Ứng dụng hệ số tài chính trong phân tích đầu tư chứng khoán
lượt xem 455
download
Khi tiến hành phân tích đầu tư chứng khoán, chúng ta cần phải sử dụng các hệ số tài chính của doanh nghiệp. Có 2 nhóm hệ số tài chính mà chúng ta ứng dụng trong phân tích đầu tư chứng khoán là Nhóm hệ số khả năng thanh toán và Nhóm hệ số hoạt động và hệ số nợ. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về các hệ số này. Nhóm hệ số khả năng thanh toán Hệ số khả năng thanh toán được xem là cách thử nghiệm tính thanh khoản của công ty, hay nói cách...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ứng dụng hệ số tài chính trong phân tích đầu tư chứng khoán
- Ứng dụng hệ số tài chính trong phân tích đầu tư chứng khoán Khi tiến hành phân tích đầu tư chứng khoán, chúng ta cần phải sử dụng các hệ số tài chính của doanh nghiệp. Có 2 nhóm hệ số tài chính mà chúng ta ứng dụng trong phân tích đầu tư chứng khoán là Nhóm hệ số khả năng thanh toán và Nhóm hệ số hoạt động và hệ số nợ. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về các hệ số này. Nhóm hệ số khả năng thanh toán Hệ số khả năng thanh toán được xem là cách thử nghiệm tính thanh khoản của công ty, hay nói cách khác là năng lực về tài chính mà doanh nghiệp có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho cá nhân, tổ chức cho doanh nghiệp vay hoặc nợ. Năng lực tài chính đó tồn tại dưới dạng tiền tệ (tiền mặt, tiền gửi…), các khoản phải thu từ các cá nhân nợ doanh nghiệp, tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền (hàng hóa, thành phẩm, hàng gửi bán). Các khoản nợ của doanh nghiệp có thể là khoản vay ngắn hạn ngân hàng, khoản nợ tiền hàng do xuất phát từ quan hệ mua - bán các yếu tố đầu vào, hoặc sản phẩm hàng hóa doanh nghiệp phải trả cho người bán hoặc người mua đặt trước. Hệ số
- thanh toán được sử dụng nhiều nhất là hệ số khả năng thanh toán hiện tại và hệ số khả năng thanh toán nhanh (hay còn gọi là hệ số thử axít). * Hệ số khả năng thanh toán hiện tại là mối tương quan giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn, hệ số này cho thấy mức độ an toàn của công ty trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán hiện tại = Tài sản lưu động/Nợ ngắn hạn. * Hệ số khả năng thanh toán nhanh là mối tương quan giữa các tài sản lưu hoạt và các khoản nợ ngắn hạn, đảm bảo khả năng thanh toán nhanh, sau khi tài sản đã được loại bỏ bởi các hàng tồn kho và tài sản kém tính thanh khoản. Hệ số khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản lưu động - Hàng dự trữ)/Nợ ngắn hạn. Theo công thức trên, có thể thấy, khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ là tốt nếu tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chuyển dịch theo xu hướng tăng lên, nợ ngắn hạn chuyển dịch theo xu hướng giảm xuống; hoặc đều chuyển dịch theo xu hướng cùng tăng, nhưng tốc độ tăng của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn lớn hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn; hoặc đều chuyển dịch theo xu hướng cùng giảm, nhưng tốc độ giảm của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn nhỏ hơn tốc độ giảm của nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, không phải hệ số này càng lớn càng tốt mà có trường hợp, hàng tồn
- kho lớn (tức nguyên vật liệu dự trữ quá lớn không dùng hết và hàng hóa, thành phẩm tồn kho không bán được), tức là có thể có một lượng lớn tài sản lưu động tồn trữ lớn, phản ánh việc sử dụng tài sản không hiệu quả, vì bộ phận này không vận động sinh lời.. Và khi đó, mặc dù hệ số vẫn lớn nhưng thực tế khả năng thanh toán của doanh nghiệp không cao, thậm chí có thể không có khả năng thanh toán hay trường hợp khác, ví dụ tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn được hình thành từ vốn vay dài hạn hoặc được hình thành từ nợ khác (như các khoản ký quỹ, ký cược…). Lúc này, có thể vốn vay ngắn hạn của doanh nghiệp nhỏ nhưng nợ dài hạn và nợ khác lớn. Khi đó, việc sử dụng hệ số này để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ không còn chính xác. Mặt khác, tính hợp lý của hệ số này còn phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh. Thông thường, ngành nghề nào có tài sản lưu động chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản (như thương mại) thì hệ số này cao và ngược lại. Nhóm hệ số hoạt động và hệ số nợ 1. Nhóm hệ số hoạt động: Xác định tốc độ mà một công ty có thể tạo ra được tiền mặt nếu có nhu cầu phát sinh. Hệ số này bao gồm hệ số thu hồi nợ trung bình, hệ số thanh toán trung bình, hệ số hàng lưu kho. Việc tính toán các hệ số được thiết lập dựa trên giả định một năm có 360 ngày.
- - Hệ số thu hồi nợ trung bình biểu thị thông qua kỳ thu hồi nợ trung bình của một công ty, sẽ cho biết công ty đó phải mất bao lâu để chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt Kỳ thu hồi nợ trung bình = Các khoản phải thu/(Doanh số bán chịu hàng năm/360 ngày). - Hệ số thanh toán trung bình biểu thị thông qua thời hạn thanh toán trung bình, phản ánh mối tương quan giữa các khoản phải trả đối với tiền mua hàng chịu mỗi năm. Thời hạn thanh toán trung bình = Các khoản phải trả/(Tiền mua chịu hàng năm/360 ngày). - Hệ số hàng lưu kho biểu thị số lượng hàng đã bán trên số hàng còn lưu kho, hệ số này cho thấy khả năng dùng vốn vào các hàng hoá luân chuyển cao, tránh được lưu kho bởi các mặt hàng kém tính lưu hoạt. Hệ số hàng lưu kho = Giá trị hàng đã bán tính theo giá mua/Giá trị hàng lưu kho trung bình. 2. Nhóm hệ số nợ của công ty: Phản ánh tình trạng nợ hiện thời của công ty, có tác động đến nguồn vốn hoạt động và luồng thu nhập thông qua chi trả vốn vay và lãi suất khi đáo hạn. Tình trạng nợ của công ty được thể hiện qua hệ số nợ, hệ số thu
- nhập trả lãi định kỳ, hệ số trang trải chung. - Hệ số nợ hay tỷ lệ nợ trên tài sản cho biết phần trăm tổng tài sản được tài trợ bằng nợ. Hệ số nợ càng thấp thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính càng ít và ngược lại. Hệ số nợ = Tổng số nợ/Tổng tài sản Hệ số nợ được phản ánh thông qua hệ số nợ trên vốn cổ phần và hệ số nợ dài hạn trên tổng tài sản. Hệ số nợ trên vốn cổ phần biểu thị tương quan giữa nợ dài hạn và vốn cổ phần. Mức cao thấp của hệ số này phụ thuộc vào từng lĩnh vực kinh tế khác nhau. Hệ số nợ dài hạn trên tổng tài sản so sánh tương quan nợ với tổng tài sản của một công ty và có thể cho biết những thông tin hữu ích về mức độ tài trợ cho tài sản bằng nợ dài hạn của một công ty, hệ số này có thể dùng để đánh giá hiệu ứng đòn bẩy tài chính của một công ty. - Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ: người ta sử dụng hệ số này để xem một công ty có thể thực hiện trả lãi đến mức độ nào. Hệ số này đánh giá khả năng sử dụng thu nhập hoạt động (thu nhập trước thuế và lãi - EBIT) để trả lãi của một công ty. Thông thường, hệ số thu nhập trả lãi định kỳ càng cao thì khả năng thanh toán lãi của công ty cho các chủ nợ càng lớn. Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ = EBIT/Chi phí trả lãi hàng năm. - Hệ số trang trải chung: được tính bằng các nguồn thu tiền mặt chia cho một mẫu
- số cố định gồm: Chi phí tiền thuê + Chi phí trả lãi + tiền trả nợ/(1-t) + Cổ tức ưu đãi/(1-t) (t: là số năm tính toán). Các công ty và cổ đông đều muốn có hệ số trang trải chung cao nhất, nhưng điều này phụ thuộc một phần vào khả năng sinh lãi của công ty. Khi các hệ số nợ lớn quá mức, công ty có thể thấy chi phí vốn của mình tăng lên. Giá trị các cổ phiếu của công ty cũng có thể giảm xuống do mức độ rủi ro của công ty tăng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bản chất và chức năng của tài chính doanh nghiệp
11 p | 6598 | 982
-
Chương 1: Bản chât và chức năng của tài chính doanh nghiệp
11 p | 2139 | 898
-
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA HAI CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH - KINH TẾ TỶ SỐ HOÀN VỐN NỘI BỘ IRR VÀ CHỈ TIÊU GIÁ TRỊ HIỆN TẠI RÒNG NPV TRONG VIỆC PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN CẢNG
5 p | 381 | 123
-
QUẢN LÝ THÔNG TIN TÀI CHÍNH
2 p | 166 | 39
-
Ứng dụng mô hình Markowitz ở Việt Nam
15 p | 227 | 32
-
MÔ HÌNH LOGISTIC TRONG XẾP HẠNG RỦI RO TÍN DỤNG
10 p | 206 | 31
-
Khuyến nghị về hệ số điều chỉnh giá đất tính thu tiền sử dụng đất cho hộ gia đình cá nhân trên địa bàn TP. HCM
10 p | 124 | 10
-
Ứng dụng lý thuyết tài chính hiện đại vào đo lường rủi ro hệ thống trong đầu tư cổ phiếu tại thị trường chứng khoán Việt Nam
5 p | 43 | 8
-
Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam - Chuẩn mực kiểm toán số 710: Thông tin so sánh – Dữ liệu tương ứng và báo cáo tài chính so sánh
19 p | 87 | 4
-
Bài giảng Kế toán tài chính: Chương 6 - Hồ Thị Bích Nhơn
13 p | 29 | 3
-
Bài giảng Kế toán tài chính 2: Chương 5 (phần 2) - ThS. Lê Thị Minh Châu
8 p | 91 | 3
-
Bài giảng Kế toán tài chính 2: Chương 3 (phần 2) - ThS. Lê Thị Minh Châu
12 p | 125 | 3
-
Ứng dụng công nghệ tài chính trong hoạt động của ngân hàng - Thực trạng và giải pháp ở Việt Nam
12 p | 11 | 2
-
Kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất phần mềm trong điều kiện ứng dụng hệ thống ERP
7 p | 7 | 2
-
Xu hướng chủ đạo của hệ thống tài chính toàn cầu và giải pháp chiến lược đối với Việt Nam
18 p | 37 | 1
-
Vai trò số hóa các giao dịch trong ứng dụng công nghệ tài chính đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM Việt Nam
12 p | 9 | 1
-
Xu hướng giám sát dịch vụ tài chính số trên thế giới và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam
4 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn