TẠP CHÍ NHI KHOA 2013, 6, 1<br />
<br />
U NGUYÊN BÀO THẬN ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN NHI<br />
TRUNG ƯƠNG THEO PHÁC ĐỒ SIOP 2001<br />
Trần Đức Hậu<br />
Bệnh viện Nhi Trung ương<br />
TÓM TẮT<br />
Mục đích: Đánh giá kết quả điều trị và khả năng áp dụng của phác đồ SIOP 2001. Phương<br />
pháp: Áp dụng phác đồ SIOP 2001 cho tất cả bệnh nhân đủ tiêu chuẩn lựa chọn. Kết quả:<br />
Từ 7 -2008 đến 11-2011 có 56 bệnh nhân được nghiên cứu. 42 bệnh nhân được chẩn đoán<br />
xác định u nguyên bào thận, 5 được phẫu thuật ngay và 37 điều trị hóa chất trước phẫu thuật,<br />
giai đoạn sau phẫu thuật là: I: 14, II: 16 và III: 7. Đến 30-6-2012, 4 bệnh nhân tử vong, 2 tái<br />
phát và 1 bỏ điều trị. Chẩn đoán hình ảnh đúng với giải phẫu bệnh 39/50 bệnh nhân (78%).<br />
Điều trị hóa chất trước phẫu thuật làm hạ thấp giai đoạn: 37,8% bệnh nhân ở giai đoạn I, thấp<br />
hơn các nghiên cứu của SIOP đạt khoảng 60%. 8 bệnh nhân (19%) dùng doxorubicin và tia<br />
xạ. 85,4% bệnh nhân đang sống khỏe mạnh ( theo dõi 6-46 tháng, trung bình 26 tháng). Kết<br />
luận: Phác đồ SIOP 2001 có thể áp dụng được và có kết quả tương đối tốt, tuy vậy cần theo<br />
dõi dài hơn.<br />
Từ khóa: U nguyên bào thận, phác đồ SIOP 2001, điều trị hóa chất trước phẫu thuật.<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
U nguyên bào thận là bệnh thường gặp nhất<br />
trong các ung thư thận ở trẻ em, chiếm 85% các<br />
bệnh ác tính ở thận ở bệnh nhân dưới 18 tuổi. Tại<br />
Bệnh viện Nhi Trung ương, hai phác đồ phổ biến<br />
trên thế giới là NWTS 5 và SIOP 2001 đã được<br />
áp dụng để điều trị. Việc áp dụng phác đồ NWTS<br />
5 đã cho kết quả tốt (1). Trong khuôn khổ hợp tác<br />
quốc tế với dự án của Đại học Lund, Thụy Điển,<br />
chúng tôi áp dụng phác đồ SIOP 2001 nhằm tìm<br />
ra phác đồ điều trị phù hợp nhất với hoàn cảnh<br />
của Việt Nam.<br />
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
Thời gian nghiên cứu từ tháng 7-2008 đến hiện<br />
tại với phương pháp tiến cứu, mô tả và theo dõi<br />
dọc theo phác đồ SIOP 2001. Đối tượng là tất cả<br />
các bệnh nhân tuổi từ 0-18 tuổi, vào điều trị tại<br />
Bệnh viện Nhi Trung ương, chưa điều trị đặc hiệu<br />
với chẩn đoán ung thư thận trước đó, được chẩn<br />
<br />
54<br />
<br />
đoán hình ảnh là u nguyên bào thận hoặc được<br />
chẩn đoán giải phẫu bệnh là u nguyên bào thận<br />
sau phẫu thuật nếu bệnh nhân được phẫu thuật<br />
ngay mà không điều trị hóa chất trước.<br />
Phác đồ SIOP 2001 và các bước áp dụng:<br />
Tất cả bệnh nhân có khối u ở thận hoặc nghi<br />
ngờ u thận trên lâm sàng được làm siêu âm và<br />
CT ổ bụng. Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh sẽ kết luận<br />
là u nguyên bào thận hay bệnh khác của thận ( u<br />
thận khác, bệnh ác tính khác hoặc bệnh khác) và<br />
phân giai đoạn làm 3 nhóm: giai đoạn I-III (không<br />
thể phân biệt giữa các giai đoạn I,II và III bằng<br />
chẩn đoán hình ảnh), IV và V (u ở cả 2 thận). Nếu<br />
chẩn đoán hình ảnh là u nguyên bào thận, bệnh<br />
nhân sẽ được điều trị hóa chất trước phẫu thuật.<br />
Với các bệnh nhân ở giai đoạn I-III, điều trị hóa<br />
chất trong 4 tuần với vincristine và actinomycin<br />
D. Bệnh nhân ở giai đoạn IV được điều trị trong 6<br />
tuần với vincristine, actinomycin D và doxorubicin.<br />
Bệnh nhân ở giai đoạn V sẽ được điều trị theo giai<br />
đoạn cao nhất của 1 trong 2 thận. Sau đợt điều trị<br />
<br />
PHẦN NGHIÊN CỨU<br />
hóa chất này, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật cắt u<br />
và thận tổn thương. Chế độ điều trị sau phẫu thuật<br />
phụ thuộc vào giai đoạn và tính chất mô bệnh học<br />
của khối u sau điều trị hóa chất. Các đánh giá này<br />
cho phép nhìn nhận về đáp ứng với các thuốc hóa<br />
chất của khối u.<br />
Các bệnh nhân dưới 6 tháng tuổi, hoặc có khối<br />
u bị vỡ khi được chẩn đoán, trong quá trình điều trị<br />
hóa chất trước phẫu thuật, hoặc tiến triển nhanh,<br />
hoặc có chẩn đoán hình ảnh là bệnh ác tính khác<br />
ở thận sẽ được phẫu thuật ngay.<br />
Các bệnh nhân có kết quả giải phẫu bệnh là u<br />
nguyên bào thận được điều trị tiếp, theo dõi theo<br />
phác đồ SIOP 2001. Các bệnh nhân có chẩn đoán<br />
khác được loại ra khỏi nghiên cứu và chỉ được<br />
tính vào các thống kê đánh giá độ chính xác của<br />
chẩn đoán hình ảnh.<br />
Phân loại mô bệnh học: u nguyên bào thận sau<br />
điều trị hóa chất trước phẫu thuật được phân loại<br />
thành 9 dạng và chia làm 3 nhóm nguy cơ: thấp,<br />
vừa và cao.<br />
Tình trạng sức khỏe bệnh nhân được chia theo<br />
4 nhóm: sống khoẻ mạnh không có bệnh, sống<br />
thêm toàn bộ, tái phát và tử vong.<br />
Số liệu được xử lý bằng chương trình EPI-Ifo.<br />
Thời gian sống khoẻ mạnh không bệnh ước tính<br />
theo phương pháp Kaplan-Meier với biểu đồ vẽ<br />
bằng chương trình SPSS.<br />
3. KẾT QUẢ<br />
Bệnh nhân và chẩn đoán: từ 1-7-2008 đến<br />
30-11-2011 có 56 bệnh nhân được điều trị theo<br />
phác đồ SIOP 2011 và được theo dõi đến ngày<br />
30-6-2012. Trong đó 5 bệnh nhân đã được phẫu<br />
thuật ngay do có chẩn đoán hình ảnh là khối u vỡ<br />
trong thận (2) và không phải u nguyên bào thận<br />
<br />
(3) với 1 ở giai đoạn I, 3 ở giai đoạn II và 1 ở giai<br />
đoạn III, cả 5 có mô bệnh học nguy cơ trung bình.<br />
51 bệnh nhân được điều trị hóa chất trước phẫu<br />
thuật, trong số này có 2 bệnh nhân bỏ điều trị, 4<br />
bệnh nhân tử vong: 1 do viêm phổi, 1 do shock<br />
phản vệ với thuốc kháng sinh khi có nhiễm trùng, 2<br />
do bệnh tiến triển. 45 bệnh nhân được phẫu thuật<br />
và chẩn đoán mô bệnh học, giai đoạn sau điều trị<br />
hóa chất trước phẫu thuật. Trong số này 37 bệnh<br />
nhân có chẩn đoán xác định là u nguyên bào thận,<br />
8 bệnh nhân có chẩn đoán khác: 4 sarcoma tế<br />
bào sáng của thận, 1 u nguyên bào thần kinh, 1<br />
u trung bì phôi, 2 u dạng rhabdoid (dạng cơ vân)<br />
của thận. Phân loại giai đoạn của 37 bệnh nhân<br />
này trước điều trị hóa chất có 34 ở giai đoạn I-III,<br />
2 ở giai đoạn IV và 1 ở giai đoạn V và sau điều<br />
trị hóa chất là 14 ở giai đoạn I (37,8%) 16 giai<br />
đoạn II (43,2%)và 7 ở giai đoạn III (19%), trong<br />
đó 2 bệnh nhân ở giai đoạn IV trở thành giai đoạn<br />
III. Phân loại mô bệnh học sau điều trị hóa chất: 5<br />
bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ cao (13,5%), 32<br />
bệnh nhân nguy cơ trung bình (86,5%).<br />
Chẩn đoán hình ảnh phù hợp với chẩn đoán<br />
giải phẫu bệnh trong 39/50 trường hợp (78%).<br />
Tổng cộng có 42 bệnh nhân có chẩn đoán giải<br />
phẫu bệnh là u nguyên bào thận được điều trị theo<br />
phác đồ SIOP 2001. Tính đến hết tháng 6 năm<br />
2012, có 4 bệnh nhân tử vong, 2 bệnh nhân tái<br />
phát đang được điều trị tiếp và 1 bỏ điều trị sau<br />
khi được điều trị hóa chất trước phẫu thuật, được<br />
chẩn đoán ở giai đoạn III và mô bệnh học nguy cơ<br />
cao sau phẫu thuật.<br />
Kết quả chung về điều trị: có 41/42 bệnh nhân<br />
được điều trị đầy đủ theo phác đồ, trong đó 35<br />
bệnh nhân đang sống khỏe mạnh không bệnh, đạt<br />
tỉ lệ 85,4%, 37 bệnh nhân đang sống, tỉ lệ sống<br />
thêm toàn bộ là 90,2%.<br />
<br />
55<br />
<br />
TẠP CHÍ NHI KHOA 2013, 6, 1<br />
<br />
Biểu đồ 1. Tỉ lệ sống thêm toàn bộ (OS = overall survival, đường phía trên) và<br />
sống khỏe mạnh không bệnh (EFS = event free survival, đường phía dưới).<br />
Kết quả theo giai đoạn: tất cả 17 bệnh nhân ở<br />
giai đoạn I đều đang sống khỏe mạnh. 19 bệnh<br />
nhân ở giai đoạn II có 3 bệnh nhân tái phát, trong<br />
đó 1 đã tử vong, tỉ lệ sống khỏe mạnh là 84,2%. 8<br />
bệnh nhân ở giai đoạn III có 1 bỏ điều trị ngay sau<br />
<br />
phẫu thuật, 7 bệnh nhân còn lại có 3 đã tử vong: 2<br />
sau tái phát và 1 do bệnh tiến triển nặng, tỉ lệ sống<br />
khỏe mạnh là 57,1%. Kết quả khác biệt giữa các<br />
nhóm có ý nghĩa thống kê với p = 0,017.<br />
<br />
Biểu đồ 2. Tỉ lệ sống khỏe mạnh theo giai đoạn I, II và III, ước tính theo Kaplan-Meier<br />
<br />
56<br />
<br />
PHẦN NGHIÊN CỨU<br />
Kết quả theo mô bệnh học: 5 bệnh nhân thuộc<br />
nhóm nguy cơ cao có 1 bỏ điều trị, 2 sống khỏe<br />
mạnh, 2 tử vong. 37 bệnh nhân thuộc nhóm nguy<br />
cơ trung bình, có 2 bệnh nhân đã tử vong và 2<br />
<br />
bệnh nhân tái phát đang được điều trị . Tỉ lệ sống<br />
khỏe mạnh tương ứng là 50% và 89,2%, sự khác<br />
biệt có ý nghĩa thống kê với p= 0,0182.<br />
<br />
Biểu đồ 3. Tỉ lệ sống khỏe mạnh theo phân loại mô bệnh học: cao và trung bình<br />
Các biến chứng, tai biến trong điều trị:<br />
Có 1 bệnh nhân tử vong do sốc phản vệ với<br />
kháng sinh khi có viêm phổi trong giai đoạn điều trị<br />
hóa chất trước phẫu thuật.<br />
Không có bệnh nhân nào bị suy gan, thận hoặc<br />
các hệ cơ quan khác. Có 5 bệnh nhân có sốt giảm<br />
bạch cầu hạt hoặc chỉ có giảm bạch cầu hạt đơn<br />
thuần và phải hoãn điều trị hóa chất, chiếm tỉ lệ<br />
12,2 %.<br />
4. BÀN LUẬN<br />
Về kết quả điều trị: với thời gian theo dõi trung<br />
bình 26 tháng, ngắn nhất 6 tháng, dài nhất 46<br />
tháng, tỉ lệ sống khỏe mạnh không bệnh đạt 85.4%.<br />
Kết quả này thấp hơn so với các nước phát triển<br />
áp dụng phác đồ SIOP 2001: 85-90% bệnh nhân<br />
ở thời điểm 5 năm, ước tính theo Kaplan-Meier<br />
(2). Điều này có thể được giải thích một phần bởi<br />
sau điều trị hóa chất trước phẫu thuật, tỉ lệ bệnh<br />
nhân ở giai đoạn I của chúng tôi là thấp hơn và<br />
ở giai đoạn II là cao hơn so với số liệu của SIOP.<br />
Các nước đang phát triển khi áp dụng phác đồ<br />
<br />
SIOP 2001 có kết quả thấp hơn chúng tôi: 72,7%<br />
bệnh nhân không có biểu hiện bệnh với thời gian<br />
theo dõi gần tương tự (3) đồng thời cũng ghi nhận<br />
nhiều tai biến, tác dụng phụ do hóa chất hơn (4).<br />
Trong phác đồ nghiên cứu SIOP 2001, các<br />
bệnh nhân ở giai đoạn II, nguy cơ trung bình được<br />
phân nhóm ngẫu nhiên thành 2 nhóm có sử dụng<br />
doxorubicin và không dùng. Chúng tôi quyết định<br />
không phân nhóm ngẫu nhiên và không sử dụng<br />
doxorubicin cho tất cả bệnh nhân vì các nghiên<br />
cứu trước đó của SIOP chưa khẳng định lợi ích<br />
của doxorubicin với những bệnh nhân này, tuy<br />
rằng không phải là phân nhóm ngẫu nhiên (5). Kết<br />
quả công bố ở hội nghị SIOP 2011 cho thấy cách<br />
tiếp cận của chúng tôi là đúng khi số liệu mới nhất,<br />
đủ độ tin cậy khẳng định những bệnh nhân này<br />
không cần dùng doxorubicin vẫn có kết quả điều trị<br />
tương đương các bệnh nhân có sử dụng (6), qua<br />
đó giảm nguy cơ bị suy tim xung huyết sau này.<br />
Sự khác biệt về kết quả điều trị giữa các giai<br />
đoạn I,II và III cũng như tính chất mô bệnh học sau<br />
điều trị hóa chất trước phẫu thuật có kết quả khác<br />
<br />
57<br />
<br />
TẠP CHÍ NHI KHOA 2013, 6, 1<br />
biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,017 và 0,0248.<br />
Như vậy giai đoạn và mô bệnh học có ý nghĩa tiên<br />
lượng với kết quả điều trị.<br />
So với các kết quả của SIOP, sau điều trị hóa<br />
chất trước phẫu thuật, chúng tôi có tỉ lệ bệnh nhân<br />
ở giai đoạn I thấp hơn (37,8% so với 54-62%),<br />
giai đoạn II cao hơn (43,2% so với 20-22%) và<br />
giai đoạn III là tương đương (19% so với 17-20%).<br />
Mục đích của SIOP là làm “hạ giai đoạn” của bệnh<br />
nhân sau điều trị hóa chất trước phẫu thuật để<br />
làm giảm tỉ lệ bệnh nhân phải dùng doxorubicin<br />
và tia xạ (7). Nghiên cứu trước đây của chúng tôi<br />
cho thấy bệnh nhân đến viện Nhi ở các giai đoạn<br />
muộn hơn so với ở các nước phát triển. Các bệnh<br />
nhân ở giai đoạn I có tổng liều thuốc và thời gian<br />
điều trị ít hơn còn ở giai đoạn II và III cao hơn so<br />
với phác đồ NWTS 5 của Mỹ, tuy vậy so sánh thực<br />
sự là rất khó vì giai đoạn theo SIOP là sau khi đã<br />
được điều trị hóa chất trước phẫu thuật còn theo<br />
NWTS của Mỹ là giai đoạn thực sự của bệnh nhân<br />
khi bắt đầu điều trị.<br />
So với các kết quả của SIOP (7) chúng tôi có<br />
tỉ lệ bệnh nhân ở nhóm nguy cơ thấp, trung bình<br />
thấp hơn ( 0%, 86,5% so với 3%, 90%) và nguy cơ<br />
cao cao hơn ( 13,5% so với 7%).<br />
Các biến chứng và tai biến: có 1 bệnh nhân<br />
tử vong do shock phản vệ với thuốc kháng sinh<br />
khi điều trị viêm phổi. Chúng tôi nhìn nhận đây là<br />
trường hợp tử vong liên quan đến điều trị nhưng<br />
không do bệnh ác tính tiến triển hoặc tai biến của<br />
điều trị hóa chất. Không có tai biến, biến chứng<br />
nặng nào do điều trị hóa chất được ghi nhận trong<br />
thời gian nghiên cứu.<br />
Về việc áp dụng phác đồ SIOP 2001 trong hoàn<br />
cảnh Việt Nam: để áp dụng phác đồ này, đòi hỏi<br />
bác sĩ chẩn đoán hình ảnh có kiến thức chuyên<br />
sâu và kinh nghiệm, trong khi u nguyên bào thận<br />
không phải là bệnh thường gặp. Các bác sĩ có kinh<br />
nghiệm của khoa chẩn đoán hình ảnh đưa ra chẩn<br />
đoán là u nguyên bào thận hay bệnh lý khác của<br />
thận (u thận khác, bệnh ác tính khác hoặc bệnh<br />
khác) so với kết quả giải phẫu bệnh chính xác với<br />
78% trường hợp. Chúng tôi nhìn nhận kết quả này<br />
<br />
58<br />
<br />
là chấp nhận được do số liệu của SIOP cho thấy ở<br />
các trung tâm lớn của họ việc chẩn đoán hình ảnh<br />
đúng 95% hoặc thấp hơn so với kết quả giải phẫu<br />
bệnh (8). Ngoài ra, theo thống kê ở các nước phát<br />
triển, u nguyên bào thận chiếm 85% các ung thư<br />
thận, trong khi trong cùng thời gian, tại Bệnh viện<br />
Nhi Trung ương, theo kết quả giải phẫu bệnh, u<br />
nguyên bào thận chỉ chiếm 76% các ung thư thận.<br />
Việc phát triển áp dụng rộng rãi ở các trung tâm<br />
khác sẽ có nhiều khó khăn với chẩn đoán hình<br />
ảnh, bước đầu tiên áp dụng phác đồ. Khi bệnh<br />
nhân không được phẫu thuật do bỏ điều trị, bệnh<br />
nặng hơn hoặc tử vong sẽ không có chẩn đoán<br />
xác định, nếu tỉ lệ này lớn cũng sẽ ảnh hưởng<br />
đến việc đánh giá hiệu quả của phác đồ. Trong<br />
51 bệnh nhân được điều trị hóa chất trước phẫu<br />
thuật, có 6 bệnh nhân không được phẫu thuật và<br />
không có chẩn đoán xác định do bỏ điều trị hoặc<br />
tử vong, chiếm tỉ lệ 7,84%.<br />
5. KẾT LUẬN<br />
Phác đồ SIOP 2001 áp dụng tại Bệnh viện Nhi<br />
Trung ương tuy gặp một số khó khăn khi thực<br />
hiện nhưng có thể vượt qua được và đã thực hiện<br />
tương đối thành công trong vài năm qua. Cần có<br />
thời gian theo dõi dài hơn để đánh giá chính xác<br />
hiệu quả điều trị. Kết quả điều trị ban đầu chưa<br />
cao như ở các nước phát triển nhưng cũng rất khả<br />
quan, là cơ sở để có thể cân nhắc áp dụng mở<br />
rộng ở nhiều bệnh viện khác.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Trần Đức Hậu, Nguyễn Công Khanh<br />
(2006). Kết quả bước đầu điều trị u nguyên bào<br />
thận tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Tạp chí Nhi<br />
khoa, số đặc biệt, trang 293.<br />
2. Pritchard-Jones K, Pritchard J. (2004)<br />
“Success of clinical trials in childhood Wilms’<br />
tumour around the world”. The Lancet; 364: 14681470.<br />
3. Moreira C, Nachef MN, Ziamati S et al<br />
<br />