intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Uỷ thác sản xuất

Chia sẻ: Xuongrong_1 Xuongrong_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

66
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khoán cho bên ngoài sản xuất, mình kinh doanh một cách nhẹ nhàng. Uỷ thác sản xuất Tỉnh X mới có một công ty ra đời. Một công ty nhỏ bé, non trẻ dám tiến quân vào ngành công nghiệp ô tô cạnh tranh gay gắt, dám đối mặt với nhiều công ty lớn. Đó là công ty Zerosports chuyên sản xuất và bán ô tô điện. Thông thường kinh doanh sản xuất ô tô đòi hỏi phải có nhiều vốn và thiết bị, vì thế ít người dám tham gia vào ngành này....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Uỷ thác sản xuất

  1. Uỷ thác sản xuất
  2. Khoán cho bên ngoài sản xuất, mình kinh doanh một cách nhẹ nhàng. U ỷ thác sản xuất Tỉnh X mới có một công ty ra đời. Một công ty nhỏ bé, non trẻ dám tiến quân vào ngành công nghiệp ô tô cạnh tranh gay gắt, dám đối mặt với nhiều công ty lớn. Đó là công ty Zerosports chuyên sản xuất và bán ô tô điện. Thông thường kinh doanh sản xuất ô tô đòi hỏi phải có nhiều vốn và thiết bị, vì thế ít người dám tham gia vào ngành này. Nhưng công ty Zerosports một công ty nhỏ chỉ có khoảng 50 người nhưng nhờ có vịêc khoán cho bên ngoài sản xuất nên đã khắc phục được trở ngại
  3. thiếu vốn và thiết bị. Khoán cho, bên ngoài sản xuất, ý nói là bản thân công ty không có nhà máy thiết bị nên uỷ thác cho các công ty có nhà máy thiết bị sản xuất còn mình đảm nhịêm các khâu kế hoạch hoặc thiết kế, tiêu thụ sản phẩm … vì thế không bị chi phối bởi vốn và thiết bị để có thể thoải mái ứng phó với những thay đổi thiên hình vạn trạng của thị trường. Vì thế dù là một công ty nhỏ ít vốn, ít người, ít phòng ban vẫn có thể cạnh tranh được với các công ty lớn. Kinh doanh bằng phương tứhc khoán cho bên ngoài, sản xuất không chỉ giảm được giá thành sản xuất, mà ưu điểm lớn nhất của phương thức này là nhà kinh doanh ra trận với thân hình nhẹ nhàng, không cần phải khôi giáp cồng kềnh. Ví dụ: Để sản xuất mặt hàng A công ty phải đầu tư 10 triệu đồng máy móc thiết bị, nhưng do nhu cầu thị trường luôn luôn thay đổi, đến năm thứ hai mặt hàng B mới là mặt hàng được ưa chuộng. Nhưng vì mặt hàng A mới sản xuất được một năm, thu về được 5 triệu đồng lợi nhuận chưa đủ khấu hao thiết bị nếu ngừng sản xuất mặt hàng A cũng có nghĩa là bị lỗ 5 triệu đồng, nhưng nếu tiếp tục sản xuất mặt hàng A, thì sẽ bỏ lỡ cơ họi sản xuất mặt hàng B. Kinh doanh theo phương thức khoán cho bên ngoài sản xuất sẽ loại trừ được trở ngại này. Có thể nói đó là một phương thức kinh doanh hay giúp cho doanh nghiệp dễ dàng bắt kịp với dà phát triển của thời đại. Ngoài ra nếu có khó khăn về vốn do tình hình kinh doanh không khởi sắc ho ặc giá đất giảm thì phương thức khoán cho bên ngaòi sản xuất cũng vẫn có lợi. Vì khi giá đất giảm thì tài sản của doanh nghiệp cũng giảm. giá trị tài sản
  4. của doanh nghiệp trên sổ sách giảm thì lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp sẽ giảm theo. Vì thế công ty của bạn không có nhà máy, không có đất sẽ không phải chịu ảnh hưởng của những rủi ro đó. Trước đây côngt y có nhà máy, thiết bị sản xuất cũng nói lên địa vị của nhà kinh doanh. Nhưng ngày nay khi nữhng mặt hàng vừa mới có mặt trên thị trường, chẳng bao lâu sau đã bị những mặt hàng mới khác thay thế, thiết bị sản xuất vì thế cũng nhanh chóng trở thành phế liệu, đó là một gánh nặng đối vứoi doanh nghiệp. Phương thức kinh doanh khoán cho b ên ngoài tuy bản thân không có năng lực sản xuất, nhưng các nhà kinh doanh vẫn nên xem xét. Ví dụ: Mua một toà nhà văn phòng có thật sự cần thiết đối với công ty của bạn không? Không thể dùng phương thức thuê được hay sao? Ngoài ra, nhân viên trong công ty có nhất thiết phải là nhân viên biên chế chính thức không? Cứ phải nuôi dưỡng những nhân viên mà ănng lực kém chi bằng thay đổi bớt đi bằng cách tính theo sản phẩm hoặc khoán cho những người kiêm nhiệm ho ặc giao cho người ở bên ngoài, làm như vậy sẽ nhẹ gánh hơn. Cái mà công ty thật sự cần là: Kế hoạch, kinh doanh, nhân sư … Số người làm việc không theo kịp với diễn biến của thời đại ngày một nhiều, gánh nặng về nhân sự trong doanh nghiệp như vậy thì được không bằng mất. Những nhà kinh doanh cần phải thấy rằng bây giờ vẫn còn kịp. Nên sắp xếp, tổ chức lại nội bộ công ty, đó mới là điều quan trọng nhất lúc này.
  5. Nhưng nói đi cũng cần phải nói lại, phương thức giao khoán cho bên ngoài cũng có những khó khăn nhất định: 1. Đối với những công ty không có thiết bị sản xuất rõ ràng họ lại không tự mình có thể kiểm soát được giá thành sản xuất. Khi khoán cho bên ngoài sản xuất thì mình cũng không thể có bí quyết sản xuất (Know how), ngoài ra lại còn phải chịu rủi ro nếu những thông tin bí mật của sản phẩm trong qua strình sản xuất bị rò rỉ ra bên ngoài. Về mặt quản lý mình ở vào thế yếu. 2. Khó khăn thứ hai là vì công ty không có nhà máy, đất đai, thiết bị để đảm bảo nên không thể vay tiền của ngân hàng. Đó là những mặt trái của phương thức kinh doanh khoán cho bên ngoài.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2