Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ<br />
CÁC BỆNH LÝ MŨI XOANG TẠI BỆNH VIỆN II LÂM ĐỒNG<br />
Huỳnh Ngọc Thành*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Nghiên cứu thực hiện nhằm đánh giá việc ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị các bệnh lý mũi<br />
xoang tại khoa TMH Bệnh viện II Lâm đồng từ 05/2010 đến 05/2012.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu mô tả hàng loạt ca.<br />
Kết quả: Qua 2 năm có 101 bệnh nhân được phẫu thuật nội soi điều trị các bệnh lý mũi xoang, trong đó<br />
49,5% là viêm mũi xoang mạn tính, 21,7% viêm mũi xoang kèm polype mũi. Triệu chứng chủ yếu 96,3% khạc<br />
đàm mũi sau, 95,0% nghẹt mũi, 96,0% chảy mũi, 97,0% đau đầu. Phẫu thuật chủ yếu được ứng dụng là phẫu<br />
thuật nội soi chức năng xoang tối thiểu và nội soi chức năng xoang. Biến chứng nhẹ hay gặp là 23,2 % dính cuốn<br />
mũi, 3,0% bầm mắt. Mặc dù có 18,4% trong mổ chảy máu buộc phải tạm dừng phẫu thuật nhét bấc tạm cầm<br />
máu, nhưng không có trường hợp nào đe dọa tính mạng phải chuyền máu. Không có trường hợp nào bị biến<br />
chứng nặng như chảy dịch não tủy, chảy máu hậu cầu, song thị hay mù mắt. Đa số bệnh nhân sau mổ cải thiện<br />
các triệu chứng cơ năng. Sau 3 tháng có 92,8% lành bệnh, 4,3% viêm mũi xoang mạn tính và 2,9% mọc lại<br />
polyps.<br />
Kết luận: Phẫu thuật nội soi là phương pháp an toàn và hiệu quả điều trị các loại bệnh lý mũi xoang khác<br />
nhau.<br />
Từ khóa: Phẫu thuật nội soi, bệnh lý mũi xoang<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE APPLICATION OF ENDOSCOPIC SURGERY IN THE MANAGEMENT OF SINONASAL<br />
DISEASES IN BAOLOC HOSPITAL<br />
Huynh Ngoc Thanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 1 - 2014: 8 - 17<br />
Aim: This study was carried out to evaluate the application of endoscopic sinus surgery in the management<br />
of sinonasal disease.<br />
Method: Study was done in department of ENT & Head-Neck Surgery, Lamdong hospital number 2 from<br />
May 2010 to May 2012 (2 years).<br />
Result: One hundred and one patients (101) were included prospectively for this work. Principal diagnosis<br />
was chronic rhinosinusitis (49.5%) and chronic rhinosinusitis with nasal polyp (21.7%). Main presenting<br />
symptoms of patients were post nasal drip (96.3%), nasal obstruction (95.0%), nasal discharge (96.0%), and<br />
headache (97.0%). The main technique of surgery applied minimum functional endoscopic sinus surgery<br />
(miniFESS) and functional endoscopic sinus surgery (FESS). In this series, minor complications include<br />
synechiae (23,2 %), ecchymosis of eye (3.0%). Although there were 18.4% bleeding that we had to pause operating<br />
for hemostatic, but no case was fatally serious because of bleeding. No major complications like CSF leak, retro<br />
orbital hemorrhage, diplopia and blindness were noted. Most of the patients have got complete symptomatic relief.<br />
We succeeded in 92.8%. After operating 3 month we met 4.3% refractory rhinosinusitis and 2.9% recurrent<br />
polyps in the nose.<br />
Conclusion: It was concluded that endoscopic surgery has provided a safe and efficient method for dealing<br />
* Khoa TMH - BV II Lâm Đồng<br />
Tác giả liên lạc: ThS. Bs. Huỳnh Ngọc Thành ĐT: 0907518894 Email: huynhngocthanhtmh@gmail.com<br />
<br />
8<br />
<br />
Chuyên Đề Tai Mũi Họng<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
with different sinonasal disease and can be performed with high success rate for alleviation of symptoms with<br />
negligible morbidity.<br />
Key words: endoscopic surgery, sinonasal diseases<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Mũi xoang là cơ quan đầu tiên của hệ hô hấp<br />
có nhiều chức năng như hô hấp, khứu giác, hộp<br />
cộng âm,…trong đó quan trọng nhất là làm ấm,<br />
làm ẩm, làm sạch không khí trước khi đi vào<br />
phổi, đây cũng là nơi tiếp nhận rất nhiều các tác<br />
nhân gây bệnh(2). Theo nhiều nghiên cứu các<br />
bệnh lý mũi xoang chiếm tỉ lệ hàng đầu trong<br />
chuyên ngành tai mũi họng và gây ảnh hưởng<br />
rất lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.<br />
Phần lớn các bệnh lý mũi xoang diễn tiến dai<br />
dẳng điều trị nội khoa không đáp ứng nên việc<br />
tìm biện pháp can thiệp ít xâm lấn trả lại chức<br />
năng mũi xoang cho bệnh nhân là nhiệm vụ hết<br />
sức quan trọng của y học(2).<br />
Phương pháp phẫu thuật nội soi mũi xoang<br />
(NSMX) lần đầu tiên xuất hiện ở Châu Âu năm<br />
1978 sau báo cáo của tác giả Messerklinger, ở Áo<br />
và Wigand(4), ở Đức. Kỹ thuật này trở lên phổ<br />
biến ở Mỹ vào giữa thập niên 80 nhờ công của<br />
Kennedy và cs(1). Hiện nay phẫu thuật nội soi<br />
mũi xoang phát triển rộng khắp đã được công<br />
nhận là một kỹ thuật cao có đặc điểm ít xâm lấn,<br />
can thiệp tối thiểu, can thiệp đúng bệnh tích, ít<br />
biến chứng, hiệu quả tối đa, nhanh chóng trả lại<br />
sức khoẻ cho bệnh về với công việc(2,4). Ở Việt<br />
nam một số bệnh viện lớn tại Hà nội, Thành phố<br />
Hồ Chí Minh, Đà nẵng, đã ứng dụng kỹ thuật<br />
này. Từ tháng 7/2008 đến nay Bệnh viện II Lâm<br />
đồng trang bị một hệ thống nội soi và bộ dụng<br />
cụ tối thiểu mổ nội soi Tai Mũi Họng để khám và<br />
điều trị các bệnh lý Tai Mũi Họng. Tuy nhiên<br />
việc ứng dụng hệ thống này chủ yếu là khám<br />
chẩn đoán còn việc mổ nội soi mũi xoang vẫn<br />
còn lẻ tẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm.<br />
Mặc dù phẫu thuật nội soi mũi xoang là một<br />
kỹ thuật cao nhưng trong mổ vẫn có thể xảy ra<br />
một số biến chứng nặng như mù mắt, dò dịch<br />
não tuỷ, tắc lệ tị, sau mổ tỉ lệ tái phát bệnh vẫn<br />
còn. Các nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật này một<br />
<br />
Chuyên Đề Tai Mũi Họng<br />
<br />
cách có hệ thống chỉ tập trung ở một số bệnh<br />
viện lớn tại các thành phố lớn còn ở các tỉnh vẫn<br />
còn quá ít. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành<br />
nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng phẫu<br />
thuật nội soi điều trị các bệnh lý mũi xoang tại<br />
bệnh viện II Lâm Đồng” nhằm các mục tiêu sau:<br />
Xác định đặc điểm của các bệnh lý mũi<br />
xoang được điều trị phẫu thuật nội soi tại khoa<br />
TMH bệnh viện II Lâm đồng.<br />
Xác định hiệu quả của phẫu thuật nội soi<br />
điều trị các bệnh lý mũi xoang tại khoa TMH<br />
bệnh viện II Lâm đồng.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Tiền cứu mô tả hàng loạt các trường hợp.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Tất cả các bệnh nhân có chỉ định nội soi can<br />
thiệp để điều trị các bệnh lý mũi xoang và chấp<br />
nhận tham gia nghiên cứu tại khoa Tai Mũi<br />
Họng Bệnh viện II Lâm đồng.<br />
<br />
Địa điểm nghiên cứu<br />
Bệnh viện II Lâm đồng.<br />
<br />
Thời gian nghiên cứu<br />
05-2010 đến 05-2012.<br />
<br />
Cỡ mẫu nghiên cứu<br />
Chọn mẫu trọn gồm tất cả các bệnh nhân<br />
được soi can thiệp để điều trị các bệnh lý mũi<br />
xoang và chấp nhận tham gia nghiên cứu tại<br />
khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện II Lâm đồng từ<br />
05-2010 đến 05-2012.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn mẫu chỉ định và kỹ thuật<br />
nội soi can thiệp<br />
Các bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật nội soi<br />
mũi xoang chấp nhận nghiên cứu cụ thể thoả các<br />
điều kiện sau:<br />
Các bệnh nhân được chẩn đoán viêm mũi<br />
mạn tính có bít tắc phức hợp lỗ thông khe ít nhất<br />
<br />
9<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
1 bên không đáp ứng điều trị nội khoa có chỉ<br />
định mổ nội soi chức năng xoang (chỉ mở rộng<br />
phức hợp lỗ thông khe).<br />
Các bệnh nhân được chẩn đoán viêm mũi<br />
xoang mạn tính ít nhất 1 bên không đáp ứng<br />
điều trị nội khoa có chỉ định nạo sàng trước sau +<br />
cắt mỏm móc + mở rộng ostrium xoang hàm.<br />
Các bệnh nhân được chẩn đoán viêm mũi<br />
xoang mạn tính có polype mũi ít nhất 1 bên<br />
không đáp ứng điều trị có chỉ định cắt polype<br />
mở sàng trước + sàng sau + cắt mỏm móc + mở<br />
rộng ostrium xoang hàm.<br />
Các bệnh nhân được chẩn đoán bóng khí<br />
cuốn giữa (Concha Bullosa) gây đau đầu không<br />
đáp ứng điều trị nội có chỉ dịnh cắt bóng khí<br />
cuốn giữa.<br />
Các bệnh nhân được chẩn đoán gai vách<br />
ngăn gây đau đầu không đáp ứng điều trị cắt các<br />
gai vách ngăn có điểm tiếp xúc cuốn giữa<br />
(contactpoint).<br />
Các bệnh nhân được chẩn đoán ở các mục a,<br />
b hoặc c ở trên nếu phối hợp với ít nhất một<br />
trong hai mục e hoặc f, nếu đủ các điều kiện<br />
phẫu thuật như đã nêu thì tiến hành mổ lấy sạch<br />
các bệnh tích như trên.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Loại trừ các bệnh nhân bị bệnh mũi xoang có<br />
chỉ định phẫu thuật nhưng kèm theo các bệnh lý<br />
sau: Các bệnh nhân có bệnh lý ác tính, bệnh<br />
nhân có bệnh lý về máu, bệnh nhân có bệnh lý<br />
tim mạch, bệnh nhân có bệnh lý thận, phổi<br />
không tiến hành gây mê được.<br />
<br />
Các biến số thu thập<br />
Xác định các đặc điểm của các bệnh lý mũi<br />
xoang: Tuổi, giới, dân tộc, địa chỉ, nghề nghiệp,...<br />
So sánh tỉ lệ các triệu chứng ảnh hưởng đến<br />
bệnh nhân trước mổ và sau mổ.<br />
Xác định tỉ lệ các loại bệnh lý mũi xoang<br />
được nội soi phẫu thuật, tỉ lệ các phương pháp<br />
nội soi can thiệp.<br />
Thời gian mổ trung bình, thời gian nằm viện<br />
trung bình của phẫu thuật NSMX.<br />
<br />
10<br />
<br />
Tỉ lệ các biến chứng trong mổ, sau mổ của<br />
phẫu thuật nội soi điều trị các bệnh lý mũi xoang<br />
ví dụ: chảy máu, chảy dịch não tuỷ, mù mắt,..<br />
Tỉ lệ tái phát sau mổ.<br />
Mức độ hài lòng của bệnh nhân được phẫu<br />
thuật NSMX.<br />
<br />
Phương tiện và phương pháp tiến hành<br />
Phương tiện nghiên cứu<br />
Gồm hệ thống nội soi cứng và bộ dụng cụ<br />
mổ nội soi mũi xoang.<br />
Tiến hành nghiên cứu<br />
Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ<br />
Tất cả các bệnh nhân có chỉ định mổ được<br />
nhập viện làm các xét nghiệm tiền phẫu trong<br />
ngày đầu, khám tiền phẫu nội khoa, nếu kết<br />
quả bình thường duyệt lên lịch mổ cho ngày<br />
hôm sau.<br />
Các bệnh nhân Viêm xoang sàng hàm mạn<br />
tính, Viêm đa xoang mạn tính + polype mũi<br />
được điều trị kháng sinh + corticoid trước mổ ít<br />
nhất 3 ngày.<br />
Trước mổ 30 phút bệnh nhân được tiêm 2<br />
ống transamine tĩnh mạch.<br />
Phương pháp vô cảm<br />
Đối với bệnh nhân viêm xoang sàng hàm<br />
mãn tính, viêm đa xoang mãn tính + polype<br />
mũi: ứng dụng mê nội khí quản + tiêm<br />
octocain 2% x 4 ống vào polype, mỏm móc,<br />
bóng sàng, cuốn giữa.<br />
Đối với bệnh nhân Concha Boullosa cuốn<br />
giữa, gai vách ngăn đơn thuần được tiền mê +<br />
tiêm octocain 2% x 4 ống vào vùng can thiệp.<br />
Quy trình phẫu thuật<br />
Viêm xoang sàng hàm mạn tính: Dùng<br />
spatule, backbite, true cutting, blaketley cắt mỏm<br />
móc, mở rộng ostrium xoang hàm, mở bóng<br />
sàng lấy bệnh tích, nếu bệnh tích nhiều mở<br />
mảnh nền nạo sàng sau bơm rửa nhét merocel<br />
nếu vẫn chảy máu nhét thêm meches hoàn<br />
thành phẫu thuật.<br />
<br />
Chuyên Đề Tai Mũi Họng<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Viêm đa xoang mạn tính + pollype mũi:<br />
Dùng blaketley cắt polype xong + tiến hành các<br />
bước như trên.<br />
<br />
Thuốc dùng sau mổ một tuần với:<br />
Amoxcillin 0,5 x 4v/ng, Decolgen x 3v/ngày,<br />
Petizen 10mg x 3v/ngày.<br />
<br />
Concha Boullosa cuốn giữa: Dùng kéo cắt<br />
dọc concha, dùng true cutting cắt 2 đầu trước<br />
sau lấy bỏ phần ngoài concha, nhét merocel hoàn<br />
thành phẫu thuật.<br />
<br />
Rửa mũi: Đối với các trường hợp có nhét<br />
meches thì rửa mũi 1 lần/ngày sau rút meches 48<br />
giờ, các trường hợp không nhét meches thì rửa<br />
mũi 1lần / ngày sau 24 giờ.<br />
<br />
Gai vách ngăn: Dùng spatule bóc tách niêm<br />
mạc dùng true cutting cắt lấy gai, nhét merocel 2<br />
bên hoàn thành phẫu thuật (nếu nhét merocel<br />
mà vẫn chảy máu thì nhét meches hổ trợ).<br />
<br />
Cho xuất viện sau khi rủa mũi 2 ngày nếu<br />
không chảy máu.<br />
<br />
Điều trị sau mổ<br />
Đối với các trường hợp có nhét meches thì<br />
rút meches sau 48giờ.<br />
<br />
Tái khám: sau mổ 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6<br />
tháng khám lại bằng nội soi đánh giá lại tình<br />
trạng mũi xoang sau mổ.<br />
<br />
Xử lý số liệu<br />
Theo phần mềm SPSS 13.0<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Các biến số nhân chủng học<br />
Phân bố theo độ tuổi<br />
Bảng 1: Phân bố theo độ tuổi<br />
Tuổi (n=101)<br />
Số ca<br />
Tỉ lệ %<br />
<br />
60<br />
3<br />
3,0<br />
<br />
Tổng số<br />
101<br />
100,0<br />
<br />
Đa số gặp ở độ tuổi từ 31-40 (χ2 = 39,970, df = 5, p < 0,0001), đây là độ tuổi lao động.<br />
<br />
Phân bố theo giới tính<br />
<br />
nhiều hơn, mặt khác dân số Bảo lộc có điều kiện<br />
<br />
Bảng 2: Phân bố theo giới tính<br />
<br />
kinh tế đi điều tri tuyến trên nhiều hơn.<br />
<br />
(n=101)<br />
Nam<br />
Hợp lệ<br />
Nữ<br />
Tổng số<br />
<br />
Số ca<br />
48<br />
53<br />
101<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
47,5<br />
52,5<br />
100,0<br />
<br />
Bệnh lý mũi xoang trong nghiên cứu này nữ<br />
gặp nhiều hơn nam, tuy nhiên sự khác biệt này<br />
chưa có ý nghĩa thống kê (χ2 = 0,248, df = 1, p=<br />
0,619 > 0,05).<br />
<br />
Phân bố theo địa dư<br />
Bảng 3: Phân bố theo địa dư<br />
Địa dư (n=101) Bảo lộc<br />
Số ca<br />
26<br />
Tỉ lệ %<br />
25,7<br />
<br />
Vùng ven<br />
75<br />
74,3<br />
<br />
Phân bố theo chủng tộc<br />
(n=101)<br />
Kinh<br />
Hợp lệ<br />
Dân tộc thiểu số<br />
Tổng số<br />
<br />
Số<br />
trường hợp<br />
65<br />
36<br />
101<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
64,4<br />
35,6<br />
100,0<br />
<br />
Số bệnh nhân người kinh đông hơn dân tộc<br />
thiểu số, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê<br />
(χ2 = 8,327, df = 1, p = 0,004 < 0,05). Điều này phù<br />
<br />
Tổng số<br />
101<br />
100,0<br />
<br />
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa<br />
bệnh nhân sống ở vùng ven và thành phố Bảo<br />
lộc (χ2 = 23,772, df = 1, p < 0,0001). Điều này có thể<br />
do dân số vùng ven đông hơn nên tỉ lệ bệnh<br />
<br />
Chuyên Đề Tai Mũi Họng<br />
<br />
Phân bố theo chủng tộc<br />
Bảng 4: Phân bố theo chủng tộc<br />
<br />
hợp với đặc điểm dân số của sáu huyện phía<br />
nam Lâm đồng, dân tộc thiểu số chỉ chiếm 20%<br />
trong cộng đồng.<br />
<br />
Phân bố theo nghề nghiệp<br />
Bảng 5: Phân bố theo nghề nghiệp<br />
Nghề nghiệp<br />
Công<br />
(n=101)<br />
nhân viên<br />
<br />
Làm<br />
vườn<br />
<br />
Ở<br />
nhà<br />
<br />
Học<br />
sinh<br />
<br />
Tổng<br />
số<br />
<br />
11<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Nghề nghiệp<br />
Công<br />
(n=101)<br />
nhân viên<br />
Số ca<br />
22<br />
Tỉ lệ %<br />
21,8<br />
<br />
Làm<br />
vườn<br />
61<br />
60,4<br />
<br />
Ở<br />
nhà<br />
12<br />
11,9<br />
<br />
Học<br />
sinh<br />
6<br />
5,9<br />
<br />
Tổng<br />
số<br />
101<br />
100,0<br />
<br />
Đa số bệnh nhân có nghề nghiệp làm vườn<br />
(χ2=72.663, df=3, p