CHƯƠNG 5.<br />
QUY TRÌNH TRIỂN KHAI DỰ ÁN CNTT & TMDDT TRONG DN<br />
<br />
5.1. Quy trình xây dựng các phần mềm ứng dụng trong DN<br />
Để triển khai dự án thương mại điện tử, doanh nghiệp có rất nhiều cách<br />
thức lựa chọn phần mềm. Một doanh nghiệp có thể tự xây dựng phần mềm<br />
ứng dụng cho riêng doanh nghiệp hoặc có thể mua sắm hoặc sử dụng các<br />
phần mềm mã nguồn mở. Nếu doanh nghiệp chọn hình thức tự xây dựng các<br />
phần mềm mã nguồn mở thì doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong số các<br />
phương pháp sau:<br />
5.1.1. Phương pháp SDLC (System Development life Cycle)<br />
Phương pháp SDLC còn có tên là phương pháp thác nước (Waterfall) triển khai dự án hệ thống thông tin theo từng bước.<br />
Lập kế hoạch<br />
• Lập kế hoạch<br />
• Mô tả hệ thống<br />
<br />
Phát triển hệ thống<br />
Vận hành hệ thống<br />
<br />
• Thiết kế hệ thống<br />
• Cài đặt hệ thống<br />
• Xây dựng hệ thống<br />
• Vận hành hệ thống<br />
• Kiểm định hệ thống<br />
• Bảo trì hệ thống<br />
Nguồn: Trang 376, Information Technology, Sixth Edition, Pearson<br />
International Edition<br />
<br />
a. Các bước triển khai<br />
Để thực hiện phương pháp này doanh nghiệp cần thực hiện lần lượt 9<br />
bước bởi từng bước có mối liên hệ mật thiết với nhau, bước trước làm tiền đề<br />
cho bước sau.<br />
Các bước triển khai dự án hệ thống thông tin theo phương pháp SDLC<br />
<br />
Nguồn: Trang 376, Managing Information Technology, Sixth Edition,<br />
Pearson International Edition<br />
b. Đánh giá phương pháp SDLC<br />
• Ưu điểm:<br />
- Quy trình triển khai có cấu trúc hết sức chặt chẽ từ mô tả yêu cầu đối<br />
với hệ thống, thiết kế, phát triển, kiểm định hệ thống và cuối cùng là vận hành<br />
hệ thống. Hệ thống các bước triển khai rất rõ ràng, cụ thể với việc phân công<br />
nhiệm vụ rất rõ ràng cho các chuyên gia công nghệ thông tin và người sử<br />
dụng; đề ra cụ thể các mốc hoàn thành các nhiệm vụ, các nguyên tắc cần tuân<br />
thủ, các yêu cầu chi tiết về kết quả sẽ đạt được. Do đó, đội dự án có thể xây<br />
dựng được một hệ thống thông tin hoàn chỉnh đúng thời gian với chi phí<br />
không vượt quá ngân sách được cấp.<br />
<br />
- Người sử dụng tham gia tích cực vào quá trình thiết kế và xây dựng<br />
hệ thống do đó họ sẽ chủ động và dễ dàng sử dụng hệ thống mới;<br />
• Nhược điểm<br />
- Thời gian để triển khai dự án rất dài và chi phí cho dự án lớn. Do vậy<br />
có thể xảy ra tình trạng các yêu cầu đưa ra đối với hệ thống ở bước mô tả,<br />
thiết kế hệ thống không còn phù hợp với môi trường của doanh nghiệp vốn<br />
luôn thay đổi rất nhanh chóng, trong khi các bước phát triển hệ thống luôn<br />
phải thực hiện đúng các yêu cầu đã được đặt ra ở bước trước. Nếu muốn điều<br />
chỉnh các yêu cầu thì phải quay lại các bước ban đầu để sửa đổi nên rất mất<br />
thời gian đồng nghĩa với tốn kém thêm nhiều chi phí và tiến độ dự án sẽ bị<br />
chậm lại.<br />
- Tính phụ thuộc giữa các bước thực hiện dự án rất cao nên nếu ở bước<br />
trước có sự thiếu chính xác thì sẽ dẫn đến sai sót ở các bước sau và để sửa đổi<br />
thì phải làm lại từ đầu. Ngoài ra, do áp lực phải thực hiện đúng tiến độ đã đặt<br />
ra ở bước trước nên có thể dẫn đến tình trạng đẩy nhanh tốc độ bằng cách làm<br />
cẩu thả; hậu quả là chất lượng của hệ thống sẽ không được đảm bảo.<br />
<br />
5.1.2. Phương pháp thử nghiệm (Prototyping Methodology)<br />
Phương pháp xây dựng hệ thống thử nghiệm là quá trình xây dựng một<br />
hệ thống thử nghiệm một cách nhanh chóng nhằm mô tả và đánh giá hệ thống<br />
để những người sử dụng có thể nhanh chóng xác định các yêu cầu cần thêm<br />
và chỉnh sửa qua quá trình sử dụng hệ thống thử nghiệm đó.<br />
Nếu như phương pháp SDLC rất phù hợp khi cần xây dựng một hệ<br />
thống lớn và phức tạp thì phương pháp thử nghiệm này lại là giải pháp khi<br />
khó mô tả rõ ràng, cụ thể chức năng của hệ thống hay cần ngay một hệ thống<br />
để dùng thử nhằm thích nghi với sự thay đổi của môi trường.<br />
<br />
a. Các bước triển khai dự án hệ thống thông tin theo phương pháp<br />
thử nghiệm<br />
Các bước triển khai<br />
<br />
Nguồn: Trang 388, Managing Information Technology, Sixth Edition,<br />
Pearson International Edition<br />
b. Đánh giá phương pháp thử nghiệm<br />
• Ưu điểm<br />
- Người sử dụng chủ động tham gia trong quá trình thiết kế và phát<br />
triển hệ thống<br />
- Thời gian phát triển hệ thống ngắn do mức độ về các yêu cầu và<br />
giải pháp phát triển hệ thống thấp.<br />
- Khắc phục được các vấn đề nảy sinh đối với phương pháp SDLC.<br />
Phương pháp này khuyến khích được sự tham gia tích cực của người sử<br />
dụng vào quá trình phát triển hệ thống; nhờ vậy mà loại bỏ được những sai<br />
106<br />
<br />
sót thiết kế và lãng phí thường xảy ra khi các yêu cầu chưa được xác định<br />
một cách chính xác ngay tại thời điểm ban đầu.<br />
• Nhược điểm<br />
- Người sử dụng có thể trở nên gắn bó với hệ thống thử nghiệm và<br />
không có mong muốn sử dụng hệ thống hoàn tất vì vậy có thể gây ra những<br />
bất cập trong quá trình vận hành hệ thống mới<br />
- Đòi hỏi các chuyên gia công nghệ thông tin cần phải có các kỹ<br />
năng đặc biệt. Nếu chuyên gia không có kinh nghiệm làm việc với người sử<br />
dụng thì rất khó phát triển hệ thống.<br />
- Khả năng hoàn thành thấp, phụ thuộc nhiều vào người sử dụng.<br />
- Khó áp dụng cho các hệ thống cần tính toán nhiều và có nhiều thủ<br />
tục phức tạp.<br />
- Khó xác định cách thức xây dựng một hệ thống lớn hoặc các phần<br />
của hệ thống. Khó kiểm soát trong quá trình phát triển.<br />
5.1.3. Phương pháp phát triển ứng dụng nhanh (Rapid Application<br />
Development)<br />
Đây là phương pháp kết hợp giữa phương pháp SDLC và phương<br />
pháp thử nghiệm. Mục đích của phương phát này là xây dựng được hệ<br />
thống thông tin chỉ trong vòng không đến một năm. Phương pháp phát triển<br />
ứng dụng nhanh thường có đặc điểm giống phương pháp thử nghiệm nhiều<br />
hơn, đó là tạo ra một hệ thống riêng biệt, do đó sự phụ thuộc lẫn nhau giữa<br />
các hệ thống không cần được xem xét.<br />
a. Các bước triển khai hệ thống thông tin theo phương pháp phát triển ứng<br />
dụng nhanh<br />
<br />
107<br />
<br />