Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
ƯỚC LƯỢNG ĐỘ SÂU ẢNH<br />
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ÁNH SÁNG CẤU TRÚC<br />
Nguyễn Thúy Bình1*, Võ Lê Cường2<br />
Tóm tắt: Bài báo đề xuất một mẫu sáng mức xám sử dụng trong hệ thống ánh<br />
sáng cấu trúc nhằm ước lượng độ sâu và tái tạo hình ảnh 3D của bề mặt vật thể.<br />
Mẫu sáng được đề xuất gồm bốn phần tử cơ bản có tính chất đối xứng, với một giải<br />
thuật giải mã đơn giản có thể giải mã ảnh thu được từ camera với độ chính xác cao.<br />
Các điểm tương ứng giữa ảnh chụp và ảnh mẫu sáng được xác định và độ sâu ảnh<br />
được ước lượng dựa vào nguyên lý tam giác (triangulation principle). Ngoài ra,<br />
nhằm tăng độ phân giải trong việc giải mã ảnh, một mẫu sáng gồm 8 phần tử cơ<br />
bản tạo nên bởi 4 phần tử trên kết hợp với 2 mức sáng khác nhau được đề xuất.<br />
Từ khóa: Thị giác máy tính, Ước lượng độ sâu, Xây dựng ảnh 3D, Ánh sáng cấu trúc.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Ước lượng độ sâu ảnh là một hướng nghiên cứu với nhiều tiềm năng và được<br />
các nhà khoa học trên thế giới đặc biệt quan tâm trong những năm gần đây. Vấn đề<br />
ước lượng độ sâu ảnh được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, có thể kể<br />
đến: cảm biến từ xa, nhận dạng đối tượng, công nghiệp giám sát và các hệ thống<br />
robot tự động. Phương pháp ước lượng độ sâu ảnh sử dụng ánh sáng cấu trúc được<br />
đánh giá là một trong các phương pháp đạt được độ chính xác và độ phân giải cao.<br />
Hệ thống ánh sáng cấu trúc gồm một hoặc nhiều camera, và một máy chiếu<br />
(projector). Mẫu sáng được mã hóa theo các phương pháp khác nhau và được chiếu<br />
lên bề mặt của vật thể. Sau đó, camera có nhiệm vụ thu ảnh của vật thể trong điều<br />
kiện được chiếu sáng. Kỹ thuật ánh sáng cấu trúc được chia thành ba nhóm phương<br />
pháp cơ bản [1-3]: Ghép kênh theo thời gian (time multiplexing), mã hóa trực tiếp<br />
(direct coding), và mã hóa dựa vào các điểm lân cận (neighbor coding). Với<br />
phương pháp ghép kênh theo thời gian, một tập hợp các mẫu sáng được chiếu liên<br />
tiếp lên bề mặt của vật thể. Phương pháp này đạt được độ phân giải và độ chính<br />
xác cao, tuy nhiên không áp dụng được trong trường hợp vật thể chuyển động.<br />
Phương pháp mã hóa trực tiếp mặc dù cũng đạt được độ phân giải cao nhưng lại<br />
chịu ảnh hưởng nhiều của nhiễu. Với các phương pháp thuộc nhóm cuối cùng, mỗi<br />
ký tự kết hợp với bốn ký tự liền kề để tạo nên một từ mã duy nhất trên mẫu sáng.<br />
Nhóm phương pháp này có thể áp dụng với cả các đối tượng tĩnh và động, thuật<br />
toán giải mã đơn giản và ít chịu ảnh hưởng của nhiễu.<br />
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu giải quyết bài toán ước lượng độ sâu điểm<br />
ảnh theo hướng tiếp cận xây dựng từ mã dựa trên các giá trị lân cận [4-7]. Một<br />
trong những nghiên cứu quan trọng nhất được Griffin đề xuất năm 1992 [8]. Trong<br />
phương pháp này, một ma trận sinh được tạo nên bởi các con số (1, 2, 3, 4,…). Vị<br />
trí của mỗi phần tử được định nghĩa bởi một từ mã được tạo nên bởi chính phần tử<br />
đó và bốn phần tử lân cận. Mỗi từ mã này được xác định là duy nhất trong ma trận<br />
sinh. Mỗi phần tử của ma trận được thay thế bởi một ký hiệu khác nhau, ví dụ:<br />
hình vuông, hình tròn, hình vành khăn, ... Đã có một số nghiên cứu phát triển theo<br />
hướng này. Năm 1998, Davies và Nixon đề xuất một mẫu sáng gồm các đốm tròn<br />
màu để ước lượng độ sâu của bề mặt vật thể di chuyển [9]. Sau đó, Morano [10]<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 47, 02 - 2017 85<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
đưa ra mẫu sáng được tạo nên bởi các sơ đồ con hoàn hảo (perfect sub-map) gồm<br />
những ký tự hình tròn có màu sắc khác nhau. Mẫu sáng màu sẽ bị ảnh hưởng của<br />
nhiễu nếu các đối tượng có màu sắc giống với màu của mẫu sáng. Một hướng<br />
nghiên cứu nhằm loại bỏ nhiễu khi chiếu lên vật thể màu là tạo nên các mẫu sáng<br />
mức xám (grey level pattern). Trong nghiên cứu của Griffin, ông cũng đã đề xuất<br />
mẫu sáng gồm năm ký tự khác nhau. Tuy nhiên, mẫu sáng này chưa được đưa ra<br />
thực nghiệm với một hệ thống ánh sáng cấu trúc thực tế. Bài báo này đề xuất một<br />
mẫu sáng mức xám gồm các ký tự đối xứng. Với mẫu sáng được đề xuất, ảnh thu<br />
được từ camera có thể dễ dàng được giải mã. Các cặp điểm tương ứng giữa ảnh thu<br />
được và ảnh mẫu sáng được xác định là cơ sở để ước lượng độ sâu của bề mặt vật<br />
thể so với gốc tọa độ tại camera. Bài báo được bố trí theo thứ tự sau: Phần 1. Đặt<br />
vấn đề; Phần 2. Hiệu chuẩn camera và máy chiếu; Phần 3. Mã hóa mẫu sáng và<br />
giải mã ảnh thu được; Phần 4. Thực nghiệm và kết luận.<br />
2. HIỆU CHUẨN CAMERA VÀ MÁY CHIẾU<br />
Hình 1 mô tả các bước cơ bản nhằm ước lượng độ sâu điểm ảnh với phương<br />
pháp ánh sáng cấu trúc. Trước hết, cần phải hiệu chuẩn hệ thống nhằm đưa ra các<br />
tham số nội và tham số ngoại của camera và máy chiếu. Trong bài báo này, chúng<br />
tôi sử dụng phương pháp hiệu chuẩn của Zhang [11]. Quá trình hiệu chuẩn cần 15-<br />
20 ảnh với các góc độ chụp khác nhau. Hệ thống được bố trí như trong hình 2.<br />
Khoảng cách giữa camera và máy chiếu được giữ nguyên không đổi, khoảng 30<br />
cm. Khoảng cách giữa bảng và hệ thống khoảng 50 cm. Kết quả của quá trình hiệu<br />
chuẩn là các tham số trong và tham số ngoài của camera và máy chiếu.<br />
<br />
Ảnh hiệu chuẩn hệ thống Ảnh đầu vào<br />
<br />
<br />
<br />
Tiền xử lý ảnh<br />
Hiệu chuẩn camera<br />
<br />
<br />
Phân loại các<br />
phần tử<br />
Hiệu chuẩn máy<br />
chiếu<br />
Xác định các<br />
phần tử liền kề<br />
<br />
<br />
Hình 2. Hiệu chuẩn hệ thống.<br />
Tham số nội, tham số<br />
Điểm tương ứng<br />
ngoại của hệ thống<br />
<br />
<br />
<br />
Ước lượng độ sâu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Uớc lượng độ sâu điểm ảnh sử<br />
dụng phương pháp ánh sáng cấu trúc.<br />
<br />
<br />
Hình 3. Tham số ngoài của Camera.<br />
<br />
<br />
86 N. T. Bình, V. L. Cường, “Ước lượng độ sâu ảnh sử dụng phương pháp ánh sáng cấu trúc.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
3. MÃ HÓA MẪU SÁNG VÀ GIẢI MÃ ẢNH THU ĐƯỢC<br />
3.1. Mã hóa mẫu sáng<br />
Trong phần trước, chúng ta đã đề cập đến phương pháp mã hóa theo đề xuất của<br />
Griffin. Mẫu sáng được tạo nên bằng cách thay thế các con số trong ma trận sinh<br />
bằng các ký tự hoặc ký hiệu khác nhau. Mỗi vị trí trong mẫu sáng được định nghĩa<br />
bởi một từ mã duy nhất. Do mẫu sáng được đề xuất gồm bốn phần tử đối xứng, nên<br />
chỉ với một thuật toán giải mã duy nhất có thể giải mã được vị trí của tất cả các<br />
phần tử trên ảnh thu được cũng như trên ảnh mẫu sáng (hình 4).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(a) (b)<br />
<br />
Hình 4. Mẫu sáng mức xám a) Mẫu sáng nhị phân sử dụng 5 ký tự theo phương<br />
pháp của Griffin b) Mẫu sáng đề xuất gồm 4 ký tự đối xứng.<br />
3.2. Giải mã mẫu sáng và ảnh chụp<br />
Nhiệm vụ của quá trình giải mã là tìm từ mã tương ứng cho mỗi ký tự, từ đó xác<br />
định được vị trí của mỗi phần tử trên ảnh thu được cũng như trên ảnh mẫu sáng.<br />
Hai ký tự có cùng từ mã được gọi là các điểm tương ứng, từ đó tọa độ thực của các<br />
điểm trên bề mặt vật thể được xác định dựa vào nguyên lý tam giác. Trong bài báo<br />
này, để tối ưu số lượng phần tử được giải mã, chúng tôi đưa ra giải thuật nhằm<br />
giải mã các phần tử nằm ở biên, vấn đề này chưa được đề cập bởi Yi-Chih [12].<br />
3.2.1. Tiền xử lý ảnh<br />
Bước tiền xử lý ảnh bao gồm hai bước nhỏ: nhị phân hóa và trích chọn các khối<br />
ký tự. Trong hệ thống ánh sáng cấu trúc, mẫu sáng được chiếu lên bề mặt của vật thể<br />
bằng máy chiếu, do đó các vùng không gian được rọi với cường độ ánh sáng khác<br />
nhau. Trong bước nhị phân hóa ảnh thu được từ camera cần sử dụng ngưỡng thích<br />
nghi cho từng vùng ảnh [13]. Sau đó, các khối ký tự được tách ra bằng kỹ thuật<br />
connected component [14]. Cần chọn kích thước cho các connected component phù<br />
hợp nhằm loại bỏ nhiễu có thể xuất hiện trong bước này (hình 5).<br />
3.2.2. Phân loại các ký tự<br />
Phân loại các ký tự sau bước tiền xử lý ảnh là một bước khá quan trọng trong<br />
việc giải mã ảnh thu được. Sau khi trích chọn được các khối connected component,<br />
mỗi khối sẽ tương đương với một ma trận mà các phần tử chỉ mang một trong hai<br />
giá trị “0” hoặc “1”. Thuật toán được đề xuất nhằm giải quyết bài toán trong bước<br />
này đó là chia mỗi khối đó thành bốn phần bằng nhau, tính giá trị trung bình của<br />
mỗi góc phần tư. Góc khuyết được xác định là góc tương ứng với giá trị trung bình<br />
lớn nhất. Sau đó, các phần tử được phân chia thành bốn nhóm khác nhau và được<br />
đánh dấu bởi các ký hiệu khác nhau (hình 6).<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 47, 02 - 2017 87<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
<br />
Giá trị trung bình<br />
Tested region cực đại<br />
Chia thành 4<br />
phần bằng nhau<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(a)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6. Phân loại các khối<br />
connected component.<br />
<br />
(b) (c)<br />
Hình 5. (a) Ảnh thu được (b) Nhị phân<br />
hóa với ngưỡng toàn cục (c) Nhị phân<br />
hóa với ngưỡng thích nghi.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 7. Tìm các phần tử liền kề<br />
và xác định từ mã.<br />
<br />
3.2.3. Tìm phần tử lân cận và ghép tương ứng<br />
Để xác định từ mã tương ứng với mỗi phần tử, cần phải xác định bốn lân cận<br />
của phần tử trung tâm. Tuy nhiên, để xác định chính xác bốn lân cận, trước hết cần<br />
xác định tám lân cận tương ứng với tám khoảng cách nhỏ nhất tới phần tử trung<br />
tâm. Dựa vào điều kiện ràng buộc về tọa độ nhằm loại bỏ bốn phần tử ở các góc và<br />
giữ lại bốn phần tử lân cận (Đông – Tây – Nam – Bắc). Sau khi tìm được các lân<br />
cận của mỗi phần tử, từ mã tương ứng với mỗi phần tử được xác định. Quá trình<br />
giải mã được thực hiện trên cả ảnh thu được và ảnh mẫu sáng. Vị trí của mỗi phần<br />
tử được xác định sau quá trình giải mã. Nếu hai phần tử (một phần tử trên ảnh thu<br />
được và một phần tử trên ảnh mẫu sáng) có từ mã giống nhau thì được gọi là hai<br />
phần tử tương ứng. Kết quả này là cơ sở để ước lượng độ sâu ảnh dựa trên nguyên<br />
lý tam giác (hình 7).<br />
4. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT LUẬN<br />
Với mẫu sáng được đề xuất ở phần trên, chúng tôi thực hiện thí nghiệm chiếu<br />
mẫu sáng lên bề mặt vật thể trong trường hợp mặt phẳng (plane). Các cặp điểm<br />
tương ứng trên ảnh thu được và ảnh mẫu sáng được xác định trong quá trình giải mã.<br />
Ước lượng độ sâu điểm ảnh dựa trên nguyên lý tam giác với việc sử dụng các tham<br />
số nội và tham số ngoại có được trong quá trình hiệu chuẩn hệ thống. Hình 8 biểu<br />
diễn kết quả của quá trình giải mã đám mây điểm (points cloud) thu được sau khi áp<br />
<br />
<br />
88 N. T. Bình, V. L. Cường, “Ước lượng độ sâu ảnh sử dụng phương pháp ánh sáng cấu trúc.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
dụng nguyên lý tam giác nhằm ước lượng độ sâu ảnh. Bảng I thể hiện sai số của<br />
phép đo so với khoảng cách thực tế, trong trường hợp thử nghiệm với mặt phẳng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 8. Giải mã ảnh thu được và point cloud.<br />
Ngoài ra để thấy được hiệu quả của thuật<br />
toán giải mã cũng như ưu điểm của mẫu sáng<br />
đề xuất, mẫu sáng được chiếu lên các bề mặt<br />
có hình dạng khác nhau: mặt phẳng, mặt cong<br />
và tờ giấy gấp. Để tính toán độ chính xác của<br />
thuật toán giải mã, mỗi bề mặt được chụp 30<br />
a)<br />
lần, với các góc độ và khoảng cách khác<br />
nhau. Độ chính xác được tính bằng độ chính<br />
xác giải mã trung bình của 30 lần chụp đó.<br />
Khoảng cách giữa vật thể và hệ thống trong<br />
khoảng 60 cm đến 90 cm. Mặt cong có bán<br />
kính khoảng 10cm, tờ giấy gấp có độ cao b)<br />
khoảng từ 3cm đến 5 cm (hình 9). Độ chính Hình 9. Mẫu sáng được chiếu lên<br />
xác giải mã được so sánh với kết quả của mặt cong và tờ giấy gấp.<br />
Albitar [15] và YangLei [16], được thể hiện<br />
trên bảng II và bảng III.<br />
Trong bài báo này, chúng tôi đề xuất một mẫu sáng mức xám được sử dụng<br />
trong hệ thống ánh sáng cấu trúc. Mẫu sáng gồm bốn phần tử cơ bản có tính chất<br />
đối xứng nên chỉ với kỹ thuật giải mã đơn giản có thể giải mã và đưa ra các điểm<br />
tương ứng giữa ảnh thu được và ảnh mẫu sáng. Dựa vào nguyên lý Triangulation<br />
ước lượng độ sâu ảnh. Chúng tôi thực nghiệm chiếu mẫu sáng lên mặt phẳng và<br />
mặt cong. Nhằm tăng độ phân giải của phương pháp, chúng tôi để xuất mẫu sáng<br />
gồm tám phần tử cơ bản bằng cách kết hợp bốn phần tử trên với hai mức sáng<br />
(hình 10).<br />
Với trường hợp mẫu sáng đề xuất gồm 8 phần tử thì các bước giải mã: tiền xử lý<br />
ảnh (nhị phân hóa và trích chọn các khối phần tử), phân loại các phần tử thành 4<br />
nhóm cơ bản, tìm các phần tử lân cận được thực hiện giống trong trường hợp mẫu<br />
sáng gồm 4 phần tử. Sau đó, dựa trên cơ sở kết hợp ảnh gốc và ảnh nhị phân để<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 47, 02 - 2017 89<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
phân biệt mỗi phần tử đó có mức sáng là 0 hay 128. Kết quả này được thể hiện như<br />
trên hình 10. Thuật toán tìm các phần tử liền kề trong trường hợp này vẫn giữ<br />
nguyên so với trường hợp mẫu sáng 4 phần tử.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 11. Phân loại phần tử trong trường<br />
Hình 10. Mẫu sáng gồm 8 phần. hợp mẫu sáng gồm 8 phần tử cơ bản.<br />
tử<br />
Bảng 1. Sai số ước lượng độ sâu ảnh so với thực tế (với trường hợp mặt phẳng ).<br />
<br />
Điểm Khoảng cách ước Khoảng cách thực tế Sai số (%)<br />
[hàng,cột] lượng<br />
TN1 TN2 TN3 TN1 TN2 TN3 TN1 TN2 TN3<br />
[2,2] 857.1 800.0 685.7 880.0 825.0 730.0 2.6 3.0 6.1<br />
[14,2] 783.5 731.3 648.8 850.0 810.0 688.0 7.8 9.7 5.7<br />
[5,30] 886.4 827.3 659.1 857.0 830.0 632.0 3.4 0.3 4.3<br />
[16,30] 800.3 747.0 640.2 835.0 820.0 645.0 4.2 8.9 0.7<br />
[2,62] 869.4 856.3 635.7 930.0 940.0 655.0 6.5 8.9 2.9<br />
[16,62] 856.2 823.2 644.8 893.0 905.0 628.0 4.1 9.0 2.7<br />
<br />
<br />
Bảng 2. So sánh độ chính xác giải mã với kết quả của albitar[13].<br />
Số phần tử Số phần tử được giải mã Độ chính xác giải<br />
Trường hợp được phát hiện mã<br />
(1) (2) (1) (2) (1) (2)<br />
Mặt phẳng 756 1024 754 1024 99.7% 100%<br />
Mặt cong 675 1024 642 1024 95.1% 100%<br />
(1): Kết quả của Albitar[13]<br />
(2): Kết quả của chúng tôi<br />
<br />
<br />
Bảng 3. Độ chính xác giải mã (%).<br />
Mặt phẳng Tờ giấy gấp<br />
Thuật toán YangLei 99.89 97.02<br />
Thuật toán đề xuất (chưa sửa lỗi) 84.76 80.19<br />
Thuật toán đề xuất (có sửa lỗi) 100 97.25<br />
<br />
<br />
90 N. T. Bình, V. L. Cường, “Ước lượng độ sâu ảnh sử dụng phương pháp ánh sáng cấu trúc.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Kết quả thực nghiệm phụ thuộc vào những thông số đầu vào: thông số của<br />
camera, projector, khoảng cách và bề mặt đối tượng. Các thông số nội và tham số<br />
ngoại của camera và projector cần được hiểu chuẩn một cách cẩn thận và chính<br />
xác, do ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của quá trình ước lượng độ sâu ảnh. Ngoài<br />
ra khoảng cách cũng là một thông số đầu vào ảnh hưởng đến kết quả. Khoảng cách<br />
giữa hệ thống (camera và projector) và vật thể phải đảm bảo sao cho vật thể phải<br />
nằm trong miền hội tụ của cả camera và projector. Trong hệ thống ánh sáng cấu<br />
trúc, bề mặt vật thể là một thông số rất quan trọng và ảnh hưởng đến quá trình giải<br />
mã ảnh cũng như kết quả ước lượng độ sâu ảnh. Với những bề mặt ảnh phẳng, liên<br />
tục thì kết quả giải mã tốt hơn so với những trường hợp bề mặt cong hoặc gấp<br />
khúc. Bề mặt càng gấp khúc hoặc lồi lõm nhiều thì độ chính xác của quá trình giải<br />
mã càng giảm. Điều này được thể hiện rõ trong bảng II và bảng III, với 3 trường<br />
hợp: mặt phẳng (plane), mặt cong (curve) và tờ giấy gấp (folded-paper).<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Salvi, Joaquim, Jordi Pages, and Joan Batlle, "Pattern codification strategies<br />
in structured light systems." Pattern recognition 37.4 (2004): 827-849.<br />
[2]. Chi Zhang; Jing Xu; Ning Xi; Jianguo Zhao; Quan Shi, "A Robust Surface<br />
Coding Method for Optically Challenging Objects Using Structured Light",<br />
Automation Science and Engineering, IEEE Transactions on, On page(s): 775<br />
- 788 Volume: 11, Issue: 3, July 2014<br />
[3]. Xu Zhang; Zhu, Limin; Liwen Chu "Evaluation of coded structured light<br />
methods using ground truth", Cybernetics and Intelligent Systems (CIS),<br />
2011 IEEE 5th International Conference on, On page(s): 117 - 123<br />
[4]. L. Philippe, D. Ionescu, and E. Petriu, “A high precision 3D object<br />
reconstruction method using a color coded grid and nurbs,” in Image<br />
Analysis and Processing, 1999. Proceedings. International Conference on.<br />
IEEE, 1999.<br />
[5]. T. Etizon, "Constructions for perfect maps and pseudorandom arrays,"<br />
Information Theory, IEEE Transactions on 34.5 (1988): 1308-1316.<br />
[6]. M. Hiroyoshi, K. Yajima, and S. Sakata, "Reconstruction of surfaces of 3D<br />
objects by M-array pattern projection method," Computer Vision., Second<br />
International Conference on. IEEE, 1988.<br />
[7]. Petriu, Emil M., et al, "Visual object recognition using pseudo-random grid<br />
encoding," Intelligent Robots and Systems, 1992., Proceedings of the 1992<br />
IEEE/RSJ International Conference on. Vol. 3. IEEE, 1992.<br />
[8]. Griffin, Paul M., Lakshmi S. Narasimhan, and Soung R. Yee. "Generation of<br />
uniquely encoded light patterns for range data acquisition." Pattern<br />
recognition25.6 (1992): 609-616.<br />
[9]. Davies, Colin J., and Mark S. Nixon. "A Hough transform for detecting the<br />
location and orientation of three-dimensional surfaces via color encoded<br />
spots." IEEE Transactions on Systems, Man, and Cybernetics, Part B<br />
(Cybernetics)28.1 (1998): 90-95.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 47, 02 - 2017 91<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
[10]. Morano, Raymond A., et al, "Structured light using pseudorandom codes,"<br />
IEEE Transactions on Pattern Analysis & Machine Intelligence 3 (1998):<br />
322-327.<br />
[11]. Zhang, Zheng. "A flexible new technique for camera calibration." IEEE<br />
Transactions on pattern analysis and machine intelligence 22.11 (2000):<br />
1330-1334.<br />
[12]. Hsieh, Yi-Chih, "Decoding structured light patterns for three-dimensional<br />
imaging systems," Pattern Recognition 34.2 (2001): 343-349.<br />
[13]. Blayvas, Ilya, Alfred Bruckstein, and Ron Kimmel, "Efficient computation of<br />
adaptive threshold surfaces for image binarization," Pattern Recognition 39.1<br />
(2006): 89-101.<br />
[14]. A. AbuBaker, R. Qahwaji, S. Ipson, M. Saleh, "One scan connected<br />
component labeling technique," Signal Processing and Communications,<br />
2007. IEEE International Conference on. IEEE, 2007.<br />
[15]. Albitar, Chadi, Pierre Graebling, and Christophe Doignon, "Design of a<br />
monochromatic pattern for a robust structured light coding," Image<br />
Processing, 2007. ICIP 2007. IEEE International Conference on. Vol. 6.<br />
IEEE, 2007.<br />
[16]. Yang Lei, Kurt R.Bengtson, Lisa Li, Jan P.Allebach, "Design and decoding of<br />
an M-array pattern for low-cost structured light 3D reconstruction systems,"<br />
Image Processing (ICIP), 2013 20th IEEE International Conference on. IEEE,<br />
2013.<br />
ABSTRACT<br />
DEPTH ESTIMATION USING STRUCTURED LIGHT METHOD<br />
In this paper, a pattern used in structured light system to estimate depth<br />
and reconstruct 3D image of the surface object is proposed. The proposed<br />
pattern which consists of four symmetrical symbols with a simple decoding<br />
algorithm is provided to decode a captured image with high accuracy.<br />
Correspondence points between captured image and pattern one are<br />
determined, and depth estimation is based on the triangulation principle.<br />
Moreover, to increase the resolution of this method, an upgrade pattern is<br />
also proposed by combining the above four symbols and two intensity levels.<br />
Keywords: Computer vision, Depth estimation, Structured light, Reconstruction 3D image.<br />
<br />
<br />
Nhận bài ngày 10 tháng 10 năm 2016<br />
Hoàn thiện ngày 03 tháng 12 năm 2016<br />
Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 02 năm 2017<br />
<br />
1<br />
Địa chỉ: Trường Đại học Giao thông Vận tải;<br />
2<br />
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội;<br />
*<br />
Email : thuybinh_ktdt@utc.edu.vn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
92 N. T. Bình, V. L. Cường, “Ước lượng độ sâu ảnh sử dụng phương pháp ánh sáng cấu trúc.”<br />