intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ung thư vú liên quan đến thai kỳ tại Bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

22
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ung thư vú liên quan thai kỳ là bệnh cảnh hiếm gặp. Lâm sàng và tiên lượng cũng khác ung thư vú nói chung. Vì vậy, chúng tôi tiến hành phân tích các đặc điểm lâm sàng và điều trị của bệnh nhân ung thư vú liên quan thai kỳ từ đó rút ra kinh nghiệm thực tiễn cũng như hiểu rõ hơn về thể bệnh lý này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ung thư vú liên quan đến thai kỳ tại Bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh

  1. VÚ UNG THƯ VÚ LIÊN QUAN ĐẾN THAI KỲ TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN VIỆT THẾ PHƯƠNG1, NGUYỄN SỸ CAM2, NGUYỄN ANH LUÂN3, NGUYỄN ĐỖ THÙY GIANG4 TÓM TẮT Đặt vấn đề: Ung thư vú liên quan thai kỳ là bệnh cảnh hiếm gặp. Lâm sàng và tiên lượng cũng khác ung thư vú nói chung. Vì vậy, chúng tôi tiến hành phân tích các đặc điểm lâm sàng và điều trị của bệnh nhân ung thư vú liên quan thai kỳ từ đó rút ra kinh nghiệm thực tiễn cũng như hiểu rõ hơn về thể bệnh lý này. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu các bệnh nhân ung thư vú liên quan thai kỳ được điều trị tại Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM từ năm 2012 đến 2015. Kết quả: Chúng tôi ghi nhận 52 trường hợp ung thư vú liên quan thai kỳ, trong đó 21 ca được chẩn đoán trong lúc mang thai và 31 ca chẩn đoán trong vòng 1 năm sau sinh. Tỉ lệ di căn hạch nách là 63,6%. Thụ thể nội tiết ER/PR dương tính trong 52,9% trường hợp và nhóm tam âm chiếm khoảng 1/3. Sống còn toàn bộ và sống còn không bệnh 5 năm lần lượt là 70,6% và 59,3%. Yếu tố bướu T là yếu tố tiên lượng độc lập duy nhất cho sống còn toàn bộ. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh các đặc điểm lâm sàng hay tiên lượng giữa bệnh nhận ung thư vú liên quan thai kỳ được chẩn đoán trước hay sau sinh. Kết luận: Bệnh nhân ung thư vú liên quan thai kỳ có một số đặc điểm tiên lượng xấu: di căn hạch nhiều, thụ thể nội tiết âm tính và phân nhóm sinh học tam âm chiếm tỉ lệ cao. Ung thư vú liên quan thai kỳ được chẩn đoán trong lúc mang thai và năm đầu hậu sản không khác nhau về đặc điểm lâm sàng cũng như tiên lượng. ABSTRACT Introduction: Pregnancy associated breast cancer (PABC) is uncommon with unique clinical and prognostic characteristics. In this study, we research this group of patients at Ho Chi Minh City Oncology hospital. Materials and methods: PABC patients treated at Ho Chi Minh City Oncology hospital from 2012 to 2015. Results: Fifty - two patients with PABC were included. Axillary lymph nodes were involved in 63,6% of case. Hormone receptor was positive in 52,9% and a third was triple - negative. The 5 - year overall survival was 70,6% and 5 - year disease free survival was 59,3%. In multivariate analysis of OS, tumor size was the only independent factor. No statistically significant differences in tumor features or prognosis between pre - partum and post-partum PABC. Conclusions: In this study, PABC adverse tumor features are the number of lymph node involvement, low expression of ER/PR and high rate of TNBC subtype. No difference in clinicalpathologic characteristics or prognosis between pre-partum and post - partum PABC. ĐẶT VẤN ĐỀ ung thư vú cũng rất hiếm, khoảng 15 - 35/100.000 ca. Ngoài ra, thay đổi sinh lý của tuyến vú trên phụ Ung thư vú liên quan thai kỳ là ung thư vú ở nữ mang thai và cho con bú gây khó khăn cho chẩn phụ nữ đang mang thai hoặc sau khi sinh từ 6 tháng đoán cũng như điều trị. Trong giai đoạn này, mô vú đến 1 năm. Đây là một bệnh cảnh hiếm gặp, chiếm tăng hoạt động, phát triển nhanh về kích thước, mật chưa đến 4% tổng số các trường hợp ung thư vú ở độ cũng như xảy ra hoạt động tiết sữa. Việc phát phụ nữ dưới 50 tuổi. Bên cạnh đó, tỉ lệ thai kỳ mắc hiện bướu vú trong một tuyến vú to, dày trở nên khó 1 TS.BS. Phó Trưởng Khoa Ngoại 4 - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 2 ThS.BS. Khoa Ngoại 4 - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 3 BSCKII. Trưởng Khoa Ngoại 4 - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 4 ThS.BS. Phó Trưởng Khoa Ngoại 4 - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM - Giảng viên Bộ môn Ung thư - Đại học Y Dược TP. HCM 418 TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM
  2. VÚ khăn hơn và làm giới hạn khả năng phát hiện của Số liệu nghiên cứu được thu thập theo mẫu và nhũ ảnh. Hậu quả là phát hiện ung thư giai đoạn trễ được xử lý bằng các thuật toán thống kê y học, sử hơn, ảnh hưởng đến tiên lượng cũng như điều trị dụng phần mềm SPSS 20.0. cho bệnh nhân. Ung thư vú trên phụ nữ mang thai KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU hoặc cho con bú cũng có các đặc điểm mô học riêng. Một số nghiên cứu ghi nhận sự thay đổi về tỉ Từ 8777 bệnh nhân ung thư vú chẩn đoán trong lệ các loại giải phẫu bệnh trên bệnh nhân thai kỳ. 4 năm 2012 - 2015 tại khoa Ngoại 4 Bệnh viện Ung Những khác biệt về giải phẫu bệnh cũng như đặc Bướu, chúng tôi chọn được 52 trường hợp thỏa tiêu điểm lâm sàng cho thấy sự khác biệt giữa ung thư chuẩn để đưa vào nghiên cứu. Tỉ lệ bệnh nhân ung vú thai kỳ so với ngoài thai kỳ, vì vậy cần có những thư vú thai kỳ ghi nhận là 0,6%. Trong mẫu nghiên nghiên cứu ở nhóm bệnh nhân này để có cơ sở đưa cứu của chúng tôi có 21 trường hợp phát hiện bệnh ra các hướng dẫn về chẩn đoán và điều trị cho bệnh khi đang mang thai, 31 bệnh nhân còn lại ghi nhận nhân. bệnh trong vòng một năm sau sinh. Thực tế tại Bệnh viện Ung Bướu TPHCM số Các đặc điểm về lâm sàng và đều trị được thể lượng bệnh nhân ung thư vú liên quan thai kỳ không hiện trong bảng 1.1. Trong đó, tuổi trung bình lúc nhiều, cũng chưa có nghiên cứu nào được thực hiện chẩn đoán là 32,9 ± 5,4 tuổi, nhỏ nhất là 22 tuổi và trên nhóm bệnh nhân này. Vì vậy chúng tôi tiến hành lớn nhất là 45 tuổi, trung vị 34 tuổi. Có 65,4% số nghiên cứu với mục tiêu khảo sát các đặc điểm lâm bệnh nhân < 35 tuổi và, hầu hết các trường hợp mắc sàng, điều trị cũng như tiên lượng của bệnh nhân bệnh ở độ tuổi 30 đến 40 tuổi. Kích thước bướu ghi ung thư vú liên quan thai kỳ. nhận lúc chẩn đoán lớn và bướu giai đoạn trễ T3, T4 chiếm tới 38,5%. Nhóm bệnh nhân ung thư vú trong ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU năm đầu hậu sản ghi nhận tỉ lệ bướu giai đoạn trễ Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán xác định cao hơn, tuy không có ý nghĩa thống kê. Tỉ lệ di căn carcinôm tuyến vú có liên quan đến thai kỳ được hạch nách chung là 63,6%. Hóa mô miễn dịch được điều trị tại khoa Ngoại 4 BVUB TP. HCM thực hiện trên hầu hết bệnh nhân, chỉ có một bệnh từ 01/01/2012 đến 31/12/2015 được đưa vào nghiên nhân từ chối điều trị không được thử hóa mô miễn cứu. Ung thư vú có liên quan đến thai kỳ được định dịch. Kết quả ghi nhận tỉ lệ nội tiết dương tính thấp nghĩa là carcinôm tuyến vú chẩn đoán ở phụ nữ và không khác biệt giữa 2 nhóm. Trong các bệnh đang mang thai hay phát hiện ung thư vú trong vòng nhân có kết quả HER2 (2+) có một ca làm xét một năm sau sinh. Các trường hợp bị loại trừ là ung nghiệm FISH và cho kết quả dương tính. Tỉ lệ HER2 thư vú tái phát, bệnh nhân bỏ điều trị, không tuân thủ dương tính là 23,3%. điều trị, quá chỉ định phẫu thuật hoặc không liên lạc Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ bệnh nhân được bệnh nhân. được điều trị phẫu thuật, hóa trị và xạ trị lần lượt là Thu thập dữ liệu dựa vào bảng câu hỏi dựa trên 84,6%, 96,2% và 73,1%. Tất cả các bệnh nhân phẫu hồ sơ bệnh án, bảng lưu trữ thông tin bệnh án tại thuật đều được đoạn nhũ và nạo hạch nách, trong khoa Ngoại 4 và quá trình tái khám tại bệnh viện. đó có 12 bệnh nhân được tái tạo bằng vạt cơ lưng rộng. Hóa trị tân hỗ trợ có 11 trường hợp, và có 3 Tình trạng thủ thệ nội tiết ER, PR được đánh trường hợp ghi nhận đáp ứng hoàn toàn về mặt giải giá bằng kĩ thuật nhuộm hóa mô miễn dịch, đánh giá phẫu bệnh. Phác đồ được sử dụng nhiều nhất là theo tiêu chuẩn Allred dựa vào tỉ lệ và cường độ bắt FEC, chiếm 48%. Tất cả các trường hợp đều hóa trị màu nhân. Yếu tố tăng trưởng biểu mô HER2: Đánh dựa trên phác đồ có Anthracycline. Taxane không giá âm tính hay dương tính theo tiêu chuẩn hóa mô sử dụng trong khi bệnh nhân đang mang thai. Tất cả miễn dịch. Âm tính bao gồm HER2 0 và 1+, dương bệnh nhân điều trị nội tiết và xạ trị được tiến hành tính nếu HER2 3+. Hóa mô miễn dịch 2+ sẽ được sau khi sinh và không cho con bú trong lúc điều trị. làm FISH để đánh giá. Theo dõi kết quả điều trị dựa trên kết quả những lần tái khám, ghi nhận trong dữ liệu của bệnh viện hoặc gọi điện, gửi thư cho bệnh nhân. TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 419
  3. VÚ Bảng 1. Các đặc điểm lâm sàng và điều trị Đặc điểm Tổng (n = 52) Đang mang thai (n = 21) Năm đầu hậu sản (n = 31) P Tuổi ( trung bình) 32,9 ± 5,4 34,2 ± 5,8 31,9 ± 5,0 0,748 Kích thước bướu 5,0 ± 3,3 5,3 ± 3,5 4,8 ± 3,2 0,412 < 2cm (T1) 10 (19,2%) 2 (9,5%) 8 (25,8%) 2,1 - 5cm (T2) 22 (42,3%) 12 (57,1%) 10 (32,3%) >5cm (T3+T4) 20 (38,5%) 7 (33,3%) 13 (41,9%) 0,150 Di căn hạch N (-) 15 (36,4%) 9 (50%) 7 (26,9%) 1-3 hạch 20 (45,4%) 6 (33,3%) 14 (53,9%) >4 hạch 9 (18,2%) 3 (16,7%) 4 (19,2%) 0,275 Giải phẫu bệnh Dạng ống tuyến 48 (92,3%) 21 (100%) 27 (87,1%) Dạng nhầy 2 (3,8%) 0 (0%) 2 (6,45%) Dạng khác 2 (3,8%) 0 (0%) 2 (6,45%) 0,402 Giai đoạn I 2 (3,8%) 1 (4,8%) 1 (3,2%) II 27 (51,9%) 12 (57,1%) 15 (48,4%) III 23 (44,2%) 8 (38,1%) 15 (48,4%) 0,755 Thụ thể nội tiêt (+) 52,9% 47,6% 56,6% (-) 47,1% 52,4% 43,4% 0,578 HER2 (+) 66,7% 57,1% 73,3% (++) 15,7% 14,3% 16,7% (+++) 17,6% 28,6% 10% 0,229 Phân nhóm sinh học Luminal A 3 (5,9%) 2 (9,5%) 1 (3,3%) Luminal B 24 (47,0%) 8 (38,1%) 16 (53,3%) HER2 6 (11,8%) 4 (19,0%) 2 (6,7%) Tam âm 18 (35,3%) 7 (33,3%) 11 (36,7%) 0,382 Điều trị Phẫu thuật 44 (84,6%) 18 (85,7%) 26 (83,9%) Hóa trị 40 (96,2%) 21 (100%) 29 (93,5%) Xạ trị 38 (73,1%) 15 (71,4 %) 23 (74,2%) Nội tiết 20 (38,5%) 14 (45,2%) 6 (28,6%) Bảng 2. Can thiệp trong thai kỳ Can thiệp trong thai kỳ Số trường hợp Tỉ lệ (%) Phẫu thuật +/ – hóa trị 7 33,3 Bỏ thai 8 38,1 Không điều trị 6 28,6 420 TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM
  4. VÚ Trong 3 trường hợp hóa trị trong lúc mang thai, 1 trường hợp sử dụng phác đồ AC - T, còn lại sử dụng phác đồ FEC. Cả 2 trường hợp còn lại đều hóa trị hỗ trợ 3 chu kỳ trước sinh và tiếp tục đủ phác đồ sau khi sinh. Tất cả các bệnh nhân điều trị trong thai kỳ đều không ghi nhận biến cố lúc sinh cũng như dị tật thai nhi. Theo dõi 52 trường hợp đến ngày 01/06/2019 với trung vị là 51 tháng. Thời gian theo dõi trung bình là 51,9 tháng. Có 5 trường hợp (9,6%) mất dấu. Biểu đồ 1. Số trường hợp tái phát hằng năm Có 17 ca tái phát (38,6%) trong thời gian theo dõi. Chúng tôi không ghi nhận trường hợp nào tái phát sau 5 năm. Tái phát tại chỗ là 4,5% và di căn xa là 34,1%. Trong đó tái phát di căn phổi và gan là thường gặp nhất. Tỉ lệ sống còn không bệnh 5 năm là 59,3%. Trong nhóm bệnh nhân được điều trị triệt để tỉ lệ tử vong là 29,5%, trong đó, có một trường hợp tử vong sau 78 tháng theo dõi. Tỉ lệ sống còn toàn bộ 5 năm là 70,6%. Yếu tố bướu và yếu tố di căn hạch có vai trò tiên lượng đối với sống còn toàn bộ và sống còn không bệnh. Tuy nhiên, khi phân tích đa biến, xếp hạng bướu T là yếu tố tiên lượng độc lập duy nhất cho sống còn toàn bộ. (p = 0,001) (p = 0,005) Biểu đồ 02. Sống còn không bệnh theo mức độ bướu nguyên phát và tình trạng di căn hạch nách TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 421
  5. VÚ (p = 0,000) (p = 0,042) Biểu đồ 3. Sống còn toàn bộ theo mức độ bướu nguyên phát và tình trạng di căn hạch nách BÀN LUẬN chúng tôi cũng tương đương với tỉ lệ 52,9%. Đây là một trong những đặc điểm tiên lượng xấu ở bệnh Ung thư vú thai kỳ được định nghĩa là ung thư nhân ung thư vú liên quan thai kỳ. vú được phát hiện trong thời gian mang thai hay sau khi sinh trong vòng 6 - 12 tháng. Ung thư vú thai kỳ Trong nghiên cứu của Azim, sử dụng phương có xu hướng bị chẩn đoán trễ. Trong nghiên cứu của pháp định hình biểu hiện gen, tác giả ghi nhận không chúng tôi, kích thước bướu trung bình khá lớn là có sự khác nhau giữa bệnh nhân ung thư vú thai kỳ 5cm (2,7 đến 8,3cm). Ở các nước phát triển, khoảng và bệnh nhân ung thư vú không liên quan thai kỳ. 1/3 bệnh nhân nhập viện khi bướu còn nhỏ dưới Tuy nhiên, tỉ lệ phân nhóm tam âm ở bệnh nhân 2cm, còn trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ này chỉ ung thư liên quan thai kỳ khá cao, chiếm 33,3%. khoảng 20%. Tuy nhiên tỉ lệ bướu giai đoạn T2, T3 Hơn nữa, tác giả ghi nhận trên bệnh nhân ung thư là khá tương đồng giữa các nghiên cứu, tương ứng vú chẩn đoán trong khi mang thai có tăng biểu hiện khoảng 40% và 20%. Về mặt lâm sàng, ung thư vú gen IGF - 1, được coi là yếu tố thúc đẩy ung thư vú liên quan thai kỳ có kích thước lớn hơn bệnh nhân phát triển và tăng tỉ lệ tái phát. Tác giả Bae phân ung thư vú nói chung. Theo tác giả Johansson, có nhóm dựa vào ER, PR, HER2 và Ki67 ghi nhận tới 20,7% trường hợp ung thư vú thai kỳ có bướu luminal A là 21,2%, luminal B là 21,2%, HER2 là , lớn hơn 5cm, trong khi đó tỉ lệ này ở bệnh nhân ung tam âm là 40,4%, kết quả khác biệt rõ rệt so với thư vú nói chung chỉ 8,6%. Trong nghiên cứu của nhóm chứng với luminal A là 50,6%, luminal B là chúng tôi, tỉ lệ bướu giai đoạn trễ T3, T4 chiếm tới 23,9%, HER2 là 9,1% và tam âm là 16,4%. Trong 40%. Điều này được một số tác giả lý giải do tác đó, nhóm tam âm là vượt trội hơn hẳn và cao hơn động của thai kỳ gây trì hoãn chẩn đoán bệnh. ung thư vú không liên quan thai kỳ. Nhiều tác giả cũng ghi nhận tỉ lệ phân nhóm tam âm trong ung thư Tỉ lệ di căn hạch nách dao động trong nhiều vú thai kỳ khá cao, dao động từ 30,2 - 48,4%. nghiên cứu từ 36% - 60%. Đặc điểm chung của các Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết quả tương tự nghiên cứu này là tỉ lệ di căn hạch nách không có sự với nhóm tam âm chiếm 35,3%. Điều này cho thấy khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa bệnh nhân ung ung thư vú thai kỳ có liên quan đến tăng tỉ lệ tam âm thư vú thai kỳ và bệnh nhân ung thư vú nói chung ở ung thư vú. cùng độ tuổi. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có tới 63,6% di căn hạch, trong đó di căn từ Điều trị ung thư vú trên bệnh nhân mang thai 1 - 3 hạch chiếm đa số. Một số tác giả cũng cho rằng không nên trì hoãn và lựa chọn điều trị dựa trên 2 ung thư vú thai kỳ có tỉ lệ di căn hạch nách cao. mục tiêu chính: đảm bảo an toàn về mặt ung thư và Nhận định trên được minh họa cụ thể trong nghiên giữ thai mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cứu của Beadle và cs, tỉ lệ hạch nách di căn là thai nhi. Tuy vậy, kế hoạch điều trị ung thư vú trên 70,2%, nghiên cứu của tác giả Sánchez là 64,5%. phụ nữ mang thai gần giống như các bệnh nhân ung thư vú khác. Phẫu thuật và hóa trị được chứng minh Biểu hiện thụ thể nội tiết trên bệnh nhân ung là an toàn trên thai phụ, đặc biệt trên thai kỳ từ tam thư vú thai kỳ khá thấp và kết quả này hằng định ở cá nguyệt thứ hai trở về sau. Xạ trị, nội tiết và thuốc hầu hết nghiên cứu, từ 33,0 - 55%, nghiên cứu của kháng HER2 được khuyến cáo sử dụng sau sinh. 422 TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM
  6. VÚ Trong nghiên cứu này, có 40,4% bệnh nhân đang phát là 38,6%, trong đó tái phát di căn xa chiếm đa mang thai lúc chẩn đoán ung thư vú. Trong đó 7 số lên đến 34,1%. Đây có thể là nguyên nhân chính bệnh nhân được phẫu thuật trong khi mang thai, dẫn đến tỉ lệ SCTB của nghiên cứu chúng tôi thấp tất cả đều phẫu thuật đoạn nhũ và nạo hạch nách. hơn các nghiên cứu trên thế giới. Kết quả này hơi khác biệt so với các nghiên cứu trên Nghiên cứu của tác giả N.T. Huyền, theo dõi thế giới với tỉ lệ phẫu thuật bảo tồn trên phụ nữ sống còn trên nhóm bệnh nhân ung thư vú người mang thai cao hơn, 38% ở Ý và 40% ở Thổ Nhĩ Kỳ. trẻ, tại Bệnh viện K, ghi nhận tỉ lệ SCTB và SCKB Điều này có thể do phẫu thuật bảo tồn vú còn 5 năm lần lượt là 79,5% và 66,0%. Kết quả SCTB và chưa phổ biến ở Bệnh viện chúng tôi thời điểm SCKB đều cao hơn so với nghiên cứu của chúng tôi. nghiên cứu. Điều này có thể do ảnh hưởng của thai kỳ lên sống Hóa trị trong tam cá nguyệt thứ 2 và 3 tương còn của bệnh nhân. đối an toàn và được chấp thuận rộng rãi. Tuy sử Trong nghiên cứu của chúng tôi, SCTB và dụng hóa trị sau tam cá nguyệt thứ nhất vẫn có khả SCKB 5 năm theo phân độ mô học, thụ thể nội tiết năng gây sinh non và chậm phát triển thai nhi, và sự biểu lộ HER2 không có sự khác biệt giữa các một số nghiên cứu ghi nhận tiên lượng tốt ở những yếu tố phân nhóm. Điều này cũng được quan sát ở đứa trẻ này về lâu dài. Tuy nhiên, hóa trị nên một số nghiên cứu, có thể do cỡ mẫu nhỏ nên sự kết thúc 1 tháng trước sinh để hạn chế độc tính khác biệt không có ý nghĩa thống kê. huyết học cho thai phụ lúc sinh. Phác đồ hóa trị dựa trên anthracycline được chứng minh an toàn trên Tóm lại, kết quả nghiên cứu về vai trò của các phụ nữ đang mang thai như AC (adriamycin, yếu tố tiên lượng truyền thống đối với ung thư vú cyclophosphamide); EC (epirubicin, thai kỳ khá đa dạng, thậm chí có phần trái ngược cyclophosphamide); FAC (Flourouracil, adriamycin, nhau. Không chỉ riêng sự khác biệt đơn thuần của cyclophosphamide); FEC (Flourouracil, epirubicin, các đặc điểm mang tính thống kê, sự ảnh hưởng cyclophosphamide). Vì vậy, đây được coi là những của thai kỳ lên ung thư vú có thể là câu trả lời cho lựa chọn đầu tay cho bệnh nhân ung thư vú đang những khác biệt đó. Vì vậy, cần có thêm các nghiên mang thai. Một vài nghiên cứu báo cáo loạt ca cứu lớn và mạnh hơn để đánh giá tiên lượng cũng chứng minh sự an toàn của nhóm taxane trong thai như góp phần điều trị hiệu quả hơn cho bệnh nhân. kỳ. Tuy nhiên, NCCN khuyến cáo hạn chế sử dụng KẾT LUẬN phác đồ có taxane trong thai kỳ do thiếu dữ liệu an toàn. Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 3 bệnh Bệnh nhân ung thư vú liên quan thai kỳ có nhân được sử dụng hóa trị hỗ trợ lúc mang thai. những đặc điểm tiên lượng xấu: kích thước bướu Trong đó 2 trường hợp dùng phác đồ FEC và một lớn; di căn hạch nhiều; grad mô học trung bình, cao trường hợp sử dụng phác đồ AC. Cả 3 trường hợp chiếm đa số; thụ thể nội tiết thường âm tính và tỉ lệ đều sử dụng hóa trị sau tuần thứ 24 của thai kỳ và phân nhóm tam âm cao. Trong nghiên cứu của kết thúc trước sinh. Tất cả đều ghi nhận trẻ không có chúng tôi, tỉ lệ sống còn không bệnh 5 năm là 59,3%, dị tật và phát triển bình thường đến thời điểm sống còn toàn bộ 5 năm là 70,6%. Trong đó, kích kết thúc nghiên cứu. thước bướu là yếu tố tiên lượng độc lập duy nhất Kết quả điều trị cho sống còn toàn bộ. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bảng 3. Tỉ lệ sống còn không bệnh và sống còn toàn bộ ở các nghiên cứu 1. Nguyễn T. H., Nguyễn T. H., Nguyễn T. V. (2018), "Đánh giá kết quả sống thêm sau 7 năm Nghiên cứu N Giai SCKB SCTB ở bệnh nhân ung thư vú nữ dưới 35 tuổi tại đoạn 5 năm 5 năm Bệnh viện K". Tạp chí Ung thư học Thành phố Nghiên cứu này 52 I - IIIC 59,3% 70,6% Hồ Chí Minh, Tập 2018, pp. 40712. Azim 65 I - IIIC 52,1% 79,6% 2. Andersson T. M., Johansson A. L., Hsieh C. C., Amant 311 I - III 65% 78% et al. (2009), "Increasing incidence of Litton 75 I - III 72% 77% pregnancy-associated breast cancer in Sweden". Obstet Gynecol, 114 (3), pp. 568 - 72. Genin 87 I - III 62% 80% 3. 3Azim Jr H. A., Botteri E., Renne G., et al. Kết quả sống còn không bệnh 5 năm của (2012), "The biological features and prognosis of nghiên cứu chúng tôi tương đương với các nghiên breast cancer diagnosed during pregnancy: a cứu khác tuy nhiên tỉ lệ sống còn toàn bộ 5 năm hơi case-control study". Acta oncologica, 51 (5), thấp hơn các nghiên cứu khác cùng có cùng giai pp. 653 - 661. đoạn TNM. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ tái TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 423
  7. VÚ 4. Bae S. Y., Kim S. J., Lee J., et al. (2018), pregnancy-associated breast cancers (PABC): "Clinical subtypes and prognosis of pregnancy- presentation, imaging, clinicopathological data associated breast cancer: results from the and outcome". Diagnostic and interventional Korean Breast Cancer Society Registry imaging, 95 (4), pp. 435 - 441. database". Breast cancer research and 8. Loibl S., Han S. N., von Minckwitz G., et al. treatment, 172 (1), pp. 113 - 121. (2012), "Treatment of breast cancer during 5. Bae S. Y., Kim K. S., Kim J.-S., et al. (2018), pregnancy: an observational study". The lancet "Neoadjuvant Chemotherapy and Prognosis of oncology, 13 (9), pp. 887 - 896. Pregnancy - Associated Breast Cancer: A Time - 9. Stensheim H., Moller B., van Dijk T., et al. Trends Study of the Korean Breast Cancer (2009), "Cause - specific survival for women Registry Database". Journal of breast cancer, 21 diagnosed with cancer during pregnancy or (4), pp. 425 - 432. lactation: a registry-based cohort study". J Clin 6. Johansson A. L., Andersson T. M. L., Hsieh C. Oncol, 27 (1), pp. 45 - 51. C., et al. (2018), "Tumor characteristics and 10. Yu H., Cheung P., Leung R., et al. (2017), prognosis in women with pregnancy‐associated "Current management of pregnancy-associated breast cancer". International journal of cancer, breast cancer". Hong Kong Med J, 23 (4), 142 (7), pp. 1343 - 1354. pp. 387 - 94. 7. Langer A., Mohallem M., Stevens D., et al. (2014), "A single-institution study of 117 424 TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2