intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng Dụng Thành Công Kỹ Thuật Bao Trái Cho Mận

Chia sẻ: Lotus_1 Lotus_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

109
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiều năm qua, các nhà vườn trong tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đưa giống Mận An Phước từ tỉnh Bến Tre về trồng. Đây là giống mận cho năng suất cao, chất lượng tốt. Tuy nhiên, do vỏ mỏng nên đến kỳ thu hoạch phần lớn trái bị ruồi đục sinh ra dòi. Chị Trần Thị Anh Trâm, xã Long Tân, huyện Đất Đỏ đã áp dụng hiệu quả sáng kiến dùng túi nylon trắng bao trùm trái mận (sáng kiến của ông Lê Văn Hoa ở huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre)....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng Dụng Thành Công Kỹ Thuật Bao Trái Cho Mận

  1. Ứng Dụng Thành Công Kỹ Thuật Bao Trái Cho Mận Nhiều năm qua, các nhà vườn trong tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đưa giống Mận An Phước từ tỉnh Bến Tre về trồng. Đây là giống mận cho năng suất cao, chất lượng tốt. Tuy nhiên, do vỏ mỏng nên đến kỳ thu hoạch phần lớn trái bị ruồi đục sinh ra dòi. Chị Trần Thị Anh Trâm, xã Long Tân, huyện Đất Đỏ đã áp dụng hiệu quả sáng kiến dùng túi nylon trắng bao trùm trái mận (sáng kiến của ông Lê Văn Hoa ở huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre). Sử dụng túi nylon tránh sâu bệnh Mận được bảo vệ bằng túi nylon Năm 2004, chị Trần Thị Anh Trâm, mua 60 gốc mận An Phước về trồng. Ba năm đầu, do chưa có kinh nghiệm, đến kỳ thu hoạch, quả mận thường bị ruồi đục làm cho trái bị dòi nên hơn 50% số lượng mận không sử dụng được. Chị
  2. Trâm cũng đã sử dụng nhiều biện pháp như: “lập bẫy”, sử dụng chất dẫn dụ hoặc phun xịt các loại thuốc trừ sâu, trừ ruồi với liều lượng và tần suất cao. Tuy nhiên, những biện pháp này vừa thiệt hại kinh tế vừa ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng mà vẫn không mang lại hiệu quả. Tháng 8-2008, dưới sự hướng dẫn của ông Lê Văn Hoa, chị Trâm áp dụng sáng kiến kỹ thuật sử dụng các túi nilon trắng bao quanh trái mận. Cách làm này đã hạn chế được sự tấn công của các loại ruồi, các chùm mận được bảo vệ an toàn. Kết quả, đến vụ thu hoạch, 90% tổng lượng trái đạt chất lượng tốt, không bị hư hỏng. Chị Trâm cho biết, trung bình mỗi cây mận cho ra 3-4 đợt trái/năm, năng suất trung bình đạt 540kg/cây/năm. Với giá bán từ 10.000-17.000 đồng/kg, nhà vườn có lãi từ 800.000-1.000.000đồng/cây/năm. Sau khi trừ chi phí, vườn mận của chị Trâm có lãi hơn 60 triệu đồng/năm. Theo ông Lê Văn Hoa, kỹ thuật bao trái đơn giản, khi hoa mận nở khoảng 3-4 ngày, phun xịt thuốc trừ sâu, thuốc trị mấm một lần đều trên toàn thân cây, tán cây. Đến 5-7 ngày sau khi hoa rụng râu, tượng trái, thì dùng túi nylon đã cắt đáy bao trùm chùm trái theo hướng thẳng xuống và dùng dây thun buộc giữ chặt túi. Túi ny-lon trống đáy vừa giữ được sự thông thoáng, vừa có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa các loại côn trùng, sâu và ruồi đục trái bảo vệ trái đến khi thu hoạch. Chi phí đầu tư bao nylon và công bao trái ít hơn nhiều so với chi phí phun
  3. xịt thuốc trừ sâu. Hơn nữa, túi ny-lon còn có thể tái sử dụng cho các mùa vụ tiếp theo. Nhận thấy hiệu quả từ việc bao trái mận, đến nay hầu hết các nhà vườn trong tỉnh đều áp dụng biện pháp kỹ thuật này. Ông Nguyễn Văn Hùng, kỹ sư, Trưởng bộ môn giống Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam bộ cho biết, kỹ thuật bao trái và xử lý ra hoa trái vụ đã được áp dụng thành công ở vườn chị Trâm và đang được phổ biến nhân rộng đến với nhà vườn trong cả nước. Bà con nông dân có thể liên hệ trực tiếp với Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam bộ để học hỏi kinh nghiệ m.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0