Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
<br />
TỶ LỆ SỬ DỤNG BAO CAO SU Ở PHỤ NỮ MẠI DÂM ĐƯỜNG PHỐ <br />
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2012 <br />
Lê Văn Tỉnh*, Trịnh Thị Hoàng Oanh** <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Đặt vấn đề: Việt Nam có tỷ lệ mại dâm nhiễm HIV đứng thứ ba sau tiêm chích ma túy và tình dục đồng <br />
giới. Giám sát trọng điểm được thực hiện vào năm 2010 tại Thành phố Hồ Chí Minh (Tp. HCM) tỷ lệ sử dụng <br />
bao cao su (BCS) là 31%, trong khi đó tỷ lệ sử dụng BCS của cả nước là 77,7%. Mại dâm đường phố(MDĐP) <br />
đối mặt với nguy cơ nhiễm HIV, STI, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cho bạn tình, cộng đồng. <br />
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ sử dụng BCS, kiến thức phòng, chống HIV tác động như thế nào lên <br />
hành vi nguy cơ ở nhóm MDĐP. <br />
Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả trên 358 phụ nữ mại dâm tại các quận nội thành của Tp. <br />
HCM, năm 2012. <br />
Kết quả: Sử dụng BCS: Khách lạ 58,1%, khách quen 34,5%, bạn tình thường xuyên 21,3%, bạn tình không <br />
thường xuyên 40,3%. Kiến thức phòng chống HIV 13,1%. Hành vi nguy cơ trong tháng: khách lạ 51,3%, khách <br />
quen 71,4%, bạn tình thường xuyên 85,9% và bạn tình không thường xuyên 70%. Kiến thức phòng chống HIV <br />
ở những người theo đạo Phật và không theo đạo nào (PR=0,14, KTC95%: 0,04‐0,46). <br />
Trình độ học vấn tăng thì hành vi nguy cơ với khách lạ càng giảm (PR=1,80, KTC95%: 1,15‐2,84). Hồi quy <br />
đa biến: học vấn, sử dụng thu nhập tương tác với kiến thức lên hành vi nguy cơ. <br />
Kết luận: Sử dụng BCS ở nhóm MDĐP thấp. Kiến thức phòng chống HIV thấp, hành vi nguy cơ cao <br />
Từ khóa: Bao cao su, HIV, STI, mại dâm đường phố <br />
<br />
ABSTRACT <br />
PROPORTION OF CONDOM USAGE AMONG FEMALE SEX WORKERS IN HO CHI MINH IN 2012 <br />
Le Van Tinh, Trinh Thi Hoang Oanh <br />
* Y Hoc Tp. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 349 – 355 <br />
Background: In Vietnam, female sex workers (FSWs) are one of the highest prevalent targets of HIV <br />
infection after infection drug user drugsand men have sex with men (MSM). Data from sentinel <br />
surveillanceinHoChi Minh City in 2010 showed that the proportion of using condom among female sex workers <br />
was 31%, while this proportion was 77.7% among general population. Female sex workers also confront with <br />
high risks of developing HIV, STIs, and other potential infections those could be transmitted to their partners and <br />
communities through sexual activities. <br />
Objectives: To determine the proportion of condom usage and knowledge ofHIVprevention among female <br />
sex workers. <br />
Method: Across‐sectional study with358female sex workers living in inner districtsof HoChi MinhCity was <br />
conducted in 2012. <br />
Results: The proportion of condom usage use among inregular customers was 58.1%, regular customers <br />
were 34.5%, regular partners was 21.3%, and inregular partners was 40.3%. Knowledge ofHIVprevention <br />
among female sex workers was13.1%. The proportion of high risk behaviorsin last month was 51.3% among <br />
Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch <br />
** Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh <br />
Tác giả liên lạc: Ths. Lê Văn Tỉnh ĐT: 091 9408517 Email: levantinh74@gmail.com <br />
*<br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br />
<br />
349<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
inregular customers, 71.4% among regular customers, 85.9% among regular partnersand70% among inregular <br />
partner. Buddism was a factor affected to knowledge ofHIVprevention(PR =0.14, 95% CI: 0.04 to 0.46). Sex <br />
workers with higher education was performed less risk behaviors with inregular customers compared to lower <br />
education counterparts(PR =1.80, 95% CI: 1.15 to 2.84). The multivariateregression analysis showed that <br />
education and household incomeaffected to knowledgeofrisk behaviors. <br />
Conclusions: The use of condom among FSWs was at low proportion. Their knowledgeofHIV prevention <br />
was also low and they were performed high risk of HIV infected behavior. <br />
Keyworks: Condom, HIV, STI, female sex workers. <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu <br />
<br />
Dịch HIV/AIDS tại Việt Nam hiện chủ yếu tập <br />
trung trong các nhóm nguy cơ cao, với tỷ lệ hiện <br />
nhiễm cao trong các nhóm tiêm chích ma túy, nữ <br />
mại dâm và khách mua dâm, và nam quan hệ tình <br />
dục (QHTD) đồng giới. Mối liên hệ nhân quả giữa <br />
các nhóm nguy cơ cao, tiếp tục là nguyên nhân gia <br />
tăng của dịch HIV tại Việt Nam(8). <br />
<br />
Xác định tỷ lệ sử dụng BCS trong QHTD <br />
trong nhóm nữ MDĐP. <br />
<br />
Thời gian qua, hoạt động mại dâm trên địa <br />
bàn Tp. HCM có chiều hướng tăng và hình thức <br />
hoạt động ngày càng tinh vi, có khoảng 53,8% <br />
đối tượng từ các tỉnh khác(3). Tính trên toàn <br />
thành phố có khoảng gần 5.000 đối tượng bán <br />
dâm (chiếm 17% so với cả nước)(8) <br />
Hàng năm, Ủy ban phòng chống AIDS Tp. <br />
HCMđều thực hiện chương trình giám sát <br />
trọng điểm, như năm 2010 thì tỷ lệ sử dụng <br />
Bao cao su (BCS) trong quần thể nghiên cứu là <br />
31%. Theo kết quả của giám sát lồng ghép các <br />
chỉ số hành vi và sinh học HIV/STI, giám sát <br />
kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học vòng 2 <br />
năm 2009 cho thấy tỷ lệ sử dụng BCS ở nhóm <br />
này tại Tp. HCMchỉ là 25%, trong khi đó báo <br />
cáo Quốc gia lần thứ tư thực hiện tuyên bố <br />
cam kết về HIV/AIDS năm 2010 thì tỷ lệ sử <br />
dụng BCS thường xuyên khi QDTD với khách <br />
hàng cả nước là 77,7%(7). <br />
Tp. HCM là thành phố đông dân nhất so <br />
với cả nước, là trung tâm kinh tế, vănhóa, giáo <br />
dụcvà có tầm quan trọng trong khu vực Đông <br />
Nam Á(1). Với đặc điểm địa lý thuận tiện, dân <br />
cư đông đúc, đây là nơi lý tưởng của các đối <br />
tượng mại dâm từ các tỉnh đổ về thành phố để <br />
hành nghề. <br />
<br />
350<br />
<br />
Xác định tỷ lệ có kiến thức đúng về phòng, <br />
chống lây nhiễm HIV trong nhóm nữ MDĐP. <br />
Xác định mối liên quan giữa kiến thức chung <br />
về phòng, chống lây nhiễm HIV với hành vi <br />
nguy cơ trong nhóm đối tượng trên. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Nghiên cứu cắt ngang mô tả tại Tp. HCM từ <br />
tháng 7 năm 2011 đến tháng 9 năm 2012. Tổng <br />
cộng có 394 NMD đã được lựa chọn từ 19 quận <br />
nội thành. <br />
Sử dụng phương pháp hòn tuyết lăn <br />
(snowballing) để tìm kiếm các cụm trên địa bàn. <br />
Thông tin được ghi lại vào phiếu thu thập số <br />
liệu, trong đó ghi rõ địa chỉ, các dấu hiệu đặc <br />
biệt để nhận biết và ước tính kích thước quần <br />
thể[1]. Kết quả có 100 cụm được xác lập tại 19 <br />
quận nội thành. <br />
Các cụm sẽ được lựa chọn với xác suất bằng <br />
nhau thông qua việc bốc thăm ngẫu nhiên để <br />
xây dựng mẫu nghiên cứu, có 42 cụm trong tổng <br />
số 100 cụm đã được lựa chọn. Tại các cụm, số <br />
lượng cá nhân có đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên <br />
cứu được chọn một cách toàn bộ. Phỏng vấn <br />
viên là giáo dục viên đồng đẳng, được lựa chọn <br />
dựa trên các tiêu chí như nhau và được huấn <br />
luyện cùng một lúc. <br />
Thống kê mô tả, tần số và phần trăm được <br />
tính cho tất cả các biến số gồm: Tần số và phần <br />
trăm của các biến số nền, phần trăm về kiến <br />
thức, nhận thức nguy cơ, thực trạng nhiễm STI, <br />
tiếp cận với can thiệp dự phòng. Trung bình, độ <br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
lệch chuẩn hoặc trung vị, khoảng tứ vị của các <br />
biến số: tuổi QHTD lần đầu, số lượng các loại <br />
bạn tình. <br />
Phân tích các mối liên quan: Dùng kiểm định <br />
chi bình phương để xác định mối liên quan giữa <br />
đặc tính nền, kiến thức về phòng, chống HIV và <br />
hành vi nguy cơ của nhóm nữ MDĐP. Phân tích <br />
phân tầng theo các biến số kiểm soát tương tác <br />
tiềm ẩn (tuổi, trình độ học vấn, tôn giáo). <br />
<br />
Độ tuổi của nhóm nữ MDĐP ≥30trong <br />
nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao nhất 50,1%; Chỉ có <br />
0,6% đối tượng trong nghiên cứu có trình độ <br />
trung cấp, mù chữ 14%; Phần lớn là theo đạo <br />
Phật chiếm đến 55,6%; Tỷ lệ chưa có gia đình <br />
chiếm đến 39,7%. Tuổi quan hệ tình dục lần đầu <br />
lấy tiền nhỏ nhất là 13, cao nhất là 52. <br />
Bảng 2: Tính biến động ở nhóm mại dâm đường phố, <br />
n=358 <br />
Biến số<br />
Nơi sinh<br />
<br />
Tần suất<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Tp. HCM<br />
Tỉnh khác<br />
Thời gian hành nghề tại Tp. HCM<br />
<br />
135<br />
223<br />
<br />
37,7<br />
62,3<br />
<br />
< 1 năm<br />
1 – 2 năm<br />
> 2 năm<br />
Tổng số bạn tình trong tháng: Trung<br />
vị (khoảng tứ vị), N=328<br />
Số khách lạ: Trung vị (khoảng tứ vị),<br />
N=328<br />
Số khách quen: Trung vị (khoảng tứ<br />
vị), N=333<br />
Số BTTX: Trung vị (khoảng tứ vị),<br />
N=349<br />
Số BTKTX: Trung vị (khoảng tứ vị),<br />
N=347<br />
<br />
31<br />
70<br />
251<br />
30<br />
<br />
8,8<br />
19,9<br />
71,3<br />
17-45<br />
<br />
15<br />
<br />
6-30<br />
<br />
8<br />
<br />
5-13<br />
<br />
1<br />
<br />
0-3<br />
<br />
0<br />
<br />
0-2<br />
<br />
KẾT QUẢ <br />
Cỡ mẫu nghiên cứu được ước lượng là 394 <br />
được phỏng vấn từ 42 cụm trong tổng số 100 <br />
cụm tại 19 quận nội thành Tp. HCM, tổng số bộ <br />
câu hỏi thu lại là 394 bộ, có 16 bộ câu hỏi không <br />
đạt yêu cầu. Tỷ lệ mất mẫu là 4,1%, có 358 bộ <br />
câu hỏi được đưa vào nhập liệu và phân tích. <br />
Bảng 1: Đặc tính dân số học và tuổi quan hệ tình dục <br />
lần đầu lấy tiền ở nhóm MDĐP (n=358) <br />
Biến số<br />
<br />
Tần suất Tỷ lệ (%)<br />
<br />