Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS TRONG QUẢN LÍ CÂY XANH ĐÔ THỊ TẠI<br />
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG<br />
APPLICATION OF GIS TECHNOLOGY IN MANAGING URBAN TREES IN<br />
DA NANG<br />
SVTH: Nguyễn Đức Việt<br />
Lớp 09 CDL, Khoa Địa Lý, Trường Đại học Sư Phạm, Đại học Đà Nẵng<br />
GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Diệu<br />
Khoa Địa Lý, Trường Đại học Sư Phạm, Đại học Đà Nẵng<br />
<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nền kinh tế càng phát triển, thu nhập của người dân càng tăng cao nhưng chất lượng, môi<br />
trường xanh đô thị lại có xu hướng tỷ lệ nghịch. Hiện nay, ở Đà Nẵng việc quản lý cây xanh còn<br />
lỏng lẻo, tình trạng chặt phá cây vẫn diễn ra thường ngày. Nhiều con đường trong thành phố cải<br />
tạo, nâng cấp và mở rộng còn tùy tiện chặt hạ hàng loạt cây xanh, hệ thống công trình ngầm chưa<br />
được quy hoạch chặt chẽ nên tình trạng đào lên, lấp xuống thường xuyên khiến hàng loạt cây<br />
trồng bị ảnh hưởng dẫn đến chết, hư hại hoặc đổ hàng loạt khi gió bão...Chương trình xã hội hóa<br />
cây xanh chưa đem lại hiệu quả thiết thực. Sự ra đời và phát triển ngày càng mạnh mẽ của hệ<br />
thống thông tin địa lý (GIS). Vì vậy, việc ứng dụng GIS vào quản lí cây xanh đô thị tại thành phố Đà<br />
Nẵng có ý nghĩa rất thiết thực.<br />
Từ khóa: Chặt phá cây; Quản lý cây xanh, chương trình xã hội hóa cây xanh<br />
ABSTRACT<br />
The more economic is development, the risinger people's income has been, but the quality,<br />
urban environments tends inversely. Currently, the management trees isn’t closed, status cuts<br />
down trees still of daily in Da Nang. The improvement, upgrade and expansion many roads in the<br />
city are anywise, a series of arbitrary felling of trees, underground system is not planed to close<br />
causedthe state dug up, filled to make a series regular crops are affected leading to death, damage<br />
or when storms dump series. Socialization trees program had not brought the practical effects. The<br />
the creation and development of geographic information system is increasingly powerful (GIS).<br />
Therefore, the application of GIS to manage urban trees has very practical significance in Da Nang.<br />
Key Word: Cuts down trees; management trees; Socialization trees program<br />
<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Hiện nay, ở Đà Nẵng việc quản lý cây xanh còn lỏng lẻo, tình trạng chặt phá cây vẫn<br />
diễn ra thường ngày. Nhiều con đường trong thành phố cải tạo, nâng cấp và mở rộng còn<br />
tùy tiện chặt hạ hàng loạt cây xanh, hệ thống công trình ngầm chưa được quy hoạch chặt<br />
chẽ nên tình trạng đào lên, lấp xuống thường xuyên khiến hàng loạt cây trồng bị ảnh hưởng<br />
dẫn đến chết, hư hại hoặc đổ hàng loạt khi gió bão...Chương trình xã hội hóa cây xanh<br />
chưa đem lại hiệu quả thiết thực. Sự ra đời và phát triển ngày càng mạnh mẽ của hệ thống<br />
thông tin địa lý (GIS). Vì vậy, việc ứng dụng GIS vào quản lí cây xanh đô thị tại thành phố<br />
Đà Nẵng có ý nghĩa rất thiết thực. Chính vì vậy chúng tôi chọn đề tài “Ứng dụng GIS trong<br />
quản lý cây xanh đô thị tại thành phố Đà Nẵng”<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012<br />
<br />
<br />
2. Nội dung<br />
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài<br />
2.1.1. Khái quát chung về cây xanh đô thị<br />
Cây xanh đô thị bao gồm: Cây xanh sử dụng công cộng, cây xanh sử dụng hạn chế,<br />
cây xanh chuyên dụng. Có vai trò trong việc điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường và giải<br />
quyết các vấn đề môi sinh...<br />
2.1.2. Vai trò của hệ thống thông tin trong quản lý cây xanh đô thị<br />
Phục vụ, trợ giúp công tác trồng cây xanh đô thị, duy trì và bảo vệ cây xanh. Giúp<br />
cho việc lập hồ sơ quản lý cho từng cây xanh và phục vụ chặt hạ và dịch chuyển cây xanh<br />
đô thị…<br />
2.2. Hiện trạng quản lí cây xanh đô thị tại thành phố Đà Nẵng<br />
Hiện nay việc quản lí cây xanh đô thị tại thành phố Đà Nẵng còn nhiều bất cập, chi<br />
phí cho công tác sản xuất và duy trì cây xanh chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước, trong<br />
khi nguồn lực phát triển cây xanh đô thị còn ít, lại thiếu cơ chế, chính sách để khuyến<br />
khích mọi thành phần kinh tế và nhân dân tham gia…Số lượng cây xanh hiện có trên địa<br />
bàn thành phố còn rất ít, chưa đạt quy chuẩn của một đô thị hiện đại Việt Nam.<br />
Bảng 1. Phân loại hiện trạng cây xanh đường phố năm 2011<br />
Loại cây Số lượng (cây) Tỷ lệ (%) Ghi chú<br />
Cây mới trồng: cây từ sau khi trồng 90 ngày đến 2 năm<br />
Mới trồng 31.226 50,71<br />
tuổi.<br />
Cây có chiều cao < 6m và đường kính gốc từ > 20cm đến<br />
Loại I 19.248 31,26<br />
50cm.<br />
Loại II 10.341 16,79 Cây cao từ 6m đến 12m và đường kính gốc > 50cm.<br />
Cây cao > 12m và đường kính gốc > 50cm.<br />
Loại III 762 1,24<br />
<br />
Tổng cộng 61.577 100<br />
“Nguồn: Công ty Cây xanh Đà Nẵng”<br />
Bảng 2. Phân loại hiện trạng cây xanh tại một số tuyến đường<br />
Số lượng cây xanh bóng mát (cây)<br />
TT Tên đường phố Ghi chú<br />
Tổng số Mới trồng Loại I Loại II Loại III<br />
1 Phan Bội Châu 102 14 31 54 3 Hải Châu<br />
2 Nguyễn Du 141 43 47 51 0 Hải Châu<br />
3 Lý Thường Kiệt 83 26 24 27 6 Hải Châu<br />
“Nguồn: Công ty Cây xanh Đà Nẵng”<br />
2.3. Ứng dụng công nghệ GIS trong quản lí cây xanh đô thị tại TP. Đà Nẵng<br />
2.3.1. Giai đoạn chuẩn bị<br />
Thu thập cơ sở dữ liệu gồm có bản đồ hành chính, bản đồ giao thông; các số liệu về<br />
cây xanh và các số liệu thống kê.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2.3.2. Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu<br />
<br />
Thông tin cây xanh Bản đồ hành chính Bản đồ giao thông<br />
<br />
<br />
Bản đồ cây xanh Bản đồ ranh giới thành phố Bản đồ đường giao thông<br />
<br />
<br />
CSDL – QH cây xanh đô thị<br />
<br />
<br />
Thiết lập bản đồ Truy vấn Cập nhật Lập báo cáo<br />
<br />
<br />
Người sử dụng<br />
<br />
Hình 1. Trình tự các bước thiết lập cơ sở dữ liệu trong quản lý cây xanh đô thị<br />
2.3.3. Xây dựng CSDL về hệ thống cây xanh<br />
a. Dữ liệu không gian<br />
Từ các dữ liệu bản đồ nền thu thập được, cùng với dữ liệu đường giao thông từ<br />
phần mềm Autocad chuyển qua phần mềm Mapinfo, tiến hành số hóa và biên tập dữ liệu,<br />
cho ra bản đồ giao thông.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Bản đồ giao thông phường Thạch Thang - Hải Châu – Tp Đà Nẵng<br />
Sau đó, từ bản số liệu các điểm tọa độ cây xanh được thiết lập trên Excel tiến hành<br />
mở trong môi trường Mapinfo. Kết quả cho ra bản đồ cây xanh tại các tuyến đường nghiên<br />
cứu:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Bản đồ cây xanh các tuyến đường nghiên cứu<br />
b. Dữ liệu thuộc tính<br />
Sau khi hoàn thiện dữ liệu thuộc tính của cây xanh trong Exel, tiến hành mở bảng<br />
<br />
<br />
3<br />
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012<br />
<br />
<br />
số liệu Exel trong phần mềm Mapinfo, sau đó cập nhật các trường dữ liệu, cho ra bảng số<br />
liệu thuộc tính.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Bản đồ thuộc tính cây xanh<br />
2.3.4. Khả năng khai thác thông tin<br />
Việc thành lập bản đồ số về hệ thống cây xanh trên các tuyến đường có ý nghĩa rất<br />
lớn. Thông qua bản đồ số này, các nhà quản lý có thể nắm bắt được hiện trạng sinh trưởng<br />
và phát triển của các loài cây như thế nào, chất lượng của chúng ra sao, để có các phương<br />
án giải quyết kịp thời… Bằng những công cụ đơn giản, nhà quản lý có thể biết được những<br />
thông tin mình cần.<br />
2.3.5. Khả năng cập nhật dữ liệu<br />
Việc cập nhật dữ liệu là một việc làm rất cần thiết, giúp cho các nhà quản lý có thể<br />
kiểm soát được hệ thống cây xanh trên địa bàn. Thông tin cập nhật mới nhất sẽ giúp cho<br />
nhà quản lí biết được tình trạng, chất lượng của cây xanh, qua đó có hướng giải quyết đối<br />
với từng trường hợp cụ thể như: trường hợp cây chết, cây sinh trưởng kém, cây có dấu hiệu<br />
cản trở giao thông…<br />
2.3.6. Khả năng liên kết dữ liệu và thể hiện trên các bản đồ khác của thành phố<br />
Dữ liệu về hệ thống cây xanh được xây dựng trên bản đồ nền thành phố Đà Nẵng có<br />
cùng chung các yếu tố nền đó là các yếu tố cơ sở toán học như hệ quy chiếu, lưới tọa độ.<br />
Có cùng chung cơ sở địa đó là giao thông, ranh giới, hành chính. Vì thế chúng ta có thể cập<br />
nhật, liên kết dữ liệu này với các dữ liệu của các loại bản đồ khác nhau của thành phố mà<br />
không cần phải chỉnh sửa lại cho phù hợp.<br />
3. Kết luận<br />
Đề tài đã thực hiện và đạt được những kết quả cơ bản sau:<br />
- Điều tra được hệ thống cây xanh trên các tuyến đường Nguyễn Du, Lý Thường<br />
Kiệt, Phan Bội Châu. Thu thập thông tin của từng cây.<br />
- Áp dụng phần mềm GIS để quản lý các thông tin của hệ thống cây xanh tại một số<br />
tuyến đường cụ thể.<br />
- Hệ thống cơ sở dữ liệu về cây xanh này rất hữu ích đối với các cơ quan quản lí<br />
qua đó có thể nắm bắt, quản lý được những thông tin liên quan đến hệ thống cây xanh. Họ<br />
có thể biết được thực trạng sinh trưởng và phát triển cũng như chất lượng của từng<br />
cây…Từ đó đưa ra những biện pháp để khắc phục cũng như điều chỉnh phát triển mới cho<br />
các loại cây cũng như phục vụ cho việc quy hoạch cây xanh đô thị.<br />
- Hệ thống cơ sở dữ liệu này có thể cập nhật được những thông tin mới nhất của<br />
từng cây xanh. Đây là một việc rất quan trọng vì các thông tin về cây xanh luôn luôn cập<br />
<br />
<br />
4<br />
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012<br />
<br />
<br />
nhật để nhà quản lý có thể nắm bắt được những thông tin mới nhất.<br />
- Sản phẩm cuối của đề tài đó là bản đồ số về hệ thống cây xanh tại các tuyến đường<br />
Nguyễn Du, Lý Thường Kiệt, Phan Bội Châu.<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1] Nghị Định số 64/2020/NĐ-CP về Quản lý cây xanh đô thị ngày 11 tháng 6 năm 2010.<br />
[2] Nguyễn Thị Thái Thanh (2011), “Cây xanh đô thị”, Tạp chí Xây dựng Đô thị số 5-<br />
2011.<br />
[3] GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ (2010), “Cây xanh với môi trường đô thị - Sự kiện tôn vinh<br />
Cây di sản”, Tạp chí Xây dựng và Đô thị số 23-2011, Hà Nội 2011<br />
[4] Nguyễn Quang Tuấn, Giáo trình (2003), Ứng dụng phần mềm Mapinfo trong Địa lý.<br />
[5] Đào Ngọc Cảnh (2002), Giáo trình Hệ thống thông tin địa lý, Cần Thơ 2002.<br />
[6] Http://vietbao.vn/Xa-hoi/Da-Nang-thieu-cay-xanh/40088324/157<br />
[7] Http://www.congviencayxanh.com.vn/<br />
[8] Http://www.vidagis.com/vn/index.php?option=com_content&vie<br />
w=article&id=70&Itemid=92&lang=vi<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
5<br />