Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
U SỢI MẠCH VÒM MŨI HỌNG: NHÂN 3 TRƯỜNG HỢP<br />
PHẪU THUẬT VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA ỐNG NỘI SOI<br />
Lâm Huyền Trân*, Huỳnh Khắc Cường*, Ngô Thế Hải**, Nguyễn Bích Hạnh**, Xà Trường Thành**,<br />
Phạm Bảo Long**, Phạm Đình Nguyên***, Thiều Vĩ Tuấn****<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
U sợi mạch vòm mũi họng là 1 khối u mạch máu lành tính hiếm gặp. Mặc dù chọn lựa điều trị là phẫu thuật,<br />
tuy nhiên vẫn chưa có sự đồng thuận đường tiếp cận nào là tốt nhất.<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Sử dụng ống nội soi trong phẫu thuật cắt u sợi mạch vòm mũi họng.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tại khoa tai mũi họng bệnh viện Nguyễn Tri<br />
Phương từ tháng 6/2011 đến tháng 10/2012. Có 3 bệnh nhân u sợi mạch vòm mũi họng được điều trị.<br />
Thiết kế nghiên cứu: Báo cáo ca lâm sàng.<br />
Kết quả: 3 bệnh nhân nam trẻ có biểu hiện nghẹt mũi 1 bên, chảy máu mũi tái đi tái lại nhiều lần, 1 trong số<br />
3 em trai này còn bị lồi mắt và sưng nửa mặt bất đối xứng. Nội soi mũi cho thấy khối u dưới niêm mạc vùng<br />
cuốn mũi giữa và vòm mũi họng. Dấu hiệu của u tăng sinh mạch máu trên phim chụp CT có cản quang MSCTA<br />
và MRI. 1 trường hợp khối u ở giai đoạn IV theo phân loại của Fish cần thiết phẫu thuật mở theo đường cạnh mũi<br />
ngoài kết hợp với tiếp cận qua nội soi để lấy phần khối u trong xoang bướm. 2 trường hợp còn lại, khối u ở giai<br />
đoạn I và giai đoạn II xâm lấn vào hố chân bướm hàm. Cả 2 trường hợp này phẫu thuật lấy khối u hoàn toàn qua<br />
nội soi.<br />
Kết luận: Tiến bộ chính trong phẫu thuật u sợi mạch vòm mũi họng là đưa vào tiếp cận qua nội soi. Phẫu<br />
thuật cắt u qua đường ngoài là phương pháp kinh điển đã có từ rất lâu. Ngày nay, tiếp cận hiện đại hơn là tiếp<br />
cận qua nội soi. Phẫu thuật cắt u qua nội soi có ưu thế hơn phẫu thuật mở là tránh được sẹo, giảm mất máu trong<br />
khi mổ và giảm biến chứng. Phẫu thuật cắt u qua nội soi có thể được thực hiện an toàn đối với u ở giai đoạn sớm.<br />
Trong trường hợp khối u đã tiến xa, phẫu thuật cắt u qua nội soi có thể dùng phối hợp với đường mổ ngoài để lấy<br />
khối u. Phẫu thuật nội soi có vai trò lớn trong giảm máu mất trong khi mổ.<br />
Từ khóa: U sợi mạch, vòm mũi họng.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
JUVENILE NASOPHARYNGEAL ANGIOFIBROMA, 3 CASES REPORTS<br />
USING ENDOSCOPIC EXCISION.<br />
Lam Huyen Tran, Huynh Khac Cuong, Ngo The Hai, Nguyen Bich Hanh, Xa Truong Thanh,<br />
Pham Bao Long, Pham Đinh Nguyen, Thieu Vi Tuan<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 17 - 21<br />
Juvenile nasopharyngeal angiofibroma is a rare benign vascular tumor of the nasopharynx. Although the<br />
treatment of choice is surgery, there is no consensus on what is the best approach.<br />
Aim: Using endoscopic approach to remove a Juvenile nasopharyngeal angiofibroma.<br />
Material and Methods: Study descriptive, in the Otorhinolaryngology department of Nguyễn Tri Phương<br />
* Bộ môn Tai Mũi Họng ĐHYD TPHCM ** Khoa liên chuyên khoa – bệnh viện Nguyễn Tri Phương<br />
*** Bệnh viện Nhi Đồng 1 **** Bộ môn Tai Mũi Họng Đại học Y Phạm Ngọc Thạch<br />
Tác giả liên lạc: PGS. TS. Lâm Huyền Trân<br />
ĐT: 0913120599<br />
Email: huyentranent@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt<br />
<br />
17<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
hospital from 6/2011- to 10/2012. We analyze 3 patients with angiofibroma undergoing surgical treatment.<br />
Study design: Case report.<br />
Results: 3 young boys presente unilateral nasal obstruction, recurrent epistaxis, 1 of 3 shows a exophtalmos<br />
and facial asymmetry. On nasal endoscopy: a soft vascular and submucosal mass is seen beyond the middle<br />
turbinate and nasopharyngeal mucosa. Diagnosis is confirmed by CT with IV contrast, MSCTA and MRI. 1 case<br />
tumor in stage IV (according to Fish) needs an external rhinotomy combined an endoscopic approach to remove<br />
the tumor in sphenoid sinus. The 2 others, in stage I and II, endonasal endoscopic excision.<br />
Conclusion: The main advancement in the treatment of juvenile nasopharyngeal angiofibroma (JNA) is the<br />
introduction of the endoscopic approach. Surgical excision of JNA has evolved from traditional open approaches to<br />
newer endoscopic approaches. Endoscopic excision of JNA appears to be superior to open techniques in<br />
intraoperative blood loss, and rate of complications. Endonasal endoscopic excision can be performed safety in<br />
early-stage tumors. In advanced lesions, endoscopic sinus surgery can be used as an adjuvant to other external<br />
techniques in order to achieve complete removal and minimal intraoperative blood loss. Endoscopic surgery plays<br />
a great role in reducing the intraoperative bleeding.<br />
Key Words: Angiofibroma, nasopharynx<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
U sợi mạch vòm mũi họng là u lành tính,<br />
giàu mạch máu thường xuất phát ở bờ trên của<br />
lỗ bướm khẩu cái ở bé trai tuổi dậy thì. U sợi<br />
mạch vòm mũi họng là khối u hiếm gặp, chiếm<br />
0,5% khối u vùng đầu cổ. Tuổi trung bình<br />
khoảng 15 tuổi. Triệu chứng phổ biến là nghẹt<br />
mũi và chảy máu mũi. Khoảng 20% bệnh nhân u<br />
phát triển lan vào sàn sọ vào thời điểm bệnh<br />
được chẩn đoán. Thoái lui bệnh 1 cách tự nhiên<br />
thì ít gặp nhưng cũng được quan sát thấy. Liston<br />
(1841), là người đầu tiên thực hiện phẫu thuật cắt<br />
u sợi mạch cho nam thanh niên 21 tuổi. U này có<br />
thể điều trị thành công bằng phẫu thuật hoặc<br />
bằng xạ trị. Có ít dữ liệu cho thấy hóa trị có hiệu<br />
quả. Chủ yếu áp dụng khi cắt u không hoàn toàn<br />
hoặc u tái phát sau xạ trị(1).<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Sử dụng ống nội soi trong phẫu thuật cắt u<br />
sợi mạch vòm mũi họng.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
3 trường hợp u sợi mạch vòm mũi họng tại<br />
bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ tháng 6/201110/2012.<br />
<br />
18<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Báo cáo ca lâm sàng.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Trường hợp 1<br />
Bệnh nhân nam, 22 tuổi, nhập viện vì lồi mắt<br />
bên phải.<br />
Bệnh sử từ 1 năm nay, bệnh nhân phát hiện<br />
nghẹt mũi P tăng dần, có vài lần chảy máu mũi<br />
tự cầm, thỉnh thoảng khạc ra máu. Bệnh nhân đi<br />
khám và điều trị vẫn thấy nghẹt mũi không<br />
giảm. Từ 3 tháng nay, mắt P lồi dần, kèm đỏ mắt.<br />
Bệnh nhân được chụp CT phát hiện có khối u<br />
vùng vòm mũi họng.<br />
Khám lúc vào viện: khối u vòm mũi họng rất<br />
to che lấp toàn bộ vòm và hốc mũi bên phải, khối<br />
u có chân bám rộng ở vùng vòm và phát triển<br />
lên trên vào khe trên,xoang bướm, mật độ khối u<br />
dai chắc. Mắt P lồi, kết mạc mắt cương tụ dãn nở<br />
đặc biệt nhiều ở phần ngoài. Hình ảnh học cho<br />
thấy khối u làm dãn rộng hố chân bướm hàm<br />
bên phải, phát triển vào trong hốc mũi, hố chân<br />
bướm hàm, xâm lấn vào xoang bướm, xâm lấn<br />
ra thành ngoài xoang bướm vào xoang hang và<br />
thần kinh thị giác. Phân loại theo Fish: u sợi<br />
mạch vòm mũi họng giai đoạn IV.<br />
<br />
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
Bệnh nhân được chụp DSA và tắc mạch<br />
trước mổ.<br />
Gây mê hạ huyết áp động mạch xâm lấn,<br />
kiểm soát huyết áp chỉ huy lúc mổ.<br />
Phẫu thuật theo đường cạnh mũi, đục vào hố<br />
lê, mở nắp xương phối hợp với đường rạch khẩu<br />
cái mềm bộc lộ khối u trong hốc mũi và hố chân<br />
bướm hàm. Lấy trọn khối u to 4x5 cm, sau đó<br />
dùng ống nội soi kiểm soát vùng khe trên thấy<br />
còn phần khối u lên khe trên vào xoang bướm và<br />
xoang hang, lấy u qua nội soi ra phần u kích<br />
thước 3x4cm. Máu mất 1500ml, bệnh nhân được<br />
truyền 6 đơn vị máu. Hậu phẫu ổn định, mắt<br />
giảm lồi, giảm cương tụ.<br />
<br />
Trường hợp 2<br />
Bệnh nhân nam 12 tuổi, nhập viện vì chảy<br />
máu mũi ồ ạt.<br />
Bệnh sử: bệnh nhân có những đợt chảy máu<br />
mũi bên trái tái đi tái lại từ 1 năm nay, lúc đầu<br />
lượng ít, tự cầm kèm theo triệu chứng nghẹt mũi<br />
ngày càng tăng. Chiều ngày nhập viện, chảy<br />
máu mũi lượng nhiều không cầm được.<br />
Khám thấy có nhiều máu trong hốc mũi, hút<br />
sạch thấy hốc mũi bên trái bị khối u che lấp và<br />
che lấp vòm mũi họng, khối u to phát triển qua<br />
vòm bên phải, che lấp cửa mũi sau bên phải.<br />
Chụp CTScan và MRI cho thấy hình ảnh khối u<br />
tăng sinh mạch máu với thuốc cản quang, chân<br />
bám ở vòm diện rộng, làm dãn rộng lỗ chân<br />
bướm khẩu cái, đẩy phồng thành sau xoang<br />
hàm. Phân loại u giai đoạn I theo hệ thống phân<br />
loại của Fish.<br />
Bệnh nhân được chụp DSA và tắc mạch<br />
trước mổ 2 ngày.<br />
Hạ huyết áp chỉ huy bằng phương pháp<br />
động mạch xâm lấn.<br />
Phẫu thuật được tiến hành hoàn toàn qua nội<br />
soi mũi.<br />
Đặt thuốc co niêm mạc bằng dung dịch<br />
Xylopha 2 mũi.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
toàn bộ khối u bằng dao điện cắt hút Bovie<br />
suction, lấy ra được khối u to khoảng 4x5cm.<br />
Cầm máu kỹ, máu mất khoảng 300ml.<br />
<br />
Trường hợp 3<br />
Bệnh nhân nam 16 tuổi, nhập viện vì chảy<br />
máu mũi.<br />
Bệnh sử từ 6 tháng nay, bệnh nhân thấy<br />
nghẹt mũi ngày càng tăng, kèm chảy máu mũi<br />
tái đi tái lại, lúc đầu chảy máu mũi tự cầm, về<br />
sau có 2 lần chảy máu mũi không tự cầm phải<br />
nhập bệnh viện tỉnh.<br />
Khám lúc vào viện, hốc mũi trái có khối u to<br />
mật độ chắc, chạm vào dễ chảy máu, vị trí chân<br />
bám rộng ở vùng vòm mũi họng, làm bít cửa<br />
mũi sau cả 2 bên.<br />
Hình ảnh học cho thấy khối u tăng quang<br />
mạnh sau khi tiêm thuốc cản quang, khối u có 2<br />
phần: phần trong hốc mũi và phần trong hố chân<br />
bướm hàm. Phân loại u giai đoạn II theo hệ<br />
thống phân loại của FISH.<br />
Bệnh nhân được chụp DSA và tắc mạch<br />
trước mổ.<br />
Phẫu thuật được tiến hành qua nội soi mũi.<br />
Sau khi đặt thuốc co niêm mạc và chích tê<br />
niêm mạc cuốn mũi giữa bên trái.<br />
Cắt mỏm móc, mở lỗ thông xoang hàm, mở<br />
vách mũi xoang.<br />
Dùng dao cắt đốt cắt phần chân bám của<br />
khối u ở lỗ bướm khẩu cái và vòm mũi họng, u<br />
phát triển lên trên vào xoang bướm và vào đuôi<br />
cuốn mũi giữa. Lấy ra được u kích thước 4x5 cm.<br />
Rạch niêm mạc thành sau xoang hàm. Dùng<br />
đục bật nắp xương thành sau xoang hàm, tìm<br />
phần khối u ở hố chân bướm hàm. Lấy ra được u<br />
kích thước 2x3 cm.<br />
Máu mất khoảng 250ml.<br />
Đặt surgicel hố mổ. Nhét mèche mũi trước<br />
cầm máu.<br />
Hậu phẫu ổn định.<br />
<br />
Chích tê đuôi cuốn mũi giữa bên trái bằng<br />
dung dịch Lidocain 2%- Adrenalin 1/100.000. cắt<br />
<br />
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt<br />
<br />
19<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
BÀN LUẬN<br />
Phân loại<br />
<br />
Mục đích của việc phân loại khối u là giúp việc phân giai đoạn khối u để xác định có khả năng cắt<br />
khối u hoàn toàn khi phẫu thuật không và có nguy cơ có biến chứng không ?<br />
Bảng 1: Phân giai đoạn u.<br />
Chandler 1984<br />
I: khối u ở vòm mũi họng<br />
<br />
II: khối u lan vào hốc mũi<br />
hoặc lan vào xoang<br />
bướm<br />
<br />
III: khối u lan vào xoang<br />
hàm, xoang sàng, hố<br />
chân bướm hàm, ổ<br />
mắt hoặc vùng má<br />
<br />
IV: u nội sọ<br />
<br />
Sessions 1981<br />
IA: u giới hạn ở mũi hoặc ở<br />
vòm mũi họng<br />
IB: u lan vào ≥ 1 xoang<br />
<br />
Radkowski 1996<br />
Fish<br />
IA: u giới hạn ở mũi hoặc vùng I: khối u giới hạn trong vùng mũi<br />
mũi họng<br />
họng, phá hủy xương không<br />
IB: u lan vào 1 hoặc nhiều xoang đáng kể hoặc chỉ giới hạn đến<br />
vùng lỗ bướm khẩu cái<br />
IIA: u lan rộng tối thiểu vào hố IIA: u lan tối thiểu vào hố chân II: khối u phát triển vào hố chân<br />
chân bướm hàm<br />
bướm hàm<br />
bướm hoặc phát triển vào trong<br />
xoang hàm, xoang sàng hoặc<br />
IIB: U chiếm toàn bộ hố chân IIB: khối u chiếm hố chân bướm<br />
bướm hàm ± kèm theo ăn<br />
hàm nhưng không ăn mòn ổ xoang bướm có phá hủy xương<br />
mòn xương ổ mắt<br />
mắt.<br />
IIC: U phát triển vào hố dưới IIC: u phát triển vào hố dưới thái<br />
thái dương ± xâm lấn vào<br />
dương nhưng không xâm<br />
má<br />
nhập vào vùng má hoặc<br />
mảnh chân bướm<br />
III: u phát triển vào nội sọ<br />
III<br />
III: khối u xâm lấn vào hố dưới thái<br />
dương hoặc ổ mắt<br />
IIIA: u ăn mòn đáy sọ (hố sọ giữa<br />
hoặc chân bướm)<br />
IIIA: không xâm lấn vào nội sọ<br />
III B: u ăn mòn đáy sọ kèm lan IIIB: xâm lấn nội sọ nhưng ở ngoài<br />
rộng vào nội sọ có hoặc<br />
màng cứng<br />
không có tổn thương xoang<br />
hang<br />
IV: u xâm lấn nội sọ trong màng<br />
cứng<br />
IVA: không xâm lấn xoang hang,<br />
hố yên hoặc giao thoa thị<br />
IVB: có xâm lấn xoang hang, hố<br />
yên hoặc giao thoa thị giác<br />
<br />
Chúng tôi chọn cách phân loại của Fish vì<br />
cách phân loại này rất chi tiết đến các cấu trúc<br />
giải phẫu quan trọng như xoang hang và giao<br />
thoa thị đặc biệt là đối với khối u ở giai đoạn III<br />
và giai đoạn IV.Phân loại tỷ mỉ giúp thầy thuốc<br />
chọn lựa phương pháp điều trị tối u, kiểm soát u<br />
tại chỗ tối đa, giảm thiểu biến chứng.<br />
<br />
Phương pháp điều trị<br />
Hai phương pháp điều trị được nhiều tác giả<br />
ủng hộ nhất ngày nay đứng đầu là phẫu thuật và<br />
kế đến là xạ trị. Phẫu thuật được áp dụng cho đa<br />
số trường hợp. Xạ trị dùng cho những trường<br />
hợp u quá to xâm lấn nội sọ mà không thể phẫu<br />
thuật được.<br />
Hình ảnh học: Hình ảnh chụp CT, MRI có cản<br />
quang là thực sự cần thiết. Không những cung<br />
cấp dấu hiệu đặc trưng của bệnh là dãn rộng lỗ<br />
<br />
20<br />
<br />
bướm khẩu cái mà hình ảnh học còn giúp phẫu<br />
thuật viên có hình ảnh vị trí giải phẫu của khối u,<br />
kích thước khối u, mối liên quan của khối u và<br />
các cấu trúc quan trọng như hố chân bướm hàm,<br />
hố dưới thái dương, ổ mắt, thần kinh thị, xoang<br />
hang, dấu hiệu xâm lấn nội sọ (1)<br />
<br />
Tắc mạch trước mổ<br />
Chụp mạch máu xoá nền giúp xác định<br />
mạch máu nuôi chính của khối u, thường khối u<br />
được nuôi bởi động mạch hàm trong thuộc động<br />
mạch cảnh ngoài. Cũng có trường hợp u được<br />
nuôi bằng động mạch cảnh trong hoặc động<br />
mạch cảnh chung hoặc động mạch họng lên.<br />
Ngày nay, vai trò quan trọng nhất của chụp<br />
mạch máu xóa nền là tắc mạch trước mổ.<br />
Đã có nhiều báo cáo trong y văn về khả năng<br />
giảm chảy máu trong khi mổ nhờ tắc mạch trước<br />
<br />
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
mổ(1). Chụp mạch máu kỹ thuật số xóa nền, xác<br />
định mạch máu chính nuôi khối u thường là<br />
động mạch hàm trong và gây tắc mạch trong 2<br />
ngày trước mổ. Có tác giả cho phép thời gian tối<br />
đa là 4 ngày. Hiệu quả của tắc mạch có khả năng<br />
giảm chảy máu khoảng 1000ml. Tuy nhiên có tác<br />
giả lại cho rằng tắc mạch làm khó xác định biên<br />
của khối u chủ yếu khi u xâm lấn sâu vào xương<br />
bướm. Một vài tác giả lại cho rằng tắc mạch đôi<br />
khi không có lợi vì nó làm tăng nguy cơ tái phát<br />
và tắc mạch cũng có tỷ lệ tai biến như mù mắt,<br />
dò mũi miệng do hoặc tử mô, tắc động mạch<br />
võng mạc trung tâm gây giảm thị lực mắt thoáng<br />
qua hoặc tắc động mạch mắt gây mù mắt, tắc<br />
động mạch não giữa gây đột quị(2).<br />
<br />
Biến chứng<br />
Hiện tại cả 3 ca mổ không gặp biến chứng<br />
nào, các biến chứng đã được kể đến trong y văn<br />
như chảy dịch não tủy, mù mắt, tắc lệ đạo chúng<br />
tôi chưa gặp. Do số ca mổ chỉ mới có 3 trường<br />
hợp nên vẫn phải nghiên cứu tiếp.<br />
Đường vào<br />
Mục tiêu của điều trị u sợi mạch vòm mũi<br />
họng là phẫu thuật cắt khối u. Do đặc tính chảy<br />
máu của khối u và tính phức tạp của giải phẫu<br />
nền sọ nên phẫu thuật cắt khối u đòi hỏi phải<br />
bộc lộ rõ phẫu trường để thấy rõ khối u và chân<br />
bám của nó. Phẫu thuật đục xương mũi theo<br />
đường ngoài có điểm lợi là tiếp cận được hố mũi,<br />
xoang hàm, xoang sàng và vòm mũi họng. Tuy<br />
nhiên nó để lại sẹo trên mặt và lấy đi 1 phần<br />
xương mũi, xương hố lê, có khả năng làm biến<br />
dạng xương mặt, đặc biệt là ở bệnh nhi xương<br />
mặt chưa phát triển hoàn chỉnh. Đường mổ<br />
ngoài giúp bộc lộ khối u tuy nhiên để lại sẹo mổ<br />
dài và phải đục xương mặt, vì bệnh thường xảy<br />
<br />
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ra ở tuổi thiếu niên nên phẫu thuật đục xương<br />
mặt ít nhiều có ảnh hưởng đến sự phát triển của<br />
xương sọ mặt. Thông thường sự phát triển của<br />
xương sọ mặt đến ít nhất là 20 tuổi(1). Trước đây,<br />
nếu chân bám của khối u ở vòm mũi họng thì có<br />
thể tiếp cận qua đường xuyên khẩu cái. Tuy<br />
nhiên, nhờ tiếp cận qua nội soi chúng tôi có thể<br />
tiếp cận khối u có chân bám ở vòm hoàn toàn<br />
qua nội soi mũi. Kể cả trường hợp khối u phát<br />
triển vào hố chân bướm hàm, tiếp cận qua nội<br />
soi vẫn có thể thực hiện được bằng cách mở vào<br />
thành sau xoang hàm.<br />
Trong trường hợp khối u quá to phát triển<br />
xâm lấn vào xoang bướm, xoang hang, việc tiếp<br />
cận khối u qua đường phối hợp là cần thiết,<br />
phẫu thuật khối u qua đường mổ ngoài và dùng<br />
nội soi để lấy phần khối u trong xoang bướm(2).<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Phẫu thuật là điều trị chọn lựa đầu tiên đối<br />
với u sợi mạch vòm mũi họng. Mục tiêu của<br />
phẫu thuật là lấy khối u, chọn lựa đường vào<br />
thích hợp để có thể bộc lộ khối u, kiểm soát mất<br />
máu, tăng tính an toàn phẫu thuật. Việc sử dụng<br />
ống nội soi rất hữu ích ngay cả trong những<br />
trường hợp u xâm lấn xoang bướm, xoang hang<br />
và hố châm bướm hàm. Tùy theo độ lớn của<br />
khối u, mà phẫu thuật có thể là đường mổ ngoài<br />
kết hợp với nội soi hoặc phẫu thuật cắt khối u<br />
hoàn toàn qua nội soi mũi.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
Mendenhall WM, Werning JW, Hinerman RW, et al, (2003)<br />
“Juvenile Nasopharyngeal Angiofibroma”, J HK Coll Radiol;<br />
6:15-19<br />
<br />
2.<br />
<br />
Oliveira JAA, Tavares MG, Aguiar CV, et al (2012),<br />
<br />
“Comparison between endoscopic and open surgery in 37<br />
patients with nasopharyngeal angiofibroma” Braz J<br />
Otorhinolaryngol 78(1):75-80.<br />
<br />
21<br />
<br />