TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG VÀ NHIỄM GIUN RẤT CAO<br />
Ở TRẺ 12 - 36 THÁNG TUỔI NGƯỜI VÂN KIỀU VÀ PAKOH<br />
TẠI HUYỆN ĐAKRÔNG, TỈNH QUẢNG TRỊ<br />
Trần Thị Lan1, Lê Thị Hương2, Nguyễn Xuân Ninh3<br />
(1) Tổ chức Cứu trợ Trẻ em;<br />
(2) Viện Dinh dưỡng;<br />
(3)Viện Đào tạo YHDP-YTCC, Đại học Y Hà Nội<br />
Tóm tắt<br />
Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng, nhiễm giun của trẻ em 12-36 tháng tuổi tại huyện<br />
Đakrông tỉnh Quảng Trị và tìm hiểu một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp<br />
nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành năm 2010, trên 680 trẻ từ 12 đến 36 tháng<br />
tuổi của 4 xã tại huyện Đakrông, Quảng Trị. Kết quả: Cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ<br />
cân là 55,0%, suy dinh dưỡng thể thấp còi là 66,5% và suy dinh dưỡng thể gầy còm là 16,2%.<br />
Tỷ lệ suy dinh dưỡng có chiều hướng tăng theo lứa tuổi của trẻ. Tỷ lệ nhiễm giun là 31,6%,<br />
trong đó nhiễm giun đũa là 24,6%, giun móc (6,5%) và giun tóc (6,2%). Tỷ lệ nhiễm giun ở<br />
trẻ dưới 2 tuổi cũng rất khá 27,0%. Tỷ lệ nhiễm giun phân bố khá đều giữa nhóm trẻ suy dinh<br />
dưỡng và nhóm trẻ không suy dinh dưỡng. Khuyến nghị: Nên triển khai biện pháp tẩy giun<br />
sớm từ 12 tháng tuổi, như là biện pháp kết hợp quan trọng phòng chống suy dinh dưỡng cho<br />
trẻ em dân tộc Vân Kiều và Pakoh ở Quảng Trị.<br />
Từ khóa: Suy dinh dưỡng, nhiễm giun, trẻ 12-36 tháng tuổi.<br />
Abstract:<br />
HIGH PREVALENCE OF MALNUTRITON AND WORM INFECTION<br />
AMONG VAN KIEU AND PAKOH CHILDREN AGED 12-36 MONTHS<br />
IN DAKRONG DISTRICT, QUANG TRI PROVINCE<br />
Tran Thi Lan1, Le Thi Huong2, Nguyen Xuan Ninh3<br />
(1) Save The Children<br />
(2) Institute of Nutrition<br />
(3) Institute of Public Health & Preventive Medicine, Ha Noi University of Medicine<br />
Objectives: Assess the nutritional status, worm infection status and some related factors<br />
among children aged 12-36 months of Dakrong district, Quang Tri province. Subject and<br />
method: A cross sectional study was carried out in 2010, in 680 children aged 12-36 months<br />
in 4 communes of Dakrong district, Quang Tri province. Results: The malnutrition rate<br />
was 55.0% for underweight, 66.5% for stunting and 16.2% for wasting. The prevalence of<br />
malnutrition increases by age group. The prevalence of worm infection was 31.6%, the highest<br />
prevalence was belong to Ascaris infection (24.6%), followed by Hookworm and Trichuris<br />
(6.5% and 6.2%, respectively). The prevalence of worm infection among children under two is<br />
very high (27.0%). The prevalence of worm infection was distributed quite equally between the<br />
malnutrition children group and normal children group. Recommendation: Early deworming<br />
forchildren from 12 months should be considered as important strategy against the malnutrition<br />
of children in Dakrong district, Quang Tri province.<br />
Key words: Malnutrition, worm infection, children 12—36 months<br />
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 11<br />
<br />
129<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Suy dinh dưỡng trẻ em vẫn phổ biến ở mức<br />
có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng tại nhiều quốc<br />
gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Bệnh<br />
gây nhiều hậu quả không tốt đến phát triển trí<br />
tuệ và thể lực của trẻ những năm tiếp theo.<br />
Về mặt xã hội, suy dinh dưỡng gây nhiều<br />
thiệt hại về kinh tế, kìm hãm sự phát triển<br />
kinh tế bởi nó trực tiếp ảnh hưởng tới nguồn<br />
nhân lực, ảnh hưởng tới giống nòi. Tỷ lệ suy<br />
dinh dưỡng cao thường đi đôi với nghèo đói,<br />
Ngân hàng Thế giới (WB) đã ước tính suy<br />
dinh dưỡng thấp còi làm giảm 5% GDP mỗi<br />
năm ở các nước Đông Nam Á. Những nghiên<br />
cứu gần đây còn cho thấy những trẻ bị thấp<br />
còi trong những năm đầu của cuộc đời sau<br />
này thường có nguy cơ cao bị béo phì so với<br />
trẻ bình thường [1].<br />
Kèm theo ăn thiếu, trẻ em tại các nước<br />
đang phát triển dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn<br />
như viêm hô hấp, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy,<br />
nhiễm giun sán đường ruột... các bệnh này<br />
lại càng làm nặng thêm tình trạng suy dinh<br />
dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.<br />
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới<br />
(WHO) năm 2002, có đến 230 triệu trẻ em từ<br />
0-4 tuổi bị nhiễm giun, vùng bị nhiễm nhiều<br />
nhất là các nước thuộc khu vực châu Á, Trung<br />
Quốc, Ấn Độ và khu vực sa mạc Sahara [10].<br />
Nhiễm ký sinh trùng đường ruột là yếu tố<br />
nguy cơ của suy dinh dưỡng và thiếu vi chất<br />
dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.<br />
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu về: “Tình<br />
trạng dinh dưỡng và nhiễm giun của trẻ em<br />
12 đến 36 tháng tuổi của huyện Đakrông”<br />
với mục tiêu:<br />
1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và<br />
nhiễm giun của trẻ em 12-36 tháng tuổi tại<br />
huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị năm 2010.<br />
2. Tìm hiểu mối liên quan giữa tình<br />
trạng dinh dưỡng và nhiễm giun ở trẻ 12-36<br />
tháng tuổi tại huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị<br />
năm 2010.<br />
130<br />
<br />
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Đối tượng nghiên cứu: trẻ em 12-36<br />
tháng tuổi và các bà mẹ<br />
2.2. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu<br />
được tiến hành theo phương pháp nghiên cứu<br />
mô tả cắt ngang<br />
2.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu:<br />
Nghiên cứu được tiến hành trên 680 trẻ từ 12<br />
đến 36 tháng tuổi của 4 xã tại huyện Đakrông<br />
(2 xã đại diện cho vùng người Pakoh; 2 xã đại<br />
diện cho vùng người Vân Kiều).<br />
2.4. Thu thập số liệu:<br />
• Cân đo trẻ để xác định tình trạng dinh<br />
dưỡng của trẻ theo 3 chỉ số nhân trắc: Cân<br />
nặng/tuổi, chiều cao/tuổi, cân nặng/chiều cao<br />
theo hướng dẫn của WHO 2005 [8].<br />
• Đánh giá tình trạng nhiễm giun thông<br />
qua xét nghiệm trứng giun trong phân: Kỹ<br />
thuật xét nghiệm phân bằng phương pháp<br />
Kato-Katz [10]<br />
+ Cường độ nhiễm giun tính theo số lượng<br />
trứng giun trên 1g phân được xác định qua xét<br />
nghiệm Kato-Katz và được phân loại theo tiêu<br />
chuẩn của WHO, 2002 [10].<br />
Các loại giun Nhiễm nhẹ Nhiễm TB<br />
<br />
Nhiễm<br />
nặng<br />
<br />
A.<br />
Lumbicoides<br />
(Giun đũa)<br />
<br />
1-4999<br />
epg<br />
<br />
5000-49999 ≥50000<br />
epg<br />
epg<br />
<br />
T. Trichlura<br />
(Giun tóc)<br />
<br />
1-999<br />
epg<br />
<br />
1000-9999 ≥ 10000<br />
epg<br />
epg<br />
<br />
Hookworms<br />
(Giun móc)<br />
<br />
1-1999<br />
epg<br />
<br />
2000-3999<br />
epg<br />
<br />
≥ 4000<br />
epg<br />
<br />
3. KẾT QUẢ<br />
Đặc điểm của trẻ tham gia nghiên cứu:<br />
Trong số 680 trẻ tham gia nghiên cứu, trẻ trai<br />
chiếm 55,9%, trẻ gái chiếm 44,1%. Tỷ lệ trẻ<br />
trên 2 tuổi là 54,3%; dưới 2 tuổi là 45,7%.<br />
Trong đó: trẻ em người Vân Kiều (66,3%),<br />
Pakoh (31,6%), chỉ có 1 số nhỏ trẻ người Kinh<br />
(1,5%) và dân tộc khác (0,6%).<br />
<br />
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 11<br />
<br />
3.1. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ<br />
3.1.1. Tỷ lệ suy dinh dưỡng chung<br />
<br />
lệ suy dinh dưỡng thấp còi cũng tăng dần theo<br />
tuổi 53,3% (nhóm trẻ 12-17 tháng tuổi), 64,2%<br />
(nhóm trẻ 18-23 tháng tuổi); 69,8% (nhóm trẻ<br />
24-29 tháng tuổi) và cao nhất ở nhóm trẻ 3036 tháng tuổi (74,3%). Trong khi đó, tỷ lệ suy<br />
dinh dưỡng thể gầy còm (suy dinh dưỡng cấp<br />
tính) lại cao nhất ở nhóm trẻ 12-17 tháng tuổi<br />
(23,0%), sau đó giảm dần khi trẻ lớn.<br />
<br />
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ theo ba thể<br />
Biểu đồ 3.1 cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ<br />
em từ 12 - 36 tháng tuổi tại địa bàn nghiên cứu<br />
ở mức rất cao về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng<br />
với cả 3 thể: 55,0% trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ<br />
cân; 66,5% trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi và<br />
16,2% trẻ suy dinh dưỡng thể gầy còm.<br />
3.1.2. Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo giới<br />
Biểu đồ 3.2 cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng<br />
thể nhẹ cân ở trẻ trai và trẻ gái như nhau<br />
(55,0%); tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở<br />
trẻ trai và trẻ gái là 68,2% và 64,3%; tỷ lệ suy<br />
dinh dưỡng thể gầy còm là 18,4% và 13,3%.<br />
Sự khác biệt giữa tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ<br />
trai và trẻ gái của cả 3 thể không có ý nghĩa<br />
thống kê (p>0,05).<br />
<br />
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ<br />
theo nhóm tuổi<br />
3.1.4. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ theo dân tộc<br />
Biểu đồ 3.4. cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng<br />
ở trẻ người dân tộc thiểu số (Vân Kiều và<br />
Pakoh) tương đương nhau, đều thuộc mức rất<br />
cao về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng cao hơn có<br />
ý nghĩa (p0,05<br />
<br />
Tình trạng nhiễm giun đũa<br />
Trẻ không bị nhiễm giun đũa<br />
Trẻ bị bị nhiễm giun đũa<br />
<br />
225<br />
81<br />
<br />
43,9<br />
48,5<br />
<br />
288<br />
86<br />
<br />
56,1<br />
51,5<br />
<br />
>0,05<br />
<br />
Tình trạng nhiễm giun tóc<br />
Trẻ không bị nhiễm giun tóc<br />
Trẻ bị nhiễm giun tóc<br />
<br />
284<br />
22<br />
<br />
44,5<br />
52,4<br />
<br />
354<br />
20<br />
<br />
55,5<br />
47,6<br />
<br />
>0,05<br />
<br />
Tình trạng nhiễm giun móc<br />
Trẻ không bị nhiễm giun móc<br />
Trẻ bị nhiễm giun móc<br />
<br />
288<br />
18<br />
<br />
45,3<br />
40,9<br />
<br />
348<br />
26<br />
<br />
54,7<br />
59,1<br />
<br />
>0,05<br />
<br />
Tình trạng nhiễm giun chung<br />
Trẻ không bị nhiễm giun<br />
Trẻ bị nhiễm giun<br />
<br />
157<br />
71<br />
<br />
33,8<br />
33,0<br />
<br />
308<br />
144<br />
<br />
66,2<br />
67,0<br />
<br />
>0,05<br />
<br />
Tình trạng nhiễm giun đũa<br />
Trẻ không bị nhiễm giun đũa<br />
Trẻ bị nhiễm giun đũa<br />
<br />
170<br />
58<br />
<br />
33,1<br />
34,7<br />
<br />
343<br />
109<br />
<br />
66,9<br />
65,3<br />
<br />
>0,05<br />
<br />
Tình trạng nhiễm giun tóc<br />
Trẻ không bị nhiễm giun tóc<br />
Trẻ bị nhiễm giun tóc<br />
<br />
214<br />
14<br />
<br />
33,5<br />
33,3<br />
<br />
424<br />
28<br />
<br />
66,5<br />
66,7<br />
<br />
>0,05<br />
<br />
Tình trạng nhiễm giun móc<br />
Trẻ không bị nhiễm giun móc<br />
Trẻ bị nhiễm giun móc<br />
<br />
218<br />
10<br />
<br />
34,3<br />
22,7<br />
<br />
418<br />
34<br />
<br />
65,7<br />
77,3<br />
<br />
>0,05<br />
<br />
Liên quan đến SDD thể nhẹ cân<br />
<br />
Liên quan đến suy dinh dưỡng thể thấp còi<br />
<br />
132<br />
<br />
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 11<br />
<br />
4. BÀN LUẬN<br />
Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng tỷ<br />
lệ suy dinh dưỡng của trẻ 12-36 tháng tại địa<br />
bàn điều tra thuộc mức rất cao về ý nghĩa sức<br />
khỏe cộng đồng. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so<br />
với số liệu thống kê suy dinh dưỡng trẻ em