intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong marketing để phát triển bền vững các doanh nghiệp Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

45
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu đã đề xuất hướng triển khai ứng dụng AI vào hoạt động marketing phù hợp cho các doanh nghiệp Việt Nam. Phương pháp sử dụng chủ yếu là tra cứu tại bàn các tài liệu thứ cấp cả trong và ngoài nước có liên quan tới cả hai lĩnh vực AI và Marketing, kết hợp vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp, khái quát và phân tích dữ liệu cơ bản. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong marketing để phát triển bền vững các doanh nghiệp Việt Nam

  1. ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG MARKETING ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM PGS.TS. Phạm Thu H ng CN. Nguyễn Trà My Trường Đại học Ngoại thương TÓM TẮT Trong sự phát triển nhanh chóng và không ngừng của công nghệ, trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence - AI) nổi lên như một giải pháp ngày càng được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có marketing mà đặc biệt là ở mảng marketing số. Marketing có tích hợp AI là một phương thức marketing kiểu mới giúp doanh nghiệp tận dụng hiệu quả nguồn dữ liệu khách hàng khổng lồ để nắm bắt các hành vi tiếp theo của họ, cải thiện chất lượng trải nghiệm khách hàng, ra các quyết định marketing tối ưu, và tăng năng lực cạnh tranh ở mức chi phí tương đối thấp. Phương thức marketing này, do đó, giúp doanh nghiệp phản ứng kịp thời với các thay đổi trên thị trường, tăng trưởng ổn định, và phát triển bền vững. Bằng việc tổng hợp các nội dung lý thuyết khái quát nhất cần để hiểu về marketing có tích hợp AI, phân tích hoạt động marketing tích hợp AI tại một số khu vực và doanh nghiệp điển hình trên thế giới, cũng như tìm hiểu bối cảnh ứng dụng tại Việt Nam, nghiên cứu đã đề xuất hướng triển khai ứng dụng AI vào hoạt động marketing phù hợp cho các doanh nghiệp Việt Nam. Phương pháp sử dụng chủ yếu là tra cứu tại bàn các tài liệu thứ cấp cả trong và ngoài nước có liên quan tới cả hai lĩnh vực AI và Marketing, kết hợp vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp, khái quát và phân tích dữ liệu cơ bản. Từ khóa: trí tuệ nhân tạo, marketing, phát triển bền vững ABSTRACT In the rapid and constant development of technology, artificial intelligence (AI) has emerged as a solution increasingly applied in many different fields, including marketing, especially in the era of digital marketing. AI-integrated marketing is a new way of marketing to help businesses effectively utilize huge customer data to capture their next behaviors, improve customer experience quality, make optimized marketing decisions, and increase competitiveness at relatively low costs. The AI marketing method, therefore, enables businesses to timely response to changes on the market, to grow steadily, and to develop sustainably. By summarizing the most general theoretical contents needed to understand AI-integrated marketing, analyzing AI-integrated marketing activities in some particular regions and pioneering businesses around the world, as well as having a look at the potentials to apply AI in the Vietnamese context, the research proposes the orientation of deploying AI applications in marketing activities suitable for Vietnamese businesses. The fundamental method used is qualitative method, illustrated by the examination of a number of national and international researchs which relates to both fields of study, combining comparative, collating, summarizing and generalizing methods and basic data analysis. Keywords: artificial intelligence (AI), marketing, sustainable development 447
  2. 1. TỔNG QUAN VỀ ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (AI) TRONG MARKETING 1.1. Khái niệm AI Thuật ngữ “trí tuệ nhân tạo” ( I) vốn được dùng rộng rãi trong cộng đồng công nghệ thông tin, và có thể hiểu đơn giản hơn là “trí thông minh nhân tạo”. Một trong những nhà sáng lập và tiên phong trong lĩnh vực AI - John McCarthy lại cho rằng: “ I là lĩnh vực khoa học và kỹ thuật chế tạo ra những cỗ máy thông minh, đặc biệt là các chương trình máy tính thông minh, biết suy nghĩ một cách thông minh giống như cách mà con người suy nghĩ”. Trong khi đó, Demis Hassabis - nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành của Deepmind, công ty về trí tuệ nhân tạo trực thuộc Google - đã đưa ra một định nghĩa đơn giản hơn và tập trung hơn về chức năng của I: “Trí tuệ nhân tạo chính là nghệ thuật và khoa học khiến cho máy móc trở nên thông minh” ( hmed, 2015). Đây là khái niệm về I được chấp nhận rộng rãi nhất và rất phù hợp do AI vốn là một thuật ngữ bao quát một phạm trù rộng lớn nhiều những thuật ngữ hay lĩnh vực khác nhỏ hơn. Như vậy, AI có thể được hiểu là lĩnh vực khoa học và công nghệ nhằm giúp cho máy có những khả năng của trí tuệ và trí thông minh con người, tiêu biểu như khả năng suy nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề, biết giao tiếp, biết học và tự thích nghi... Dựa trên năng lực của trí tuệ, I được chia làm ba cấp bậc (Cannella, 2018): (i) ANI (Artificial Narrow Intelligence) là trí tuệ nhân tạo hẹp, hay còn gọi là trí tuệ nhân tạo yếu; (ii) AGI (Artificial General Intelligence) là trí tuệ nhân tạo mạnh, hay trí tuệ nhân tạo con người; (iii) ASI (Artificial Superintelligence) - siêu trí tuệ nhân tạo - AI có trí tuệ vượt xa con người, thông minh hơn gấp triệu lần não bộ con người, và có thể là một chuyên gia trong tất cả các lĩnh vực từ sáng tạo khoa học, trí tuệ thông thường tới kỹ năng xã hội. Để phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn và mục đích nghiên cứu, thuật ngữ I được sử dụng trong báo cáo này sẽ được hiểu là ANI, tức là AI hẹp (hoặc AI yếu). 1.2. Mô hình ứng dụng AI trong marketing Dựa trên những nghiên cứu và kinh nghiệm được thực hiện với các nhà cung cấp, các kỹ sư hàng đầu trong lĩnh vực I, năm 2017, nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành của Viện Trí tuệ nhân tạo Marketing, Paul Roetzer, đã phát triển một bộ khung ứng dụng I vào lĩnh vực marketing. Bộ khung này gọi là Mô hình 5Ps của Marketing I, được tạo ra với mục đích “làm đơn giản hóa và mô phỏng trực quan những khía cạnh mà AI có thể hỗ trợ trong marketing” (Paul Roetzer, 2017). Kế hoạch (Planning) Sự thể hiện Sản xuất (Performance) (Production) Xúc tiến bán hàng Cá nhân hóa (Promotion) (Personalization) Hình 1. Mô hình 5Ps của Marketing có ứng dụng AI Ngu n: Paul Roetzer (2017) 448
  3. 1.3. Những ứng dụng của AI trong marketing Những ứng dụng lý tưởng và phổ biến của AI vào các nhiệm vụ cụ thể trong hoạt động marketing (Albert, 2017) bao gồm: Xác định tập khách hàng mục tiêu tự động - AI hỗ trợ các hệ thống công nghệ xác định nhóm khách hàng thuộc phễu bán hàng (sales funnel) đẩy nhanh việc phân tích, đánh giá, kiểm tra và tối ưu những quãng đường khách hàng có thể tiếp cận tới các sản phẩm hoặc nhãn hiệu cụ thể. Do đó, nhiều nền tảng tái định vị, cá nhân hóa, và tối ưu hóa có thể được thay thế hoặc cải thiện tốc độ và sự hiệu quả của hệ thống học hỏi dựa trên nhận thức mà I đem lại. Mua phương tiện truyền thông tự động - I được thiết lập trong quá trình mua phương tiện truyền thông nhằm đưa ra những quyết định dựa trên tập hợp các thuộc tính cho sẵn (gồm giá cả, địa điểm, chất lượng, nội dung…) trên từng nano giây của mỗi giao dịch riêng lẻ. Quy trình tự động trong việc mua và bán quảng cáo trên các phương tiện truyền thông hình thành chủ yếu dựa trên các chỉ số của lượng cung, lượng cầu, và quy luật hiệu suất giảm dần. Mục đích cuối là trả ra một mức giá chính xác cho một đoạn quảng cáo hay thông điệp đã có những thuộc tính cho trước. Marketing chéo kênh - Đa số các giải pháp thúc đẩy hành động mua và tối ưu hóa chỉ đưa ra các quyết định (hay đánh giá) tốt và phù hợp nhất cho một kênh truyền thông cụ thể, thiếu những cân nhắc đến sự tương tác với cùng nhóm khách hàng giống nhau ở nhiều kênh truyền thông khác nhau. Ngược lại, một hệ thống I đa kênh lại sử dụng những thông điệp khác nhau được xâu chuỗi thành hệ thống thông qua các kênh khác nhau thay vì nhắm tới một đối tượng với cùng một thông điệp trên nhiều kênh. Nhờ vào khả năng liên tục xử lý thông tin về hành vi khách hàng và các giao dịch đa kênh của AI, hệ thống này đánh giá nội dung, hoàn cảnh, mức giá, mặt hàng thay thế, tính cạnh tranh, và các nhân tố khác khai thác được từ kho dữ liệu để tạo nên những chiến dịch với quy mô và tiềm năng tối ưu. Kiểm định và tối ưu - Nền tảng AI sẽ quan sát những dữ kiện đầu vào được cung cấp trước tiên để hình thành nên nhận thức ban đầu (máy học), tạo định hướng cho các quyết định của nó trong tương lai. Người dùng cần đưa vào những cỡ mẫu đủ lớn để thu về được những đề xuất tối ưu hóa đơn giản nhất nhưng có liên quan nhất cho các quyết định trong marketing. Tuy vậy, do bản chất của các hệ thống AI chỉ tập trung sự chú ý vào các yếu tố chính trong khi rà qua tập dữ liệu khổng lồ, việc tạo lập một khung ra quyết định hay cung cấp cho máy một cỡ mẫu thật lớn chỉ để học cách tư duy là không thực sự cần thiết. Mỗi doanh nghiệp khi lựa chọn ứng dụng này của AI vào marketing nên có mục tiêu cụ thể, khoản quỹ riêng cho công cụ, và các nguồn thông tin thật sự liên quan để dùng cho việc phân tích. Phân tích và xác định các sự thật ngầm hiểu (insights) - Một số phần mềm tích hợp AI vừa đưa ra được các đánh giá kỹ lưỡng hệ dữ liệu phức tạp của hoạt động marketing hiện đại, vừa cung cấp các sự thật ngầm hiểu hữu ích, các đề xuất phân khúc thị trường, và tạo ra những hình ảnh trực quan dữ liệu sinh động. Khác với các nền tảng truyền thống chỉ cung cấp được đánh giá hay giúp tìm ra các sự thật ngầm hiểu có khả năng dựa trên thông tin đã bị lỗi thời (do kết quả đó được tiến hành sau khi giao dịch được thực hiện một khoảng thời gian), một số loại phần mềm marketing tích hợp AI là loại nền tảng duy nhất hiện nay cho phép tiến hành mọi phân tích dựa trên dữ liệu thu được trước hoặc ngay tại thời điểm diễn ra giao dịch. 449
  4. 2. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG AI TRONG MARKETING ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DOANH NGHIỆP 2.1. Tổng quan ứng dụng AI trong marketing trên th giới Theo MarketWatch, AI ứng dụng trong các hoạt động marketing trên thế giới được chia theo khu vực bao gồm: Nam Mỹ, Bắc Mỹ, châu Á - Thái Bình Dương, châu u, và Trung Đông - châu Phi. Trong đó, khu vực Bắc Mỹ được dự đoán sẽ đóng góp một phần lớn trong thị trường marketing I giai đoạn tới. Khu vực này có sự xuất hiện ngày một nhiều các công ty và tập đoàn công nghệ lớn với các công cụ - giải pháp AI tiên tiến, cũng như phần nhiều doanh nghiệp đã và đang mạnh dạn ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động sản xuất - kinh doanh. Điều này giúp gia tăng nhanh chóng lượng cầu về sản phẩm để ứng dụng I trong marketing. Đáng chú ý là tỷ lệ đồng ý ứng dụng AI của các tập đoàn lớn và các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Bắc Mỹ đều tương đối cao hơn tỷ lệ này ở các khu vực còn lại của thế giới. Bên cạnh đó, theo dự báo, châu Á - Thái Bình Dương có khả năng trở thành khu vực phát triển nhanh nhất trên thị trường marketing có tích hợp AI. Nguyên do chủ yếu nằm ở yêu cầu cấp thiết về tăng trưởng và cạnh tranh của các quốc gia dẫn đầu như Trung Quốc, Nhật Bản, và Ấn Độ. Châu u cũng được kỳ vọng sẽ phát triển đáng kể trong việc ứng dụng các công nghệ AI vào marketing trong thời gian tới. Khu vực Nam Mỹ cũng như Trung Đông và châu Phi tuy chưa có nhiều hoạt động ứng dụng công nghệ này, nhưng vẫn có nhiều tiềm năng triển khai các giải pháp có sẵn vào hoạt động marketing trước những cơ hội mới trong những năm tiếp theo. Nghiên cứu này tập trung phân tích sâu hơn dữ liệu của ba khu vực đã triển khai ứng dụng AI vào marketing tương đối rộng rãi và bước đầu gặt hái được nhiều thành tựu ý nghĩa. Số liệu được dẫn ra sau đây cho thấy các nhóm ứng dụng AI trong marketing phổ biến của từng khu vực Bắc Mỹ, châu Á - Thái Bình Dương và châu u. Khác Khuyến mãi tự động (ví dụ: phiếu giảm giá) Công việc thiết kế và sáng tạo Nhận diện và/ hoặc xử lý video Quản lý tài sản số Quảng cáo hiển thị tự động Sáng tạo nội dung Tạo chiến dịch tiếp thị tự động Nhận diện và/ hoặc xử lý hình ảnh Tiếp thị qua thư điện tử Tối ưu hóa và kiểm định Cá nhân hóa trực tuyến Phân tích dữ liệu 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% Biểu đồ 1.1. Ứng dụng của AI vào marketing ở khu vực Bắc Mỹ năm 2018 Ngu n: Statista.com 450
  5. Khác Khuyến mãi tự động (ví dụ: phiếu giảm giá) Công việc thiết kế và sáng tạo Nhận diện và/ hoặc xử lý video Quản lý tài sản số Quảng cáo hiển thị tự động Sáng tạo nội dung Tạo chiến dịch tiếp thị tự động Nhận diện và/ hoặc xử lý hình ảnh Tiếp thị qua thư điện tử Tối ưu hóa và kiểm định Cá nhân hóa trực tuyến Phân tích dữ liệu 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% Biểu đồ 1.2. Ứng dụng của AI vào marketing ở châu u năm 2018 Ngu n: Statista.com Khác Khuyến mãi tự động (ví dụ: phiếu giảm giá) Công việc thiết kế và sáng tạo Nhận diện và/ hoặc xử lý video Quản lý tài sản số Quảng cáo hiển thị tự động Sáng tạo nội dung Tạo chiến dịch tiếp thị tự động Nhận diện và/ hoặc xử lý hình ảnh Tiếp thị qua thư điện tử Tối ưu hóa và kiểm định Cá nhân hóa trực tuyến Phân tích dữ liệu 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% Biểu đồ 1.3. Ứng dụng của AI vào marketing ở châu Á - Thái B nh D ng năm 2018 Ngu n: Statista.com Theo kết quả thu được từ hơn 340 phản hồi của các chuyên gia trong lĩnh vực, có tới 51% người làm marketing ở Bắc Mỹ cho biết họ chủ yếu ứng dụng các công cụ AI vào hoạt động phân tích dữ liệu khách hàng và thị trường. Con số này ở châu Âu là 52% và ở châu Á - Thái Bình 451
  6. Dương là 49% - tuy có nhỏ hơn hai khu vực trên nhưng cũng chiếm gần một nửa số người phản hồi. Với kết quả này, phân tích dữ liệu đang dẫn đầu trong xu thế tích hợp AI vào hỗ trợ các hoạt động của lĩnh vực marketing. Điều này cho thấy sự nổi lên của marketing lấy dữ liệu làm trung tâm, vai trò của dữ liệu trong marketing và ý nghĩa của AI trong xử lý nguồn dữ liệu khổng lồ (big data) trong thời đại số. Sau phân tích dữ liệu, ứng dụng AI vào cá nhân hóa trực tuyến là ứng dụng phổ biến thứ hai ở khu vực Bắc Mỹ với 27%. Trong khi đó, ở châu Âu các doanh nghiệp dùng AI phổ biến hơn trong hoạt động quảng cáo hiển thị tự động (28%) và ở châu Á - Thái Bình Dương là ứng dụng trong sáng tạo nội dung (29%). AI và những ứng dụng của công nghệ này trong marketing tuy đã có những vị trí cụ thể ở cả ba khu vực, nhưng không phải nhiệm vụ cụ thể nào cũng được tin tưởng xử lý toàn bộ bởi AI. Sử dụng AI vào việc nhận diện và xử lý video cũng như các công việc sáng tạo - thiết kế hầu như chiếm rất ít với 8%. Các chuyên gia marketing ở khu vực châu Âu sử dụng giải pháp AI ở mức hạn chế trong việc kiểm soát các tài sản số và hoạt động đề xuất khuyến mãi tự động với 10%. Việc đề xuất các khuyến mãi tự động này cũng khá thấp ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương với 11% các chuyên gia phản hồi có sự hỗ trợ của AI. Trong số những doanh nghiệp đang ứng dụng AI vào hoạt động marketing, phần lớn cho rằng công nghệ này đã giúp họ tăng hiệu quả rõ rệt nhất ở các hoạt động như: nhận biết và đánh giá nội dung tốt hơn, tăng chất lượng quan hệ khách hàng, tăng doanh số, và xúc tiến các chiến dịch giới thiệu sản phẩm mới. Theo đó, đa số các nhà marketing dự kiến sẽ tăng chi ngân sách vào các giải pháp I trong giai đoạn kinh doanh tới, và con số này có thể lên đến 50% ngân sách cho hoạt động marketing. Ngoài ra, theo một nghiên cứu năm 2018 từ Statista dựa trên khảo sát 850 người làm marketing toàn cầu, có tới 14% người đồng ý rằng AI, học máy và dữ liệu lớn sẽ là những phương thức marketing số hiệu quả nhất, đứng thứ hai chỉ sau phương thức marketing nội dung (content marketing). 2.2. Tình hình ứng dụng AI trong marketing của một số công ty n ớc ngoài 2.2.1. Tập đoàn Alibaba Tập đoàn đa quốc gia về công nghệ và bán lẻ lớn nhất của Trung Quốc, libaba, đã cho triển khai cửa hàng thời trang I đầu tiên vào đầu năm 2018. Cửa hàng này tổ chức lại quá trình trải nghiệm bán lẻ các sản phẩm thời trang cho khách hàng với nhãn dán quần áo thông minh, gương thông minh giúp trình chiếu thông tin quần áo và đề xuất những phụ kiện phối hợp phù hợp. Ngoài ra, cửa hàng còn kết nối với ứng dụng tủ quần áo thực tế ảo, cho phép khách hàng nhìn trước được các bộ đồ họ đã thử trong cửa hàng đó. Trước đó vào năm 2015, libaba cũng đã cho ra mắt một hệ thống chăm sóc khách hàng thông minh có tích hợp công nghệ AI. Hệ thống này sau đó đã đẩy nhanh tỷ lệ hài lòng của khách hàng cao hơn hệ thống vận hành bởi con người. Tiếp thu kinh nghiệm từ Amazon - sàn thương mại điện tử lớn của Mỹ - libaba cũng triển khai công nghệ I tương tự trong việc vận hành tính năng đưa ra các đề xuất sản phẩm và trả về kết quả tìm kiếm thích hợp nhất với từng cá nhân khách hàng, đồng thời tự động sản xuất những giao diện trình chiếu các mặt hàng hấp dẫn nhất theo từng cá nhân. Nhờ đó, libaba nhanh chóng xây dựng một nền tảng khách hàng khổng lồ, với hơn 560 triệu người mua thường xuyên và hàng triệu lượt truy cập vào website và ứng dụng của tập đoàn mỗi ngày. Tập dữ liệu lớn về hành vi của khách hàng này đồng thời cung cấp đầu vào lý tưởng cho công cụ AI xử lý và tối ưu những tính năng công cụ này có. 452
  7. 2.2.2. Tập đoàn I EA IKEA là một nhãn hàng sản xuất đồ nội thất uy tín đến từ Thụy Điển, và hiện nay đang là tập đoàn bán lẻ đồ nội thất dẫn đầu thế giới. IKEA hợp tác với đơn vị truyền thông Wavemaker đã đưa Instreamatic - một nền tảng quảng cáo hội thảo có tích hợp AI - vào chiến dịch quảng bá sản phẩm có sử dụng giọng nói của IKEA. Chiến dịch diễn ra với mục đích giới thiệu nhóm sản phẩm phòng ngủ mới nhất của IKE . Để thực hiện hiệu quả, IKE đã quyết định sử dụng những đoạn quảng cáo qua âm thanh sáng tạo nhằm thu hút khách hàng tham gia tương tác với nhãn hàng qua các đoạn hội thoại ngắn, tìm kiếm trong danh sách các sản phẩm mới, và trải nghiệm những giai điệu hát ru từ IKEA khi họ chọn một sản phẩm cụ thể. Sử dụng công nghệ hiểu ngôn ngữ tự nhiên, bản chất cốt lõi của giọng nói AI tích hợp trong nền tảng Instreamatic cho phép người nghe có thể tương tác với quảng cáo audio (có hình ảnh và âm thanh kết hợp) qua các đoạn hội thoại tự nhiên và chân thực giống tương tác với người thật nhất. Chiến dịch quảng cáo đầy sáng tạo này của IKE đã hỗ trợ nhóm marketing điều chỉnh và đưa ra được các phản hồi về sản phẩm dựa trên phản ứng thực của khách hàng. Bên cạnh đó, nền tảng này còn sử dụng thuật toán học sâu (deep learning) nhằm tiếp tục tăng cường vốn ngôn ngữ, mức độ hiểu ý định của người dùng, cũng như năng lực dự đoán. Những khả năng này của Instreamatic giúp cho IKEA tạo được dấu ấn riêng đầy sáng tạo cho quảng cáo của mình, từ đó tối ưu cả trải nghiệm quảng cáo của khách hàng và quá trình triển khai chiến dịch. Chiến dịch marketing này của IKEA đã đạt tỷ lệ tương tác lên 7,68%, tổng tỷ lệ tương tác toàn chiến dịch là 14,13%, và tỷ lệ ưa thích là 4,28% (IBA, 2019). Những quảng cáo sử dụng giọng nói AI của IKE đã đạt chỉ số tiếp cận khách hàng tới 58,3%, cao gấp nhiều lần hiệu quả mà cách thức quảng cáo sử dụng audio truyền thống đem lại (thông thường chỉ đạt chỉ số tiếp cận khoảng 25 - 35%). 2.2.3. Tập đoàn Nike Nike, tập đoàn đa quốc gia của Mỹ hoạt động trong lĩnh vực từ thiết kế, sản xuất, quảng bá và kinh doanh các sản phẩm thời trang liên quan tới thể thao, luôn là nhãn hàng đón đầu và ứng dụng các xu hướng công nghệ mới. Vì thế bên cạnh chất lượng sản phẩm, Nike cũng được biết tới rộng rãi với những sáng tạo - đổi mới trong marketing. Họ tận dụng công nghệ triệt để nhằm đem tới cho khách hàng những trải nghiệm cá nhân tốt nhất và từ đó tối ưu doanh số bán hàng trên toàn hệ thống. Khi một người tới cửa hàng kiểu mẫu (hay còn gọi là cửa hàng dẫn đầu) của Nike, Nike sẽ biết ngay được một số thông tin cơ bản về người đó như: danh tính, cỡ quần áo/giày dép, môn thể thao đang chơi, màu sắc yêu thích. Đây là kết quả của những ứng dụng AI tích cực mà Nike đã triển khai từ nhiều năm qua, giúp tập đoàn này gần như có đầy đủ các loại thông tin về khách hàng, đẩy mạnh doanh số bán hàng số và giảm sự phụ thuộc vào các cửa hàng truyền thống. Gần đây nhãn hàng thời trang thể thao này còn đưa vào sử dụng một ứng dụng AI giúp khách hàng tự quét các chỉ số trên cơ thể bằng điện thoại thông minh. Ví dụ, ứng dụng giúp Nike xác định được cỡ giày của một người sau khi người đó tự quét đôi chân của mình qua camera của điện thoại. Việc này giúp Nike dễ dàng hơn trong việc chạm tới điểm ma sát lớn nhất (friction point) trong quá trình trải nghiệm của khách hàng, tăng cơ hội tạo tỷ lệ chuyển đổi, khi họ ngay lập tức biết mình có sản phẩm tương thích hoặc có thể thu hút khách hàng đó mua hay không (và ở những cửa hàng nào). Dự kiến tập đoàn này sẽ còn đầu tư nhiều hơn nữa trong tương lai để khai thác tối đa các ứng dụng AI trong hoạt động kinh doanh của mình. 453
  8. 2.2.4. Chuỗi cửa hàng Starbucks Starbucks là thương hiệu cà phê nổi tiếng từ Mỹ, sở hữu chuỗi cửa hàng đồ uống từ cà phê lớn nhất trên thế giới. Trên đà phát triển không ngừng của mình, Starbucks cũng đồng thời là một trong các doanh nghiệp thực phẩm tiên phong trong việc tích hợp các giải pháp công nghệ mới hỗ trợ hoạt động kinh doanh. Starbucks giới thiệu một kế hoạch chiến lược ứng dụng I vào năm 2016, kể từ đó nhãn hàng cà phê này đã đạt được những kết quả nổi bật trong việc cải thiện các chương trình quà tặng và quá trình cá nhân hóa nhằm đạt được kết nối sâu hơn với khách hàng. Starbucks hiện nay sử dụng thẻ thành viên và ứng dụng trên điện thoại để thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng bao gồm các chỉ số như: giao dịch, nơi diễn ra giao dịch, và thời điểm trong ngày. Starbucks sau đó dùng các thuật toán phân tích dự báo để xử lý các dữ liệu như vậy nhằm đưa ra được các thông điệp marketing cho từng cá nhân một cách tối ưu, như các đề xuất phù hợp với khách hàng khi họ bước vào một cửa hàng Starbucks tại địa phương, và các khuyến mãi tốt với mục đích tăng quyết định mua của khách hàng. Ngoài ra, trên ứng dụng của Starbucks còn tích hợp một nhân viên pha chế AI ảo, giúp người dùng dễ dàng lựa chọn và đặt hàng trực tiếp từ điện thoại của họ bằng mệnh lệnh qua giọng nói. Bên cạnh việc tối ưu quá trình cá nhân hóa trải nghiệm người dùng, Starbucks còn sử dụng dữ liệu thu được trên 90 triệu giao dịch mỗi tuần để đưa ra các quyết định kinh doanh như sẽ đặt cửa hàng mới ở đâu, hay sản phẩm mới của họ nên có đặc điểm thế nào. 2.2.5. Công ty Netflix Netflix là một dịch vụ truyền dữ liệu video theo yêu cầu trên toàn cầu, thành lập tại Mỹ, và hiện đã trở thành một kênh xem video trực tuyến tại rất nhiều quốc gia. Hàng tháng, có hàng trăm triệu lượt người đăng ký truy cập Netflix để xem gần 13 nghìn chương trình tivi hay các bộ phim các nhau. Nếu không có một hệ thống kiểm soát hợp lý, lượng thông tin to lớn này sẽ gây khó khăn không những cho hoạt động vận hành của Netflix mà còn cho việc lựa chọn xem của người dùng. Với việc xác định công nghệ là một trong những năng lực cạnh tranh cốt lõi của công ty, Netflix đã sớm ứng dụng AI, học máy, và dữ liệu lớn để phân tích và phát hiện các kiểu mẫu từ dữ liệu liên quan tới hành vi xem của người sử dụng. Bằng các thuật toán phức tạp cho học máy, Netflix có thể đưa ra những đề xuất nội dung khớp tới 99% với mỗi một người sử dụng, giúp tối ưu trải nghiệm trên kênh và theo đó, có tới 75% - 80% các hành động xem diễn ra dựa trên những đề xuất này. Cụ thể, Netflix khai thác hai luồng dữ liệu người dùng chính: dữ liệu rõ ràng và dữ liệu ngầm hiểu. Dữ liệu rõ ràng tới từ những phản hồi trực tiếp của người xem về nội dung trên nền tảng này (ví dụ: một nút thích cho bộ phim họ yêu thích). Dữ liệu ngầm hiểu có thể đến từ việc xem đi xem lại thông tin về một chương trình trong hai ngày liên tiếp (dù chưa thực sự thực hiện hành động xem) cho thấy khả năng cao người dùng ưa thích chương trình đó. Những dữ liệu ngầm hiểu này, được Netflix thu thập từ các thông tin như ngày giờ, địa điểm và khoảng thời gian trong ngày người dùng xem nội dung, thiết bị xem, tần suất và thời điểm người dùng dừng xem, xem lại, chỉnh nhanh hoặc không xem nội dung nữa, lịch sử tìm kiếm và hành vi lướt trên nền tảng, đã giúp công ty cơ bản biết được khuynh hướng trong hành vi người dùng khi thậm chí bản thân họ chưa ý thức được. Cùng lúc Netflix sắp xếp toàn bộ nội dung trên nền tảng của mình theo từng loại nhóm cụ thể với việc tạo ra hơn 1000 thẻ, giúp phân chia nội dung thành các thể loại chương trình, thời gian xem, nội dung cốt lõi, cảm xúc chủ đạo… Những chiếc thẻ phân loại nội dung chi tiết này hỗ trợ hệ thống đưa ra đề xuất chính xác hơn từ việc quyết định nội dung nào sẽ xuất hiện ngay trên đầu giao diện, nhóm thể loại nào được gợi ý xem tới việc mỗi hàng đề xuất chương trình cụ thể sẽ được sắp 454
  9. xếp như thế nào để thu hút sự chú ý nhất. Không những thế, Netflix đã rất khéo léo tạo ra artworks (các hình ảnh chủ đạo để quảng bá cho mỗi bộ phim hoặc chương trình truyền hình) bằng ứng dụng AI, sao cho chúng vừa thể hiện điểm nổi bật đáng chú ý của nội dung, vừa có liên quan tới hành vi và sở thích riêng của mỗi một tài khoản người dùng. Máy học được sử dụng trong việc sáng tạo ra những hình ảnh chủ đạo mới mẻ, trong khi thuật toán thị giác máy tính giúp máy rà qua các chương trình hoặc bộ phim để lựa chọn những hình ảnh có nhiều khả năng gây ấn tượng nhất với từng cá nhân. Vì thế, cùng một bộ phim đang được trình chiếu nhưng có thể xuất hiện các artworks hình ảnh chủ đạo về bộ phim sẽ khác nhau trên tài khoản của mỗi một người xem khác nhau. Tất cả thực sự đã giúp nâng tầm trải nghiệm cho người sử dụng trên Netflix. Nhìn chung, qua việc ứng dụng AI trong marketing của một số công ty trên thế giới cho thấy ứng dụngnày được thực hiện ở nhiều ngành hàng và lĩnh vực kinh doanh đa dạng. Với lợi thế về định hướng công nghệ và cơ hội tiếp xúc với các xu hướng công nghệ tiên tiến rất sớm, các công ty và doanh nghiệp trên đã và đang triển khai ứng dụng AI vào các hoạt động marketing một cách đồng bộ, sâu rộng, hiệu quả. Điểm chung của các công ty /doanh nghiệp tiêu biểu trong việc ứng dụng AI marketing này là sự chuẩn bị cơ sở hạ tầng sớm và tiên tiến, tập dữ liệu đầu vào đủ lớn cho các thuật toán “máy học”, nguồn nhân lực chất lượng cao chuyên trách, và đầu tư nguồn kinh phí lớn vào công nghệ AI. 2.3. Tình hình ứng dụng AI trong marketing của một số công ty Việt Nam Việc ứng dụng được AI là cả một quá trình trải nghiệm và đầu tư lớn, trong khi đa số các doanh nghiệp tại Việt Nam lại là doanh nghiệp vừa và nhỏ (chỉ tính riêng doanh nghiệp có đăng ký thì con số này đã vượt trên 95%) cho nên, tới nay, mức độ triển khai thấp và đa số các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang sử dụng các công cụ marketing có tích hợp AI sẵn miễn phí hoặc trả một ít phí theo kỳ. Một vài năm trở lại đây, mức độ triển khai trung bình, trung bình - cao đã được một bộ phận doanh nghiệp mạnh dạn ứng dụng hoặc đưa vào chính sách phát triển. Đáng nói, ở mức độ triển khai AI cao trong hoạt động marketing với việc phát triển những phần mềm, nền tảng hỗ trợ marketing đã được hiện thực hóa ở các trung tâm chuyên trách mảng AI của các tập đoàn lớn như FPT, Viettel… 2.3.1. Tập đoàn FPT Một trong những sản phẩm hỗ trợ hoạt động marketing cho doanh nghiệp có tích hợp công nghệ AI tiêu biểu của tập đoàn công nghệ này là nền tảng chatbot của FPT.AI. Ứng dụng này giúp giải đáp các thông tin về tài khoản người dùng, tra cứu thông tin sản phẩm và dịch vụ, tiếp nhận và xử lý hơn 40.000 yêu cầu trong một tháng, và hơn 4.000 yêu cầu vào những ngày cao điểm cho một hãng viễn thông. Khi đưa sản phẩm này vào hoạt động tư vấn và chăm sóc khách hàng trên fanpage của FPT Shop, chatbot FPT. I đã giúp đơn vị này giảm đến 60% khối lượng công việc của tư vấn viên. Hệ thống tổng đài tự động chuyển đổi văn bản thành giọng nói của FPT. I đã thực hiện hơn 750.000 cuộc gọi mỗi tháng, thực hiện đồng thời được 15.000 cuộc gọi, mỗi cuộc gọi kéo dài hai phút. Với việc đưa sản phẩm ứng dụng rộng rãi trong hệ thống FPT Shop, FPT Telecom, tập đoàn công nghệ này đã cắt giảm được 70% chi phí hoạt động và giảm thời gian phản hồi khách hàng xuống 60%, đồng thời tăng chất lượng tương tác với khách hàng mọi nơi, mọi lúc, hỗ trợ marketing qua các thông báo về chương trình khuyến mãi hay thông tin sản phẩm một cách nhanh chóng (FPT.AI, 2019). 455
  10. 2.3.2. Tập đoàn Viettel Là một trong những tập đoàn về viễn thông và công nghệ dẫn đầu cả nước, Viettel đã và đang đầu tư mạnh vào nghiên cứu AI. Nhờ đó thời gian qua, tập đoàn này đã cho ra mắt nhiều sản phẩm AI chất lượng, hỗ trợ lớn vào các hoạt động marketing của chính tập đoàn và các đối tác, từ quá trình phân tích dữ liệu khách hàng, sáng tạo nội dung, tới chăm sóc khách hàng, hay đo lường hiệu quả các chiến dịch quảng cáo. Viettel AI ra mắt Reputa - hệ thống chuyên giám sát danh tiếng, lắng nghe thị trường, đánh giá hiệu quả truyền thông, thương hiệu có sử dụng công nghệ AI. Bằng các thuật toán phức tạp, Reputa giúp doanh nghiệp thu thập và phân tích các thông tin trên nền tảng mạng xã hội. Từ đó, ứng dụng giúp quản lý thương hiệu, nắm bắt tâm lý, hành vi, nhu cầu và chăm sóc khách hàng trên các kênh truyền thông số một cách hiệu quả hơn. Điển hình như trong chiến dịch truyền thông dịp Tết 2019 của ViettelPay, Reputa phân tích dữ liệu khách hàng khổng lồ của Viettel (Viettel.AI, 2020), từ đó đánh giá nền tảng số để ra mắt chiến dịch phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu. Kết quả chiến dịch này của ViettelPay đã tăng đáng kể mức độ nhận biết và chuyển đổi khách hàng sử dụng sản phẩm, Viettel với video quảng bá thu hút hơn ba triệu lượt theo dõi chỉ sau ba ngày ra mắt. 2.3.3. Công ty Cổ phần Tiki Là một trong những doanh nghiệp trẻ nhưng đã chiếm thị phần lớn trong mảng thương mại điện tử ở Việt Nam, Tiki đã đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ AI từ đầu năm 2018 nhằm giúp cắt giảm chi phí và thúc đẩy tăng trưởng. Tiki thành lập riêng một nhóm kỹ sư công nghệ chuyên nghiên cứu về I để ứng dụng trong marketing cả ở sàn thương mại điện tử với hơn 10 triệu sản phẩm thuộc 26 ngành hàng, lẫn trong hoạt động quảng bá thương hiệu Tiki. Hiện nay công ty này đang triển khai các dự án marketing AI chính thuộc năm nhóm: phân bổ và chấm điểm các tạp chí số (làm thế nào để tăng thu nhập biên tế1); tìm kiếm (công ty chọn lọc và nhóm các cụm từ tìm kiếm nhất định có khả năng đem lại lợi ích lâu dài); quảng cáo bám đuổi trên trang web (AI giúp việc xây dựng quảng cáo trên trang Tiki dựa trên hành vi mua hàng gần đây của khách hàng một cách tự động); xây dựng tệp khách hàng (tự động tạo các quảng cáo dựa theo thói quen mua hàng lâu dài của khách hàng); và hoạt động phân bổ (Tiki dùng các thuật toán của I để đánh giá và ra quyết định sẽ gán phần doanh thu cho các kênh quảng cáo nào, theo thứ tự ra sao). Những dự án này đã giúp Tiki làm được những điều mà trước đó công ty này không thể làm được trong mảng marketing của mình, như: quảng bá sản phẩm theo thời gian thực, đưa thông điệp có ý nghĩa sâu sắc tới khách hàng vừa tự động vừa có tính cá nhân hóa cao, hay thực hiện quảng cáo bám đuổi khách hàng mục tiêu một cách tự động mỗi khi họ hoạt động trực tuyến. Ứng dụng của AI đã khiến tỷ lệ chi phí trên doanh thu của công ty đã giảm tới 25%. Số tiền này được Tiki đầu tư cho những kế hoạch khác, chủ yếu tập trung vào việc xây dựng thương hiệu của công ty hơn là chi trả cho mảng marketing như trước đó. Từ những ví dụ ứng dụng AI vào hoạt động marketing nêu trên, có thể nhận thấy một hệ thống marketing tích hợp I đem lại lợi ích to lớn cho cả khách hàng và doanh nghiệp. Trong khi hệ thống marketing đó có khả năng hỗ trợ khách hàng toàn thời gian, giúp việc lựa chọn sản phẩm/ 1 Thu nhập biên tế (tiếng Anh: incremental revenue): phần thu nhập tăng thêm chỉ có được từ một chiến dịch marketing hoặc kênh tiếp thị cụ thể; một chỉ số quan trọng trong việc đánh giá thành công của chiến dịch tiếp thị, hỗ trợ ra quyết định trong mảng tiếp thị số, tính toán dựa trên thu nhập có được thực tế. Ví dụ, phần thu nhập có được từ nhóm khách hàng chuyển đổi, thêm vào thu nhập đến từ nhóm khách hàng s n có của doanh nghiệp. 456
  11. dịch vụ được tối ưu và cá nhân hóa, xử lý thông tin và yêu cầu nhanh chóng, nó đồng thời cắt giảm các chi phí về nhân sự hoặc sai sót cảm tính, tăng hiệu quả chiến dịch marketing, giúp doanh nghiệp truyền đạt đúng thông điệp tới khách hàng vào đúng thời điểm, hay lựa chọn nhóm khách hàng tiềm năng để tăng tỷ lệ chuyển đổi nhanh hơn. Song song với đó, I marketing có một số điểm hạn chế và rủi ro nhất định nên các doanh nghiệp cần cân nhắc trước khi chính thức triển khai ứng dụng. Hệ thống marketing AI chỉ hoạt động hiệu quả khi có sẵn lượng dữ liệu đáng tin cậy và đủ lớn để làm đầu vào cho quá trình phân tích. AI ở mức độ phát hiện yếu hiện nay không giúp nhiều cho các nhiệm vụ đòi hỏi sự sáng tạo và năng lực tư duy của con người. Chi phí để thử nghiệm, ứng dụng, bảo trì và nâng cấp các sản phẩm hỗ trợ marketing có ứng dụng công nghệ này không phải là nhỏ, mà đòi hỏi lượng vốn ban đầu khá lớn. Ngoài ra, vấn đề về bảo mật thông tin cá nhân luôn là một mặt hạn chế lớn của AI khi hàng rào bảo vệ của các hệ thống thông tin doanh nghiệp chưa thực sự tốt và có thể bị khai thác bất hợp pháp cho các mục đích xấu bất cứ lúc nào. 3. ĐỀ XUẤT TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG AI TRONG MARKETING ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Những định hướng chiến lược phát triển kinh tế mà Việt Nam đang chú trọng trong trung và dài hạn có mục tiêu là đón đầu xu hướng công nghệ mới trên thế giới, trong đó bao gồm I. Trước yêu cầu cấp thiết của bối cảnh hiện nay, cần ưu tiên chuyển dịch trọng tâm chính sách khoa học công nghệ từ hoạt động nghiên cứu triển khai sang đầu tư cho thương mại hóa các kết quả từ các hoạt động đó (Nguyễn Thị Việt Nga, 2019). Mạnh dạn ứng dụng I trong lĩnh vực marketing, thông qua đó thúc đẩy sự thương mại hóa các thành tựu công nghệ mới, là một hướng đi không những giúp tăng trưởng hiệu quả và bền vững các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà còn góp phần không nhỏ vào mục tiêu phát triển bền vững chung của cả xã hội. Dựa trên kinh nghiệm của những doanh nghiệp đi trước cả trong và ngoài nước, các doanh nghiệp Việt Nam cần phát huy những hiệu quả I đem lại và có kế hoạch khắc phục hạn chế hoặc phòng ngừa rủi ro của phương thức marketing ứng dụng AI. Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay hoàn toàn có điều kiện thuận lợi để tiếp xúc với những sản phẩm tích hợp AI phục vụ cho các hoạt động marketing như trợ lý ảo, quảng cáo tự động đa kênh, các phần mềm tự động thu thập thông tin khách hàng và phân tích đưa ra đề xuất marketing từ dữ liệu ấy… Tùy theo nhu cầu và điều kiện của của mình, doanh nghiệp có thể ứng dụng AI hỗ trợ từ bước xác định khách hàng mục tiêu để lên chiến lược marketing tối ưu, hoạt động xúc tiến tại điểm bán với những tương tác chân thực của khách hàng với các mô hình trợ lý ảo, cho đến việc mua bán quảng cáo tự động, hay phân tích thông tin khách hàng nhằm tạo gợi ý mua hàng có tính cá nhân hóa cao. Doanh nghiệp có thể lựa chọn ứng dụng AI vào một mảng marketing cụ thể, như marketing số (tích hợp I trên các trang thông tin điện tử hoặc phần mềm của doanh nghiệp), marketing nội dung (dùng AI hỗ trợ quá trình tìm kiếm sự thật ngầm hiểu, lên ý tưởng, nắm bắt và dự đoán xu hướng phổ biến trong tương lai gần), marketing cá nhân hóa (sử dụng I để phân tích hành vi khách hàng, đưa ra những thông tin liên quan và đáng quan tâm nhất với họ), marketing trực quan (dùng AI sáng tạo nên các hình ảnh và âm thanh sinh động, gắn liền với các thông điệp gửi tới khách hàng hoặc trình chiếu trong các ấn phẩm truyền thông). Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam cũng cần cân nhắc về chính sách bảo mật thông tin khách hàng khi ứng dụng I để thu thập, phân tích và đưa ra gợi ý cho sản phẩm, dịch vụ. Để những phân tích của AI có hiệu quả, doanh nghiệp cũng cần đảm bảo được nguồn dữ liệu sạch, đủ lớn, và sẵn sàng cho các thuật toán học sâu. 457
  12. Bên cạnh đó, không nên lạm dụng I để tiếp thị đa kênh không kiểm soát và chọn lọc hay quảng cáo bám đuổi, tạo ra ấn tượng xấu về doanh nghiệp trong trải nghiệm của khách hàng, hoặc phụ thuộc vào chatbot, trợ lý ảo trong việc phản hồi nhanh tới khách hàng thông tin cơ bản nhưng sau đó lại thiếu các tương tác chân thực hơn với những thắc mắc cụ thể hơn. Về hướng triển khai ứng dụng AI vào marketing tại Việt Nam, các doanh nghiệp trong nước trước tiên cần hiểu về mình và hiểu I. Đối với một số doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp trẻ và doanh nghiệp vừa và nhỏ, khi marketing được xác định là một yếu tố cốt lõi cho “sức khỏe” của doanh nghiệp, việc cân nhắc sử dụng sự hỗ trợ đắc lực từ công cụ AI là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp nhỏ, hay doanh nghiệp không có các hoạt động marketing làm trung tâm trong tổng cơ cấu, việc đầu tư nguồn vốn quá mức nhằm triển khai hệ thống AI hoặc nhanh chóng tham gia vào xu hướng mới của marketing AI mà không có những kế hoạch kỹ lưỡng từ trước rất có thể đem lại hiệu quả ngược tới hoạt động và lợi nhuận trực tiếp cho doanh nghiệp. Nhất là khi đa số các doanh nghiệp Việt Nam còn nằm ở mức doanh nghiệp nhỏ tới siêu nhỏ, không gian để cho các công nghệ AI tạo ra đột phá trong quy trình marketing còn chưa thật nhiều và rõ rệt, việc chuẩn bị những hiểu biết đúng đắn về I cũng rất quan trọng. AI không phải là giải pháp toàn diện cho tất cả các vấn đề mà hoạt động marketing của doanh nghiệp có thể gặp phải. Việc triển khai AI càng ở mức độ cao và liên tục sẽ càng tiềm tàng nhiều nguy cơ về minh bạch, bảo mật thông tin, cạnh tranh lành mạnh và một số hậu quả khó lường khác. Các doanh nghiệp trong nước - khi chưa đủ tiềm lực để tự đầu tư và xây dựng một hệ thống AI hoàn chỉnh cho các hoạt động marketing - nên tìm hiểu một số sản phẩm được phát triển tại thị trường nội địa với tính năng thân thiện, mức giá thành tương đối thấp, độ ứng dụng với khách hàng trong nước thiết thực hơn khi so sánh với những công cụ từ nước ngoài tương ứng. Lộ trình triển khai và ứng dụng công nghệ AI vào hoạt động marketing sẽ khác nhau tùy thuộc vào mỗi loại doanh nghiệp. Dù thế, dựa trên sự quan sát và học tập kinh nghiệm của các công ty tiên phong trong lĩnh vực này trên thế giới, có thể xác định những yêu cầu chính mà doanh nghiệp Việt Nam cần phải lưu ý trước, trong và sau hoạt động ứng dụng công nghệ AI vào marketing bao gồm: (i) ban lãnh đạo doanh nghiệp cần xác định ý chí và quyết tâm ứng dụng AI; (ii) xác định nhu cầu và điều kiện ứng dụng AI vào marketing của doanh nghiệp; (iii) xây dựng đội ngũ nhân sự marketing có năng lực ứng dụng AI; (iv) triển khai ứng dụng AI vào marketing và đánh giá hiệu quả - rủi ro. Không thể phủ nhận marketing AI còn một số mặt hạn chế và những rủi ro cần cân nhắc, cũng như không phải doanh nghiệp nào cũng cần tới các giải pháp tiên tiến này. Tuy nhiên, xu hướng chung cho tương lai của ngành marketing chắc chắn sẽ chứng kiến nhiều sự tương hỗ của các công nghệ từ ngành AI với tần suất lớn hơn, mức độ can thiệp sâu hơn nhằm tối ưu hóa quá trình kiến tạo và phân phối các giá trị của sản phẩm - dịch vụ tới người tiêu dùng một cách tự động. Tận dụng bối cảnh nhiều thuận lợi và chính sách đầu tư đúng đắn từ phía chính phủ, cũng như sự nổi lên mạnh mẽ của các tập đoàn về công nghệ lớn trong nước, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu và tiềm lực phù hợp có thể mạnh dạn triển khai hệ thống marketing I để vươn lên đón đầu xu thế này và tạo cho mình những lợi thế cạnh tranh nhất định trên thị trường vốn nhiều biến đổi mỗi ngày. Tóm lại, tận dụng bối cảnh nhiều thuận lợi và chính sách đầu tư đúng đắn từ phía chính phủ, cũng như sự nổi lên mạnh mẽ của các tập đoàn về công nghệ lớn trong nước, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay nên tập trung nâng cao khả năng hấp thụ công nghệ AI, dành kinh phí hợp lý để ứng 458
  13. dụng AI vào các hoạt động marketing của mình, cũng như học hỏi kinh nghiệm ứng dụng AI hiệu quả từ các chiến dịch marketing tiếp thị trên thế giới và trong nước. Với những doanh nghiệp có nguồn lực còn hạn chế, cần tận dụng các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp và khuyến khích đổi mới sáng tạo trong nước để dần tích hợp công nghệ AI vào những nhiệm vụ marketing từ cơ bản nhất, tối ưu dần hiệu quả hoạt động, dành nguồn lực dôi dư đó đầu tư vào các hoạt động tạo giá trị gia tăng lớn hơn để đạt tăng trưởng cao hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ti ng Việt 1. Hồ Tú Bảo (2008), Trí tuệ nhân tạo và chặng đường 50 năm, Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Nhật Bản, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 2. Như Chính (2019), Trí tuệ nhân tạo là tương lai của Việt Nam, Báo đầu tư, số báo tháng 08/2019. 3. Hồ Đắc Lộc và Huỳnh Châu Duy (2020), Phát triển trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Khoa học Công nghệ Việt Nam. 4. Nhật Minh (2020),Cách mạng 4.0 với phát triển bền vững ở Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Tin tức, số báo tháng 5/2020. 5. Nguyễn Thị Việt Nga (2019), Phát triển bền vững ở Việt Nam và gợi mở hai mô hình chính sách, Tạp chí Tài chính, kỳ 2 tháng 11/2019. 6. Huỳnh Kim Tôn (2018), Cách trí tuệ nhân tạo giúp doanh nghiệp tăng doanh số, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, số báo tháng 9/2018. Ti ng Anh 7. Adobe (2018), Digital Intelligence Briefing: 2018 Digital Trends, Adobe Inc., pp. 34. 8. Albert (2017), Artificial Intelligence Marketing: Where does artificial intelligence fit in your marketing stack?, printed manual. 9. Barker, S. (2017), Ad Fraud - How AI Will Rescue Your Budget, Juniper Research. 10. Barr, A. and Feigenbaum, E., (1981), The Handbook of Artificial Intelligence, Vol. 1. Stanford, Calif.: HeurisTech Press, pp.3-10. 11. Burgess, A., (2018), The Executive Guide To Artificial Intelligence, London: Springer Nature, pp.73-89. 12. Cannella, J. (2018), Artificial Intelligence in Marketing, Honors Thesis for Barrett, The Honors College at Arizona State University, USA. 13. Davenport, T. H. & Kokina, J. (2017), The Emergence of Artificial Intelligence: How Automation is Changing Auditing, in Journal of Emerging Technologies in Accounting. 14. Hull, J., Wilson, A., & Olson, C. (2017), Digital Assistants: Reordering Consumer Lives and Redefining Digital Marketing, Bind and iProspect. 15. IAB (2019), IAB Artificial Intelligence in Marketing, IAB AI Working Group. 16. Jarek, K. & Mazurek, G. (2019), Marketing and Artificial Intelligence, Central European Business Review, vol. 8, no. 2. 459
  14. 17. Kibo Software Inc. (2017), The Ultimate Guide to Personalization. 18. Mikael, M. (2017), Success factors when implementinh AI-powered marketing solutions in Finland, Bachelor's Thesis, Findland: Haaga-Helia University of Applied Sciences. 19. Roetzer, P. (2017), The 5P‟s of Marketing Artificial Intelligence, Marketing Artificial Intelligence Institute. 20. Sterne, J. (2017), Artificial Intelligence for Marketing: Practical Applications, John Wiley & Sons, Inc. 21. Tegmark, M. (2017), Life 3.0: Being Human in the Age of Artificial Intelligence, Alfred A. Knopf, Inc., chap 1. 22. Wurmser, Y. (2017), Visual Commerce 2017: How Image Recognition and Augmentation Are Changing Retail, EMarketer. Website 23. Abraham, M., Mitchelmore, S., Collins, S., Maness, J., Kistulinec, M., Khodabandeh, S., Visser, J. (2017), Profiting from Personalization, [online] Tại: https://www.bcg.com/publications/2017/retail-marketing-sales-profiting-personalization.aspx [truy cập: 10/05/2020]. 24. Ahmed (2015), Google's Demis Hassabis - misuse of artificial intelligence 'could do harm',[online] Tại: http://www.bbc.com/news/business-34266425 [truy cập: 20/05/2020]. 25. Ngô Xuân Bách (2016), Xử lý ngôn ngữ tự nhiên - Những điều cần biết, [online] Tại: https://techinsight.com.vn/xu-li-ngon-ngu-tu-nhien-nhung-dieu-can-biet/ [truy cập: 10/05/2020]. 26. Bộ Công Thương Việt Nam (2019), Phát triển trí tuệ nhân tạo: Kinh nghiệm từ các nước trên thế giới, [online] Tại: https://moit.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/phat-trien-tri-tue-nhan-tao-kinh- nghiem-tu-cac-nuoc-tren-the-gioi-16456-402.html [truy cập: 07/05/2020]. 27. FPT.AI (2019), FPT.AI - Nền tảng Trí tuệ nhân tạo toàn diện, tại: https://fpt.ai/vi/fptai-nen- tang-tri-tue-nhan-tao-toan-dien [truy cập: 20/05/2020] 28. Olson, C. (2016), Just say it: The future of search is voice and personal digital assistants,Campaign, [online] Tại: https://www.campaignlive.co.uk/article/just-say-it-future- search-voice-personal-digital-assistants/1392459 [truy cập: 12/05/2020]. 29. Viettel.AI (2020), Ứng dụng AI bùng nổ trong marketing, tại: https://viettelgroup.ai/news/ung- dung-ai-bung-no-trong-marketing [truy cập: 20/05/2020] 30. Vtv.vn (2019), Trí tuệ nhân tạo là công cụ mang lại thời cơ lớn cho Việt Nam, Báo điện tử VTV News, [online] tại: https://vtv.vn/cong-nghe/tri-tue-nhan-tao-la-cong-cu-mang-lai-thoi-co-lon- cho-viet-nam-2019081618395614.htm [truy cập: 10/05/2020]. 31. Vtv.vn (2020), Trí tuệ nhân tạo ứng dụng vào ngành Marketing Việt Nam, tại: https://vtv.vn/kinh-te/tri-tue-nhan-tao-ung-dung-vao-nganh-marketing-viet-nam- 20200729103027088.htm [truy cập: 01/08/2020] 460
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2