Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br />
<br />
ỨNG DỤNG PHẪU THUẬT NỘI SOI LỒNG NGỰC<br />
ĐIỀU TRỊ U TRUNG THẤT TẠI BỆNH VIỆN 103<br />
Mai Văn Viện*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá kết quả bước ñầu của phẫu thuật nội soi lồng ngực trong ñiều trị u trung thất tại Bệnh viện 103.<br />
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang ở 51 bệnh nhân có u trung thất ñược ñiều trị bằng phẫu<br />
thuật nội soi lồng ngực, tại Bệnh viện 103 từ tháng 9/2008 ñến 9/2010.<br />
Kết quả: 51 bệnh nhân u trung thất ñược phẫu thuật nội soi với 23 nam và 28 nữ. Độ tuổi trung bình 45,6 (15 – 69).<br />
Triệu chứng chính khi vào viện là nhược cơ, ñau ngực. U trung thất trước trên 38/51 - 74,5% (trong ñó 92,1% là u tuyến<br />
ức, 5,26% là nang bì, bướu giáp 2,6%). U trung thất sau là: 25,5%. Kích thước trung bình của u 6,5 cm (3 - 10 cm). Số<br />
ngày nằm viện trung bình 7,7 ngày. Không có biến chứng nặng sau mổ. Mô bệnh học: U tuyến ức 35 (lành tính 31, ác tính<br />
4), ung thư thực quản 10, bướu giáp ñơn thuần 2, u thần kinh 2, u nang bì 2.<br />
Kết luận: Điều trị bệnh lý u trung thất bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực là phương pháp an toàn, khả thi và kết quả<br />
tốt sau mổ.<br />
Từ khóa: U trung thất, phẫu thuật nội soi lồng ngực.<br />
ABSTRACT<br />
<br />
APPLIED RESULT OF THORACOSCOPIC SURGERY IN TREATMENT OF MEDIASTINAL<br />
TUMOR AT HOSPITAL103<br />
Mai Van Vien * Y Hoc TP. Ho Chi Minh – Vol.14 - Supplement of No 4 – 2010: 529 - 535<br />
Objectivess: To assess initial results of thoracoscopic surgery in treatment of mediastinal tumors at Hospital 103<br />
Materials and methods: Cross-sectional descriptive study on 51 patients with mediastinal tumors, who were<br />
undergone Thoracoscopic Tumomectomy at Hospital 103, from 9/2008 to 9/2010.<br />
Results: 51 patients with mediastinal tumors: 23 males and 28 females. The mean age was 46.6 (15 – 69). The major<br />
symptoms were myasthenia gravis and chest pain. Anterior, superrior mediastinal tumors (74.5%) (92.1% thymoma,<br />
5.26% teratoma, 2.6% goitres) Posterior mediastinal tumors 25.5%. The average diameter of tumors: 6.5 cm. (range: 3 10 cm ) The average hospital stay was 7. 7 days. There were no major postoperative complications or recurrences to date.<br />
Histopathology: Thymoma (35: benign 31, malignant 4), cancer of oesophage (10), simple goitre (2) cases.<br />
Conclusions: Thoracoscopic surgery for mediastinal tumors is a safe and technically feasible procedure and may<br />
offer significant postoperative advantages over open procedures.<br />
Key word: Mediastinal tumor, thoracoscopic surgery.<br />
<br />
Chuyên ñề Ung Bướu<br />
<br />
529<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Phẫu thuật nội soi lồng ngực hiện nay ñược biết ñến như là một tiếp cận mới, giữ vai trò quan trọng<br />
trong chẩn ñoán và ñiều trị các bệnh lý trong lồng ngực nói chung và trung thất nói riêng(1,6,7).<br />
Tại các trung tâm có chuyên khoa phẫu thuật lồng ngực, các can thiệp lồng ngực ñối với một số bệnh<br />
lý như: Chấn thương ngực, tràn dịch, tràn khí màng phổi máu màng phổi ñông, cắt hạch giao cảm trong<br />
bệnh ra mồ hôi tay, u phổi,… ñã ñược thực hiện hầu hết bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực. Tuy vậy, tỷ lệ<br />
quan tâm cho u trung thất chưa nhiều(4,6,7,12).<br />
Tại Khoa phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Bệnh viện 103, chúng tôi ñã tiến hành phẫu thuật nội<br />
soi lồng ngực ñể ñiều trị một số loại u trung thất ñạt kết quả tốt.<br />
Mục ñích của nghiên cứu này là ñánh giá kết quả bước ñầu ứng dụng phẫu thuật nội soi lồng ngực<br />
trong ñiều trị u trung thất tại Bệnh viện 103.<br />
ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
*<br />
<br />
Bệnh viện 103, Hà Nội<br />
Địa chỉ liên lạc: TS.BS. Mai Văn Viện. Email: maivanvien103@gmail.com<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Gồm 51 bênh nhân có u trung thất ñược can thiệp bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực tại Bệnh viện 103<br />
từ tháng 9/2008 ñến 9/2010.<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Chỉ ñịnh phẫu thuật<br />
- Các bệnh nhân u trung thất.<br />
- Bệnh nhân nhược cơ nhóm I - IIB, có U tuyến ức.<br />
- Bệnh nhân u thực quản.<br />
Chuẩn bị bệnh nhân<br />
Làm các xét nghiệm cần thiết: Công thức máu, sinh hóa máu, nước tiểu.<br />
Chụp Xquang lồng ngực chuẩn, CT- Scanner lồng ngực (có hoặc không có bơm khí trung thất), ñiện<br />
tim, chức năng hô hấp...<br />
Qui trình phẫu thuật<br />
- Phương pháp vô cảm: Gây mê nội khí quản bằng ống nội khí quản 1 nòng (kết hợp bơm hơi trong<br />
mổ) hoặc ống 2 nòng (không cần bơm hơi trong mổ).<br />
- Tư thế bệnh nhân: Tùy theo vị trí và tính chất của u mà có vị trí.<br />
Với u trung thất trước: Đặt bệnh nhân nằm ngửa - nghiêng (về bên ñối diện so với mặt bàn 1 góc) 300<br />
- 450.<br />
Với các u thực quản: Đặt bệnh nhân nằm sấp- nghiêng trái 300.<br />
Trong một số trường hợp có thể ñặt bệnh nhân nằm nghiêng 900.<br />
Vị trí ñặt và số Trocar sử dụng:<br />
Thường sử dụng 3 trocars: Trocar ñầu tiên cho camera, ñặt tại gian sườn V ñường nách giữa; sau<br />
Trocar thứ hai ñặt tại gian sườn III ñường nách trước; giữa trocar còn lại ñặt tại gian sườn VI ñường giữa<br />
ñòn hoặc ñường nách trước; giữa.<br />
Tùy theo vị trí u mà tiếp cận trung thất qua khoang màng phổi phải hoặc trái.<br />
Dụng cụ nội soi thường sử dụng của hãng Karl-Storz.<br />
Sau khi phẫu tích giải phóng, khối u sẽ ñược lấy ra khỏi lồng ngực bằng cách cho vào một túi nilon,<br />
kết hợp mở ngực tối thiểu (3 – 5 cm) qua một cửa trocar ñể lấy khối u ra ngoài, trong những trường hợp<br />
khối u lớn có thể mở rộng hơn.<br />
Bệnh phẩm ñược gửi giải phẫu bệnh lý.<br />
- Kết thúc phẫu thuật: Kiểm tra cầm máu vùng mổ, kiểm tra thông khí phổi, ñặt dẫn lưu khoang màng<br />
phổi: Thường ñặt 1 ống (Argyl 32F) dẫn lưu dịch, trong trường hợp cần thiết ñặt thêm 1 ống (Argyl-18F)<br />
ñể dẫn lưu khí.<br />
<br />
Chuyên ñề Ung Bướu<br />
<br />
530<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br />
<br />
Tiến hành nở phổi trước khi rút trocar và ñóng ngực.<br />
Sau phẫu thuật<br />
Theo dõi các biến chứng sau phẫu thuật, chụp Xquang lồng ngực kiểm tra và rút dẫn lưu, thu thập kết<br />
quả giải phẫu bệnh lý.<br />
KẾT QUẢ<br />
Đặc ñiểm chung<br />
51 bệnh nhân u trung thất ñược phẫu thuật nội soi với 23 nam và 28 nữ. Độ tuổi trung bình 45,6 (15 –<br />
69).<br />
Triệu chứng chính khi vào viện là nhược cơ (58,8%), ñau ngực (41,2%).<br />
U trung thất trước trên 38/51 - 74,5% (trong ñó 92,1% u tuyến ức, 5,26 u nang bì, 2,6% bướu giáp).<br />
U trung thất sau là: 13/51 25,5%. (trong ñó u thực quản 10, bướu giáp 1, u thần kinh 2).<br />
Kết quả phẫu thuật<br />
+ Qui trình phẫu thuật nội soi lồng ngực ứng dụng trong can thiệp vào trung thất (Bảng 1)<br />
Bảng 1. Qui trình phẫu thuật nội soi lồng ngực<br />
U trung thất<br />
trước<br />
<br />
Qui trình kỹ thuật<br />
<br />
Mê nội khí quản<br />
<br />
ống1 nòng<br />
<br />
3<br />
<br />
ống 2 nòng<br />
<br />
35<br />
<br />
Ngửa nghiêng 300<br />
Tư thế<br />
bệnh nhân<br />
<br />
Sấp-nghiêng 30<br />
<br />
Số trocar sử dụng<br />
<br />
3<br />
13<br />
<br />
48(94,1%)<br />
<br />
38<br />
<br />
0<br />
<br />
Cộng<br />
<br />
38(100,0%)<br />
10<br />
<br />
10(100,0%)<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
Qua KMF phải<br />
<br />
3<br />
<br />
10<br />
<br />
13<br />
<br />
Qua KMF trái<br />
<br />
38<br />
<br />
3<br />
<br />
36<br />
<br />
4<br />
<br />
2<br />
<br />
LS 3- nách trước<br />
<br />
38<br />
<br />
Nghiêng 90<br />
<br />
Đường vào trung<br />
thất<br />
<br />
U trung<br />
thất sau<br />
<br />
0<br />
<br />
LS 3- nách giữa<br />
<br />
38(74,5%)<br />
<br />
13<br />
<br />
49(96,1%)<br />
2<br />
<br />
10<br />
<br />
LS 5- nách trước<br />
Vị trí ñặt trocar<br />
<br />
LS 5 - nách giữa<br />
<br />
38<br />
<br />
LS 5 - nách sau<br />
LS 6 - giữa ñòn<br />
<br />
10<br />
38<br />
<br />
LS 6 - nách trước<br />
LS 7 – nách sau<br />
<br />
10<br />
2<br />
<br />
Tính chất của khối u và khả năng can thiệp<br />
Bảng 2. U trung thất trước<br />
Phạm vi can thiệp<br />
<br />
Chuyên ñề Ung Bướu<br />
<br />
U tuyến ức<br />
<br />
U quái<br />
<br />
Bướu<br />
<br />
Cộng<br />
<br />
531<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br />
≤ 6cm<br />
<br />
6- 8cm<br />
<br />
Nội soi hoàn toàn<br />
<br />
27<br />
<br />
3<br />
<br />
Nội soi hỗ trợ mở<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Nội soi chẩn ñoán<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
giáp<br />
<br />
>8cm<br />
<br />
30<br />
2<br />
<br />
1<br />
<br />
3<br />
0<br />
<br />
Chuyển mổ mở<br />
<br />
5<br />
<br />
Cộng<br />
<br />
27<br />
<br />
3<br />
<br />
5<br />
<br />
5<br />
<br />
2<br />
<br />
1<br />
<br />
38<br />
<br />
Trong 38 bệnh nhân có u trung thất trước có 27 ca (71,05%) phẫu thuật nội soi hoàn toàn ñể cắt bỏ<br />
khối u, tất cả là u tuyến ức, có 3 ca với ñường kính từ 6 – 8 cm, u ở giai ñoạn III, IV theo Masaoka. Có 3 ca<br />
nội soi hỗ trợ (u nang bì 2, bướu giáp 1). Trong 5 trường hợp phải chuyển mổ mở: 2 ca do biến chứng chảy<br />
máu, 3 ca u ở giai ñoạn IV theo Masaoka (xâm lấn màng tim, màng phổi, mạch máu lớn trong trung thất), 3<br />
ca này có giải phẫu bệnh là u ác tính của tuyến ức.<br />
Bảng 3. U trung thất sau<br />
U thực quản<br />
Phạm vi can thiệp<br />
Nội soi hoàn toàn<br />
<br />
≤ 6cm<br />
<br />
6- 8cm<br />
<br />
3<br />
<br />
2<br />
<br />
> 8cm<br />
<br />
U<br />
thần<br />
kinh<br />
<br />
Bướu<br />
giáp<br />
<br />
2<br />
<br />
Nội soi hỗ trợ mở<br />
<br />
7 (53,8%)<br />
1<br />
<br />
Nội soi chẩn ñoán<br />
<br />
Cộng<br />
<br />
5<br />
<br />
1<br />
5<br />
<br />
Chuyển mổ mở<br />
Cộng<br />
<br />
3<br />
<br />
2<br />
<br />
5<br />
<br />
2<br />
<br />
1<br />
<br />
13<br />
<br />
Với 13 bệnh nhân có u trung thất sau: Trong 10 ca u thực quản thì có 5 (50%) trường hợp có thể cắt<br />
ñược u và thực quản ñoạn ngực, còn lại 5 ca (50,0%) do u to, có kích thước trên 8 cm, xâm lấn ra xung<br />
quanh nên không còn khả năng cắt u mà chỉ sinh thiết chẩn ñoán. Có 2 ca u thần kinh với kích thước 6 – 8<br />
cm ñều cắt bỏ hoàn toàn bằng nội soi. Riêng 1 trường hợp bướu giáp lạc chỗ vào trung thất sau, do kích<br />
thước lớn (10 cm) nên phải kết hợp mở ngực nhỏ ñể cắt bướu.<br />
Bảng 4. Kết quả mô bệnh học<br />
Chẩn ñoán Giải phẫu bệnh<br />
<br />
Bệnh nhân<br />
<br />
U tuyến ức<br />
<br />
31<br />
<br />
U nang bì<br />
<br />
2<br />
<br />
Lành tính<br />
<br />
Ác tính<br />
<br />
U thần kinh<br />
<br />
2<br />
<br />
Bướu giáp<br />
<br />
2<br />
<br />
Ung thư tuyến ức<br />
<br />
4<br />
<br />
U thư thực quản<br />
<br />
10<br />
<br />
Tổng số<br />
<br />
37<br />
<br />
14<br />
<br />
Biến chứng trong và sau mổ<br />
Gặp 2 trường hợp chảy máu trong mổ: 1 do tổn thương ñộng mạch phổi phải, một do rách tĩnh mạch<br />
vô danh, cả hai trường hợp phải chuyển mổ mở.<br />
Suy hô hấp 2 ca, do tình trạng nhược cơ, hai trường hợp này ñều thuộc nhóm chuyển mổ mở vì u xâm<br />
lấn nhiều (giai ñoạn IV theo Masaoka).<br />
Có 3 trường hợp trong số 5 phải chuyển mổ mở là u tuyến ức giai ñoạn IV theo Masaoka, u xâm lấn<br />
nhiều vào màng phổi, màng tim và mạch máu lớn. Phẫu thuật nội soi chỉ phẫu tích giải phóng ñược một<br />
phần u, sau ñó phải chuyển sang mổ mở.<br />
Thời gian rút dẫn lưu<br />
<br />
Chuyên ñề Ung Bướu<br />
<br />
532<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br />
<br />
Các dẫn lưu ñược rút sớm sau 1 - 3 ngày. Trung bình là 2 ngày.<br />
Thời gian nằm viện<br />
Thời gian nằm viện trung bình từ sau khi can thiệp là 7,7 ngày (5 – 20 ngày).<br />
BÀN LUẬN<br />
Chỉ ñịnh phẫu thuật nội soi lồng ngực trong ñiều trị u trung thất<br />
Kết quả của nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra: phẫu thuật nội soi lồng ngực nên ứng dụng với những<br />
u trung thất lành tính và những tổn thương ác tính giai ñoạn sớm. Trong u tuyến ức nên chỉ ñịnh với u ở<br />
giai ñoạn I theo Masaoka. Với các u trung thất nói chung nên chỉ ñịnh khi u có kích thước từ 6 – 8 cm(7,9).<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, gặp cả u lành và u ác tính với nhiều giai ñoạn và kích thước khác<br />
nhau. Kết quả ứng dụng cho thấy với 38 ca u trung thất trước có tới 27 ca u tuyến ức lành tính có kích<br />
thước nhỏ hơn 6 cm ñã cắt bỏ hoàn toàn bằng nội soi, có 3 ca u có kích thước 6 – 8 cm cũng cắt ñược hoàn<br />
toàn bằng nội soi, tuy nhiên quá trình phẫu tích giải phóng u có khó khăn hơn. Hai trường hợp u nang bì và<br />
1 ca bướu giáp, do kích thước lớn hơn 8 cm nên quá trình phẫu thuật có khó khăn phải mở ngực nhỏ hỗ trợ<br />
ñể cắt u và bướu. Với các trường hợp u trung thất sau cũng tương tự. Trong số 10 ca u thực quản thì chỉ cắt<br />
ñược 5/10 (50%) ca có kích thước dưới 8 cm, còn lại 5 ca u có kích thước lớn, xâm lấn rộng ra xung quanh<br />
thì không thể can thiệp ñược, có 2 ca u thần kinh do kích thước nhỏ hơn 6 cm nên quá trình phẫu thuật cũng<br />
thuận lợi và qua nội soi ñã cắt bỏ ñược hoàn toàn.<br />
Như vậy, có thể chỉ ñịnh ứng dụng nội soi lồng ngực trong can thiệp các u trung thất cả lành và ác tính<br />
với kích thước khối u < 8 cm, chưa xâm lấn ra xung quanh.<br />
Qui trình của phẫu thuật nội soi lồng ngực<br />
+ Chuẩn bị bệnh nhân: Ngoài việc chuẩn bị như một cuộc mổ mở, trong phẫu thuật nội soi ñối với u<br />
trung thất cần ñặc biệt chú ý khắc phục tình trạng “mù” trong phẫu thuật nội soi - phẫu thuật viên không thể<br />
sờ ñể ñánh giá ñược tổn thương như trong mổ mở. Vì vậy cần có các biện pháp chẩn ñoán xác ñịnh tổn<br />
thương u: Vị trí, tích chất, ranh giới, mức ñộ xâm lấn với xung quanh. Với các u trung thất cần có chụp cắt<br />
lớp vi tính lồng ngực nếu có thể kết hợp bơm khí trung thất ñể làm rõ tổn thương trước phẫu thuật. Điều<br />
này sẽ hạn chế ñược tai biến trong phẫu thuật.<br />
+ Phương pháp vô cảm: Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nhận xét của nhiều tác giả: Gây<br />
mê nội khí quản bằng ñặt ống 2 nòng là biện pháp tối ưu nhất cho phẫu thuật nội soi lồng ngực. Dưới tác<br />
dụng của thông khí chọn lọc cho một phổi, phổi bên can thiệp sẽ xẹp tốt ñể tạo ra phẫu trường rộng rãi giúp<br />
bộc lộ và phẫu tích u ñược thuận lợi hơn, ñặc biệt với những u có kích thước lớn, dính. Trong trường hợp<br />
phải chuyển mổ mở thì gây mê bằng ống hai nòng mới ñảm bảo ñược thông khí cũng như tạo ñiều kiện<br />
thuận lợi cho can thiệp phẫu thuật(6,8,12).<br />
Chúng tôi có 3 trường hợp gây mê ñặt ống 1 nòng, quá trình phẫu thuật có kết hợp bơm khí CO2 vào<br />
khoang màng phổi, diễn tiến của 3 trường hợp này có nhiều khó khăn hơn so với gây mê ñặt ống 2 nòng.<br />
Kết quả này khẳng ñịnh vai trò của gây mê bằng ống nội khí quản 2 nòng trong phẫu thuật nội soi ñiều trị u<br />
trung thất. Tuy nhiên với phương pháp gây mê này ñòi hỏi kỹ thuật viên gây mê phải có kinh nghiệm ñặt<br />
ống, tránh tình trạng ñặt ñi ñặt lại, gây tổn thương, phù nề ñường hô hấp trên. Điều này rất quan trọng với<br />
các trường hợp u tuyến ức có nhược cơ.<br />
+ Tư thế bệnh nhân: Tùy theo vị trí của u trung thất (trước hay sau) mà khi tiến hành phẫu thuật cần<br />
ñặt bệnh nhân ở tư thế phù hợp. Với Yim. A (1996), tác giả thường ñặt bệnh nhân nằm nghiêng 900 trong<br />
mổ u trung thất trước cũng như u tuyến ức. Còn với u trung thất sau ñặc biệt là u thực quản. Các phẫu thuật<br />
viên Châu Âu và Bắc Mỹ thường sử dụng tư thế nghiêng trái như mở ngực phải kinh ñiển. Trong khi ñó,<br />
một số tác giả khác lại sử dụng tư thế nằm sấp, nghiêng trái 300(2,3).<br />
Kết quả của chúng tôi nhận thấy với 38 ca u trung thất trước có thể can thiệp bằng tư thế nằm ngửa nghiêng về bên ñối diện 300, với tư thế này có thể chỉ với 3 trocars tiến hành một cách thuận lợi, chưa có<br />
trường hợp nào phải thay ñổi tư thế trong quá trình mổ. Đặc biệt với tư thế này khi có tình huống cần<br />
chuyển mổ mở, phẫu thuật viên không cần chuyển tư thể mà kịp thời can thiệp giải quyết tình huống cấp<br />
cứu như chảy máu. Với 10 trường hợp u thực quản chúng tôi ñều ñặt bệnh nhân ở tư thế nằm sấp - nghiêng<br />
trái 300 và nhận thấy quá trình phẫu thuật thuận lợi như nhận xét của các tác giả khác. Như vậy trong can<br />
thiệp vào trung thất nói chung có hai tư thế của bệnh nhân hay ñược sử dụng là nằm ngửa - nghiêng 300 và<br />
sấp – nghiêng 300 có thể cơ bản giải quyết các u trung thất.<br />
<br />
Chuyên ñề Ung Bướu<br />
<br />
533<br />
<br />