intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng dụng thử nghiệm Mobile Agent vào xây dựng Workflow -- 4

Chia sẻ: Cao Tt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

130
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ứng dụng thử nghiệm Mobile Agent vào xây dựng Workflow 1. Khái niệm Workflow là quá trình điện toán hoá hay tự động hóa một phần hoặc toàn bộ một tiến trình kinh doanh. Ý nghĩa của workflow khi này đơn giản chỉ là các luồng công việc. Hệ thống quản trị luồng công việc: quản lý và thực thi các mô hình luồng công việc thông qua việc thực thi các phần mềm. Gồm 2 thành tố: Bộ phận hỗ trợ đặc tả mô hình luồng công việc Bộ phận vận hành mô hình đã đặc tả 2. Ích lợi áp dụng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng dụng thử nghiệm Mobile Agent vào xây dựng Workflow -- 4

  1. Ứng dụng thử nghiệm Mobile Agent vào xây dựng Workflow 1. Khái niệm Workflow là quá trình điện toán hoá hay tự động hóa một phần hoặc toàn bộ một tiến trình kinh doanh. Ý nghĩa của workflow khi này đơn giản chỉ là các luồng công việc. Hệ thống quản trị luồng công việc: quản lý và thực thi các mô hình luồng công việc thông qua việc thực thi các phần mềm. Gồm 2 thành tố: Bộ phận hỗ trợ đặc tả mô hình luồng công việc Bộ phận vận hành mô hình đã đặc tả 2. Ích lợi áp dụng workflow: Lợi ích của việc sử dụng worflow trong quản lý tiến trình kinh doanh được liệt kê như sau: Tiến trình kinh doanh đưọc vạch ra rõ ràng, vì thế trách nhiệm và những mối quan hệ cộng tác được định rõ. Dễ dàng để tối ưu hóa công việc kinh doanh vì những định nghĩa chính xác trên. Tiến trình kinh doanh được chia nhỏ thành những module và những module này có thể tổ chức lại theo mô hình workflow để thích ứng với tiến trình kinh doanh chung, vì thế dễ dàng thích nghi nhanh chóng với những thay đổi không đoán trước được trong những yêu cầu và điều kiện kinh doanh. Workflow có thể theo dõi hằng ngày. Workflow tích hợp với những ứng dụng hay những hệ thống khác vào tiến trình kinh doanh. Workflow phân định rõ quan hệ và trách nhiệm trong công việc do nó tạo ra những phần công việc riêng. Theo dự đoán, workflow sẽ tạo nên những phương pháp, những kĩ thuật từ nhiều nguồn trong khoa học máy tính cũng như quản trị học. Ví dụ, kĩ thuật workflow liên quan đến quản trị cơ sở dữ liệu, tính toán client-server, giao diện Nguyễn Hoàng Linh Phương GVHD: GVC Cao Đăng Tân 44 Nguyễn Văn Thoại
  2. Ứng dụng thử nghiệm Mobile Agent vào xây dựng Workflow người dùng, ứng dụng và kết hợp các hệ thống phụ, quản lý tài liệu, giả lập, tái cấu trúc và thực tập kinh doanh 3. Các dạng workflow Có rất nhiều dạng workflow từ đơn giản đến nâng cao. Ở góc độ thử nghiệm của luận văn, ứng dụng sẽ chỉ áp dụng các dạng workflow đơn giản. 3.1. Các dạng đơn giản: 3.1.1. Tuần tự (Sequence): Mô tả: một hoạt động trong luồng công việc được kích hoạt ngay sau khi 1 hoạt động khác kết thúc trong cùng 1 tiến trình. Ví dụ: hành vi gửi hóa đơn được thực hiện ngay sau hành vi gửi hàng hóa Cài đặt: dạng tuần tự được sử dụng để mô hình các bước liên tiếp trong cùng 1 tiến trình của luồng công việc. Mô hình: Công việc A Công việc B Hình 18: Mô hình Workflow Tuần tự Chú thích: Công việc B được thực hiện sau khi công việc A đã được hoàn thành. 3.1.2. Phân luồng song song (Parallel Split) Mô tả: 1 điểm trong 1 tiến trình của luồng công việc là nơi 1 công việc được tách thành nhiều công việc con. Các công việc con có thể được tiến hành đồng thời cùng lúc với nhau (song song nhau). Ví dụ: Sau khi hành vi nhận tiền hoàn thành, hành vi gửi hàng và hành vi xuất hóa đơn sẽ được kích hoạt và tiến hành đồng thời Mô hình: Nguyễn Hoàng Linh Phương GVHD: GVC Cao Đăng Tân 45 Nguyễn Văn Thoại
  3. Ứng dụng thử nghiệm Mobile Agent vào xây dựng Workflow Công việc B Công việc A Công việc C Hình 19: Mô hình Workflow song song 3.1.3. Đồng bộ hoá Mô tả: 1 điểm trong luồng công việc là nơi các tiến trình hay các công việc con nhập lại làm 1 tiến trình hay công việc đơn. Trong dạng mô hình này, tất cả các luồng đi vào phải chờ nhau tại điểm đồng bộ hóa. Ví dụ: Sau khi hành vi gửi hàng và xuất hóa đơn được thực hiện, hành vi lưu trữ mới được kích hoạt. Mô hình: Công việc A Công việc C AND Công việc B Hình 20: Mô hình workflow Đồng bộ hóa Chú thích: A và B phải hoàn thành thì C mới được kích hoạt 3.1.4. Phép chọn loại trừ (Exclusive Choice) Mô tả: tại 1 điểm trong luồng công việc sẽ diễn ra sự lựa chọn công việc nào sẽ được kích hoạt tiếp theo trong 1 loạt các công việc kế tiếp Ví dụ: Sau khi công việc kiểm thử phần mềm được thực hiện, dựa vào kết quả kiểm thử sẽ quyết định công việc tiếp theo là lập trình hay đóng gói phần mềm. Nguyễn Hoàng Linh Phương GVHD: GVC Cao Đăng Tân 46 Nguyễn Văn Thoại
  4. Ứng dụng thử nghiệm Mobile Agent vào xây dựng Workflow Mô hình: Công việc B Lựa chọn Công việc A B hay C Công việc C Hình 21: Mô hình workflow Chọn lọai trừ Chú thích: Chỉ có hoặc B hoặc C được thực hiện, không thể tiến hành đồng thời cả hai. 3.1.5. Trộn đơn giản (Simple Merge) Mô tả: 1 điểm trong luồng công việc là nơi 2 hay nhiều nhánh gặp nhau, không có sự đồng bộ hóa giữa các nhánh. Ví dụ: Công việc lưu trữ được thực hiện sau khi công việc gửi hóa đơn hoặc công việc nhận hóa đơn được thực hiện. Mô hình: Công việc A Công việc C Công việc B Hình 22: Mô hình workflow Trộn đơn giản Chú thích: chỉ cần 1 trong 2 công việc A hoặc B được hoàn thành thì công việc C sẽ được kích hoạt Nguyễn Hoàng Linh Phương GVHD: GVC Cao Đăng Tân 47 Nguyễn Văn Thoại
  5. Ứng dụng thử nghiệm Mobile Agent vào xây dựng Workflow 3.2. Các dạng nâng cao: 3.2.1. Chọn đa nhánh (Multi-Choice) Mô tả: Một điểm trong tiến trình là nơi mà một hoặc nhiều nhánh được chọn theo một quyết định hoặc dựa trên dữ liệu của nghiệp vụ.Mẫu này khác với mẫu 2.4.1.4 (chọn loại trừ) có thể chọn một hoặc nhiều nhánh được chọn ra và thực thi, tương tự như phép XOR. Các ví dụ:Sau khi thực hiện hành vi đánh-giá-thiệt-hại, hành vi “liên hệ phòng cứu hỏa” hoặc hành vi “liên hệ công ty bảo hiểm” được thực hiện. Ít nhất một trong hai hành vi này được thực hiện. Tuy nhiên, cũng có thể là cả hai cần được thực hiện. Mô hình: Hình 23: Mô hình workflow Chọn đa nhánh 3.2.2. Trộn đồng bộ hoá Mô tả: Một điểm trong tiến trình là nơi nhiều nhánh hội tụ lại thành một tiến trình duy nhất. Nếu có nhiều hơn một nhánh thực thi, việc đồng bộ hóa (việc đợi nhau giữa các nhánh ) được thực hiện. Nếu chỉ có một nhánh được thực thi, các nhánh khác có thể hội tụ mà không cần đồng bộ hóa. Trong mẫu này nếu có một nhánh đã được kích hoạt, thì nó không thể kích hoạt lại lần nữa trong khi còn đang đợi các nhánh khác hoàn tất. Mẫu này khác với mẫu Đồng bộ hóa ở chỗ nó đồng bộ dựa trên số nhánh thực sự được kích hoạt lúc thực thi. Còn mẫu Đồng bộ hóa bắt buộc tất cả các nhánh đi ra khỏi nút AND phân luồng (AND-Split) phải đều được thực hiện. Nguyễn Hoàng Linh Phương GVHD: GVC Cao Đăng Tân 48 Nguyễn Văn Thoại
  6. Ứng dụng thử nghiệm Mobile Agent vào xây dựng Workflow Các ví dụ: Mở rộng ví dụ trong mẫu 6 (chọn đa nhánh), sau khi một hoặc cả hai hành vi liên-hệ-phòng-chữa-cháy và liên-hệ-công-ty-bảo-hiểm đã hoàn tất (dựa trên việc nó có được thực thi hay không), hành vi trình-báo-cáo phải được thực hiện (chỉ duy nhất một hành vi) Mô hình: Công việc A Công việc C Công việc B Hình 24: Mô hình workflow Trộn đồng bộ hóa 3.2.3. Trộn đa nhánh Mô tả: Một điểm trong tiến trình là nơi hai hoặc nhiều nhánh hội tụ lại và không được đồng bộ hóa. Nếu nhiều hơn một nhánh được kích hoạt, ngay lập tức hành vi sau điểm trộn sẽ bắt đầu đối với mỗi kích hoạt của mỗi nhánh vào. Mẫu này chính là thể hiện cho cơ chế trộn phục vụ cho mục đích dùng chung cho các thành phần trong quy trình. Các ví dụ: Thỉnh thoảng hai hay nhiều nhánh có cùng điểm kết thúc. Thay vì lặp lại tiến trình này cho mỗi nhánh (có thể phức tạp), ta dùng mẫu trộn đa nhánh. Ví dụ đơn giản của trường hợp này là 2 hành vi “kiểm tra đơn xin việc” và “xử lý đơn xin việc” cùng thực hiện song song và thực hiện trước hành vi “đóng trường hợp”. Mô hình: Công việc A Công việc C Công việc B Hình 25: Mô hình workflow Trộn đa nhánh Nguyễn Hoàng Linh Phương GVHD: GVC Cao Đăng Tân 49 Nguyễn Văn Thoại
  7. Ứng dụng thử nghiệm Mobile Agent vào xây dựng Workflow 3.2.4. Discriminator Mô tả: Mẫu Discriminator là một điểm trong tiến trình làm nhiệm vụ đợi đến khi một trong các nhánh hoàn tất sau đó mới kích hoạt các hành động tiếp theo. Từ đó trở đi, nó vẫn cho phép các nhánh vào còn lại hoàn tất nhưng “phớt lờ” chúng. Trong trường hợp tất cả các nhánh hoàn tất, nó trở về tình trạng ban đầu để có thể được kích hoạt lại lần nữa. Các ví dụ: Để làm tăng tốc độ phản hồi, hai yêu cầu tìm kiếm được gửi đến 2 cơ sở dữ liệu trên Internet. Kết quả nào đến trước sẽ tiếp tục luồng công việc. Cái còn lại sẽ không được quan tâm. Mô hình: Công việc A Công việc C Công việc B Hình 26: Mô hình workflow Discrimator 3.2.5. Các vòng lặp tuỳ ý Mô tả:Một điểm trong tiến trình là nơi các hành vi được thực hiện lặp lại nhiều lần. Mẫu này là thể hiện cho cơ chế lặp cấu trúc. Trong mẫu này việc lặp thường được quyết định bởi các điều kiện hoặc lựa chọn. Các ví dụ:Tiến trình xem xét sản phẩm : trong tiến trình này vòng lặp các hoạt động Make,Read, Note, Approve là một vòng lặp cấu trúc. Mô hình: Hình 27: Mô hình workflow Các vòng lặp tùy ý Nguyễn Hoàng Linh Phương GVHD: GVC Cao Đăng Tân 50 Nguyễn Văn Thoại
  8. Ứng dụng thử nghiệm Mobile Agent vào xây dựng Workflow 3.2.6. Kết thúc không tường minh Mô tả: Một tiến trình phải được chấm dứt khi không còn gì để thực hiện tiếp. Nói cách khác, không còn hành vi nào đang thực hiện trong workflow và không có hành vi nào sẽ được kích hoạt (tuy nhiên workflow không ở trong tình trạng deadlock). Mẫu này thường được thể hiện trong các ngôn ngữ mô hình hóa không bắt buộc điều kiện : “mọi tiến trình hoặc tiến trình con phải có nút quy định cuối cùng trong mô hình”. Mẫu này gọi là kết thúc không tường minh, bởi vì ràng buộc kết thúc của nó không bắt buộc tiến trình công việc phải thực hiện đến điểm cuối, mà chỉ dựa trên số công việc còn có khả năng được thực hiện. Các ví dụ: Trong một công việc có nhiều hoạt động thực hiện, giả sử đang thực hiện đến một công việc kế cuối. Nếu ta áp dụng mẫu 2.4.2.14 (Withdraw) thì trong tiến trình đang làm sẽ không còn hoạt động nào phải làm tiếp. Khi đó tiến trình công việc sẽ kết thúc mà không cần phải đợi phải thực hiện hoạt động cuối cùng (đã bị hủy) 3.2.7. Đa thể hiện không đồng bộ Mô tả: Mẫu này mô tả một hành vi có thể có nhiều thể hiện. Nếu hành vi có thể kích hoạt các thể hiện của nó, thì mỗi thể hiện của hành vi này sẽ tạo một tiến trình (một thể hiện luồng) riêng biệt được điều khiển độc lập với các thể hiện luồng khác phát sinh từ hành vi này. Hơn nữa, không cần thiết phải đồng bộ các thể hiện luồng này. Các ví dụ: Một khách hàng đang đặt một cuốn sách từ quầy sách điện tử như Amazon có thể đặt mua các quyển sách khác ở cùng một thời điểm. Rất nhiều hành vi (ví dụ: lập hóa đơn, cập nhật thông tin khách hàng, …) được thực hiện khi khách hàng đặt hàng. Tuy nhiên, cần phải có nhiều thể hiện để điều khiển các hoạt động thuộc về một cá nhân đặt hàng (ví dụ như cập nhật hàng dự trữ, giao hàng). Mẫu này có thể dùng trong trường hợp các hoạt động đặt hàng không cần phải đồng bộ. Nguyễn Hoàng Linh Phương GVHD: GVC Cao Đăng Tân 51 Nguyễn Văn Thoại
  9. Ứng dụng thử nghiệm Mobile Agent vào xây dựng Workflow 3.2.8. Đa thể hiện với thông tin biết trước ở thời điểm thiết kế Mô tả: Trong một thể hiện của tiến trình, hành vi có thể được kích hoạt nhiều lần. Số các thể hiện của một hành vi trong một tiến trình cho trước biết được ở thời điểm thiết kế. Khi các thể hiện hoàn tất thì hành vi khác mới được bắt đầu. Ví dụ: Việc cấp giấy phép đối với các chất liệu nguy hiểm yêu cầu phải có 3 loại giấy phép khác nhau. Điều này có nghĩa là hoạt động cấp giấy phép được xác định số lần thực hiện trước là 3 lần (ở thời điểm thiết kế). 3.2.9. Đa thể hiện với thông tin biết trước ở thời điểm thực thi Mô tả: Là trường hợp một hành vi được kích hoạt nhiều lần. Số các thể hiện của một hành vi có thể biến đổi, tuy nhiên sẽ được xác định ở thời điểm thực hiện, trước khi các thể hiện của hành vi được tạo ra. Một khi tất cả thể hiện hoàn tất, hành vi khác sẽ được bắt đầu. Ví dụ: trong việc kiểm tra tiến độ thực hiện phần mềm, số lần kiểm tra phụ thuộc vào độ phức tạp của từng đề án cụ thể, nguồn nhân lực, mức độ rủi ro. Hoạt động kiểm tra hoàn toàn không thể xác định lúc thiết kế quy trình phần mềm, mà chỉ được quyết định việc kiểm tra bao nhiêu lần khi đã vào giai đoạn triển khai quy trình nghiệp vụ cho một phần mềm xác định. 3.2.10. Đa thể hiện không biết trước thông tin Mô tả: Dùng cho trường hợp hành vi được kích hoạt nhiều lần. Số thể hiện của hành vi cho trước không biết được trong thời điểm thiết kế và trong thời điểm thực thi - trước khi các thể hiện được tạo ra. Các thể hiện của hành vi có thể được tạo ra một cách tùy ý. Một khi tất cả các thể hiện hoàn tất, hành vi kế tiếp mới được bắt đầu. Sự khác biệt của mẫu này so với mẫu 14 là khi có một vài thể hiện được thực thi hoặc đã hoàn tất, những thể hiện mới vẫn có thể được tạo ra. Nguyễn Hoàng Linh Phương GVHD: GVC Cao Đăng Tân 52 Nguyễn Văn Thoại
  10. Ứng dụng thử nghiệm Mobile Agent vào xây dựng Workflow Các ví dụ: Để xử lý một trường hợp bảo hiểm, có thể có hoặc không có nhiều bản tường trình của các nhân chứng được xử lý. Số lượng bản tường trình là có thể thay đổi. Thậm chí khi đang xử lý các bản tường trình, nhân chứng mới lại xuất hiện và số bản tường trình lại tăng lên. Như vậy việc xử lý các bản tường trình là không thể biết trước được số lần thực hiện dù ở mức thiết kế (mô hình hóa) hay thực thi. Chỉ khi triển khai nghiệp vụ, bao giờ không còn công việc xử lý bản tường trình nào thì hoạt động xử lý tường trình mới kết thúc. 3.2.11. Chọn lựa bị trì hoãn Mô tả: Một điểm trong tiến trình là nơi một trong số các nhánh được chọn. Không giống như tách – XOR, nhánh được chọn không được thực hiện ngay (dựa trên dữ liệu hoặc quyết định) mà có nhiều nhánh tương tự được tạo ra. Tuy nhiên, chỉ có một nhánh được thực thi. Khi môi trường thực hiện kích hoạt một nhánh, các nhánh khác sẽ bị hủy. Việc chọn nhánh bị hoãn cho đến khi việc xử lý một trong các nhánh tương tự thực sự bắt đầu. Đó là thời điểm hủy các nhánh còn lại. Mẫu này tương tự như Discriminator, tuy nhiên có 2 điểm khác biệt: Discriminator dùng trong cơ chế trộn. Discriminator vẫn cho phép thực hiện các công việc của những nhánh còn lại, nhưng việc thực hiện các nhánh này sẽ không dẫn đến kích hoạt hoạt động kế tiếp. Ví dụ: Các chuyến công tác cần được phê chuẩn trước khi thực hiện. Có hai cách để phê chuẩn một nhiệm vụ : hoặc là trưởng phòng phê chuẩn nhiệm vụ (hành vi A) hoặc cả quản lý dự án (hành vi B) phê chuẩn nhiệm vụ. Hai hành vi này được thực thi duy nhất chỉ một, và việc chọn lựa giữa A và B là không tường minh, nghĩa là ở cùng một thời điểm các hành vi A và B được gửi đến trưởng phòng và quản lý dự án. Tại thời điểm mà một trong hai hành vi này được chọn lựa hoàn tất, hành vi còn lại sẽ biến mất. Nguyễn Hoàng Linh Phương GVHD: GVC Cao Đăng Tân 53 Nguyễn Văn Thoại
  11. Ứng dụng thử nghiệm Mobile Agent vào xây dựng Workflow 3.2.12. Đường vào song song Mô tả: Một tập các hành vi được thực hiện theo thứ tự tùy ý sau : đối với mỗi hành vi trong tập, việc thực thi được xác định vào thời điểm chạy, và không có hành vi nào được thực hiện cùng lúc (có nghĩa là không có 2 hành vi nào được thực hiện trong cùng một thể hiện của workflow ở cùng một thời điểm). Các ví dụ:Hải quân đòi hỏi các ứng viên phải thực hiện 2 cuộc kiểm tra: “kiểm tra thể chất” và “kiểm tra tinh thần”. Các cuộc kiểm tra có thể diễn ra với bất kỳ thứ tự nào miễn là không có 2 cuộc kiểm tra nào cùng thời điểm. - Vào cuối mỗi năm, ngân hàng thực hiện 2 hoạt động “cộng lãi tức” và “tính tiền vay” trên mỗi tài khoản.Các hoạt động có thể thực hiện với bất kỳ thứ tự nào.Nhưng vì chúng có thể được thực hiện trên cùng một tài khoản, nên không được thực hiện đồng thời. 3.2.13. Cột mốc Mô tả: Việc kích hoạt một hành vi dựa vào một trạng thái cụ thể nào đó, ví dụ như hành vi được kích hoạt chỉ khi đi đến một cột mốc còn hoạt động. Xem xét các hành vi A, B và C. Hành vi A chỉ được kích hoạt khi hành vi B đã thực thi còn C thì chưa, nghĩa là A sẽ không được kích hoạt trước khi B thực thi hoặc sau khi C thực thi. Hình 17 minh hoạ trường hợp này. Trạng thái giữa B và C được mô hình bằng điểm m. Điểm này là cột mốc cho A. Các ví dụ: Trong một công ty du lịch, các chuyến bay, xe cho thuê, và các khách sạn có thể được đặt trước miễn là hóa đơn chưa in ra. Khách hàng có thể hủy đơn mua hàng trước 2 ngày khi có kế hoạch phân phối. Khách hàng có thể đòi hỏi các chứng nhận bay sáu tháng sau chuyến bay Mô hình: Nguyễn Hoàng Linh Phương GVHD: GVC Cao Đăng Tân 54 Nguyễn Văn Thoại
  12. Ứng dụng thử nghiệm Mobile Agent vào xây dựng Workflow Hình 28: Mô hình workflow Cột mốc 3.2.14. Widthdraw Mô tả: Mẫu này thể hiện việc một hoạt động đợi kích hoạt bị loại khỏi danh sách hoạt động. Các ví dụ: Một bản thiết kế phần mềm được kiểm tra bởi nhiều nhóm kĩ sư với các hoạt động kiểm tra khác nhau. Tuy nhiên, nhiều khi để có kết quả đúng hạn, chỉ cần một hoạt động kiểm tra được thực hiện. Khi đó, ở thời điểm có nhiều hoạt động kiểm tra đang sẵn sàng thực hiện, cho phép hủy một số thể hiện kiểm tra hiện tại (đang trong trạng thái sẵn sàng hoạt động) để kịp tiến độ hoạt động. 3.2.15. Hủy trường hợp Mô tả: Một thể hiện của nhánh hoạt động bị loại bỏ hoàn toàn kể cả các hoạt động được thực hiện nhiều lần trên các nhánh đó. Các ví dụ: Trong quá trình thuê người làm, các ứng viên tự rút đơn của mình thì các thể hiện hoạt động cho việc xét ứng viên đó hiện tại sẽ được hủy. Các thể hiện hoạt động của việc xét ứng viên thường đặt trên một nhánh luồng công việc. Khi đó tất cả các hoạt động ứng với nhánh xét cho ứng viên này được hủy. Nguyễn Hoàng Linh Phương GVHD: GVC Cao Đăng Tân 55 Nguyễn Văn Thoại
  13. Ứng dụng thử nghiệm Mobile Agent vào xây dựng Workflow 4. Kết hợp kĩ thuật MA và workflow 4.1. Ích lợi Ưu điểm của MA: có thể hoạt động trong khi ngắt mạng, khả năng tự trị cao, tự xử lý các vấn đề xảy ra trên đường di chuyển, hoạt động tốt trong môi trường mạng bất đồng bộ, uyển chuyển, linh hoạt. Ưu điểm workflow: giúp người quản trị tiết kiệm thời gian và công sức quản lý quy trình nghiệp vụ, dễ dàng thay đổi cơ cấu quản lý trên máy tính khi có sự thay đổi trong thực tế. Từ trước đến nay, các phần mềm quản lý workflow vẫn hoạt động theo mô hình C-S. Khuyết điểm của mô hình là: Khi có sự cố mạng xảy ra, mọi công việc sẽ bị ngưng lại Người quản trị hệ thống workflow phải giải quyết tất cả các lỗi xảy ra như thay đổi đường đi hoặc hủy công việc khi 1 client có sự cố. Thay mô hình C-S bằng mô hình Mobile Agent, sẽ giải quyết được những khuyết điểm trên. Ngoài ra, còn có thêm những ưu điểm khác như: chương trình agent sẽ tự đốc thúc người thực hiện công việc hoàn thành công việc đúng thời hạn, giảm lưu lượng đường truyền do không phải liên lạc với server trong khi hoạt động.... 4.2. Các hướng nghiên cứu tích hợp hệ thống mobile agent và workflow 4.2.1. Agent Enhanced Workflow: Với mô hình tích hợp này, 1 engine workflow sẽ làm trung tâm điều khiển mọi hoạt động, còn agent sẽ hoạt động như những service được cung cấp bởi hệ thống quản lý workflow. Workflow engine sẽ quản lý việc khởi tạo và hủy của agent, do đó, trong mô hình này, agent chủ yếu là các interface agent, không cần phải là 1 agent thông minh. Thực tế, trong những phần mềm được Nguyễn Hoàng Linh Phương GVHD: GVC Cao Đăng Tân 56 Nguyễn Văn Thoại
  14. Ứng dụng thử nghiệm Mobile Agent vào xây dựng Workflow thương mại dựa trên mô hình này như IBM MQSeries Workflow, InConcert, chức năng của agent chỉ như một phần của phần mềm bình thường. 4.2.2. Agent Based Workflow Đây là 1 hệ thống phân tán với nhiều agent. Các agent này hoàn tòan độc lập với nhau, mỗi agent có một công việc riêng và tồn tại cho đến khi nó thực thi xong phần việc của nó. Trong mô hình này, tiến trình kinh doanh được thể hiện trên hệ thống mạng theo mô hình mobile agent. Các công việc sẽ được giao cho agent và agent sẽ di trú trên mạng theo workflow đã định sẵn để hoàn thành công việc. Mô hình này rất sát với thực tế, đòi hỏi agent phải thông minh, có khả năng liên lạc và giao tiếp với các agent khác để hoàn thành công việc. Hiện nay, vẫn chưa có phần mềm nào dựa trên mô hình này được thương mại hóa. Tuy nhiên, đang có khá nhiều nghiên cứu về mô hình này như ADEPT (Jennings et al, 1996) hay FireFlow System (Yan, 1999)… Luận văn sẽ tiến hành xây dựng ứng dụng hệ thống workflow sử dụng mobile agent theo mô hình Agent Based Workflow, cụ thể ứng dụng sẽ là xây dựng và điều kiển workflow nhằm mục đích trao đổi, thực thi các văn bản, tài liệu trong doanh nghiệp. Nguyễn Hoàng Linh Phương GVHD: GVC Cao Đăng Tân 57 Nguyễn Văn Thoại
  15. Ứng dụng thử nghiệm Mobile Agent vào xây dựng Workflow Chương 4: Xây dựng ứng dụng 1. Giới thiệu ứng dụng Ứng dụng sẽ là xây dựng và điều kiển workflow nhằm mục đích trao đổi, thực thi các văn bản, tài liệu trong công ty. Ứng dụng sẽ là 1 hệ thống khép kín từ khâu thiết kế, chỉnh sửa workflow cho đến điều khiển thực thi MA theo workflow đã thiết kế. Hệ thống được đặt tên là Workag. 1.1. Cơ cấu tổ chức trong cơ quan: Công ty ....... Phòng 1 Phòng 2 Phòng 3 ....... ....... Tổ 1 Tổ 2 ....... ....... Role 1 Role 2 Nhân viên Nhân viên ....... 1 2 Hình 29: Cơ cấu tổ chức trong cơ quan Trong doanh nghiệp, để bộ máy làm việc vận hành liên tục và hiệu quả, tồn tại nhu cầu rất lớn đòi hỏi sự liên lạc, trao đổi giữa các phòng ban với nhau Nguyễn Hoàng Linh Phương GVHD: GVC Cao Đăng Tân 58 Nguyễn Văn Thoại
  16. Ứng dụng thử nghiệm Mobile Agent vào xây dựng Workflow bằng những báo cáo, tài liệu theo những quy trình cụ thể. Do các quy trình trao đổi này thường xuyên thay đổi theo những tình trạng và yêu cầu khác nhau của doanh nghiệp nên không thể xây dựng phần mềm theo kiểu truyền thống để thỏa mãn nhu cầu này. Trong khi đó, sử dụng công nghệ workflow lại rất thích hợp. Điều kiện thực tế trong doanh nghiệp như sau: Đứng đầu Công ty là Giám đốc. Đứng đầu mỗi phòng là trưởng phòng Đứng đầu mỗi tổ là tổ trưởng Dưới tổ trưởng có thể có các role như tổ phó, thành viên... Mỗi nhân viên trong cùng 1 phòng có 1 máy tính nối mạng LAN, có IP khác nhau và duy nhất, có cài AgentOS. Các phòng ban khác nhau có thể thuộc những mạng LAN khác nhau, nằm ở những quốc gia khác nhau nhưng đều nằm trong 1 mạng WAN chung của công ty. Xây dựng workflow theo các cấp trong công ty, tại mỗi node, sẽ quy định rõ chức năng từng node 1 ví dụ cho mô hình workflow: quy trình kiểm lỗi phần mềm: sau khi lập trình, module sẽ được chuyển từ phòng “Coding” đến phòng “Testing”. Phòng Testing sẽ không chia thành các tổ mà chỉ gồm trưởng phòng và các thành viên. Workflow cấp phòng sẽ là: Phòng Phòng “Coding “Testing” NX: Dù phòng “Coding” và phòng “Testing” nằm ở trong cùng 1 mạng LAN của công ty hay nằm ở 2 nước khác nhau thì hệ thống vẫn hoạt động tốt. Mô hình workflow cấp role cho phòng Testing: giả sử phòng Testing có 3 nhân viên và 1 trưởng phòng, module sẽ được tách ra thành 3 phần để mỗi nhân viên kiểm tra. Sau khi kiểm tra, kết quả sẽ được gửi lại cho trưởng phòng Nguyễn Hoàng Linh Phương GVHD: GVC Cao Đăng Tân 59 Nguyễn Văn Thoại
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2