intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ung Thư Tiền Liệt Tuyến (Prostate)

Chia sẻ: Nuyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

61
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Rất thường thấy ở đàn ông cao niên. Nếu tìm trong tế bào tiền liệt tuyến bằng kính hiển vi, thì đàn ông trên 70 tuổi, có tới 50% bị, tới tuổi quá 90 thì hầu như cụ nào cũng bị hết. Tiền liệt tuyến là một phần cơ thể ít ai biết đến, hoặc là ít ai để ý đến. Qua hết 12 năm trung học, có thể không ai nói tới nó, dù là bằng tiếng Việt, tiếng Pháp hay tiếng Anh. Ngay cái tên phiên âm từ chữ Hán đã chứng tỏ mình không có tên...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ung Thư Tiền Liệt Tuyến (Prostate)

  1. Ung Thư Tiền Liệt Tuyến (Prostate)
  2. Rất thường thấy ở đàn ông cao niên. Nếu tìm trong tế bào tiền liệt tuyến bằng kính hiển vi, thì đàn ông trên 70 tuổi, có tới 50% bị, tới tuổi quá 90 thì hầu như cụ nào cũng bị hết. Tiền liệt tuyến là một phần cơ thể ít ai biết đến, hoặc là ít ai để ý đến. Qua hết 12 năm trung học, có thể không ai nói tới nó, d ù là bằng tiếng Việt, tiếng Pháp hay tiếng Anh. Ngay cái tên phiên âm từ chữ Hán đã chứng tỏ mình không có tên thông thường để gọi nó. Tiền liệt tuyến (trong phần còn lại, ta gọi tắt là TLT cho gọn) là một phần của cơ quan sinh dục đàn ông, cỡ như một trái mận, nằm ngay dưới bọng đái, ôm quanh ống tiểu và có ống thông vào ống tiểu. Tinh trùng thì do ngọc hoàn sinh ra, nhưng phần lớn chất nhờn ở tinh khí là do TLT tiết ra. Bệnh sưng Tiền Liệt Tuyến Bệnh sưng TLT, tiếng Anh gọi là benign prostatic hyperplasia, thường viết tắt là BPH (benign, có nghĩa là lành, vì không phải là ung thư) thường bắt đầu thấy ở cỡ tuổi 50. TLT sưng to lên đè vào ống tiểu sinh ra đi tiểu thấy không thông (đái dắt, tiểu vặt ban đêm, vòi nước tiểu yếu đi, nước tiểu rỉ ra). Bệnh nặng hơn, thì có khi cố rặn sinh có máu trong nước tiểu (phần lớn thử bằng kính hiẻn vi mới thấy), hoac ë là sinh bí đái. Vì thấy có triệu chứng đi khám bệnh, hoặc có khi trong buổi khám thường lệ hàng năm, bác
  3. sĩ khám trực tràng. Đưa ngón tay qua hậu môn vào trong trực tràng thì sờ thấy TLT . Nếu nó ø nổi cục, thì bác sĩ sẽ cho thử thêm đẻ loại trừ trường họp ø ung thư. Nếu thấy đau, thì có thể phải lo về mặt nhiễm trùng. Các triệu chứng khó chịu của bệnh s ưng TLT có thể chữa bằng thuốc như Hytrin, Cardura . Những thuốc này làm thư giãn các cơ phiá dưới bọng đái. Thuốs Proscar thì thực sự làm TLT co nhỏ lại nhưng phải dùng mấy tháng mới có hiệu qủa. Tới một giaiđoạn nào đó, thì rồi cũng phải nhờ tơi ù giải phẫu. Phương pháp thông thường nhất hiện nay là giải phẫu xuyên ống tiểu: bác sĩ dùng ống nội soi thông qua ống tiểu, mà cắt bớt TLT bằng lưỡi dao hay tia laser. Gàn đây lại có kỹ thuật phá bớt mô TLT bằng siêu âm. Bệnh ung thư TLT Ung thư TLT có rất nhiều ở đàn ông cao niên như đã nói ở phần đầu. Cũng đỡ là loại ung thư này lan rất chậm, nên phần đông mang ung thư TLT trong người mà chẳng biết , cho tới khi chết vì nguyên nhân khác. Tuyvậy thống kê ở người Mỹ, thì ung thư TLT cũng đứng hàng nhì trong số ung thư sinh tử vong ở đàn ông. Ung thư hiện hữu nơi TLT, âm thầm trong nhiều năm, tới khi sưng lan ra về phía ống tiểu thì mới thấy khó chịu giống như trường hợp sưng TLT. Nếu nó lan phía ngoài không đụng ống tiểu thì lại còn
  4. khó biết hơn. Đội nhiều năm sau, khi nó đã di căn chạy vào xương, vào thận, vào óc, rồi mới biết. Phòng ngừa thử máu thường lệ hàng năm, nếu thử PSA (Prostate specific antigen) có thể biết sớm được, nhưng thử nghiệm này không được chính xác lắm, nên chưa có s ự đồng ý là có nên thử đều đều cho tất cả đàn ông lón tuổi hay không. Tuy nhiên đi khám bệnh hàng năm đẻ khám trực tràng cũng đã là tốt lắm. Khi bác sĩ nghi là có ung thư TLT thì phải thử thêm nhiều thứ trước khi định bệnh và chữa trị. Dùng phương pháp trị liệu nào là tùy ung thư lan nhiều hay ít, và tùy ung thư thuộc loại lan mau hay chậm.Có khi lớn tuổi mà ung thư lan chậm thì không đụng tới nó là hơn hết. Vì dù có uống thuốc, dùng xạ trị (tia phóng xạ) hay là giải phẫu thì cũng gây những mối phiền lớn, như đái dầm, hay liệt dương. Gần đây nhất, mới có phẫu thuật gọi là Cắt bỏ TLT mà vẫn cường dương. Nguyên văn tiếng Anh là Potency-sparing prostatectomy. Đây là một kỹ thuật vi phẫu, giữ nguyên vẹn các giây thần kinh. Ngoài ra, nếu cắt bỏ hai ngọc hoàn, thì ung thư TLT cũng bớt, vì ngọc hoàn sinh testosterone, mà testosterone thì lại cần cho sự tăng trưởng của TLT. Nhưng đưng về phương diện thẩm mỹ và tâm lý mà nói thì phương
  5. pháp này cũng co nhiều điều không ổn, cho nên nhiều bệnh nhân không chấp nhận. Cuộc đời nó rắc rối tơ là vì vậy. Trang Web này chỉ nhằm cung cấp những thông tin cõ bản về sức khỏe và y tế. Nếu cần chữa bệnh, xin liên lạc trực tiếp với bác sĩ của bạn. Bs Vũ Quí Đài, MD, PhD, Cựu Giáo Sư Khoa Trưởng Y Khoa Đại Học SàiGòn Bs Trần Mạnh Ngô viết: Cập Nhật Chuẩn Bệnh Ung Thư (Tuyến Tiền Liệt) Nhiếp Hộ Tuyến Sau đây là một số khám nghiệm hay thử nghiệm bác sĩ thường làm trong phòng mạch: 1) Thường thì trên 50 tuổi bác sĩ khám nhiếp hộ tuyến bằng đầu ngón tay qua hậu môn. Nhiều phòng mạch khám định nhiếp hộ tuyến cho bệnh nhân 40 tuổi trở lên, mỗi năm một lần. Trong gia đình có tiểu sử ung thư nhiếp hộ tuyến cũng phải sớm truy tầm ung thư nhiếp hộ tuyến. Nếu bệnh nhân có những triệu chứng bệnh đường tiểu cũng phải khám nhiếp hộ tuyến bằng đầu ngón tay.
  6. 2) Truy tầm ung thư nhiếp hộ tuyến bằng thử nghiệm PSA trong máu. Nhiều phòng mạch thử nghiệm định kỳ mỗi năm một lần khi bệnh nhân trên 50 tuổi hay sớm hơn khi có tiểu sử gia đình bị ung thư nhiếp hộ tuyến.Tuy nhiên nếu PSA tăng cao cũng không có nghĩa là bệnh nhân bị ung thư nhiếp hộ tuyến. FDA khuyến cáo cần thử nghiệm PSA và khám nhiếp hộ tuyến bằng ngón tay qua hậu môn cho tất cả mọi bệnh nhân 50 tuổi trở lên. Thử nghiệm PSA giới hạn trong phân biệt ung thư nhiếp hộ tuyến và những bệnh khác không phải ung thư nhiếp hộ tuyến. 3) Thử nghiệm Percent-Free PSA, Prostate Specific Antigen, có thể tốt hơn trong việc truy tầm ung thư nhiếp hộ tuyến. 4) Thử nước tiểu xem bệnh nhân có máu trong nước tiểu, có bị nhiễm trùng đường tiệu hay bị bệnh sạn đường tiểu. Thử nghiệm giúp truy tầm viêm nhiếp hộ tuyến do nhiễm vi trùng. 5) Siêu âm nhiếp hộ tuyến qua trực tràng và sinh thiết nhiếp hộ tuyến. 6) Chụp hình nhiếp hộ tuyến bằng MRI hay chụp hình cắt lớp CT scan. 7) Thử nghiệm Urodynamics để tìm hiểu độ nghẹt tiểu tiện
  7. 8) Siêu âm bụng để tìm hiểu nước tiểu có bị ngăn chặn từ nhiếp hộ tuyến. 9) Nội soi bàng quang để tìm hiểu vị trí của u bướu ung thư và độ chặn đường tiểu nhiều ít thế nào. 10) Nếu đã biết bị ung thư nhiếp hộ tuyến rồi thì phải thử nghiệm xem ung thư đã di căn tơí đâu, bằng những phương pháp như: Đồng vị phóng xạ thử xương (bone scan), Siêu âm, chụp hình cắt lớp CT , chụp hình cộng hưởng từ trường MRI, Sinh thiết hạch bạch huyết. Bs Trần Mạnh Ngô
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2