Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ỨNG DỤNG HỆ THỐNG ĐỊNH VỊ TRONG ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT<br />
DỊ DẠNG ĐỘNG TĨNH MẠCH NÃO: KẾT QUẢ 62 BỆNH NHÂN<br />
Nguyễn Kim Chung*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục đích: Đánh giá kết quả vi phẫu thuật có sử dụng hệ thống định vị phẫu thuật không khung trong phẫu<br />
thuật dị dạng động tĩnh mạch não (AVM).<br />
Phương pháp:Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán là dị dạng động tĩnh mạch não, trên và dưới lều, bằng<br />
chụp động mạch não xóa nền (DSA) được tác giả phẫu thuật có ứng dụng phẫu thuật định vị không khung, hệ<br />
thống Stealth Station tại Khoa Ngoại thần kinh, bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 1/2007 đến tháng 12/2010 và sau<br />
mổ có giải phẫu bệnh là dị dạng động tĩnh mạch, được kiểm tra bằng chụp mạch máu não xóa nền hoặc chụp cắt<br />
lớp kỹ thuật số đa lớp cắt (CT-Scan multislice) tái tạo hình ảnh 3D mạch máu. Số liệu thu thập được xử lý bằng<br />
phần mềm SPSS 16.0.<br />
Kết quả: 62 bệnh nhân AVM được điều trị phẫu thuật có sử dụng hệ thống định vị. Tuổi trung bình của<br />
bệnh nhân là 29,77 ± 10.71. Nam nhiều hơn nữ, vào viện chủ yếu do đau đầu, động kinh và đột quỵ. Kích thước<br />
AVM 32,2 ± 11,69 mm. Có mối tương quan giữa xuất huyết não với kích thước AVM và động kinh. MRI sọ não<br />
có giá trị trong chẩn đoán vị trí, kích thước và trong quá trình sử dụng hệ thống định vị phẫu thuật. Kết quả<br />
phẫu thuật: Tỷ lệ lấy hết DDDTM là 98,4% (61/62 bệnh nhân). Bệnh nhân khi xuất viện được đđánh giá bằng<br />
Glasgow Outcome Scale (GOS) với GOS V: 50/62 (80,6%), GOS IV: 7/62 (11,3%), GOS III: 4/62 (6,5%); Tử<br />
vong: GOS I: 1/62 (1,6%). 31/34 bệnh nhân hết động kinh. Kết quả sau 6 tháng được đánh giá bằng thang điểm<br />
Karnofski 80 – 90 – 100 là 92,3%.<br />
Kết luận: Hệ thống định vị phẫu thuật không khung cho phép phẫu thuật viên đánh giá toàn bộ vị trí giải<br />
phẫu, mối liên quan của AVM với nhu mô não xung quanh, đặc biệt các vùng sâu và chức năng của não trên<br />
hình ảnh tái tạo ba chiều. Việc phẫu thuật AVM có ứng dụng hệ thống giúp phẫu thuật viên rất nhiều trước và<br />
trong phẫu thuật; mang lại kết quả tốt cho bệnh nhân. Chúng tôi thấy cần nhân rộng việc ứng dụng hệ thống<br />
phẫu thuật định vị không khung ra nhiều trung tâm ngoại thần kinh lớn trong cả nước.<br />
Từ khóa: hệ thống định vị, phẫu thuật dị dạng động tĩnh mạch.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
APPLYING NAVIGATION SYSTEM IN MICROSURGICAL TREATMENT OF ARTERIVENOUS<br />
MALFORMATION: RESULTS OF 62 CASES<br />
<br />
Nguyen Kim Chung* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 37 - 45<br />
Objective: Assessment of the result of using navigation system in microsurgery cerebral arteriovenous<br />
malformations (AVMs)<br />
Methods: All of the patients are diagnosed AVMs by DSA and were operated by the author using<br />
navigation system from 1/2007-12/2010 in Choray hospital. All of them were taken DSA or CT-Scan multislices<br />
post-op. The analysis is SPSS 16.0 software.<br />
Results: With 62 patients with AVMs treated by microsurgery using navigation system, the average age of<br />
AVM patient is 29.77 ± 10.71. Male is outnumbered with female; being hospitalized due to headache, epilepsy and<br />
*Khoa Ngoại thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy<br />
Tác giả liên lạc: ThS BS Nguyễn Kim Chung,<br />
<br />
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh<br />
<br />
ĐT: 0909040607<br />
<br />
37<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
<br />
seizure. Size of AVM is 32.2 ± 11.69 mm. A correlation is believed to have among brain hemorrhage, AVM size<br />
and seizures. Cranial MRI is valued in AVM’s position identify, size and in the process of using surgical<br />
navigation system. Total removed AVM 98,4% (61/62), discharge by Glasgow Outcome Scale (GOS) with GOS<br />
V: 50/62 (80.6%), GOS IV: 7/62 (11.3%), GOS III: 4/62 (6.5%); Mortality: GOS I: 1/62 (1.6%). 31/34 (91.2%)<br />
patients were free of epilepsy. The results after 6-months evaluated by Karnofski Scale 80 – 90 – 100: 92.3%.<br />
Conclusion: Frameless surgical navigation system allows surgeons to evaluate the whole anatomic location,<br />
the relevance between AVM and surrounding brain tissue, especially in the deeply remoting area and brain<br />
functions area on three-dimensional reconstructed images. The application of surgical navigation system in AVM<br />
surgery helps surgeons in pre and intra operation; brings good outcome for patients. We realize the need to<br />
expand the frameless surgical navigation system to neurosurgical centre in Vietnam<br />
Keyword: navigation system, microsurgery, cerebral arteriovenous malformations.<br />
nghiên cứu ứng dụng nhằm mang lại kết quả tốt<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
cho bệnh nhân.<br />
Ngày nay, trên thế giới với sự tiến bộ của<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
khoa học kỹ thuật, khuynh hướng chung của<br />
các phẫu thuật hiện nay là xâm lấn tối thiểu. Với<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Phẫu thuật thần kinh, điều này càng cần thiết vì<br />
Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán là dị<br />
phẫu thuật viên phải làm việc trên phẫu trường<br />
dạng động tĩnh mạch não, trên và dưới lều,<br />
nhỏ, dễ làm tổn thương nhu mô não lành ở<br />
bằng chụp động mạch não xóa nền (DSA) được<br />
xung quanh, đặc biệt ở những vùng có chức<br />
tác giả phẫu thuật có ứng dụng phẫu thuật định<br />
năng sống còn với cơ thể. Hệ thống Phẫu thuật<br />
vị không khung, hệ thống Stealth Station tại<br />
định vị ba chiều (PTĐVBC) có khung và sau đó<br />
Khoa Ngoại thần kinh, bệnh viện Chợ Rẫy từ<br />
là không khung đã giúp phẫu thuật viên ngoại<br />
tháng 1/2007 đến tháng 12/2010<br />
thần kinh rất nhiều trong phẫu thuật. Hệ thống<br />
Phương pháp thu thập số liệu<br />
phẫu thuật định vị ba chiều ngày càng trở nên<br />
Tất cả các bậnh nhân được thu thập các dữ<br />
hoàn thiện và được sử dụng rộng rãi trong các<br />
liệu lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị<br />
chuyên khoa, đặc biệt trong phẫu thuật ngoại<br />
theo một biểu mẫu thống nhất. Thời gian theo<br />
thần kinh, mục đích mang lại kết quả tốt nhất<br />
dõi từ khi bắt đầu thu thập số liệu (1/2007)<br />
với tổn thương nhu mô não ít nhất. Các phương<br />
đến sau khi kết thúc thu thập số liệu (12/2010)<br />
pháp điều trị AVM chính bao gồm: 1) Vi phẫu<br />
10 tháng. Bệnh nhân được theo dõi lâm sàng<br />
thuật lấy dị dạng. 2) Xạ trị những trường hợp dị<br />
sau xuất viện bằng cách hẹn tái khám hoặc<br />
dạng mạch máu não nhỏ và ở sâu. 3) Gây tắc<br />
phỏng vấn qua điện thoại.<br />
(can thiệp nội mạch – endovascular techniques)<br />
những trường hợp dị dạng mạch máu não lớn, ở<br />
sâu trong nhu mô não và mạch nuôi lớn. Các<br />
phương pháp này có thể được sử dụng riêng rẽ<br />
hay kết hợp với nhau trên cùng một bệnh nhân.<br />
Cho đến nay, tại Việt Nam cũng như trên thế<br />
giới, vi phẫu thuật cắt bỏ AVM vẫn là phương<br />
pháp điều trị triệt để AVM. Khoa Ngoaị thần<br />
kinh bệnh viện Chợ Rẫy là nơi đầu tiên ứng<br />
dụng PTĐVBC trong phẫu thuật thần kinh. Việc<br />
ứng dụng hệ thống định vị phẫu thuật không<br />
khung trong điều trị phẫu thuật AVM cần được<br />
<br />
38<br />
<br />
Xử lý số liệu<br />
Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm<br />
SPSS 16.0, kết quả được tính theo tỉ lệ %, trị số<br />
trung bình, độ lệch chuẩn.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Đặc điểm lâm sàng<br />
Tuổi<br />
Bệnh nhân thấp nhất là 4 tuổi, cao nhất là 57<br />
tuổi. Tuổi trung bình là 29,77 ± 10,71, độ tuổi 16<br />
– 45 chiếm tỉ lệ nhiều nhất 87,1% (54/62 trường<br />
<br />
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
hợp), độ tuổi ≤ 15 tuổi chiếm tỉ lệ thấp 4,8%<br />
(3/62 trường hợp).<br />
<br />
AVM não < 3 cm có 21/22 trường hợp XH não<br />
trước khi phẫu thuật.<br />
<br />
Giới<br />
Nam giới chiếm tỉ lệ cao 85,5% (53/62 trường<br />
hợp). Nữ chiếm tỉ lệ 14,5% (9/62 trường hợp).<br />
<br />
Phân độ Spetzler-Martin: Chúng tôi phân chia<br />
AVM theo phân độ Spetzler-Martin. Chủ yếu độ<br />
2 chiếm tỉ lệ 40,3% (25/62 trường hợp) và độ 3<br />
chiêm tỉ lệ 37,1% (23/62 trường hợp). Sự tương<br />
quan giữa phân độ Spetzler-Martin và XH não<br />
có ý nghĩa thống kê 2 = 6,25, p < 0,05. (Yates).<br />
<br />
Thang điểm Glasgow (GCS)<br />
Bệnh nhân nhập viện với thang điểm GCS<br />
thấp nhất là 5, cao nhất là 15, GCS 13-15 điểm<br />
chiếm đa số 87,1% (54/62 trường hợp), GCS 9-12<br />
điểm chiếm tỉ lệ 9,7% (6/62 trường hợp). GCS 3-8<br />
điểm chiếm tỉ lệ rất thấp 3,2% (2/62 trường hợp).<br />
Triệu chứng dẫn đến nhập viện: Lý do nhập<br />
viện do đau đầu 32,3% (20/62 trường hợp), động<br />
kinh 29% (18/62 trường hợp) và đột quỵ 22,6%<br />
(14/62 trường hợp) chiếm tỉ lệ cao.<br />
Tiền sử số lần xuất huyết não Tiền sử XHN 2<br />
lần chiếm tỉ lệ 6,45% (4/62 trường hợp). Tiền sử<br />
XHN 1 lần chiếm tỉ lệ 58,06% (36/62 trường<br />
hợp). Không có tiền sử XHN chiếm tỉ lệ 35,5%<br />
(22 /62 trường hợp). Đa số bệnh nhân nhập viện<br />
đã có XHN hoặc có tiền căn XHN. Sự khác biệt<br />
triệu chứng động kinh và tiền sử XH não có ý<br />
nghĩa thống kê (Yates) 2 = 14,41, p < 0,05.<br />
<br />
Hình ảnh học<br />
Tỉ lệ có xuất huyết não là 64,52% (40/62<br />
trường hợp). Trong đó xuất huyết trong nhu mô<br />
não là 30,6% (19/62 trường hợp). Xuất huyết nhu<br />
mô não và não thất là 29,0% (18/62 trường hợp),<br />
xuất huyết não thất là 4,8% (3/62 trường hợp).<br />
Trong nhóm nghiên cứu này, Fisher nhóm 3-4<br />
chiếm tỉ lệ cao 62,9% (39/62 trường hợp). Fisher<br />
nhóm 1 chiếm tỉ lệ 35,5% (22/62 trường hợp).<br />
AVM kết hợp túi phình chiếm tỉ lệ 16,1%<br />
(10/62 trường hợp). Kích thước AVM trung bình<br />
32,2 ± 11,69 mm. Kích thước nhỏ nhất là 10 mm,<br />
kích thước lớn nhất là 65 mm. Nhóm kích thước<br />
< 30 mm chiếm tỉ lệ 35,5% (22/62 trường hợp).<br />
Kích thước từ 30 – 60 mm chiếm tỉ lệ 62,9%<br />
(39/62 trường hợp). Kích thước > 60 mm chiếm tỉ<br />
lệ 1,6% (1/62 trường hợp).<br />
Triệu chứng động kinh xảy ra 61,5% (24/39<br />
trường hợp có kích thước 3 – 6 cm). Kích thước<br />
<br />
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh<br />
<br />
Vị trí AVM: Vị trí AVM rải khắp bán cầu<br />
nhưng chiếm số lượng nhiều vẫn là các vị trí<br />
chẩm 27,4% (17/62 trường hợp), trán 16,1%<br />
(10/62 trường hợp), đính 17,7% (11/62 trường<br />
hợp). AVM lớn ở cả trán đính và thái dương có<br />
2 trường hợp chiếm 3,2%.<br />
Vùng chức năng: AVM tại vùng chức năng<br />
vận động chiếm 30,6% (19/62 trường hợp), thị<br />
giác 16,1% (10/62 trường hợp), ngôn ngữ 6,5%<br />
(4/62 trường hợp). Không nằm trong vùng chức<br />
năng chiếm 33,9%.<br />
Động mạch nuôi AVM: AVM được nuôi bởi<br />
động mạch não trước và não giữa chiếm 21%<br />
(13/62 trường hợp), não sau chiếm 22,6% (14/62<br />
trường hợp), não trước 17,7% (11/62 trường<br />
hợp). Tĩnh mạch dẫn lưu nông chiếm tỉ lệ 79%<br />
(49/62 trường hợp), nông và sâu 8,1% (5/62<br />
trường hợp), tĩnh mạch dẫn lưu sâu chiếm tỉ lệ<br />
12,9% (8/62 trường hợp) trường hợp.<br />
<br />
Kết quả phẫu thuật<br />
Chỉ có 1/62 (1,6%) trường hợp lấy máu tụ<br />
trong não trước làm DSA. Sau đó được mổ lấy<br />
AVM.<br />
Lượng máu truyền thấp nhất 0 ml chiếm tỉ lệ<br />
77,4% (48/62 trường hợp). Lượng máu truyền<br />
nhiều nhất 1500 ml chiếm tỉ lệ 1,6% (1/62 trường<br />
hợp). Trung bình lượng máu truyền 145,16 ±<br />
331,25 ml.<br />
Sự liên quan phân độ Spetzler-Martin và thời<br />
gian phẫu thuật: Sự khác biệt phân độ SpetzlerMartin và thời gian phẫu thuật có ý nghĩa thống<br />
kê 2 = 11.16, p < 0,05.<br />
Sự liên quan phân độ Spetzler-Martin và truyền<br />
máu trong lúc phẫu thuật: Sự khác biệt giữa các<br />
AVM theo phân độ Spetzler-Martin và lượng<br />
<br />
39<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
<br />
máu truyền trong mổ có ý nghĩa thống kê 2 =<br />
11,49; p < 0,05.<br />
<br />
90,3% (56/62 trường hợp), thang điểm Karnofski<br />
50 – 70 (vừa) chiếm tỉ lệ 8% (5/62 trường hợp).<br />
<br />
Sự liên quan vị trí tĩnh mạch dẫn lưu và biến<br />
chứng sau phẫu thuật: Không có biến chứng xảy<br />
ra ở 57/62 trường hợp, trong đó AVM có TM<br />
dẫn lưu nông chiếm tỉ lệ 82,5% (47/57 trường<br />
hợp).<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
<br />
GCS sau phẫu thuật: Bệnh nhân được chụp<br />
DSA sau mổ 85,5% (53/62 trường hợp). 8,1%<br />
(7/62 trường hợp) bằng CT Multislice. Có 2/62<br />
trường hợp (3,2%) chụp DSA và CT Multislice.<br />
AVM đã lấy hết 96,8%. Còn lại 2 trường hợp, dị<br />
dạng động tĩnh mạch ở sâu và lan rộng nên bóc<br />
không hết. Đây cũng là nguyên nhân gây chảy<br />
máu sau mổ. Kết quả sau phẫu thuật có 57/62<br />
trường hợp bệnh nhân thang điểm GCS 13-15<br />
điểm chiếm tỉ lệ 91,9%. Có 1 bệnh nhân GCS 3<br />
điểm, tử vong do xuất huyết trong não thứ phát.<br />
Sự liên quan giữa phân độ Spetzler-Martin và<br />
GOS sau phẫu thuật: Kết quả GOS 4-5 gặp nhiều<br />
ở Spetzler – Martin 2 và 3 với 45/48 trường hợp.<br />
Sự khác biệt phân độ Spetzler-Martin và GOS có<br />
ý nghĩa thống kê 2 = 4.77, p < 0,05.(Yates)<br />
Biến chứng sau phẫu thuật: Biến chứng sau<br />
phẫu thuật chiếm tỉ lệ 8,06% (5/62 trường hợp),<br />
trong đó máu tụ trong não 4,83% (3/62 trường<br />
hợp), viêm màng não 3,23% (2/62 trường hợp).<br />
Thời gian nằm viện: Thời gian nằm viện ngắn<br />
nhất 8 ngày, lâu nhất 62 ngày, trung bình 26,47 ±<br />
12,59. Có 2 trường hợp nằm viện lâu nhất 62<br />
ngày nguyên nhân do viêm màng não.<br />
GOS khi xuất viện: GOS 5 (tốt) khi xuất viện<br />
chiếm tỉ lệ 80,6% (50/62 trường hợp), GOS 3-4<br />
chiếm tỉ lệ 16,8% (11/62 trường hợp), GOS 1 có 1<br />
trường hợp.<br />
Thời gian theo dõi bệnh nhân: Thời gian theo<br />
dõi thấp nhất là 10 tháng, lâu nhất là 49 tháng,<br />
trung bình 26,20 ± 7,57 tháng. Thời gian theo<br />
dõi trên 15 tháng sau phẫu thuật chiếm tỉ lệ<br />
cao 90,3%.<br />
Thang điểm Karnofski khi tái khám: Bệnh nhân<br />
có thang điểm Karnofski 80 – 100 (tốt) chiếm tỉ lệ<br />
<br />
40<br />
<br />
Lâm sàng<br />
Trong nghiên cứu này, nam giới chiếm tỉ lệ<br />
cao 85,5% (53/62 trường hợp) hơn nữ (14,5%). So<br />
với các tác giả Michael T. Lawton nghiên cứu<br />
trên 300 bệnh nhân có tỉ lệ 154 nam/146 nữa<br />
(nam: 51,3%, nữ 48,7%). Tác giả Nguyễn Phong<br />
[2] có 111 bệnh nhân nam trên tổng số 174 bệnh<br />
nhân AVM chiếm tỉ lệ 63,8% là nam. Có sự khác<br />
biệt giữa số liệu của chúng tôi và các tác giả<br />
khác là do khu vực bệnh nhân chúng tôi phụ<br />
trách là nam giới, do đó, tỉ lệ bệnh nhân nam<br />
luôn luôn cao hơn so với các thống kê khác.<br />
Theo tác giả Ian G. Fleetwood, tỉ lệ bệnh nhân<br />
AVM ngang đều nhau cả 2 giới và chiếm 0,1% tỉ<br />
lệ dân số.<br />
<br />
Triệu chứng lâm sàng dẫn đến nhập viện<br />
Dị dạng động tĩnh mạch có xu hướng biểu<br />
hiện với động kinh, nhức đầu, dấu thần kinh<br />
khư trú, hoặc là xuất huyết. Lý do nhập viện<br />
chính trong nghiên cứu này của chúng tôi là<br />
đau đầu chiếm 32,3% (20/62 trường hợp),<br />
động kinh 29% (18/62 trường hợp) và đột quỵ<br />
22,6% (14/62 trường hợp), đặc biệt động kinh<br />
và đột quỵ chiếm tỉ lệ cao, chỉ 1 trường hợp là<br />
phát hiện tình cờ.<br />
Bảng 1. So sánh tỉ lệ động kinh khi nhập viện<br />
Động Kinh<br />
<br />
Không Động<br />
kinh<br />
<br />
Brian (2002) 141 (33,25%) 283 (66,75%)<br />
Fults (1984) 36 (27,48%) 95 (72,52%)<br />
Tác giả<br />
36 (54,8%)<br />
26 (45,2%)<br />
(2011)<br />
<br />
Tổng số<br />
424 (100%)<br />
131 (100%)<br />
62 (100%)<br />
<br />
Mặc dù triệu chứng động kinh trong nghiên<br />
cứu chúng tôi chiếm tỉ lệ 32,3% lý do nhập viện,<br />
nhưng bệnh nhân có tiền sử động kinh trước đó<br />
hoặc xuất hiện các cơn động kinh trong thời<br />
gian nằm viện 54,8% (34/62 trường hợp). Cơn<br />
động kinh thường là cơn lớn, toàn thể. Chúng<br />
tôi nhận thấy có sự liên quan giữa động kinh và<br />
những bệnh nhân có tiền sử xuất huyết não có ý<br />
nghĩa thống kê 2 = 14,41; p < 0,05.<br />
<br />
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
Thang điểm Glasgow Coma Scale (GCS) trước<br />
mổ<br />
Bệnh nhân nhập viện với thang điểm GCS<br />
13-15 điểm chiếm đa số 87,1% (54/62 trường<br />
hợp). Trong nhóm nghiên cứu này với 2 = 4,59,<br />
p < 0,05 (Yates), chúng tôi nhận thấy có mối<br />
tương quan chặt chẽ giữa tình trạng tri giác lúc<br />
nhập viện và tình trạng bệnh nhân xuất viện<br />
được tính bằng thang điểm Glasgow Out Come<br />
Scale (GOS).<br />
<br />
Hình ảnh học<br />
Xuất huyết trong não<br />
Bệnh nhân có tiền sử xuất huyết não 2 lần<br />
chiếm tỉ lệ 6,45% (4/62 trường hợp), tiền sử xuất<br />
huyết não 1 lần chiếm tỉ lệ 58,07% (36/62 trường<br />
hợp), không có xuất huyết chiếm tỉ lệ 32,2%<br />
(20/62 trường hợp). Những yếu tố có ảnh hưởng<br />
dẫn đến XHN bao gồm: dẫn lưu tĩnh mạch sâu,<br />
áp lực lớn ở động mạch nuôi, túi phình ở tĩnh<br />
mạch hoặc tổn thương thoát mạch, những túi<br />
phình trong dị dạng hoặc đa túi phình, và sự<br />
nuôi dưỡng từ các mạch máu xuyên.<br />
Bảng 2. So sánh tỉ lệ xuất huyết não (XHN) trước<br />
khi phẫu thuật<br />
XHN<br />
Brown (1988)<br />
Lawton (2004)<br />
Tác giả (2011)<br />
<br />
31 (18,4%)<br />
120 (53,6%)<br />
40 (64,5%)<br />
<br />
Không XHN<br />
<br />
Tổng số<br />
<br />
137 (81,6%) 168 (100%)<br />
104 (46,4%) 224 (100%)<br />
22 (35,5%) 62 (100%)<br />
<br />
AVM có thể gây xuất huyết ở bất kỳ phần<br />
nào của não, tỉ lệ xuất huyết não chung trong<br />
nhóm bệnh nhân của chúng tôi là 64,52% (40/62<br />
trường hợp), trong đó xuất huyết trong nhu mô<br />
não là 30.6% (19/62 trường hợp, xuất huyết nhu<br />
mô não và não thất là 29,0% (18/62 trường hợp),<br />
xuất huyết não thất là 4,8% (3/62 trường hợp).<br />
Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả của<br />
Lawton (5), nhưng khác biệt với Brown (2). Sự<br />
khác biệt này có lẽ do ngày nay, phương tiện<br />
chẩn đoán các bệnh lý mạch máu não đa dạng<br />
và hiện đại hơn, nên có thể chẩn đoán sớm và<br />
chính xác hơn.<br />
<br />
Kích thước AVM<br />
Những hình ảnh mạch não đồ thường quy<br />
<br />
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
cho thấy có 3 đặc điểm cần thiết: các động mạch<br />
nuôi, nhân dị dạng, và các tĩnh mạch dẫn lưu.<br />
Kích thước AVM trung bình trong nghiên cứu<br />
của chúng tôi là 32,2 ± 11,69 mm. Kết quả nghiên<br />
cứu của chúng tôi cho thấy sự xuất huyết não<br />
giữa kích thước AVM (< 3cm; 3-6cm; > 3cm) có ý<br />
nghĩa thống kê.<br />
<br />
70<br />
60<br />
50<br />
40<br />
30<br />
20<br />
10<br />
0<br />
<br />
Spetzler(1992)<br />
24 Bn<br />
Brian(2002)<br />
424 Bn<br />
NK CHUNG(2011)<br />
62 Bn<br />
<br />
≤ 3cm 3-6cm ≥ 6cm<br />
Biểu đồ 1. So sánh kích thước AVM<br />
<br />
Động mạch nuôi và tĩnh mạch dẫn lưu<br />
AVM<br />
AVM được nuôi bởi động mạch não trước<br />
và não giữa chiếm 21% (13/62 trường hợp), não<br />
sau chiếm 22,6% (14/62 trường hợp), não trước<br />
17,7% (11/62 trường hợp). Sự khác biệt các<br />
nguồn nuôi AVM và XHN trước mổ có ý nghĩa<br />
thống kê 2 = 14, p < 0,05. Những AVM có một<br />
nguồn nuôi khả năng xuất huyết cao hơn những<br />
AVM có từ hai nguồn nuôi trở lên.<br />
Bảng 3. Tương quan giữa tĩnh mạch dẫn lưu và xuất<br />
huyết não<br />
Xuất huyết<br />
Có<br />
Không<br />
Tổng số<br />
<br />
Tĩnh mạch dẫn lưu<br />
Nông<br />
Nông + Sâu<br />
Sâu<br />
32<br />
3<br />
5<br />
17<br />
2<br />
3<br />
49<br />
5<br />
8<br />
<br />
Tổng số<br />
40<br />
22<br />
62<br />
<br />
Dẫn lưu tĩnh mạch sâu của một dị dạng<br />
mạch máu thường có liên quan đến xuất huyết<br />
và được nhận thấy là yếu tố nguy cơ độc lập<br />
đáng kể bởi Mast, Kader và Turjman và cộng sự.<br />
Áp lực lớn ở động mạch nuôi được cho là tiên<br />
lượng của nguy cơ với mức độ nghiêm trọng<br />
của xuất huyết và được cho là tỉ lệ nghịch với<br />
kích thước của dị dạng. Những yếu tố khác<br />
được báo cáo là có dẫn đến xuất huyết bao gồm<br />
<br />
41<br />
<br />