Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT U NGUYÊN BÀO THẦN KINH <br />
ĐỆM ÁC TÍNH (GLIOBLASTOMA) TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC <br />
Nguyễn Đức Liên*, Hoàng Văn Đức**, Đồng Văn Hệ* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật u nguyên bào thần kinh đệm ác tính glioblastoma <br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 53 bệnh nhân được chẩn đoán, phẫu thuật và có kết quả giải <br />
phẫu bệnh là glioblastoma tại bệnh viện Việt Đức trong 20 tháng (từ 1/2012 đến 8/2013) <br />
Kết quả :Tỷ lệ nam/nữ là 1,94/1; đa số biểu hiện ở nhóm tuổi trên 40 (86,7%).Thời gian diễn biến bệnh <br />
ngắn dưới 3 tháng (83%), lý do đến viện chủ yếu là tăng áp lực nội sọ chiếm 94,3%. Phẫu thuật làm cải thiện <br />
triệu chứng thần kinh sớm (96,2% cải thiện triệu chứng ngay sau mổ). Kết quả khám lại 6 tháng sau mổ: tử <br />
vong 24/45 (53,3%), còn sống sau 6 tháng (48,9%). Nhóm còn sống sau 6 tháng: Karnofsky 80‐100 điểm (19/21 <br />
bệnh nhân = 90,5%), Karnofsky 60‐70 điểm (2/21 = 9,5%). Kết quả điều trị phẫu thuật sau 6 tháng không liên <br />
quan với tuổi, kích thước u và khả năng cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần u (p>0,05). Kết quả điều trị phẫu thuật có <br />
mối liên quan chặt chẽ giữa việc phối hợp điều trị xạ trị và/hoặc hóa chất sau phẫu thuật với RR= 1,6771 (95% <br />
CI: 1,15 – 2,45), với p = 0,0076. Phẫu thuật phối hợp với điều trị xạ trị và/ hoặc hóa chất sau phẫu thuật làm <br />
giảm tỷ lệ tử vong 6 tháng sau phẫu thuật 17,25 lần so với chỉ phẫu thuật đơn thuần (OR= 17,25). <br />
Kết luận: Phẫu thuật làm cải thiện triệu chứng thần kinh sớm ngay sau mổ (96,2%) và xác định bản chất <br />
mô bệnh học. Điều trị xạ trị và/ hoặc hóa chất sau phẫu thuật làm giảm tỷ lệ tử vong 6 tháng sau phẫu thuật <br />
17,25 lần (OR= 17,25, RR = 1,68, p= 0,0076) <br />
Từ khóa: u thần kinh đệm ác tính <br />
<br />
ABSTRACT <br />
ASSESSMENT RESULTS SURGICAL TREATMENT OF GLIOBLASTOMA MULTIFORME <br />
AT VIET‐DUC HOSPITAL. <br />
Nguyen Duc Lien, Hoang Van Duc, Dong Van He <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 149 – 152 <br />
Objective: Evaluation of surgical treatment of patients with glioblastoma multiforme in Viet Duc hospital <br />
Methods: 53 patients with glioblastoma is diagnosed and operated at the Viet‐Duc Hospital. Evaluate the <br />
surgical result at 6 months after operation. <br />
Results: The ratio male/female 1/1,94. More common in older patients (above 40 years old 86,7%) after a <br />
short clinical history ( 40 chiếm <br />
đa số (86,8%) <br />
Diễn biến bệnh <br />
Thời gian từ khi có triệu chứng đầu tiên, đến <br />
khi phẫu thuật: 83,3% dưới 3 tháng. Với lý do <br />
đến viện chủ yếu là tăng áp lực nội sọ (94,3%) <br />
Vị trí u <br />
Vùng trán (30%), thái dương (43,4%), đỉnh <br />
(20,8%), chẩm (1,9%), vùng não thất và thể chai <br />
(3,6%), hố sau (0%). <br />
Khả năng phẫu thuật <br />
Lấy bỏ toàn bộ khối u (36/53 = 67,9%), lấy <br />
một phần khối u (32,1%) <br />
Kết quả phẫu thuật ngay khi ra viện <br />
Cải thiện triệu chứng (51/53 = 96,2%), diễn <br />
biến nặng các triệu chứng do phù não sau mổ <br />
(3,8%). Không có trường hợp nào tử vong sau <br />
mổ và ngay sau mổ, không có trường hợp nào bị <br />
viêm màng não hay chảy máu sau mổ. <br />
Kết quả khám lại 6 tháng sau mổ <br />
Bảng 1: Kết quả 6 tháng sau phẫu thuật liên quan tới <br />
tuổi (N=45) <br />
Dưới 40 tuổi<br />
Trên 40 tuổi<br />
Tổng<br />
<br />
Tử vong<br />
4<br />
20<br />
24<br />
<br />
Karnofsky 60-100<br />
3<br />
18<br />
21<br />
<br />
Tổng<br />
7<br />
38<br />
45<br />
<br />
Khám lại 45 bệnh nhân (84,9%), 8 bệnh <br />
nhân không liên lạc được sau mổ. Tử vong <br />
24/45 (53,3%), còn sống 21/45 (48,9%). Trong số <br />
21 bệnh nhân còn sống: Nhóm có thang điểm <br />
Karnofsky 80‐100 (19/45 = 90,5%), Karnofsky <br />
60‐70 (2/21 = 9,5%) <br />
<br />
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
Test Fisher, p = 1. Như vậy, chưa có sự khác <br />
biệt về kết quả phẫu thuật giữa hai nhóm tuổi <br />
trên 40 và dưới 40 tuổi<br />
<br />
<br />
<br />
Bảng 2: Kết quả 6 tháng sau phẫu thuật liên quan tới <br />
kích thước u <br />
2-4 cm 4-6 cm Trên 6cm<br />
7<br />
13<br />
4<br />
1<br />
15<br />
5<br />
8<br />
28<br />
9<br />
<br />
Tử vong<br />
Karnofsky 60-100<br />
Tổng<br />
<br />
Tổng<br />
24<br />
21<br />
45<br />
<br />
Test Fisher p=0,71. Như vậy, chưa có mối <br />
liên quan giữa kích thước u đến kết quả phẫu <br />
thuật sau 6 tháng. <br />
Bảng 3: Kết quả 6 tháng sau phẫu thuật liên quan tới <br />
khả năng lấy u <br />
Lấy bỏ toàn bộ<br />
Tử vong<br />
Còn sống<br />
Tổng<br />
<br />
15<br />
15<br />
30<br />
<br />
Lấy bỏ một phần<br />
khối u<br />
9<br />
6<br />
15<br />
<br />
Tổng<br />
24<br />
21<br />
45<br />
<br />
RR = 0,87 (95% CI: 0,58‐ 1,32), p = 0,52. Như <br />
vậy chưa có sự khác biệt về tỷ lệ tử vong sau 6 <br />
tháng giữa hai nhóm lấy bỏ toàn bộ hoặc lấy bỏ <br />
một phần khối u. <br />
Bảng 4: Kết quả 6 tháng sau phẫu thuật liên quan tới <br />
điều trị sau phẫu thuật <br />
Tử vong<br />
Còn sống<br />
Tổng<br />
<br />
Phẫu thuật<br />
đơn thuần<br />
23<br />
12<br />
35<br />
<br />
Phẫu thuật + xạ trị<br />
và/hoặc hóa chất<br />
1<br />
9<br />
10<br />
<br />
Tổng<br />
24<br />
21<br />
45<br />
<br />
RR= 1,6771 (95% CI: 1,15 – 2,45), với p = <br />
0,0076. Như vậy có sự khác biệt kết quả điều trị <br />
giữa 2 nhóm được phẫu thuật đơn thuần và <br />
nhóm được phẫu thuật kết hợp với xạ trị và/ <br />
hoặc hóa chất sau phẫu thuật. <br />
OR= 17,25. Như vậy việc điều trị xạ trị và/ <br />
hoặc hóa chất sau phẫu thuật làm giảm nguy cơ <br />
gây tử vong 6 tháng sau phẫu thuật 17,25 lần so <br />
với nhóm chỉ phẫu thuật đơn thuần. <br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Trong nghiên cứu này, tỷ lệ nam/nữ = 1/ <br />
1,91, tuổi trung bình 52,3 ± 9,4. Nhóm tuổi > 40 <br />
chiếm đa số (86,8%). Như vậy, glioblastoma <br />
thường gặp ở lứa tuổi trung niên và tuổi già. Các <br />
<br />
Bệnh Lý Sọ Não <br />
<br />
tác giả khác nghiên cứu về u thần kinh đệm cho <br />
rằng glioblastoma có thể gặp ở bất kỳ tuổi nào, <br />
nhưng thường gặp nhất ở trên 40 tuổi. Kiều <br />
Đình Hùng (2006) nhóm tuổi hay gặp nhất là <br />
trên 40 tuổi chiếm 53,5%(3); Hoàng Minh Đỗ <br />
(2009)(2) nhóm tuổi trên 40 chiếm 59,3%. <br />
Diễn biến triệu chứng <br />
Thường ngắn (dưới 3 tháng chiếm 83,3%), <br />
với lý do đến viện chủ yếu là tăng áp lực nội sọ <br />
(94,3%). Điều này khác biệt với các u tế bào thần <br />
kinh đệm bậc thấp (diễn biến bệnh âm thầm, kéo <br />
dài vài năm). Đây cũng là một đặc trưng của u tế <br />
bào thần kinh đệm ác tính, do tốc độ phát triển <br />
của khối u nhanh, nhu mô não lành xung quanh <br />
không có đủ thời gian để thích nghi với khối <br />
choán chỗ, do vậy triệu chứng biểu hiện chính là <br />
tăng áp lực nội sọ (đau đầu, nôn, phù gai thị). <br />
Trong nghiên cứu này 51 bệnh nhân được chẩn <br />
đoán và phẫu thuật lần đầu u nguyên bào thần <br />
kinh đệm ác tính glioblastoma, 2 bệnh nhân <br />
được phẫu thuật lần 2 với kết quả giải phẫu <br />
bệnh lần đầu là anaplasic astrocytoma. Về cơ chế <br />
bệnh sinh: phần lớn glioblastoma là nguyên phát <br />
(được chẩn đoán ngay từ lần đầu tiên), một số ít <br />
phát triển từ các u tế bào thần kinh đệm bậc thấp <br />
độ II hoặc độ III (như anaplasic astrocytoma, <br />
anaplasic oligodendroglioma....)(1) <br />
Vị trí u <br />
Trên phim chụp cộng hưởng từ sọ não: 100% <br />
u ở vị trí trên lều tiểu não, không có trường hợp <br />
nào ở dưới lều tiểu não. Trong đó u vùng trán <br />
(30%), thái dương (43,4%), đỉnh (20,8%), chẩm <br />
(1,9%), vùng não thất và thể chai (3,6%). Do cỡ <br />
mẫu nghiên cứu của chúng tôi còn nhỏ, nên <br />
trong nghiên cứu này không có trường hợp nào <br />
ở dưới lều tiểu não. Tuy nhiên, nghiên cứu của <br />
các tác giả trên thế giới đều chỉ ra rằng u chủ yếu <br />
phát triển ở bán cầu đại não. <br />
Về điều trị <br />
Trong y văn đều thống nhất đây là một ung <br />
thư, nên cần được phối hợp điều trị nhiều <br />
chuyên khoa như phẫu thuật, xạ trị, xạ phẫu, <br />
hóa trị liệu. Trong đó phẫu thuật nhằm mục đích <br />
<br />
151<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
cắt bỏ tối đa khối u, cải thiện triệu chứng thần <br />
kinh, xác định bản chất mô bệnh học. Trong <br />
nghiên cứu này, có 67,9% bệnh nhân được lấy bỏ <br />
toàn bộ khối u, lấy một phần khối u (32,1%). Kết <br />
quả ngay sau phẫu thuật: cải thiện triệu chứng <br />
(51/53 = 96,2%), diễn biến nặng các triệu chứng <br />
do phù não sau mổ (3,8%). Không có trường hợp <br />
nào tử vong sau mổ và ngay sau mổ, không có <br />
trường hợp nào bị viêm màng não hay chảy máu <br />
sau mổ. <br />
Đánh giá kết quả điều trị 6 tháng sau phẫu <br />
thuật <br />
Liên lạc và khám lại được 45/53 bệnh nhân <br />
(84,9%); 8 bệnh nhân không liên lạc được sau <br />
mổ. Tỷ lệ tử vong 6 tháng sau phẫu thuật là <br />
24/45 (53,3%), tỷ lệ sống sót 6 tháng sau phẫu <br />
thuật 21/45 (48,9%). <br />
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả 6 <br />
tháng sau phẫu thuật, bảng 1 và 2 cho thấy <br />
không có mối liên quan giữa nhóm tuổi, kích <br />
thước u trên phim cộng hưởng từ và kết quả <br />
phẫu thuật. Bảng 3 cho thấy việc phẫu thuật lấy <br />
bỏ toàn bộ khối u hay lấy bỏ một phần khối u <br />
không liên quan đến kết quả 6 tháng sau phẫu <br />
thuật. Việc phẫu thuật lấy bỏ thể tích khối u chủ <br />
yếu có tác dụng cải thiện nhanh triệu chứng thần <br />
kinh ngay sau phẫu thuật, chứ không mang lại <br />
sự khác biệt về kết quả 6 tháng sau phẫu thuật. <br />
Bảng 4 cho thấy có mối liên quan chặt chẽ <br />
giữa việc phối hợp điều trị xạ trị và/hoặc hóa <br />
chất sau phẫu thuật với tỷ lệ tử vong 6 tháng sau <br />
phẫu thuật với RR= 1,6771 (95% CI: 1,15 – 2,45), <br />
với p = 0,0076. Như vậy việc điều trị xạ trị và/ <br />
<br />
hoặc hóa chất sau phẫu thuật làm giảm tỷ lệ tử <br />
vong 6 tháng sau phẫu thuật 17,25 lần so với chỉ <br />
phẫu thuật đơn thuần (OR= 17,25). <br />
<br />
KẾT LUẬN <br />
Qua nghiên cứu 53 bệnh nhân được phẫu <br />
thuật có kết quả giải phẫu bệnh là glioblastoma <br />
tại bệnh viện Việt Đức chúng tôi có nhận xét sau: <br />
Bệnh glioblastoma thường gặp ở lứa tuổi <br />
trên 40, nam nhều hơn nữ. Lý do để bệnh nhân <br />
đi khám bệnh là tăng áp lực nội sọ. Chẩn đoán vị <br />
trí và kích thước u dựa vào chụp cộng hưởng từ <br />
sọ não. Bệnh có khả năng phẫu thuật và kết hợp <br />
điều trị xạ trị và/ hoặc hóa chất sau phẫu thuật <br />
làm giảm nguy cơ tử vong 6 tháng sau phẫu <br />
thuật 17,25 lần so với chỉ điều trị phẫu thuật đơn <br />
thuần (OR= 17,25). <br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
1.<br />
<br />
Greenberg MS (2010). Tumor. Handbook of neurosurgery, 7th <br />
edition, Thieme, NewYork, 582‐769. <br />
<br />
2.<br />
<br />
Hoàng Minh Đỗ (2009). Nghiên cứu chẩn đoán và thái độ điều <br />
trị u não thể glioma ở bán cầu đại não. Luận văn tiến sỹ y học, <br />
Trường đại học Y Hà Nội. <br />
<br />
3.<br />
<br />
Kiều Đình Hùng (2006). Nghiên cứu ứng dụng quang động học <br />
trong điều trị u não trên lều. Luận án Tiến sỹ y học, Trường đại <br />
học y Hà Nội. <br />
<br />
4.<br />
<br />
Scheithauer BW, Hawkins C, Tihan T, et al (2007). WHO <br />
classification of tumors of the central nervous system. 4th <br />
edition, International agency for research on cancer, Lyon, 33‐46. <br />
<br />
<br />
Ngày nhận bài báo <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15/10/2014 <br />
<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo: <br />
<br />
27/10/2014 <br />
<br />
Ngày bài báo được đăng: <br />
<br />
5/12/2014 <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
152<br />
<br />
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh <br />
<br />