Đại<br />
học Y Dược từ tháng 10/2006 đến tháng 3/2007<br />
Trong nghiên cứu này, 302 thai phụ có tuổi<br />
thai từ 12-24 tuần (tính theo siêu âm hoặc kinh<br />
chót) sẽ được phỏng vấn và nhận vào nghiên<br />
cứu nếu không có những yếu tố loại trừ. Những<br />
thai phụ có bệnh gan, tim mạch, ung thư hoặc<br />
đang trong tình trạng nhiễm trùng sẽ không<br />
được nhận vào nghiên cứu.<br />
Tất cả thai phụ sẽ được rút 2ml máu để xét<br />
nghiệm nồng độ hemoglobin và định lượng<br />
nồng độ ferritin huyết thanh tại phòng xét<br />
nghiệm bệnh viện Đại học Y Dược.<br />
Chúng tôi sẽ thu thập những thông tin về<br />
tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, chế độ ăn<br />
khi mang thai (ăn nhiều hơn, ít hơn hay bình<br />
thường), thói quen ăn uống (thói quen sử dụng<br />
trà, cà phê, thuốc lá, rượu-bia, thuốc lá), việc sử<br />
dụng sữa có bổ sung sắt, việc được bổ sung viên<br />
sắt dự phòng khi khám thai, số con hiện có, số<br />
lần bỏ thai và biện pháp kế hoạch hóa gia đình.<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008<br />
Phân tích số liệu<br />
Số liệu được quản lí và phân tích trên phần<br />
mềm SPSS 15. Sử dụng phép kiểm χ2 để kiểm<br />
định yếu tố liên quan.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi:<br />
Tuổi mang thai trung bình của thai phụ là<br />
27,91 ± 5,13 tuổi (18 tuổi – 40 tuổi).<br />
Đa số thai phụ có trình độ học vấn cấp 2 – 3,<br />
chiếm 92,4%; tốt nghiệp đại học và sau đại học<br />
(ĐH – SĐH) chiếm 7,6% và không có thai phụ<br />
nào có trình độ cấp 1 hoặc mù chữ.<br />
Tương ứng với trình độ học vấn, số thai phụ<br />
làm nhân viên văn phòng (NVVP) chiếm tỷ lệ<br />
cao nhất trong mẫu nghiên cứu 47,3%, tiếp theo<br />
là nội trợ (37,5%) và những nghành nghề khác<br />
(buôn bán, công nhân) chiếm 15,2%.<br />
Vì đặc thù của bệnh viện Đại học Y Dược là<br />
bệnh viện bán công nên không có thai phụ nào<br />
đến khám thai có kinh tế nghèo, đa số có tình<br />
trạng kinh tế đủ ăn và khá, chiếm tỷ lệ lần lượt là<br />
57,6% và 42,4%.<br />
Bảng 1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu<br />
Đặc điểm<br />
Số thai phụ<br />
0 lần<br />
136<br />
1 lần<br />
105<br />
Số lần bỏ<br />
thai<br />
2 -3 lần<br />
61<br />
> 3 lần<br />
0<br />
Chưa có con<br />
166<br />
Có 1 con<br />
75<br />
Số con hiện<br />
có<br />
Có 2 con<br />
30<br />
31<br />
Có /3 con<br />
Đặt vòng<br />
23<br />
Thuốc<br />
15<br />
Biện pháp<br />
Bao cao su<br />
68<br />
KHHGĐ<br />
Khác<br />
128<br />
Không ngừa<br />
68<br />
Nhiều hơn<br />
53<br />
Tình trạng<br />
Bình thường<br />
123<br />
ăn uống<br />
Ít hơn<br />
121<br />
Trà<br />
61<br />
Cà phê<br />
52<br />
Thói quen ăn<br />
Thuốc lá<br />
0<br />
uống<br />
Rượu, bia<br />
22<br />
Không<br />
167<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
45,1<br />
34,9<br />
20<br />
0<br />
54,9<br />
25<br />
9,9<br />
10,2<br />
7,6<br />
4,9<br />
22,9<br />
42,7<br />
22,4<br />
17,4<br />
42,4<br />
40,2<br />
20,1<br />
17,4<br />
0<br />
7,6<br />
54,9<br />
<br />
Đặc điểm<br />
Có<br />
Sử dụng<br />
viên sắt<br />
Không<br />
Có<br />
Sử dụng sữa<br />
bổ sung sắt<br />
không<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Số thai phụ<br />
219<br />
83<br />
257<br />
45<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
72,4<br />
27,6<br />
84,9<br />
15,1<br />
<br />
Dựa trên bảng 1, chúng tôi nhận thấy:<br />
Chỉ có 4,9% thai phụ nghén nhiều trong thai<br />
kỳ, đa số thai phụ nghén ít, chiếm 59,9% và<br />
35,2% cảm thấy bình thường như lúc không<br />
mang thai.<br />
Số liệu thống kê trong mẫu 302 thai phụ, tỷ<br />
lệ thai phụ ăn bình thường và ăn ít hơn khi<br />
mang thai tương đương nhau, chiếm 42,4% và<br />
40,2% và chỉ có 17,4% thai phụ ăn nhiều hơn so<br />
với lúc không mang thai.<br />
Có 257 thai phụ sử dụng sữa bổ sung sắt<br />
trong thai kỳ, chiếm tỷ lệ 84,9% và chỉ có 45 thai<br />
phụ không sử dụng sữa, chiếm tỷ lệ 15,1%.<br />
Hầu hết thai phụ đều có bổ sung viên sắt khi<br />
mang thai, chiếm tỷ lệ 72,4%.<br />
Nhóm nghiên cứu ghi nhận đa số thai phụ<br />
không có thói quen sử dụng trà, cà phê, thuốc lá<br />
và rượu bia, chiếm tỷ lệ 54,9%.<br />
Đa số thai phụ trong nghiên cứu sanh lần<br />
đầu chiếm 54,9%; sanh lần 2, lần 3 và lần 4 lần<br />
lượt chiếm tỷ lệ 25%, 9,9% và 10,2%<br />
Chúng tôi ghi nhận trên 302 thai phụ tham<br />
gia nghiên cứu: có 45,1% thai phụ chưa bỏ thai<br />
lần nào; 34,9% bỏ thai 1 lần, 20% bỏ thai 2-3 lần<br />
và không có thai phụ nào bỏ thai trên 3 lần<br />
<br />
Tỷ lệ thai phụ thiếu máu và TMTS trong<br />
thai kỳ<br />
Trong tổng số 302 thai phụ, có 61 thai phụ bị<br />
thiếu máu (Hb < 11 g/dl) chiếm tỷ lệ 20,19% và<br />
241 thai phụ có mức hemoglobin bình thường,<br />
chiếm tỷ lệ 79,81% trên tổng số mẫu nghiên cứu.<br />
Bảng 2: Phân bố mức độ thiếu máu của thai phụ<br />
(theo tiêu chuẩn của WHO)<br />
Mức độ thiếu máu<br />
Số thai phụ<br />
Nhẹ (Hb từ 10 – 10,9 g/dl)<br />
38<br />
Trung bình (Hb từ 7- 9,9 g/dl)<br />
23<br />
Nặng (Hb từ 4 – 6,9 g/dl)<br />
0<br />
Rất nặng (Hb < 4 g/dl)<br />
0<br />
Tổng<br />
61<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
62,3<br />
37,7<br />
0<br />
0<br />
100<br />
<br />
Trong tổng số 61 thai phụ bị thiếu máu có 38<br />
thai phụ thiếu máu nhẹ (chiếm 62,3%) và 23 thai<br />
<br />
Sản Phụ Khoa<br />
<br />
3<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008<br />
phụ thiếu máu trung bình (chiếm 37,7%); không<br />
có thai phụ nào thiếu máu nặng hoặc rất nặng<br />
Căn cứ xét nghiệm nồng độ hemoglobin và<br />
ferritin huyết thanh, tỷ lệ thai phụ bị thiếu máu<br />
thiếu sắt (khi nồng độ hemoglobin < 11 g/dl và<br />
nồng độ ferritin huyết thanh < 12 ng/ml) là<br />
17,21%, chiếm 85,25% trong tổng số thai phụ bị<br />
thiếu máu.<br />
<br />
Mối liên quan giữa TMTS trong thai kỳ<br />
và một số yếu tố nguy cơ<br />
Về trình độ học vấn<br />
Không có thai phụ học vấn dưới cấp 1.<br />
Trong nhóm thai phụ trình độ học vấn đại học –<br />
sau đại học chỉ có 1 thai phụ bị TMTS (chiếm<br />
4,3%), nhóm thai phụ còn lại có 52 người bị<br />
TMTS (chiếm 18,5%). Mối liên quan này không<br />
có ý nghĩa thống kê với p = 0,889.<br />
Về nghề nghiệp<br />
Nhóm nghề nội trợ chiếm tỷ lệ cao nhất và<br />
có 20,8% thai phụ bị TMTS, trong những người<br />
làm việc văn phòng có 19,3% bị TMTS và ở<br />
những thai phụ làm nghề khác (công nhân, buôn<br />
bán…) tỷ lệ TMTS là 2,2%. Mối quan hệ này<br />
không có ý nghĩa thống kê với p =0,211<br />
Về kinh tế<br />
Trong 302 mẫu nghiên cứu của chúng tôi<br />
không có thai phụ có kinh tế nghèo, trong nhóm<br />
thai phụ có kinh tế đủ ăn tỷ lệ TMTS chiếm<br />
21,7% và trong nhóm thai phụ kinh tế khá tỷ lệ<br />
TMTS chỉ chiếm 10,9%. Với phép kiểm χ2 chúng<br />
tôi nhận thấy giữa TMTS thai kỳ và tình trạng<br />
kinh tế không có mối liên quan có ý nghĩa thống<br />
kê p=0,763<br />
Về chế độ ăn<br />
Những thai phụ có chế độ ăn nhiều hơn khi<br />
mang thai có tỷ lệ TMTS là 1,9%, nhóm thai phụ<br />
ăn bình thường so với lúc không mang thai có<br />
TMTS là 12,9% và nhóm thai phụ ăn ít hơn khi<br />
có thai tỷ lệ TMTS là 31,1%. Với phép kiểm χ2<br />
chúng tôi nhận thấy chế độ ăn lúc mang thai và<br />
TMTS không có mối liên quan có ý nghĩa thống<br />
kê, p = 0,667.<br />
<br />
Sản<br />
4 Phụ Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Về thói quen ăn uống<br />
Chúng tôi nhận thấy không có mối liên quan<br />
có ý nghĩa thống kê với tình trạng TMTS trong<br />
thai kỳ, p = 0,231.<br />
Biện pháp ngừa thai và TMTS trong thai kỳ<br />
Cũng không có mối liên quan có ý nghĩa<br />
thống kê, p = 0,118.<br />
Bảng 3. Liên quan giữa TMTS trong thai kỳ và một<br />
số yếu tố nguy cơ<br />
Yếu tố nguy cơ<br />
Sử dụng<br />
viên sắt<br />
Sử dụng<br />
sữa bổ<br />
sung sắt<br />
<br />
Có<br />
Không<br />
Có<br />
<br />
15 (6,8%) 204 (93,2%)<br />
36 (44%)<br />
47 (56%)<br />
30 (11,6%) 227 (88,4%)<br />
<br />
Không<br />
<br />
21 (47,8%) 24 (52,2%)<br />
<br />
Không<br />
Số lần bỏ<br />
thai<br />
<br />
Số con<br />
hiện có<br />
<br />
Thiếu máu thiếu sắt<br />
Có<br />
Không<br />
<br />
1 (0,7%)<br />
<br />
Giá trị P<br />
0,041<br />
0,023<br />
<br />
135 (99,3%)<br />
<br />
1 lần<br />
<br />
22 (22,8%) 83 (77,2%)<br />
<br />
2-3 lần<br />
<br />
30 (49,2%) 31 (51,8%)<br />
<br />
0 con<br />
1 con<br />
2 con<br />
3 con<br />
<br />
15 (9%)<br />
151(91%)<br />
14 (18,7%) 61 (81,3%)<br />
1 (3,3%) 30 (96,7%)<br />
22 (74,2%) 8 (25,8%)<br />
<br />
0,007<br />
0,011<br />
<br />
Nghiên cứu trên 302 thai phụ chúng tôi nhận<br />
thấy đa số phụ nữ mang thai được bổ sung viên<br />
sắt trong thai kỳ. Trong nhóm có sử dụng viên<br />
sắt số thai phụ TMTS chiếm tỷ lệ 6,8%, trong khi<br />
ở nhóm không được bổ sung viên sắt tỷ lệ TMTS<br />
là 44%. Qua phép kiểm χ2, nhóm nghiên ghi<br />
nhận mối liên quan giữa TMTS và vấn đề bổ<br />
sung sắt trong thai kỳ có mối liên quan có ý<br />
nghĩa thống kê, với p = 0,04<br />
Về vấn đề sử dụng sữa có bổ sung sắt trong<br />
thai kỳ, chúng tôi nhận thấy trong nhóm thai<br />
phụ có sử dụng sữa có bổ sung sắt có tỷ lệ TMTS<br />
là 11,6% và nhóm không sử dụng sữa bổ sung<br />
sắt có tỷ lệ TMTS là 47,8%. Mối liên quan này có<br />
ý nghĩa thống kê, p = 0,023<br />
Qua khai thác tiền căn sản khoa chúng tôi<br />
nhận thấy những thai phụ chưa bỏ thai lần nào<br />
chỉ có 0,7% bị TMTS thai kỳ, và những thai phụ<br />
bỏ thai 1 lần, 2-3 lần bị TMTS thai kỳ chiếm tỷ lệ<br />
lần lượt là 20,8% và 49,2%. Mối liên quan này có<br />
ý nghĩa thống kê (p=0,007).<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008<br />
Ở những thai phụ chưa có con, tỷ lệ TMTS<br />
chiếm khoảng 9% và tỷ lệ này tăng lên cùng với<br />
số con hiện có (thai phụ có 3 con, tỷ lệ TMTS<br />
chiếm 74,2%). Qua phép kiểm χ2 chúng tôi nhận<br />
thấy mối liên quan giữa TMTS và số con hiện có<br />
của thai phụ có ý nghĩa thống kê, với p = 0,011.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Tỷ lệ thiếu máu và TMTS ở phụ nữ mang thai<br />
Từ 302 thai phụ tham gia nghiên cứu được<br />
phân tích, chúng tôi ghi nhận tỷ lệ thiếu máu<br />
trong thai kỳ tại bệnh viện Đại học Y Dược<br />
thành phố Hồ Chí Minh là 20,19%, tỷ lệ TMTS<br />
là 17,21%.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
nhiều hạn chế, vì vậy tỷ lệ thiếu máu, TMTS<br />
trong các nghiên cứu rất cao.<br />
So sánh với nghiên cứu của các tác giả nước<br />
ngoài thì tỷ lệ thiếu máu thai kỳ của chúng tôi<br />
nằm trong giới hạn thay đổi chung của các nước<br />
đang phát triển, từ 25-35%(18). Nhưng tỷ lệ này<br />
cao rất nhiều so với những nước công nghiệp<br />
phát triển, tỷ lệ thiếu máu thai kỳ ở các nứơc này<br />
chỉ từ 5-8%. Và thấp hơn tỷ lệ thiếu máu trong<br />
thai kỳ các nước thuộc thế giới thứ 3(18).<br />
Nghiên cứu tại Mexico năm 1995 cho thấy<br />
thiếu máu gặp nhiều ở thai phụ với tỷ lệ là<br />
18,17%(12).<br />
<br />
Những kết quả nghiên cứu trong trước đây<br />
cho thấy:<br />
<br />
Quan sát trên 3.591 phụ nữ mang thai của 15<br />
tỉnh, Lao QK ghi nhận tỷ lệ thiếu máu vào năm<br />
2004 của thai phụ Trung Quốc là 19,1%(15).<br />
<br />
- Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai theo<br />
công bố của Viện bảo vệ sức khoẻ Bà mẹ – Trẻ<br />
em và trường Đại học Y Khoa Hà Nội vào năm<br />
1994 là 40,4% trên toàn mẫu nghiên cứu(1).<br />
<br />
Tại Ấn Độ, nghiên cứu trên 15 quận cho thấy<br />
tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai là 84,9%,<br />
trong đó tỷ lệ thiếu máu nặng (hemoglobin < 70<br />
g/dl) chiếm đến 13,1%(17).<br />
<br />
Năm 1996, Viện Dinh Dưỡng quốc gia thống<br />
kê trên 53 tỉnh thành trong cả nước ghi nhận tỷ<br />
lệ thiếu máu trong thai kỳ tại Việt Nam là<br />
52,3%(3).<br />
<br />
Nghiên cứu tại Malaysia năm 2005 ghi nhận<br />
tỷ lệ thiếu máu trên 52 thai phụ tham gia nghiên<br />
cứu là 34,6%(5).<br />
<br />
Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, nghiên<br />
cứu của Đặng Thị Hà thực hiện trên 2.084 phụ<br />
nữ mang thai trên 22 quận nội, ngoại thành ghi<br />
nhận tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai là<br />
38,1% và tỷ lệ TMTS là 31,53%(2).<br />
So sánh với các tác giả trong nước, tỷ lệ thiếu<br />
máu, TMTS ở phụ nữ mang thai theo kết quả<br />
nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nhiều(1-3).<br />
Điều này là do nghiên cứu của chúng tôi thực<br />
hiện tại một bệnh viện, mà đặc thù của dân số<br />
nghiên cứu ở đây đa số là có kinh tế đủ ăn và<br />
khá giả. Thai phụ đến khám thai hầu hết đều ý<br />
thức được vấn đề quan trọng của việc khám và<br />
theo dõi sức khỏe bà mẹ và bé. Trong khi đó,<br />
những nghiên cứu của các tác giả khác được<br />
thực hiện tại cộng đồng, đặc biệt là nghiên cứu<br />
của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, khảo sát đến<br />
tận các vùng nông thôn sâu, nơi điều kiện kinh<br />
tế còn nhiều khó khăn, ý thức về chăm sóc sức<br />
khỏe y tế và chăm sóc thai kỳ của người dân còn<br />
<br />
Sản Phụ Khoa<br />
<br />
Tỷ lệ thiếu máu thai kỳ trong nghiên cứu của<br />
chúng tôi là 20,19%, có nhiều khác biệt so với<br />
nghiên cứu của các tác giả nước ngoài. Sự khác<br />
biệt này là do cách chọn mẫu khác nhau, điều<br />
kiện chăm sóc y tế và chăm sóc tiền thai ở mỗi<br />
quốc gia có sự khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung<br />
tỷ lệ thiếu máu trong thai kỳ của các nghiên cứu<br />
trên (cả Việt nam và nước ngoài) đều nằm trong tỷ<br />
lệ thiếu máu chung ở những nước đang phát triển<br />
theo thống kê trên toàn thế giới(5-12),(15-17).<br />
Riêng tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai tại<br />
Ấn Độ cao gấp nhiều lần so với kết quả nghiên<br />
cứu của chúng tôi; điều này có thể do tác giả lựa<br />
chọn đối tượng nghiên cứu và chọn mẫu nghiên<br />
cứu có sự khác biệt.<br />
Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi không<br />
có trường hợp nào thai phụ đến khám thai trong<br />
tình trạng thiếu máu nặng, chủ yếu là thiếu máu<br />
nhẹ và trung bình, trong khi đó nghiên cứu ở Ấn<br />
<br />
5<br />
<br />