UNG THƯ PHỔI – PHẦN 3
lượt xem 4
download
Bác sỹ sẽ lên kế hoạch điều trị cho bạn sau khi cân nhắc một số yếu tố trong đó có: T́nh trạng sức khoẻ của bạn Loại ung thư (tế bào nhỏ hoặc tế bào không nhỏ) và kích cỡ khối u Ung thư đă lây lan ra ngoài phổi chưa (giai đoạn) . Bạn có thể thấy bệnh nhân khác trong bệnh viện áp dụng phương pháp điều trị không giống bạn. Điều này v́ bệnh của họ thuộc loại khác và nhu cầu bản thân họ khác với bạn. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: UNG THƯ PHỔI – PHẦN 3
- UNG THƯ PHỔI – PHẦN 3 LÊN KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ Bác sỹ sẽ lên kế hoạch điều trị cho bạn sau khi cân nhắc một số yếu tố trong đó có: T́nh trạng sức khoẻ của bạn Loại ung thư (tế bào nhỏ hoặc tế bào không nhỏ) và kích cỡ khối u Ung thư đă lây lan ra ngoài phổi chưa (giai đoạn) . Bạn có thể thấy bệnh nhân khác trong bệnh viện áp dụng phương pháp điều trị không giống bạn. Điều này v́ bệnh của họ thuộc loại khác và nhu cầu bản thân họ khác với bạn. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về việc điều trị, đừng ngại hỏi bác sỹ hoặc y tá đang chăm sóc cho bạn. Tốt nhất bạn nên chuẩn bị trước các câu hỏi sẽ hỏi bác sỹ, và có bạn thân hoặc người nhà đi cùng.
- Phần này chủ yếu nói về các phương pháp điều trị cho riêng ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi tế bào không nhỏ, do có sự khác biệt. Chi tiết về phương pháp điều trị sẽ được nêu trong phần điều trị. UNG THƯ TẾ BÀO NHỎ Hoá trị là phương pháp chính để điều trị ung thư tế bào nhỏ. Hoá trị giúp nhiều bệnh nhân kéo dài sự sống và kiểm soát các triệu chứng bệnh tốt hơn. Hoá trị có thể được thực hiện riêng lẻ, hoặc trước khi xạ trị. Điều trị phối hợp hoá trị và xạ trị gọi là hoá xạ trị. Phẫu thuật không thường được áp dụng để điều trị ung thư tế bào nhỏ, trừ trường hợp phát hiện bệnh từ rất sớm. Điều này v́ các tế bào ung thư thường đă lây lan sang các bộ phận khác trong cơ thể trước khi phát hiện bệnh, ngay cả khi không nh́n thấy được trên phim chụp. Sau khi điều trị, bác sỹ có thể tiến hành các phương pháp chụp và kiểm tra như khi bạn chẩn đoán bệnh để theo dơi mức đáp ứng điều trị của tế bào ung thư. Có trường hợp hoá trị có tác dụng rất hiệu quả đối với bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ, bác sỹ sẽ tiến hành xạ trị cho phần năo (gọi là xạ trị năo dự pḥng) để giảm nguy cơ tế bào ung thư lây lan sang năo.
- Đối với trường hợp ung thư giai đoạn sau, xạ trị cũng rất hữu hiệu trong việc giúp giảm nhẹ các triệu chứng bệnh như các cơn đau. UNG THƯ TẾ BÀO KHÔNG NHỎ Phẫu thuật có thể giúp cắt bỏ khối u ung thư phổi tế bào không nhỏ ở giai đoạn đầu (1 và 2). Nếu người bệnh có vấn đề khác về sức khoẻ hoặc không đủ sức để tiến hành phẫu thuật, có thể áp dụng xạ trị để điều trị khối u phổi. Có thể tiến hành hoá trị trước khi phẫu thuật và/hoặc xạ trị. Phương pháp này gọi là hoá trị hỗ trợ trước - neo-adjuvant chemotherapy. Cũng có thể tiến hành hoá trị sau khi phẫu thuật (hoá trị hỗ trợ - adjuvant chemotherapy) để giảm bớt nguy cơ ung thư tái phát. Nếu ung thư phổi tế bào không nhỏ đă lây lan sang các mô sát phổi hoặc vào các hạch bạch huyết, có thể điều trị bằng: Xạ trị Xạ trị phối hợp hoá trị Phẫu thuật. Trường hợp ung thư phổi tế bào không nhỏ đă di căn sang các bộ phận khác trong cơ thể hoặc làm tổn thương một hoặc nhiều thuỳ phổi, có thể d ùng xạ
- trị để làm teo bớt khối u và giảm bớt các triệu chứng bệnh. Có thể điều trị bằng hoá trị trước hoặc sau khi xạ trị, phương pháp này đă giúp làm teo bớt khối u ở một số bệnh nhân. Mục đích của các phương pháp này là giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh và kéo dài cuộc sống với chất lượng tốt hơn cho người bệnh. Phương pháp xạ trị cũng rất hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng như đau đớn. CHUẨN Y PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ Trước khi bạn tiến hành điều trị, bác sỹ sẽ giải thích mục đích của đợt điều trị cho bạn và thường sẽ yêu cầu bạn kư bản cam đoan đồng ư để nhân viên bệnh viện tiến hành điều trị cho bạn. Bác sỹ sẽ không được tiến hành bất cứ biện pháp điều trị nào mà không được phép của bạn, và trước khi kư bản cam đoan bạn cần nắm đầy đủ các thông tin về: Loại và mức độ điều trị theo tư vấn của bác sỹ Mặt lợi và bất lợi của phương pháp điều trị Có hay không các phương pháp điều trị thay thế khác Bất cứ nguy cơ rơ rệt hay ảnh hưởng phụ của phương pháp điều trị.
- Nếu không hiểu bất cứ điều ǵ, hỏi ngay nhân viên y tế để được giải thích lại. Một số phương pháp điều trị ung thư rất phức tạp, do vậy việc bệnh nhân đề nghị được giải thích lại là việc thường gặp. Sẽ là ư hay nếu bạn có bạn bè hoặc người thân cùng đến khi bác sỹ giải thích quá tŕnh điều trị, họ sẽ giúp bạn ghi nhớ đầy đủ hơn những thông tin đưa ra. Cũng có thể tốt hơn nêu bạn ghi lại danh sách các câu hỏi cần hỏi trước khi bạn tới gặp bác sỹ. Bệnh nhân thường cảm thấy các nhân viên y tế quá bận rộn để trả lời các câu hỏi đưa ra, nhưng bạn cũng cần nắm rơ thông tin về tác động của phương pháp điều trị đối với bạn và các nhân viên y tế cần sẵn ḷng dành thời giờ giúp bạn giải đáp các câu hỏi. Bạn cũng có thể đề nghị có thêm thời gian suy nghĩ trước khi quyết định có điều trị hay không nếu bạn chưa thể quyết định ngay khi bác sỹ mới giải thích lần đầu cho bạn. Bạn cũng có thể quyết định không điều trị, và nhân viên y tế sẽ giải thích cho bạn những vấn đề xảy ra nếu không điều trị. Bạn cần thông báo cho bác sỹ hoặc y tá chịu trách nhiệm ngay về quyết định của bạn để họ ghi vào y bạ. Bạn không cần nêu lư do không tiến hành điều trị, nhưng bạn nên cho nhân viên y tế biết sự lo ngại của bạn để họ có thể đưa ra lời khuyên tốt nhất cho bạn.
- LỢI VÀ HẠI CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ Nhiều bệnh nhân rất sợ việc tiến hành điều trị ung thư, đặc biệt do các tác dụng phụ gặp phải. Một số bệnh nhân khác thường hỏi việc ǵ sẽ xẩy ra nếu họ không điều trị. Mặc dù hầu hết các phương pháp điều trị đều có tác dụng phụ, nhưng việc nắm rơ những ảnh hưởng này và các biện pháp ngày càng tiên tiến để giảm bớt hoặc tránh được các tác dụng này đă giúp hầu hết các phương pháp điều trị đều trở nên dễ dàng hơn. Việc điều trị có thể được chỉ định do nhiều lư do khác nhau và lợi ích tiềm năng rất khác nhau phụ thuộc vào từng trường hợp riêng lẻ. Đối với bệnh nhân giai đoạn đầu của ung thư phổi tế bào không nhỏ th́ việc phẫu thuật là nhằm mục tiêu chữa lành bệnh ung thư. Đôi khi bác sỹ sẽ chỉ định điều trị bổ sung để tránh nguy cơ tái phát bệnh. Nếu ung thư đă ở giai đoạn sau th́ việc điều trị chỉ là để kiềm chế bệnh, nhằm mục tiêu cải thiện các triệu chứng bệnh và cuộc sống tốt hơn cho người bệnh. Tuy nhiên, đối với một số người việc điều trị sẽ không đem lại kết quả và họ sẽ phải chịu các tác dụng phụ mà không được hưởng lợi ích ǵ từ việc điều trị.
- Nếu bạn được chỉ định điều trị để chữa lành bệnh ung thư, sẽ không khó khăn cho việc quyết định. Tuy nhiên, nếu việc chữa lành là vô vọng và điều trị chỉ giúp kiểm soát căn bệnh trong một khoảng thời gian th́ việc đưa ra được quyết định sẽ rất khó khăn. Việc đưa ra quyết định điều trị trong những tnh huống này sẽ là rất khó ́ khăn, và bạn có thể cần phải thảo luận chi tiết với bác sỹ. Nếu bạn chọn không điều trị, bạn vẫn có thể được chăm sóc hỗ trợ (giảm nhẹ), sử dụng các loại thuốc để kiểm soát các triệu chứng bệnh. Ý KIẾN BỔ SUNG Thông thường các bác sỹ chuyên khoa về ung thư làm việc theo nhóm và họ sử dụng hệ thống hướng dẫn điều trị quốc gia để quyết định về phương pháp điều trị thích hợp nhất cho bệnh nhân. Tuy vậy, bạn có thể vẫn cần tham khảo ư kiến chuyên môn khác. Bác sỹ chuyên khoa hoặc bác sỹ đa khoa có thể giới thiệu bạn với một bác sỹ chuyên khoa khác để xin ư kiến tham khảo nếu bạn thấy cần. Việc lấy thêm ư kiến tham khảo có thể làm chậm lại việc điều trị, do vậy bạn và bác sỹ của bạn phải rất chắc chắn về việc cần thiết phải lấy thêm ư kiến này.
- Khi đến nghe ư kiến của bác sỹ khác, nên có bạn hoặc người thân đi cùng, có sẵn danh mục các câu hỏi để đảm bảo các vấn đề bạn quan tâm được thảo luận trong buổi gặp. THEO DÕI SAU ĐIỀU TRỊ Sau điều trị, bạn nên tới các phòng khám ngoại trú để kiểm tra định kỳ. Đây là thời điểm tốt để thảo luận với bác sỹ mọi vấn đề bạn gặp phải. Nếu bạn có bất cứ lo lắng gì hay các triệu chứng trước thời điểm kiểm tra, hãy liên lạc với bác sỹ hoặc phòng khám để được tư vấn. Bác sỹ có thể sẽ yêu cầu bạn phải khám tổng thể và chụp x-quang thường xuyên. Nếu bạn có bất cứ vấn đề gì hoặc triệu chứng mới trong thời gian giữa các buổi hẹn hãy cho bác sỹ biết càng sớm càng tốt. UNG THƯ PHỔI THỨ PHÁT Cụm từ “ung thư thứ phát tại phổi” để chỉ tình trạng các tế bào ung thư xuất phát từ một bộ phận khác trong cơ thể rồi lan sang phổi. Tế bào ung thư gốc được gọi là ung thư nguyên phát, và khi nó lây lan nó mang tên ung thư thứ phát hay di căn. Bất cứ loại ung thư nào cũng có thể lây lan sang phổi, tuy nhiên phổ biến nhất là ung thư ruột già (ruột kết, ruột thẳng), vú, buồng
- trứng, tinh hoàn, dạ dày, thực quản, thận và một loại ung thư da mang tên u hắc tố ác tính. Phần này không đề cập đến ung thư phổi nguyên phát (ung thư khởi phát từ phổi). Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh Các triệu chứng của ung thư phổi thứ phát có thể rất khó chịu và có thể gồm các dấu hiệu sau: Ho không dứt Khó thở Ho ra máu Đau hoặc tức ở phần ngực Các triệu chứng này hầu như tương tự với triệu chứng ở ung thư phổi nguyên phát. Các bệnh khác như viêm phổi cũng thường gây ra những triệu chứng này, nhưng bạn nên tới gặp bác sỹ nếu thấy có một trong những triệu chứng trên. Bác sỹ có thể nghi ngờ ung thư phổi thứ phát nếu bạn đã từng được chẩn đoán mắc ung thư và hiện đang có một số triệu chứng bệnh trên, đặc biệt trong trường hợp khi điều trị bằng kháng sinh mà không thuyên giảm.
- Đôi khi bác sỹ phát hiện ra ung thư thứ phát và di căn trước cả khi chẩn đoán được ung thư nguyên phát. Thi thoảng có trường hợp không thể tìm ra gốc khởi phát - gọi là “không rõ nguyên phát”. Đương đầu với các triệu chứng bệnh Các triệu chứng ung thư phổi thứ phát tác động đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh và có thể rất khó chịu. Phần kiểm soát các triệu chứng bệnh ung thư sẽ cung cấp đủ thông tin hữu ích về các triệu chứng này. Bạn nên ghi lại các triệu chứng bệnh thường gặp và xin ý kiến bác sỹ trong các lần thăm khám. Khó thở. Đây là một vấn đề chung và đáng sợ, gây ảnh hưởng đến mọi mặt sinh hoạt của bạn. Những khó chịu do ngộp thở gây ra có thể phần nào giải quyết bằng dùng thuốc và vận động như dãn nghỉ cơ. Website có một phần riêng về đương đầu với những cơn khó thở. Tràn dịch màng phổi. Ung thư phổ thứ phát có thể gây tràn dịch ở phần giữa hai lớp màng quanh phổi, gọi là màng phổi. Hiện tượng này gọi là tràn dịch màng phổi. Dịch tràn tạo áp lực lên phổi và gây khó thở, ho và cảm giác đau âm ỷ. Những triệu chứng này có thể giảm nhẹ bằng cách dùng xi- lanh hoặc ống hút nhẹ nhàng hút bớt dịch ra. Đôi khi không thể hút hết được
- dịch vì lượng dịch phân bổ tại các ổ dịch nhỏ chứ không dồn về một vị trí. Dịch có xu hướng tự tràn lại, vì vậy có thể bơm một loại hoá chất vào vị trí giữa hai lớp màng phổi để ngăn chặn dịch tái sản sinh. Thủ thuật này gọi là kết dính màng phổi và để có kết quả tốt phải làm qua phẫu thuật. Tuy nhiên, phẫu thuật sẽ phức tạp hơn và chỉ thích hợp với những bệnh nhân còn khoẻ. Phần giám sát lượng dịch tràn sẽ cung cấp thêm thông tin chi tiết về vấn đề này. Ho và tức ngực. Những triệu chứng này có thể giảm nhẹ bằng việc dùng thuốc do bác sỹ kê đơn. Sợ nghẹn. Những người đang trải qua những cơn khó thở thường có cảm giác sợ nghẹn. Tuy nhiên, điều này rất ít xảy ra. Ho ra máu. Không phải là quá bất thường nếu bạn thấy có một vài vệt máu lẫn trong đờm khi bạn đang bị ung thư phổi thứ phát. Nếu lượng máu ho ra quá lớn, cần cho bác sỹ biết để họ có kế hoạch điều trị riêng (ví dụ như xạ trị) để kiểm soát tình hình. Chẩn đoán Ung thư phổi thứ phát có thể phát hiện bằng biện pháp chụp X -quang phổi, hoặc chụp cắt lớp CT hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI scan).
- Chụp cắt lớp CT là một dạng chụp X-quang tinh vi hơn, cho phép có được hình ảnh ba chiều trong cơ thể. Chụp kiểu này không gây đau đớn nhưng mất nhiều thời gian hơn chụp x-quang thông thường (mất tới 30 phút). Chụp cắt lớp CT sử dụng một lượng nhỏ chất phóng xạ, sẽ không gây hại gì cho bạn và những người tiếp xúc với bạn. Người ta sẽ sử dụng một số dung dịch đặc biệt để cho phép nhìn rõ hơn một số phần trong cơ thể trên phim chụp. Có thể kê dưới dạng uống hoặc tiêm, hoặc cả hai. Bạn có thể về nhà ngay sau khi chụp xong. Chụp cộng hưởng từ cũng tương tự như chụp cắt lớp CT, nhưng sử dụng từ trường thay vì tia x để có được những hình ảnh cắt lớp các bộ phận trong cơ thể. Trong suốt thời gian chụp, bạn phải ngồi yên trên ghế dài trong một khoang hình ống trong khoảng 1 tiếng. Đôi khi bác s ỹ cần làm thêm sinh thiết. Thủ thuật này là lấy kim chích một mẩu mô tế bào để tìm kiếm tế bào ung thư bằng kính hiển vi. Ung thư phổi thứ phát gây tràn dịch màng phổi. Nếu điều này xảy ra thì có thể lấy mẫu dịch để xét nghiệm tìm tế bào ung thư. Khi xét nghiệm tế bào ung thư, bác sỹ có thể phân biệt được ung thư phổi thứ phát vì tế bào sẽ giống hệt tế bào gốc khởi phát. Ví dụ, nếu ung thư dạ
- dày lan sang phổi, các tế bào đó sẽ mang hình dáng tế bào dạ dày chứ không phải hình dáng của tế bào phổi. Điều trị Việc điều trị ung thư phổi thứ phát phụ thuộc vào loại ung thư nguyên phát. Hoá trị hoặc liệu trị bằng hóc môn có thể áp dụng để giảm bớt hoặc kiềm chế di căn tại phổi. Phẫu thuật: Phẫu thuật để cắt bỏ khối di căn tại phổi có thể áp dụng với số ít bệnh nhân. Phương pháp này chỉ áp dụng được trong trường hợp ung thư nguyên phát đã được kiểm soát hoàn toàn và không có dấu hiệu di căn sang các bộ phanạ khác ngoài phổi trong cơ thể. Đồng thời với điều kiện tế bào ung thư mới tác động đến một phần nhỏ của phổi, phần này dễ tiếp cận và không gắn liền với các mạch máu hoặc dây thần kinh quan trọng. Xạ trị: Một vòng xạ trị ngắn hạn có thể giúp giảm bớt một số triệu chứng ung thư phổi thứ phát, ví dụ như những cơn đau, khó thở hoặc ho ra máu. Nếu ung thư gây nghẽn trong khí quản hoặc một trong những đường dẫn khí lớn có thể áp dụng tia laze để đốt bỏ khối u. Phương pháp này giúp giảm nhẹ một số triệu chứng bệnh, tuy nhiên không thể khống chế hoàn toàn các tế bào ung thư. Nếu khối u chèn lên các cấu trúc gần khí quản, có thể dùng
- phương pháp ống stent để đưa vào giúp khí quản mở ra. Ống chẹn này có thể nằm vĩnh viễn trong phổi mà không gây tác hại gì. Nếu khối u làm nghẽn đường thở thì phương pháp xạ trị bên trong mang tên xạ trị bên trong nhánh phế quản sau hoặc xạ trị nhánh có thể được áp dụng. Một ống mảnh (ống thông) có chứa chất phóng xạ đ ược luồn vào sát với khối u qua ống nội soi (một ống mảnh, mềm dẻo được sử dụng để quan sát bên trong đường khí). Thông thường chỉ cần áp dụng một lượt trị liệu. Cảm xúc của bạn Cảm xúc của bạn có thể thay đổi từ giận dữ, oán giận, tội lỗi, lo lắng và sợ hãi. Đây hoàn toàn là các phản ứng thường thấy và là một phần quá trình nhiều người bệnh phải trải qua để cố gắng sống cùng với bệnh tật của họ. Website này cung cấp thêm thông tin chi tiết trong mục tác động lên xúc cảm của căn bệnh ung thư và phương pháp vượt qua. Có thêm thông tin chi tiết về phương pháp vượt qua một số vấn đề thực tế khi tái mắc ung thư.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những cây thuốc & Bài thuốc nam ứng dụng (Kỳ 3)
6 p | 212 | 55
-
Hóa trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa tại bệnh viện ung bướu TPHCM 2001-2002
11 p | 248 | 50
-
17 loại bệnh tật liên quan đến chất độc Điôxin
5 p | 237 | 50
-
Những cây thuốc & Bài thuốc nam ứng dụng (Kỳ 16)
5 p | 137 | 39
-
Cấp cứu ngừng tim phổi (Kỳ 1)
5 p | 172 | 39
-
Chăm sóc tâm lí bệnh nhân ung thư (Kỳ 3)
5 p | 145 | 32
-
UNG THƯ PHỔI VÀ U TRUNG THẤT
53 p | 151 | 30
-
Các bước tiến hành sinh thiết phổi xuyên thành ngực dưới hướng dẫn của chụp cắt lớp vi tính
5 p | 144 | 23
-
Thai giáo 3-6 tháng
7 p | 108 | 19
-
PHẢN ỨNG LAO TỐ IDR TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH LAO
17 p | 530 | 15
-
Những điều cần biết về ung thư gan (Kỳ 3)
5 p | 142 | 13
-
Thuốc chống lao - thuốc điều trị phong (Kỳ 2)
5 p | 105 | 6
-
CẤP CỨU NGỪNG TIM PHỔI
12 p | 94 | 6
-
UNG THƯ PHỔI (PHẦN 1)
8 p | 64 | 5
-
Megestrol
5 p | 82 | 5
-
ONKOVERTIN 40 - ONKOVERTIN 70 (Kỳ 3)
5 p | 78 | 4
-
Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ lồng ngực ở bệnh nhân ung thư phổi nguyên phát
7 p | 47 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn