intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng dụng bài tập nâng cao thể lực đẩy tạ lưng hướng đẩy cho nam sinh viên chuyên sâu khóa 6 trường Đại Học Sư Phạm Thể Dục Thể Thao Thành Phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

29
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nghiên cứu và lựa chọn các bài tập phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, vận dụng các bài tập giúp sinh viên tập luyện đạt hiệu quả là việc làm rất quan trọng và cần thiết. Chính vì thế, chúng tôi mạnh dạn chọn hướng: “Nghiên cứu ứng dụng các bài tập để nâng cao thể lực và thành tích đẩy tạ lưng hướng đẩy cho nam sinh viên chuyên sâu khóa 6 Trường Đại Học Sư Phạm Thể Dục Thể Thao Thành Phố Hồ Chí Minh”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng dụng bài tập nâng cao thể lực đẩy tạ lưng hướng đẩy cho nam sinh viên chuyên sâu khóa 6 trường Đại Học Sư Phạm Thể Dục Thể Thao Thành Phố Hồ Chí Minh

  1. Giáo dục thể chất và thể thao trường học ỨNG DỤNG BÀI TẬP NÂNG CAO THỂ LỰC ĐẨY TẠ LƯNG HƯỚNG ĐẨY CHO NAM SINH VIÊN CHUYÊN SÂU KHÓA 6 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ThS. Nguyễn Thị Phương Trang1, ThS. Thái Thị Diễm Thúy1 , ThS. Cao Hoàng Khuyến2 1Trường ĐHSP TDTT TP. HCM, 2Phân hiệu Đại Học Thái Nguyên tại Tỉnh Lào Cai Tóm tắt: Qua nghiên cứu, tác giả đã lựa chọn được 20 bài tập và ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy chuyên sâu để nâng cao thành tích đẩy tạ lưng hướng đẩy cho nam sinh viên lớp chuyên sâu khóa 6 Trường Đại Học Sư Phạm Thể Dục Thể Thao Thành Phố Hồ Chí Minh . Đồng thời đánh giá được thực trạng thành tích của sinh viên Trường Đại Học Sư Phạm Thể Dục Thể Thao Thành Phố Hồ Chí Minh mặc dù cơ sở vật chất còn hạn chế nhưng được sự quan tâm từ Ban giám hiệu nhà trường đối với môn chuyên sâu đẩy tạ, tập thể giáo viên giảng dạy và sinh viên đã cố gắng tập luyện để đạt kết quả tốt, qua 3 tháng tập luyện cả 2 nhóm Thực nghiệm và Đối chứng đều đạt được sự tăng trưởng ( thực nghiệm là w%=20.45, đối chứng là w%=9.64). Trong đó nhóm Thực nghiệm có sự tăng trưởng hơn nhóm Đối chứng. Từ khóa: Bài tập, sinh viên chuyên sâu, đẩy tạ lưng hướng đẩy, Trường Đại Học Sư Phạm Thể Dục Thể Thao Thành Phố Hồ Chí Minh. Abstract: Through the study, the author selected 20 exercises and applied them to the intensive teaching practice in order to improve the achievement of pushing back shot-put for male students of intensive class belonging to the sixth course of Ho Chi Minh City University of Physical Education and Sports. At the same time, the author evaluated the achievement reality of students of Ho Chi Minh City University of Physical Education and Sports. Although the facilities are not well-equipped, thanks to the attention from the School Board of Directors to intensive shot-put, both the teaching staff and students have tried to train to obtain the best results. After three months of practising, both the Experimental and Control groups achieved the growth (the experiment is w%=20.45, the control is w%=9.64). In which the Experimental group's growth is better than that of the Control group. Keywords: Exercises, intensive students, push-ups, Ho Chi Minh City University of Pedagogy and Sports. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việc tập luyện thể thao giúp cho sinh viên không những phát triển toàn diện về kỹ thuật động tác mà còn phát triển thể lực. Hiện nay, điều kiện sân bãi, trang thiết bị dụng cụ còn thiếu thốn, thời lượng học chuyên sâu tương đối ít, sỉ số sinh viên trong một lớp học lại quá đông…dẫn đến việc ảnh hưởng đến thành tích của sinh viên. Giảng dạy đẩy tạ lưng hướng đẩy không chỉ chú trọng vào việc giảng dạy hoàn thiện về kỹ thuật động tác mà còn phải biết kết hợp phát triển các tố chất thể lực nhằm nâng cao thành tích cho sinh viên chuyên sâu. Thành tích đẩy tạ lưng hướng đẩy phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó thể lực đóng vai trò quan trọng. Vì thế, nghiên cứu và lựa chọn các bài tập phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, vận dụng các bài tập giúp sinh viên tập luyện đạt hiệu quả là việc làm rất quan trọng và cần thiết. Chính vì thế, chúng tôi mạnh dạn chọn hướng: “Nghiên cứu ứng dụng các bài tập để nâng cao PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 196
  2. Giáo dục thể chất và thể thao trường học thể lực và thành tích đẩy tạ lưng hướng đẩy cho nam sinh viên chuyên sâu khóa 6 Trường Đại Học Sư Phạm Thể Dục Thể Thao Thành Phố Hồ Chí Minh”. Quá trình nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau: Phân tích và tổng hợp tài liệu; phỏng vấn, tọa đàm; quan sát sư phạm; kiểm tra sư phạm; thực nghiệm sư phạm và toán học thống kê. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 2.1. Lựa chọn các bài tập kỹ thuật nhằm nâng cao thành tích đẩy tạ lưng hướng đẩy cho nam sinh viên lớp chuyên sâu khóa 6 Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh Qua quá trình tham khảo tài liệu nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, để có cơ sở lý luận lựa chọn các bài tập vận dụng cho sinh viên chuyên sâu đảy tạ của trường. Chúng tôi có một số bài tập được sắp xếp thành hệ thống các bài tập tùy thuộc vào tính chất, giai đoạn kỹ thuật, mục đích phát triển cho sinh viên. Chúng tôi phân chia thành các nhóm bài tập như sau: Nhóm bài tập bỗ trợ kỹ thuật: ( phân chia theo giai đoạn kỹ thuật). - Giai đoạn chuẩn bị - Giai đoạn trượt đà - Giai đoàn ra sức sau cùng - Giai đoạn giữ thăng bằng Dựa vào một số tài liệu nghiên cứu đã lựa chọn các bài tập đạt tỷ lệ lựa chọn 70% trở lên. Kết quả tổng hợp như sau: * Giai đoạn chuẩn bị 1. Tập nâng hạ tạ bằng một tay 2. Học cách cầm tạ trên các ngón tay 3. Đứng dạng chân, cầm tạ bằng hai tay đưa sang hai bên 4. Tung tạ lên cao và bắt tạ bằng một tay chùn gối 5. Tại chỗ tung tạ từ sau ra trước lên cao về trước * Giai đoạn trượt đà 1. Tập gập thân về trước kết hợp nâng chân lăng 2. Tập khuỵu gối và thu chân lăng 3. Tập trượt đà chân trụ và chân lăng duỗi thẳng (2 điểm tựa) 4. Tập trượt đà trong vòng ném (không tạ và có tạ) 5. Trượt đà kết hợp đặt chân lăng kết thúc ở tư thế RSCC * Giai đoạn ra sức cuối cùng 1. Tư thế RSCC tập ép gối, đạp chân trụ đẩy hông,chuyển trọng tâm vươn người, tạo thành hình cánh cung không tạ. 2. Tại chỗ RSCC đẩy tạ qua vật chuẩn (nâng góc bay) không tạ và có tạ 3. Tập ra sức cuối cùng tay đẩy chạm vào mặt phẳng tường 4. Tập hoàn chỉnh kỹ thuật trượt đà và RSCC đẩy tạ lưng hướng ném ( không tạ và có tạ) 5. Tập phối hợp RSCC cuối cùng với giữ thăng bằng sau khi đẩy tạ * Giai đoạn giữ thăng bằng 1. Tập giữ thăng bằng trên một chân (chân trụ) 2. RSCC đẩy tạ đi kết hợp nhảy đổi chân giữ thăng bằng 2.2. Đánh giá hiệu quả các bài tập kỹ thuật nhằm nâng cao thành tích đẩy tạ lưng hướng đẩy cho nam sinh viên lớp chuyên sâu khóa 6 Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 197
  3. Giáo dục thể chất và thể thao trường học Trước thực nghiệm: trước khi áp dụng các bài tập theo chương trình thực nghiệm, chúng tôi kiểm tra thực trạng thành tích đẩy tạ lưng hướng đẩy của hai nhóm và thu được kết quả ở bảng 1. Bảng1: Thực trạng thành tích đẩy tạ lưng hướng đẩy của hai nhóm trước thực nghiệm Hất bóng đặc 2 tay từ Tại chỗ một tay đẩy Chỉ tiêu dưới lên trên về trước tạ chính diện (m) Thành tích đẩy tạ (m) (m) Nhóm ĐC Nhóm TN Nhóm ĐC Nhóm TN Nhóm ĐC Nhóm TN X 9.69 9.78 9.56 9.64 9.74 9.86 Sx 0.45 0.62 0.48 0.65 0.45 0.63 V% 4.61 6.37 5.00 6.79 4.65 6.36  0.02 0.03 0.02 0.03 0.02 0.03 t tính 0.48 0.40 0.60 t bảng 2.03 P t bảng = 2.1) đều có sự khác biệt giữa hai giá trị trung bình mẫu trước và sau thực nghiệm và sự khác biệt này có giá trị thống kê ở ngưỡng xác xuất P t bảng) . Từ đó có thể kết luận rằng các bài tập do bộ môn thực hiện có tác dụng tốt đến việc phát triển thành tích đẩy tạ cho nam sinh viên lớp chuyên sâu khóa 6 trường Đại học Sư phạm TDTT TPHCM. PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 198
  4. Giáo dục thể chất và thể thao trường học Bảng 3: Thành tích đẩy tạ lưng hướng đẩy của nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm Hất bóng đặc 2 tay từ Tại chỗ một tay đẩy tạ Chỉ số / dưới lên trên về trước Thành tích đẩy tạ (m) chính diện (m) test (m) Lần 1 Lần 2 Lần 1 Lần 2 Lần 1 Lần 2 ̅ X 9.78 10.22 9.59 10.18 9.86 10.91 Sx 0.62 0.67 0.63 0.66 0.63 0.81 T tính 13.9 11.3 11.0 T bảng 2.1 P t bảng = 2.1), tại chỗ đẩy tạ chính diện 1 tay (t tính = 11.3> t bảng = 2.1) và thành tích đẩy tạ (t tính = 11.0 > t bảng = 2.1) đều có sự khác biệt giữa hai giá trị trung bình mẫu trước và sau thực nghiệm và sự khác biệt này có giá trị thống kê ở ngưỡng xác xuất P t bảng) . Từ đó có thể kết luận rằng các bài tập do chúng tôi lựa chọn có tác dụng tốt đến việc phát triển thành tích đẩy tạ cho nam sinh viên lớp chuyên sâu khóa 6 trường Đại học Sư phạm TDTT TPHCM. Bảng 4: Sự tăng trưởng thành tích đẩy tạ lưng hướng đẩy của nhóm đối chứng và thực nghiệm Hất bóng đặc 2 tay từ Tại chỗ một tay đẩy tạ Thành tích đẩy tạ Chỉ số / dưới lên trên về trước (m) chính diện (m) (m) test Nhóm Nhóm ĐC Nhóm TN Nhóm ĐC Nhóm TN Nhóm TN ĐC W% 2.49 4.37 3.69 6.06 3.46 10.05 T tính 3.8 2.8 6.9 T bảng 2.03 P
  5. Giáo dục thể chất và thể thao trường học phát triển thành tích đẩy tạ cho nam sinh viên lớp chuyên sâu khóa 6 trường Đại học Sư phạm TDTT TPHCM và việc áp dụng hệ thống các bài tập kỹ thuật này vào tập luyện ở đối tượng nghiên cứu đã phản ánh tính hiệu quả rõ rệt. Ảnh minh họa 3. KẾT LUẬN - Qua quá trình nghiên cứu, đề tài đã lựa chọn được 20 bài tập trong đẩy tạ lưng hướng đẩy cho cho nam sinh viên lớp chuyên sâu khóa 6 Trường Đại Học Sư Phạm Thể Dục Thể Thao Thành Phố Hồ Chí Minh. - Việc ứng dụng các bài tập trong quá trình học chuyên sâu đẩy tạ đều có sự tăng trưởng. Tuy nhiên, sự tăng trưởng thành tích ở cả 3 test của nhóm thực nghiệm đều cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng, cũng như ở tổng mức tăng trưởng. Tổng nhịp độ tăng trưởng sau 12 tuần tập luyện của nhóm thực nghiệm là W% = 20.45 và của nhóm đối chứng với W% = 9.64. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aulic I.V, Phạm Ngọc Trn (dịch) (1982), “Đánh giá trình độ luyện tập thể thao”, NXB. TDTT, H Nội. 2. Bộ GD-ĐT (1994), “Thông tư số 11/TT GDĐT ngày 1/8/1994 hướng dẫn thực hiện chỉ thị 36/CT/TW ngy 24/3/1994 về công tác TDTT trong giai đoạn mới đối với nghnh Gíao dục và đào tạo”. 3. Chủ tịch Hồ Chí Minh ngy 27/3/1946 “Lời k êu gọi tồn dân tập thể dục”. 4. Chỉ thị 36 CT/TW ngày 24 tháng 3 năm 1994 của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam. 5. Phạm Trọng Thanh - Lê Nguyệt Nga – Đào Công Sanh (1987), “ Phương pháp huấn luyện VĐV bơi trẻ”, NXB TDTT Hà Nội. Nguồn bài báo: Nguyễn Thị Phương Trang: “Ứng dụng các bài tập để nâng cao thể lực và thành tích đẩy tạ lưng hướng đẩy cho nam sinh viên chuyên sâu khóa 6 Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao thành phố hồ chí minh” đề tài luận văn thạc sỹ năm 2016. PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 200
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2