intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng xử với con theo tính cách

Chia sẻ: Sa Sadf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

108
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nếu bạn áp dụng cùng một phương pháp giáo dục hai bé (với hai cá tính khác nhau) thì rất khó thành công. Điều quan trọng khi dạy con là bạn phải hiểu được tính khí của từng bé. Các chuyên gia cho rằng, bản chất của bé có thể là bẩm sinh, tồn tại cùng bé đến suốt cuộc đời. Cha mẹ có thể tham khảo cách ứng phó với những mẫu tính cách trái ngược dưới đây, tổng hợp từ Kaboose:

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng xử với con theo tính cách

  1. Ứng xử với con theo tính cách Nếu bạn áp dụng cùng một phương pháp giáo dục hai bé (với hai cá tính khác nhau) thì rất khó thành công. Điều quan trọng khi dạy con là bạn phải hiểu được tính khí của từng bé. Các chuyên gia cho rằng, bản chất của bé có thể là bẩm sinh, tồn tại cùng bé đến suốt cuộc đời. Cha mẹ có thể tham khảo cách ứng phó với những mẫu tính cách trái ngược dưới đây, tổng hợp từ Kaboose: 1. Bé năng động / trầm tính Bạn thử trả lời nhanh những câu hỏi dưới đây: - Bé ít di chuyển hay thường xuyên vận động? - Bé có thể ngồi yên trong thời gian dài mà không khó chịu hay bé luôn bồn chồn, chỉ thích được chạy nhảy?
  2. Nếu bé ít di chuyển, thích ngồi yên thì tính cách của bé là trầm tính; nếu bé luôn bồn chồn, thích vận động thì tính cách của bé là năng động. Ứng xử với bé năng động: Cha mẹ cần kiên nhẫn và biết sắp xếp kế hoạch vui chơi cho bé. Bạn không nên ép bé năng động phải ngồi ngoan trong thời gian dài, dù là sau bữa ăn trưa tại nhà hàng hoặc lúc ngồi xem tivi. Hãy để cho bé nhiều khoảng không và thời gian chơi đùa. Ngoài ra, bạn cũng thử cho bé tham gia vào những môn thể thao đòi hỏi sức mạnh. Hoạt động thể thao hàng ngày có tác dụng giúp bé năng động bình tĩnh và có kỷ luật hơn. Ứng xử với bé trầm tính: Với bé hướng nội, cha mẹ cần cho bé thêm nhiều thời gian hơn để bé thực hiện một việc nào đó. So với bé năng động, bé trầm tính luôn chậm và mất nhiều thời gian để hoàn thành, dù là một việc đơn giản. Tốt nhất, khi bạn đang vội vã (có thể sẵn bực mình), hãy làm mẫu cho bé; chẳng hạn, tự đi giày của bạn. Tiếp đó, bé sẽ biết cách đi giày theo mẹ. 2. Bé dễ bị kích động / bình tĩnh Bạn thử trả lời nhanh những câu hỏi dưới đây: - Người khác có dễ dàng nhận thấy bé đang vui vẻ / cáu giận không?
  3. - Bé có hét toáng lên / đánh người đối diện... khi tức tối không? - Bạn có thường xuyên trừng phạt những hành vi thái quá của bé không? Nếu câu trả lời phần lớn là "có" thì bé thuộc mẫu dễ bị kích động; ngược lại, bé là người bình tĩnh. Ứng xử với bé dễ bị kích động: Khi bé dễ cáu giận trước một tình huống, cha mẹ thường phản ứng bằng cách quát nạt bé; chẳng hạn, bé hét to lên vì không được mua đồ chơi thì cha mẹ cũng lớn tiếng mắng mỏ bé. Tuy nhiên, cách này không thể giúp bé kiểm soát tâm trạng của bản thân và cũng không thể giải quyết được vấn đề. Để ứng phó với bé, bạn có thể tham khảo kỹ thuật "Dừng lại - Khoảng trống - Gặp lại - Làm lại": - Dừng lại: Khi bạn bắt đầu giận dữ, bạn hãy thử dừng lại, không quát mắng bé, cũng không đánh đòn bé. Bạn có thể tự làm dịu tâm trạng khó chịu của mình trước. - Khoảng trống: Tạm thời, bạn rời xa bé trong ít phút. Nếu bé đã bước vào tuổi mẫu giáo (hay đi học), bạn có thể để bé một mình ở nơi an toàn. Bạn cũng có thể nói với bé: "Mẹ ra ngoài (vào nhà vệ sinh) một lát. Mẹ sẽ trở lại ngay". - Gặp lại: Sau khi bạn đã bình tĩnh và tìm ra hướng giải quyết vấn đề với bé, bạn có thể quay lại gặp bé.
  4. - Làm lại: Nói rõ với bé ý kiến của bạn; đồng thời, bạn cũng lắng nghe nguyện vọng của bé. Ứng xử với bé bình tĩnh: Bạn sẽ nghĩ bé bình tĩnh thường dễ dạy bảo nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Các bé ở độ tuổi nào cũng rất khó để hiểu và nắm bắt suy nghĩ. Bé bình tĩnh cũng có thể cáu kỉnh, tức giận, mè nheo, ăn vạ và khiến bạn "nổi điên". Điều khác biệt là bé bình tĩnh ít thường xuyên bộc lộ cảm xúc thật hơn. Vì thế, bạn cần nhẹ nhàng để bé có thể chia sẻ cảm xúc với bạn; chẳng hạn, có thể nói: "Mẹ biết con đang buồn vì bố không cho con đi cùng". Điều này nếu đuợc duy trì thường xuyên sẽ rất có lợi, nhất là khi bé bước vào tuổi dậy thì. Nếu bạn áp dụng cùng một phương pháp giáo dục hai bé (với hai cá tính khác nhau) thì rất khó thành công. Điều quan trọng khi dạy con là bạn phải hiểu được tính khí của từng bé.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2