intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng dụng tin học trong công tác quản lý và khai thác số liệu quan trắc môi trường

Chia sẻ: Nguyễn Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

225
lượt xem
50
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tin học môi trường (tiếng Anh là Environmental Informatics) là một lĩnh vực khoa học liên ngày mới xuất hiện vài năm trở lại đây. Theo định nghĩa của trường Đại học tổng hợp California tại Berkeley (Mỹ), Tin học môi trường được định nghĩa như là một lĩnh vực mang tính cấp thiết liên quan tới những vấn đề phát triển các tiêu chuẩn và phương thức cả về khía cạnh công nghệ lẫn học thuật, để chia sẻ và tích hợp các dữ liệu và thông tin môi trường. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng dụng tin học trong công tác quản lý và khai thác số liệu quan trắc môi trường

  1. Ứng dụng tin học trong công tác quản lý và khai thác số liệu quan trắc môi trường Bùi Tá Long, Lê Thị Quỳnh Hà, Lưu Minh Tùng Viện Cơ học Ứng dụng Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 1. Mở đầu Tin học môi trường (tiếng Anh là Environmental Informatics) là một lĩnh vực khoa học liên ngày mới xuất hiện vài năm trở lại đây. Theo định nghĩa của trường Đại học tổng hợp California tại Berkeley (Mỹ), Tin học môi trường được định nghĩa như là một lĩnh vực mang tính cấp thiết liên quan tới những vấn đề phát triển các tiêu chuẩn và phương thức cả về khía cạnh công nghệ lẫn học thuật, để chia sẻ và tích hợp các dữ liệu và thông tin môi trường. Một trong những tạp chí chuyên ngành về Tin học môi trường trên thế giới là Tạp chí Journal of Environmental Informaitsc đã đưa ra quan điểm sau đây về mục tiêu ban đầu, mục đích và nội dung của ngành khoa học mới này như sau:“ Tạp chí Tin học môi trường là nơi công bố những nghiên cứu đa ngành liên quan tới những nghiên cứu mới về các ngành khoa học và công nghệ thông tin cho công tác quản lí môi trường. Tạp chí hỗ trợ thúc đẩy và nâng cao sự tích hợp thông tin và phân tích hệ thống nhằm trợ giúp cho các giải pháp quản lí có cơ sở khoa học và hiệu quả về mặt kinh tế”. Tạp chí phục vụ cho các nhà nghiên cứu, giáo dục và những người ứng dụng, cho tất cả những ai quan tâm tới khía cạnh lí luận và ứng dụng của khoa học thông tin môi trường không giới hạn với những phạm vi của chuyên ngành nào. Định nghĩa của khoa địa lí thuộc trường đại học tổng hợp Lancaster University của Anh về môn học Tin học môi trường như sau: “ Nói chung tin học môi trường có thể được định nghĩa là “khoa học và nghệ thuật biến các dữ liệu môi trường thành thông tin và có thể hiểu được”. Một đề tài nghiên cứu khoa học của Trường này đã đưa ra định nghĩa có tính cấu trúc hơn về môn Tin học môi trường như sau:”Tin học môi trường nghiên cứu và phát triển hệ thống hướng vào các ngành khoa học môi trường liên quan tới việc tạo ra, thu thập, lưu trữ, xử lí, mô hình hóa, diễn giải và phổ biến dữ liệu và thông tin”. Cũng theo quan điểm của các nhà khoa học thuộc Khoa địa lí, Đại học tổng hợp Lancaster, đặc trưng chủ yếu của Tin học môi trường là sự liên ngành, kết quả từ sự giao nhau giữa các ngành khoa học môi trường, khoa học tính toán và tin học và một số ngành khoa học xã hội khác. Tin học môi trường nghiên cứu sự phát triển các kỹ thuật có hiệu quả để lấy ra các thông tin xúc tích và đáng tin cậy cho nghiên cứu môi trường, cho công tác quản lí và giúp cho sự nâng cao nhận thức của xã hội. Điều này sẽ thúc đẩy tính chuyên sâu, phát triển công nghệ và làm chất xúc tác cho sự kết hợp các lĩnh vực như quan trắc môi trường, CSDL môi trường và các hệ thông tin môi trường, hệ thống thông tin địa lí, mô phỏng số, các hệ dựa trên tri thức, khai thác Internet, hiển thị dữ liệu, giao tiếp người - máy, lí thuyết thông tin và nâng cao hiểu biết của cộng đồng về khoa học. Hiện nay Tin học môi trường có tiềm năng rất lớn trong việc đưa ra các giải pháp tối ưu nhằm giải quyết các bài toán của ngành tin học môi trường. Chính vì những nguyên nhân trên nên nhiều Trung tâm khoa học trên thế giới trong đó có Việt Nam đã và đang nghiên cứu Tin học môi trường từ khía cạnh lí luận cũng như thực tiễn /xem Bùi Tá Long và CTV, 1998 – 2004, Nguyễn Hữu Nhân, Hồ Ngọc Điệp, 1998/. Một trong những hướng quan trọng của tin
  2. học môi trường là quản lí thông tin và dữ liệu và phổ biến chúng. Điều này có thể giải thích bởi tính phức tạp của thông tin môi trường cũng như tầm quan trọng đặc biệt của chúng trong việc thông qua các quyết định quan trọng liên quan tới môi trường. Tính cấp thiết của hướng nghiên cứu này ở Việt nam được quyết định bởi những yêu cầu của thực tiễn. Thực vậy trong thời gian qua nhiều địa phương đã và đang xây dựng hệ thống quan trắc môi trường đặt tại nhiều vị trí khác nhau trong tỉnh mình. Các chất ô nhiễm được đo với các tần suất xác định. Bên cạnh đó, thông qua nhiều đề tài nghiên cứu khác nhau, trong nhiều năm qua, các địa phương đã thu thập được một số lượng rất lớn các dữ liệu quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh. Đây là những dữ liệu rất quan trọng mang tính cơ sở cho nhiều nghiên cứu cơ bản cũng như ứng dụng hiện nay và sau này. Tuy nhiên các kết quả này vẫn chưa được tin học hóa ở mức cần thiết thuận tiện cho nhiều người sử dụng. Cách quản lý như vậy có nhiều hạn chế như: tài liệu, bản đồ trên giấy khó bảo quản, cập nhật; việc tìm kiếm thông tin trong núi dữ liệu trên giấy gặp nhiều khó khăn, mất rất nhiều thời gian. Thêm vào đó việc quản lý dữ liệu thiếu đồng bộ khó có thể làm cơ sở cho việc qui hoạch và theo dõi biến động về môi trường. Để nâng cao năng lực quản lý nhằm theo kịp với những thách thức mới đã và đang đặt ra, các cấp chính quyền có chức năng quản lý môi trường trong cả nước rất cần các công cụ quản lý môi trường mới. Trong bài báo này, chúng tôi muốn chia sẻ một số kinh nghiệm của mình về ứng dụng Tin học môi trường trong công tác quản lý và khai thác số liệu quan trắc hỗ trợ cho công tác thông qua các quyết định quản lý cho cấp đơn vị hành chính là tỉnh hoặc các thành phố lớn. 2. Giải pháp INSEM xây dựng phần mềm hỗ quản lí và khai thác dữ liệu quan trắc môi trưởng 2.1. Tính phức tạp các dữ liệu môi trường Các dữ liệu môi trường rất lớn về mặt khối lượng và có bản chất rất khác nhau. Ví dụ thông tin liên quan tới một nguồn thải là ống khói gồm: - Vị trí địa lí, chủ nhân của ống khói, địa chỉ,… - Mô tả vật lí của ống khói như chiều cao, đường kính, thời gian xây dựng, - Các phân tích liên quan tới các chất độc hại mà nguồn thải này thải ra (trong thiết kế kỹ thuật hay do lấy mẫu, đo đạc ….) - Thông tin về tiêu chuẩn của Việt Nam cho phép về chất lượng không khí - Ý kiến của các chuyên gia môi trường về nguồn thải - Các tài liệu liên quan tới ống khói được lưu trữ trước đây - Dữ liệu liên quan tới nhà máy quản lí ống khói này - Các dữ liệu liên quan tới khí tượng Trên đây là danh mục chưa đầy đủ những thông tin cần quản lí liên quan tới nguồn thải điểm dưới dạng ống khói. Điều này cũng đủ nói lên tính phức tạp của dữ liệu môi trường. Để có thể biến tính đa dạng, phức tạp như trên của thông tin môi trường thành dễ dàng cho việc truy cập thì giao diện phải rất tiện lợi và thân thiện với người sử dụng. Bênh cạnh đó, một thông
  3. tin rất quan trọng là thông tin môi trường luôn liên quan tới vị trí địa lí và vì vậy cần thiết phải được truy cập thông qua giao diện địa lí - đồ họa giữa người máy. Điều này được chú ý đặc biệt trong bài báo này. 2.2. Yêu cầu của giao diện người sử dụng Phạm vi yêu cầu của người sử dụng đối với một phần mềm quản lí môi trường rất đa dạng. Có thể tóm tắt một số yêu cầu chính dưới đây: - Lựa chọn một phần bất kỳ của bản đồ - Chọn các lớp đối tượng môi trường khác nhau - Truy cập giao tiếp giữa người và máy tới dữ liệu của đối tượng môi trường bất kỳ - Các dạng giao tiếp khác nhau (shortcuts, lệnh, menu, các nhóm phím chính) - Thích nghi software tới đường dẫn nơi user làm việc - Khả năng dịch chuyển và copy toàn bộ đối tượng - Lưu trữ trung gian của các đối tượng vào vùng đệm tạm (clipboard) - Khả năng so sánh các đối tượng và copy một phần dữ liệu vào các đối tượng khác. Từ đó phần mềm quản lí và khai thác số liệu quan trắc cần phải đảm đảm bảo sự truy cập đồ họa trực tiếp trên bản đồ. 2.3. Sơ đồ cấu trúc của INSEM Công trình của Cowan D.D và các cộng sự /xem D.D. Cowan, C.I. Mayfield, Ralf Denzer/ cho rằng “Quản lí dữ liệu môi trường và các hệ thống thông tin môi trường phải san bằng các hố ngăn cách về không gian và thời gian trong dữ liệu, thông tin và tri thức. Các cấu thành từ mô hình hóa, tính toán thống kê, CSDL khoa học, hiển thị, thống kê môi trường (bao gồm các đánh giá rủi ro), đánh giá không xác định, quản lí và tích hợp các hệ không thuần nhât và kế thừa và tri thức sẽ góp phần cho việc hiểu biết tốt hơn những vấn đề của môi trường “. Điều này khẳng định vai trò quan trọng của các phương pháp tính toán trong các Hệ thống thông tin môi trường. Chính vì vậy để có thể xây dựng được phần mềm quản lí và khai thác số liệu quan trắc môi trường cần thiết phải ứng dụng các phương pháp toán học tính toán, toán thống kê. Dựa trên cơ sở nghiên cức thực trạng của công tác quản lý môi trường hiện nay tại một số tỉnh thành trong cả nước cũng như trên cơ sở nghiên cứu các công trình nghiên cứu triển khai tại một số nước phát triển, trong công trình /Bùi Tá Long và các CTV, 2004/ đề xuất một cách tiếp cận nhằm xây dựng một phần mềm hỗ trợ giám sát chất lượng môi trường. Sơ đồ cấu trúc của phần mềm trợ giúp giám sát môi trường (INformation system for Supporting Environmental Monitoring – viết tắt là INSEM) được trình bày trên hình 1. Hệ thông tin địa lý (GIS) đóng vai trò nền tích hợp cho INSEM. GIS tổ chức dữ liệu không gian sao cho INSEM có thể hiển thị bản đồ, bảng hay đồ thị theo yêu cầu của người sử dụng. Các chức năng truyền thống của GIS (như phóng to, thu nhỏ, trượt bản đồ) cung cấp
  4. công cụ cho việc phân tích các lớp thông tin môi trường và hiển thị các mối quan hệ như sự phụ thuộc giữa tải lượng ô nhiễm do ống khói thải ra với mức độ ô nhiễm tại nợi tiếp nhận. Hình 1. Sơ đồ cấu trúc của phần mềm INSEM INSEM là một phần mềm bao gồm nhiều mô đun được tích hợp trợ giúp cho phân tích môi trường. Do làm việc trong môi trường GIS cho nên các công cụ này cho phép người sử dụng mau chóng đánh giá được đối tượng môi trường được lựa chọn để phân tích. Các mô hình đánh giá ô nhiễm trong môi trường nước (như mô hình Paal /Bùi Tá Long và CTV, 2000/) và không khí (như mô hình Berliand, Gauss /Phạm Ngọc Đăng, 1997; Trần Ngọc Chấn, 2000/) có thể tích hợp trong INSEM theo yêu cầu của Cơ quan quản lý nhằm mục tiêu giúp cho công tác dự báo hay phân tích các kịch bản khác nhau. Các mô hình này đã được nghiên cứu từ các đề tài nghiên cứu khác. Việc thảo luận về vấn đề này nằm ngoài phạm vi của bài báo. Một trong những bước quan trọng cần tiến hành trước khi xây dựng INSEM là hình thành các CSDL môi trường. CSDL là nơi lưu trữ dữ liệu để dùng cho nhiều chương trình ứng dụng khác nhau. CSDL cho phép truy xuất dữ liệu một cách linh động theo nhu cầu của nhà quản lý cho việc ra quyết định quản lý. Trong phiên bản đầu tiên của ENSEM các CSDL môi trường được xây dựng trong mục 2 được sử dụng. Các phiên bản tiếp theo của ENSEM sẽ tiếp tục phát triển các CSDL môi trường khác.
  5. 3. Một số phần mềm hỗ trợ quản lí và khai thác số liệu quan trắc được triển khai cho một số tỉnh thành của cả nước 3.1. Phần mềm INSEMAG Dựa trên cơ sở lý luận được trình bày ở các mục trên, trong mục này trình bày một ứng dụng đã được xây dựng cho một đơn vị hành chính cụ thể là tỉnh An Giang. Hệ thống thông tin INSEMAG (INformation system for Supporting Environmental Monitoring for An Giang– viết tắt là INSEMAG) được xây dựng cho An Giang là sự tích hợp trong môi trường Windows các mô đun ANGIMOD – hệ thống thông tin quản lý, khai thác các số liệu quan trắc (tại các trạm khí tượng, trạm thủy văn, điểm quan trắc chất lượng nước bề mặt, điểm quan trắc chất lượng không khí, điểm quan trắc chất lượng nước ngầm, điểm lấy mẫu nước thải, các nguồn thải điểm như ống khói, cống xả), ANGICAP – phần mềm quản lý các nguồn thải điểm và tính toán phát tán ô nhiễm không khí theo mô hình Berliand /Phạm Ngọc Đăng, 1997; Trần Ngọc Chấn, 2000/, ANGIWASP – phần mềm quản lý các cống thải xuống sông và tính toán phát tán ô nhiễm trong môi trường nước theo mô hình Paal /Lê Thị Quỳnh Hà và CTV, 2000/. Giao diện của INSEMAG được thể hiện trên hình 2. Sơ đồ cấu trúc của INSEMAG được thể hiện trên hình 3. Hình 2. Giao diện chính của INSEMAG /Bùi Tá Long và CTV, 2002/ Qua việc tìm hiểu thực trạng công tác quản lý số liệu quan trắc môi trường tại một số tỉnh cho thấy: hiện nay việc quản lý các dữ liệu quan trắc tại nhiều tỉnh thành còn chưa được chú ý đúng mức thể hiện ở những bất cập sau đây: - các phần mềm hiện dùng để lưu trữ các dữ liệu quan trắc như Excel ; MS Access ; ... chưa gắn với dữ liệu không gian;
  6. - một số phần mềm GIS như MapInfo lại dư thừa cho mục tiêu quản lí các số liệu quan trắc và chưa tận dụng thế mạnh của các hệ quản trị dữ liệu không phải là dữ liệu không gian; Tóm lại chúng ta có một sự thống nhất về một công nghệ quản lý một cách tổng hợp và thống nhất các số liệu quan trắc môi trường. Hình 3. Các mô đun chính trong INSEMAG/Bùi Tá Long và CTV, 2002/ Phần mềm INSEMAG là một giải pháp giải quyết một phần những khiếm khuyết được nêu ra ở trên. Mô đun ANGIMOD được tích hợp vào INSEMAG để trợ giúp quản lý các dữ liệu quan trắc về tình trạng môi trường nước, không khí của tỉnh An giang. Các chức năng chính của ANGIMOD được thể hiện trên hình 4. Các chức năng được xây dựng trong ANGIMOD cho phép xác định vùng và các nguồn có thể gây ra sự vượt quá chuẩn cho phép, tiến hành những thông báo kịp thời cho các cơ quan chức năng, hỗ trợ cho việc thông qua quyết định nhằm khắc phục và làm giảm thiểu các hậu quả có thể. Trong các công trình trước đây, chúng tôi đã thực hiện một số công cụ tự động hóa tính toán giúp người sử dụng có một công cụ tính toán mô phỏng ô nhiễm không khí theo các kịch bản khác nhau /nguồn Bùi Tá Long và CTV, 1998 – 1999/. Tuy nhiên các mô đun này vẫn tồn tại riêng rẽ và chưa tích hợp được với các mô đun mang tính ôquản lý ằ khác. Nghĩa là phần tính toán mô phỏng ô nhiễm không khí vẫn còn khá tách biệt với các dữ liệu môi trường khác, trong đó có các dữ liệu về khí tượng. Trong INSEMAG, công cụ CAP truyền thống được tích hợp với các mô đun quản lý số liệu quan trắc. ANGICAP là mô đun quản lý ô nhiễm không khí được tích hợp trong INSEMAG. Các mô hình tóan được sử dụng trong ANGICAP là mô hình Berliand /xem Phạm Ngọc Đăng, 1997; Trần Ngọc Chấn, 2000/. CSDL cần thiết để chạy ANGICAP gồm : các dữ liệu từ các trạm khí tượng, các dữ liệu phi công nghệ về nguồn thải điểm (chiều cao, đường kính nguồn thải, tọa độ địa lý, tên cơ quan chủ quản,...). Các dữ liệu này được ANGIMOD quản lý và được người sử dụng lựa chọn để
  7. đưa vào phần kịch bản. Ngoài ra, để chạy mô hình toán, các dữ liệu liên quan tới sự hoạt động của nguồn thải (lưu lượng, tải lượng ô nhiễm, nhiệt độ khí thoát ra, ...) được nhập vào thông qua giao diện viết riêng cho ANGIMOD. Phần công nghệ GIS được sử dụng trong ANGICAP để trực diện hóa việc nhập dữ liệu (đầu vào) vào cũng như biển diễn kết quả tính toán (đầu ra). ANGICAP có các chức năng hỗ trợ: - quản lý tổng hợp các thông tin liên quan tới các phát thải; - tính toán theo mô hình sự lan truyền và khuyếch tán tác nhân ô nhiễm trong môi trường không khí; - cung cấp công cụ trong việc phân tích, đánh giá ảnh hưởng các nguồn điểm theo các hoạt cảnh khác nhau. • • Hình 4. Các chức năng chính trong ANGIMOD /Bùi Tá Long và CTV, 2002/ • Qua nghiên cứu tài liệu cũng như đi khảo sát thực tế cho thấy: hiện nay quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại An Giang đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng. Mặc dù có nhiều cố gắng của các cấp chính quyền, nhưng thực tế cho thấy tình trạng ô nhiễm môi trường không khí không những không giảm đi mà đang có xu hướng tăng lên. Một trong những nguyên nhân của hiện trạng trên theo ý kiến các tác giả bài báo này là sự thiếu vắng những biện pháp mang tính cưỡng chế đối với những cá nhân, tổ chức gây ô nhiễm môi trường. Chúng tôi cho rằng để làm tốt công việc này cần thiết phải xây dựng những công cụ đánh giá mức độ ô nhiễm và đi kèm là những thiệt hại kinh tế được quy ra tài sản. Trong đề tài này, ANGICAP là một trong số phương pháp tiếp cận của chúng tôi nhằm giải quyết những vấn đề được nêu ra ở trên. So với các sản phẩm trước đây /xem Bùi Tá Long và CTV, 1998 – 1999/, ANGICAP có một số chức năng sau đây :
  8. - Người sử dụng được cung cấp chức năng tự tạo cho mình một kịch bản tính toán : người dùng có thể chọn dữ liệu khí tượng từ CSDL hay tự tạo mới một CSDL khác. Người sử dụng được phép đưa vào một kịch bản những nguồn thải mà anh ta mong muốn; - Chức năng báo lỗi của ANGICAP được thiết kế và viết đảm bảo cho người sử dụng tránh được những lỗi khó phát hiện : ví dụ nếu vì lý do nào đó mà người sử dụng quên nhập số liệu liên quan tới ống khói thì phần mềm sẽ tự đồng đưa ra lời nhắc nhở ; - Chức năng vẽ đường đồng mức được tự động hóa hơn. Với việc đưa ra các ngưỡng max, min, chương trình sẽ tự đồng vẽ ra các đường đồng mức. Trên đường đồng mức có ghi giá trị để người sử dụng tiện theo dõi và nhất là in ra làm báo cáo trong trường hợp không có máy in mầu. Những ai đã làm quen với phần mềm Surfer có thể tìm thấy nhiều tiện ích tương tự ở INSEMAG; - Bước đầu cho phép tính toán sự lan truyền của các hạt bụi nặng. Hình 5. Thể hiện mức độ ô nhiễm bằng đường đồng mức trên nền GIS /Bùi Tá Long và CTV, 2002/ Hệ thông tin địa lý (GIS) đóng vai trò nền tích hợp cho ANGICAP. GIS tổ chức thông tin không gian sao cho ANGICAP có thể hiển thị bản đồ ô nhiễm (theo các đường đồng mức) (xem hình 5). 3.2. Phần mềm ENVIMSH Sông Hương đóng một vai trò quan trọng đối với thành phố Huế không chỉ từ khía cạnh du lịch mà còn đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong chiến lược phát triển bền vững hiện nay, việc bảo vệ môi trường nước sông Hương là nhiệm vụ cấp thiết mang tính thực tiễn cao. Bài toán đánh giá tổng hợp chất lượng nước mặt sông Hương nơi cung cấp nguồn nước cho Tp. Huế là đối tượng nghiên cứu của rất nhiều chương trình nghiên cứu cấp các cấp.
  9. Các nghiên cứu trên đã cho thấy rằng bài toán đánh giá tổng hợp chất lượng nước sông Hương là một bài toán phức tạp bởi sự có mặt của rất nhiều các yếu tố bên ngoài thay đổi thường xuyên tác động lên môi trường nước mặt sông Hương. Để xác định chất lượng nước lưu vực sông cần phải lưu ý sự tác động tương hỗ của một khối lượng rất lớn các dữ liệu liên quan tới các quá trình vật lý, hoá học và sinh học. Tất cả những điều này đòi hỏi phải phát triển và ứng dụng các phương pháp tiếp cận hệ thống và công cụ tin học. Công tác quản lý môi trường nước sông Hương trong thời gian qua đã được nhiều Cơ quan, Ban ngành trong và ngoài tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện. Các số liệu này tuy có nhưng nằm rải rác trong những tài liệu khác nhau. Xuất hiện sự cần thiết phải xây dựng một công cụ tin học quản lý tổng hợp các số liệu quí giá này. Bên cạnh đó cũng giống như nhiều địa phương trong cả nước, tại Huế các số liệu thu thập được tuy đã có nhưng hiện tại vẫn được quản lý riêng rẽ chưa thành hệ thống, đặc biệt là chưa gắn với các vị trí địa lý. Cách quản lý như vậy gây nhiều khó khăn cho việc tìm kiếm, trao đổi thông tin cũng như đưa ra một bức tranh tổng hợp trên cơ sở tích hợp nhiều loại số liệu. Xuất phát từ thực trạng trên, trong thời gian qua nhóm các tác giả đã phối hợp với Trung tâm tài nguyên môi trường và công nghệ sinh học, Đại học Huế thực hiện đề tài xây dựng phần mềm ENVIMSH quản lí số liệu môi trường liên quan tới chất lượng nước sông Hương /Bùi Tá Long và các tác giả, 2004/. Mục tiêu của đề tài là : Tin học hóa quá trình nhập, xuất dữ liệu môi trường liên quan tới chất lượng nước - mặt sông Hương - hỗ trợ cho công tác giám sát môi trường tại các Sở ban ngành chức năng của Thừa Thiên Huế. Ứng dụng công nghệ CSDL, Web và GIS xây dựng phần mềm ENVIMSH phiên bản - 1.0 quản lý tổng hợp và thống nhất số liệu quan trắc chất lượng nước sông Hương trong phạm vi giới hạn của đề tài. ENVIMSH 1.0 gồm nhiều mô đun khác nhau như mô đun nhập số liệu, khai thác số liệu, làm báo cáo thống kê, tìm kiếm, tích hợp một số văn bản liên quan tới công tác quản lý môi trường nước sông Hương. Bước đầu thử nghiệm một số mô hình toán đã được các tác giả khác nghiên cứu để - tính toán mô phỏng chất lượng nước sông Hương chịu sự ảnh hưởng của các cống thải trong phạm vi giới hạn từ đoạn sông đầu đường Lê Lợi đến Cồn Hến.
  10. Hình 6. Giao diện của ENVIMSH cho phép quản lí các cống xả nước thải xuống sông Hương /Hồ Thị Ngọc Hiếu,2004/ Các kết quả chính của đề tài này là: - Đề xuất công cụ ENVIMSH bước đầu trợ giúp công tác giám sát chất lượng nước mặt sông Hương. Bước đầu ENVIMSH gồm một số chức năng chính như: cho phép nhập, lưu trữ, truy cập, khai thác thông tin liên quan tới chất lượng nước sông Hương. /xem Hình 6/ - Ứng dụng công nghệ Web và công nghệ GIS trong công tác quản lý và khai thác dữ liệu môi trường liên quan tới chất lượng nước mặt sông Hương. /xem Hình 7 - Hình 8/. - Dựa vào số liệu đo đạc thực tế trên sông Hương trong những năm gần đây và dựa trên mô hình toán được tích hợp trong ENVIMSH, tính toán theo 2 loại kịch bản: cho hiện tại và theo số liệu dự báo phát triển của thành phố Huế cho tới năm 2010.
  11. Hình 7. Báo cáo môi trường dựa trên công nghệ Web /Hồ Thị Ngọc Hiếu,2004/ Hình 8. Thông tin về sông Hương được thể hiện trên trang Web /Hồ Thị Ngọc Hiếu,2004/ 3.3. Phần mềm ENVIMDN Cuối năm 2003 vừa qua, thành phố Đà Nẵng đã công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Đà Nẵng là đô thị loại 1. Trong năm 2003 vừa qua, kinh tế thành phố Đà Nẵng tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, các chỉ tiêu chủ yếu đều tăng hơn năm trước, đạt và vượt kế hoạch. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 4.823,5 tỷ đồng, tăng 12,62% so với năm 2002... Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 5.858 tỷ đồng, tăng 21,57%. Giá trị sản xuất
  12. thủy sản, nông lâm đạt 607 tỷ đồng, tăng 5,85%, kim ngạch xuất khẩu đạt 328,7 tỷ đồng tăng 16,56%. Môi trường đầu tư đã và đang cải thiện mạnh mẽ, thu hút được khách du lịch và đối tác nước ngoài đến tìm hiểu cơ hội đầu tư kinh doanh ngày càng nhiều, hoạt động đầu tư vào các khu công nghiệp sôi động hơn. Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 3.587,61 tỷ đồng, đạt 111,3% dự toán thu và tổng chi ngân sách đạt 2.833,9 tỷ đồng đạt 123,4% dự toán chi. Tổng vốn đầu tư phát triển xã hội trên địa bàn thành phố thực hiện đạt 3.610 tỷ đồng. Tuy nhiên, đứng trước những thành tựu rõ rệt về phát triển kinh tế – xã hội như vậy cũng phải nhận thức được rằng sự phồn vinh của một đô thị loại 1 như Đà Nẵng không chỉ được xác định bởi tốc độ phát triển kinh tế – xã hội mà còn phải được xác định bởi chất lượng môi trường sống của thiên nhiên và con người. Bảo vệ môi trường (BVMT) là một bộ phận không thể tách rời chiến lược phát triển của một thành phố loại 1 như Đà nẵng. Chính vì vậy công tác quản lý môi trường các khu công nghiệp tại thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay cần được quan tâm đặc biệt và để giải quyết tốt bài toán này cần thiết phải nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin nói chung và ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (GIS) nói riêng. Trong thời gian qua đã có những nghiên cứu độc lập về một số khu công nghiệp trong phạm vi Tp. Đà nẵng. Tuy nhiên vấn đề nghiên cứu tích hợp giữa các loại số liệu về chất lượng môi trường không khí cũng như nghiên cứu về mô hình phát tán ô nhiễm không khí phù hợp với điều kiện khí tượng của thành phố Đà Nẵng vẫn còn là vấn đề bỏ ngỏ. Vì vậy cần thiết phải có những nghiên cứu hệ thống mô hình phát tán ô nhiễm không khí cho thành phố Đà Nẵng. Đứng trước thực tế trên, nhóm tác giả đã phối hợp với một số cơ quan chức năng của Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng xây dựng phần mềm ENVIMDN phiên bản 1.0 trợ giúp công tác quản lý môi trường không khí cho khu công nghiệp Hoà Khánh tại thành phố Đà Nẵng, kết hợp GIS, cơ sở dữ liệu và mô hình toán. Mục tiêu của đề tài này là: - Bước đầu xây dựng một số cơ sở dữ liệu môi trường liên quan tới chất lượng môi trường không khí tại các khu công nghiệp Hòa Khánh hỗ trợ cho công tác giám sát môi trường tại các khu công nghiệp này. Thích nghi hóa mô hình phát tán ô nhiễm không khí Berliand dựa trên các số liệu quan trắc về khí tượng trong nhiều năm qua tại khu vực Đà Nẵng. - Bước đầu xây dựng công cụ tin học trợ giúp công tác giám sát chất lượng môi trường tại khu công nghiệp của Đà nẵng. Đề tài này đạt được một số kết quả chính sau đây: - Xây dựng mô hình thích nghi tính toán sự phân bố ô nhiễm không khí từ nguồn điểm theo phương pháp Berliand. Dựa trên các số liệu Khí tượng được đo đạc liên tục trong vòng 3 năm 2001 – 2003 tại Đà Nẵng đã tính toán hệ số phát tán ngang và thẳng đứng thích nghi với điều kiện khí tượng của Đà Nẵng. - Tính toán theo ba kịch bản cho trường hợp vận tốc gió trung bình, vận tốc gió mạnh và trường hợp lặng gió. Kết quả tính toán bước đầu cho thấy hiện trạng chất lượng không khí khu vực khu công nghiệp Hòa Khánh vẫn ở mức cho phép. - Nhập số liệu quan trắc chất lượng không khí vào các trạm đo vào ENVIMDN. Với ENVIMDN người sử dụng có một công cụ mềm dẻo tích hợp CSDL môi trường với GIS
  13. cho phép người sử dụng nhập số liệu, xem số liệu, xử lý số liệu và làm các báo cáo với mức độ tự động hóa khác nhau. Phần mềm này cho phép quản lý dữ liệu quan trắc chất lượng không khí và tính toán mô phỏng ô nhiễm không khí theo các kịch bản khác nhau một cách dễ dàng và nhanh chóng /Hình 9, Hình 10/ Với các hệ số khuếch tán được địa phương hoá, trong đề tài này đã tiến hành tính toán mô phỏng ô nhiễm không khí tại khu công nghiệp Hoà Khánh trong các trường hợp điển hình và các trường hợp gió mạnh cũng như lặng gió. Hình 9. Tính toán ô nhiễm không khí cho khu công nghiệp Hòa Khánh trong trường hợp lặng gió /Trịnh Thị Thanh Duyên, 2004/
  14. Hình 10. Tính toán ô nhiễm không khí cho khu công nghiệp Hòa Khánh trong có gió /Trịnh Thị Thanh Duyên, 2004/ 4. Kết luận và cám ơn Trong bài báo này trình bày một số kết quả của nhóm tác giả và các học trò của mình liên quan tới xây dựng công cụ quản lý và khai thác dữ liệu quan trắc môi trường dựa trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin. Các tác giả đưa ra cấu trúc phần mềm trợ giúp quản lý và khai thác dữ liệu quan trắc môi trường, cũng như trình bày một số sản phẩm dưới dạng phần mềm tin học được đóng gói như INSEMAG, ENVIMSH, ENVIMDN ứng dụng cho một số tỉnh thành trong nước. Với việc ứng dụng công nghệ GIS, Web các phần mềm giúp cho người sử dụng thuận tiện khi làm việc với các đối tượng môi trường. Bên cạnh chức năng quản lí, khai thác dữ liệu môi trường, các phần mềm này đều được tích hợp mô hình toán mô phỏng sự lan truyền chất ô nhiễm trong môi trường nước và không khí giúp cho người sử dụng tính toán theo các kịch bản khác nhau và trợ giúp cho công tác dự báo, qui hoạch môi trường. Các công cụ được xây dựng trong các phần mềm này cho phép so sánh, đánh giá diễn biến môi trường. Việc đánh giá này sẽ giúp cho các nhà quản lý kiểm soát tốt hơn những địa điểm, vị trí tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường. Nhóm tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà quản lý nhằm không ngừng hoàn thiện sản phẩm của mình, phục vụ tốt công tác bảo vệ môi trường trong giai đoạn hiện nay của đất nước. Để hoàn thành công trình này các tác giả nhận được nhiều sự hỗ trợ từ học trò của mình là CN. Hồ Thị Ngọc Hiếu và CN. Trịnh Thị Thanh Duyên đã tham gia rất tích cực phần xử lí số liệu và cũng như từ Trung tâm tài nguyên môi trường và Công nghệ sinh học, Đại học Huế, Trung tâm bảo vệ môi trường Đà Nẵng, Sở Khoa học và Công nghệ An Giang, Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang. 5. Tài liệu tham khảo Bùi Tá Long, 1998. Phần mềm trợ giúp công tác quản lý, qui hoặch và đánh giá tác động môi trường không khí. Tạp chí Khí tượng –Thủy văn, Hà Nội, số 2, tr. 24-28.
  15. Bùi Tá Long, Đoàn Văn Phúc, Nguyễn Hồ Nhất Khoa, 1999. Xây dựng công cụ tin học đánh giá tác động mang yếu tố con người lên môi trường không khí. Tạp chí Khí tượng –Thủy văn, Hà Nội, số 4, tr. 21-27. Bùi Tá Long và CTV, 2002. Nghiên cứu xây dựng phần mềm hỗ trợ quản lý môi trường nước mặt và không khí tỉnh An Giang. Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài nghiên cứu Khoa học Công nghệ tỉnh An Giang, 11/2002. Lê Thị Quỳnh Hà, Lưu Minh Tùng, Bùi Tá Long, 2003. Xây dựng công cụ tích hợp trợ giúp công tác giám sát ô nhiễm không khí vùng kinh tế trọng điểm, Tạp chí Khi tượng Thủy văn, N 10 (514), 2003, trang 29 – 36. Bùi Tá Long, Lê Thị Quỳnh Hà, Lưu Minh Tùng, 2004. Xây dựng phần mềm hỗ trợ công tác giám sát chất lượng môi trường cho các tỉnh thành Việt Nam. Tạp chí Khi tượng Thủy văn, N 12 (517), 2004, trang 10 – 19. Bùi Tá Long, Lê Thị Quỳnh Hà, Hồ Thị Ngọc Hiếu, Lưu Minh Tùng, Võ Đăng Khoa, 2004. Công nghệ tích hợp CSDL môi trường, GIS, mô hình và Web hỗ trợ giám sát chất lượng nước lưu vực sông. Preprint 50 trang. D.D. Cowan, C.I. Mayfield, Ralf Denzer, A Design Exercise For A World Wide Web Based Graduate Course In Environmental Information Systems. Journal of Computing and Information, Vol. 2, No. 1, pp. 1296-1303. Hồ Thị Ngọc Hiếu, 2004. Bước đầu xây dựng công cụ tin học ENVIMSH trợ giúp giám sát chất lượng nước sông Hương. Khoá luận tốt nghiệp cử nhân khoa học, Đại học khoa học Huế, 5/2004. Nguyễn Hữu Nhân, Hồ Ngọc Điệp, 1998. Hệ thống HYDROGIS để dự báo động thái vận chuyển và ngập nước vùng hạ du các hệ thống sông. // Tạp chí khí tượng thủy văn. Hà Nội. Số 457 (1), trang 1 – 8. Phạm Ngọc Đăng, 1997. Môi trường không khí. Nhà xuất bản khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 371 trang. Trần Ngọc Chấn, 2000. Ô nhiễm môi trường không khí và xử lý khí thải. Tập 1, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 214 trang. Trịnh Thị Thanh Duyên, 2004. Ứng dụng tin học và mô hình cho công tác giám sát môi trường không khí cho khu công nghiệp Hòa Khánh, Đà nẵng. Khoá luận tốt nghiệp cử nhân khoa học, Đại học khoa học Huế, 5/2004.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2