Xã hội học thực nghiệm Xã hội học số 4 (56), 1996 19<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Vài nét về thực trạng và xu hướng chuyển đổi<br />
cơ cấu xã hội lao động - nghề nghiệp ở<br />
đồng bằng Bắc Bộ trong thời kỳ đổi mới<br />
<br />
<br />
LÊ PHƯỢNG<br />
<br />
<br />
<br />
Chỉ thị 100 của Ban Bí thư và nhất là nghị quyết 10 của Bộ Chính trị đã tạo ra được động lực mới ở nông<br />
thôn và tầng lớp dân cư sản xuất nông nghiệp. Sự đa dạng hóa về hình thức tổ chức sản xuất và sự phong phú về<br />
các hoạt động trên các lĩnh vực kinh tế đã làm nảy sinh những nhân tố mới cho sự phân công lao động xã hội ở<br />
nông thôn nói chung và đồng bằng Bắc Bộ nói riêng. Gia đình đã trở lại vị trí là đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp<br />
tổ chức, quản lý và sử dụng lao động. Với tư cách là đơn vị sản xuất kinh doanh tự quản, hộ gia đình phải trực<br />
tiếp tổ chức, sắp xếp, phân bố và sử dụng lao động của mình một cách có hiệu quả.<br />
Qua số liệu khảo sát xã hội ở đồng bằng Bắc Bộ những năm gần đây, chúng tôi lưu ý đến 3 khí cạnh sau<br />
đây:<br />
1- Phân loại các nhóm xã hội lao động - nghề nghiệp ;<br />
2- Mức độ phi nông nghiệp hóa và tư nhân hóa ;<br />
3- Xu hướng chuyển đổi tiếp tục về cơ cấu xã hội lao động nghề nghiệp.<br />
I. Phân loại các nhóm xã hội lao động - nghề nghiệp.<br />
1.1 Theo làng xã :<br />
Ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ đã hình thành 3 loại làng xã khác nhau:<br />
1. Loại làng xã giảm mạnh hoạt động thuần nông, tăng cường lao động phi nông nghiệp, đặc biệt là tăng<br />
mạnh lao động kết hợp nghề chính với một hoặc nhiều việc làm thêm theo nhiều cách kết hợp khác nhau: tiểu<br />
thủ công nghiệp với buôn bán dịch vụ, nông nghiệp với buôn bán dịch vụ, nông nghiệp với tiểu thủ công nghiệp.<br />
Ở những làng xã này tỷ trọng nhóm hộ thuần nông giảm mạnh, nhóm hộ phi nông nghèo tăng nhanh, Song xu<br />
hướng áp đảo là tăng nhanh nhóm họ kết hợp nông nghiệp với các ngành phi nông nghiệp khác. Đây là loại làng<br />
xã nông nghiệp chỉ là nghề phụ, hoạt động chủ yếu là các ngành phi nông nghiệp. Thí dụ như xã Ninh Hiệp<br />
(huyện Gia Lâm, Hà Nội) theo số kiệu báo cáo của cán bộ xã năm 1994 nhóm hộ sản xuất kinh doanh tổng hợp<br />
lên tới 77,6% nhóm hộ phi nông nghiệp chiếm 14,28% và nhóm hộ thuần nông nghiệp giảm xuống chỉ còn<br />
8,09%. Đặc biệt có một số nơi đã xóa bỏ được hoàn toàn nhóm hộ thuần nông chỉ còn lại 2 nhóm hộ :<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
20 Vài nét về thực trạng và xu hướng chuyển đổi ...<br />
<br />
<br />
- Phi nông nghiệp<br />
- Kết hợp nông nghiệp với phi nông nghiệp.<br />
Thí dụ như xã Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội) năm 1994 có nhóm hộ phi nông nghiệp chiếm 92%, chỉ<br />
còn 8% là nhóm kết hợp.<br />
Loại làng xã này thường là những làng xã đang chuyển mạnh sang kinh tế thị trường, và mức độ phân tầng<br />
mức sống phụ thuộc vào mức độ phi nông nghiệp hóa của mỗi hộ gia đình. Hiện thời, lợi thế vượt trội kinh tế thị<br />
trường thuộc về nhóm kinh doanh tổng hợp.<br />
2- Loại làng xã lấy nông nghiệp là chính, song đang định hướng mạnh sang sản xuất kinh doanh tổng hợp.<br />
Thí dụ xã Hải Vân (huyện Hải Hậu, Nam Hà) 1 theo số liệu điều tra xã hội học có tới 48,6% số hộ sản xuất kinh<br />
doanh tổng hợp (nhóm kết hợp) và nhóm hộ phi nông nghiệp, 38% nhóm hộ thuần nông. Qua số liệu trên cho<br />
thấy loại làng xã này đang định hướng mạnh sang nhóm kết hợp. Đó là dấu hiệu đa năng trong định hướng kinh<br />
doanh và đa phương trong quan hệ thị trường.<br />
3- Loại làng xã vốn tay nông nghiệp là chính, tuy có dịch chuyển ít nhiều lao động sang các dạng khác song<br />
nhóm hộ thuần nông vẫn còn rất lớn, trong khi đó các nhóm hộ phi nông nghiệp và nhóm kết hợp hãy còn nhỏ<br />
bé năng lực yếu kém, hoặc chưa hình thành nhóm phi nông nghiệp. Thí dụ như xã Xuân Sơn (Đông Triều,<br />
Quảng Ninh) năm 1993 có tới 82,2% nhóm hộ thuần nông và chỉ có 17,8% nhóm kết hợp, không có nhóm phi<br />
nông nghiệp.<br />
Mức độ chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội ở các làng xã khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó<br />
yếu tố truyền thông đóng vai trò quan trọng và địa bàn cư trú là yếu tố quyết định cho việc chuyển dịch hiện<br />
nay:<br />
- Những làng xã xung quanh các đô thị lớn, thị xã, thị trấn, thị tứ.<br />
- Những làng xã nằm dọc theo các trục đường giao thông chính.<br />
Ngoài ra cũng có những làng xã nổi lên trong cơ chế mới do yếu tố năng động vi mô song những làng xã<br />
này còn rất ít.<br />
Dễ có thể phân tích rõ ràng hơn các quy mô nói trên chúng tôi xem xét chúng dưới góc độ quy mô gia đình<br />
với tư cách là đơn vị kinh tế tự chủ :<br />
* Các loại hộ : Phân chia theo nhóm lao động - nghề nghiệp xã hội<br />
Có thể phân chia thành 3 nhóm :<br />
Nhóm thứ nhất : gồm những hộ đã chuyển hẳn sang sản xuất thủ công nghiệp hoặc các ngành nghề làm phi<br />
nông nghiệp (như buôn bán, dịch vụ).<br />
- Những hộ có nghề thủ công nghiệp đã tách rời khỏi nông nghiệp thường là nhóm hộ có tay nghề cao, như<br />
nghề mộc, nghề rèn, hoặc những nghề gia truyền như nghề thuốc bắc, nghề dệt vải hoặc những nghề mới phù<br />
hợp với cơ chế hiện nay như nghề xây dựng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
. Theo số liệu khảo sát nhanh của Viện Xã hội học (1994) mô hình này đang được tiếp tục nhân rộng và đem lại hiệu<br />
quả cao cho các hộ gia đình<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Lê Phượng 21<br />
<br />
<br />
nghề may... trong đội ngũ này ở nhiều nơi được bổ xung bằng số lượng xã viên hợp tác xã ở những cơ sở bị giải<br />
thể hoặc giảm biên chế theo chỉ thị 176. Đặc điểm của nhóm hộ này là họ đã có "mầm mống" từ thời kỳ hợp tác<br />
xã, ở những làng xã có nghề, cư trú gần những khu vực đô thì hóa cao như thành phố, thị trấn, thị tứ thì nghề<br />
của họ phát triển mạnh. Thí dụ như nhóm hộ này ở xã Ninh Hiệp, Bát Tràng. Ở những khu vực này đang hình<br />
đô thị hóa “ly nông bất ly hương" và là một trong những nhân tố mới làm thay đổi bộ mặt của nông thôn truyền<br />
thống.<br />
<br />
- Bên cạnh những hộ có nghề, ở nông thôn gần đây xuất hiện nhóm hộ chuyên buôn bán dịch vụ. Nhóm này<br />
thường là những gia đình trẻ, năng động, trình độ tiếp thị cao, có năng lực kinh doanh buôn bán. Trong nhóm<br />
này cũng có sự phân hóa : một số hộ ở những vùng kinh tế hàng hóa phát triển, nhờ nắm bắt được cơ hội ( nhiều<br />
khi là vận may) giàu lên một cách nhanh chóng nhờ buôn bán. Một số hộ khác buôn bán ở quy mô vừa và nhỏ<br />
kết hợp dịch vụ như các hộ ở dọc đường quốc lộ chính. Nhóm này mới chỉ có khoảng 2% đến 8% tùy thuộc vào<br />
hoàn cảnh và vùng cư trú của từng địa phương.<br />
<br />
Một trong những đặc điểm cơ bản của mỗi nhóm phi nông nghiệp là thu nhập bấp bênh, tùy thuộc vào sự<br />
biến động của thị trường nói chung. Vì vậy nhóm hộ này vẫn mang nặng tâm lý vừa làm vừa nghe ngóng, cầm<br />
chừng. Quy mô sản xuất nhỏ. Ngoài ra việc sản xuất kinh doanh của nhóm này phụ thuộc nhiều vào các chính<br />
sách vĩ mô của nhà nước. Thí dụ như ở nhiều nơi khi nói đến thuế, thái độ của người dân chưa thật hài lòng với<br />
chính sách thuế hiện nay.<br />
<br />
Đối với số hộ phi nông nghiệp ở Quỳnh Lôi (năm 1992 - Thái Bình) thì thuế là một vật cản , chừng nào đó<br />
đã ngăn cản không cho các hộ gia đình dám đầu tư vào sản xuất, thuế làm cho các công ty trách nhiệm hữu hạn<br />
không dám thành lập.<br />
<br />
Nhóm thứ hai : Nhóm kinh doanh tổng hợp (nhóm kết hợp)<br />
<br />
Với chủ trương "ai giỏi việc gì làm việc đó", với xu hướng đa dạng hóa ngành nghề hiện nay, một bộ phận<br />
dân cư nông thôn đã chọn mô hình kinh doanh tổng hợp để giải quyết dư thừa lao động tại chỗ, nhằm làm thêm<br />
ngành nghề phi nông nghiệp để có thêm thu nhập tạo điều kiện làm giàu nhanh. Trong số các nhóm thuộc cơ cấu<br />
sản xuất ở nông thôn, nhóm có cơ cấu đa dạng và phức tạp hơn cả. Kết quả điều tra trong những năm gần đây ở<br />
đồng bằng Bắc Bộ cho thấy có rất nhiều mô hình nhỏ khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội của từng<br />
vùng, từng làng, xã và từng hộ. Tại Hải Vân (năm 1990).<br />
<br />
- Có 51,2% số hộ sản xuất ruộng khoán kết hợp VAC và 1 việc làm phi nông nghiệp.<br />
<br />
- 24,39% số hộ : ruộng khoán + VAC + 2 việc làm phi nông nghiệp.<br />
<br />
- 6,82% ruộng khoán + VAC + 3 việc làm phi nông nghiệp.<br />
<br />
- 4,39% số hộ không có VAC nhưng có làm ruộng khoán + 2 việc làm phi nông nghiệp.<br />
<br />
- 0,4% số hộ không nhận ruộng khoán nhưng có làm VAC và 1 việc làm phi nông nghiệp.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
22 Và nét về thực trạng và xu hướng chuyển đổi ...<br />
<br />
<br />
Số còn lại là nhóm hộ thuần nông (9,16%). rõ ràng tại Hải Vân nhóm kết hợp chiếm ưu thế 1<br />
<br />
Tính đa dạng của mô hình kết hợp tùy thuộc vào quy mô ruộng khoán, có hoặc không có đất vườn, đất % đất<br />
làm màu và ao, có hoặc không có chăn nuôi (lợn, gà, trâu, bê ngan, ngỗng, đặc sản...) tùy thuộc vào kiểu loại gia<br />
đình là hạt nhân hoặc mở rộng, số nhân khẩu và số lao động trong độ tuổi hoặc trên dưới độ tuổi, giới tính, trình<br />
độ học vấn, năng lực và trình độ lao động, tùy thuộc vào vốn sản xuất, có hoặc không có các phương tiện sản<br />
xuất ở trình độ thô sơ, hiện đại khác nhau... mà mỗi hộ (hoặc nhóm hộ) đã đi đến một cách tổ chức lao động và<br />
tìm các việc làm không hoàn toàn giống nhau. Như vậy mô hình kinh tế gia đình trở thành mô hình mà ở đó bắt<br />
đầu diễn ra sự cơ - cấu - lai lực lượng lao động xã hộ dưới hình thức, quy mô và tính chất khác nhau.<br />
<br />
Theo mô hình của Đa Tốn ( Gia Lâm, Hà Nội) ta thấy lực lượng lao động xã hội được cơ cấu lại dưới hình<br />
thức gia đình, chủ yếu dựa vào khai thác ruộng khoán. Từ đó được phân bố, sử dụng thích hợp trên mô hình<br />
VAC và chuyển sang các việc làm hoặc nghề phi nông nghiệp. Nhiều người cho rằng đặc trưng này phản ánh xu<br />
thế đa dạng hóa nông nghiệp vi phi nông nghiệp hóa đang diễn ra như tại Đa Tốn, và nhiều làng xã tại đồng<br />
bằng Bắc Bộ. Mặt khác trong điều kiện phát triển sản xuất hàng hóa hiện nay, xu thế đó phản ánh sự lại hậu của<br />
nền nông nghiệp hóa tại chỗ (công nghiệp nông thôn chưa phát triển), cho nên mọi việc làm (không có tính chất<br />
nghề) phi nông nghiệp ở nông thôn trong bối cảnh hiện nay chưa nhằm giải quyết lao động dư thừa và tăng thêm<br />
thu nhập ở mức độ "lấy công làm lãi" mà thôi. Tuy nhiên, có thể thấy rằng sự cơ cấu lại lực lượng lao động theo<br />
mô hình này-bước đất đã tạo ra những chênh lệch đáng kể trong thu nhập giữa các loại hộ hoặc giữa các nhóm<br />
hộ góp phần thúc đẩy, một bước (dù là chậm chạp) sự phát triển các năng lực sản xuất hàng hóa bên trong làng<br />
xã. Sự cơ cấu lại lực lượng lao động trong chính tự thân mỗi gia đình đi và đây chính là sự mày mò tìm kiếm mô<br />
hình kinh tế tối ưu phù hợp với cơ chế đổi mới hiện nay trong tình trạng các hộ gia đình chưa thể tách khỏi sản<br />
xuất nông nghiệp. Theo kết quả điều tra (Hải Vân 1990) cho thấy 51,2% số hộ có thêm 1 việc làm phần lớn đều<br />
là hộ gia đình hạt nhân (gồm vợ - chồng là lao động chính) trong đó thường 1 người làm thêm 1 việc phi nông<br />
nghiệp như chạy chợ, thợ mộc, hoặc họ làm tại chỗ hoặc họ đi làm nơi khác theo kiểu con thoi. Tại xã Tam Sơn<br />
(tiên Sơn, Hà Bắc trong những năm đổi mới) mô hình này đang được thịnh hành, đa phần các bà vợ ở nhà làm<br />
ruộng khoán, chồng đi xây dựng, làm thuê như cưa xẻ gỗ hoặc đi ra thành phố (chủ yếu là Hà Nội) kiếm việc<br />
làm tạo nên "thị trường sức lao động" tự phát cũng nằm trong mô hình này.<br />
<br />
- Số hộ có từ 2 đến 3 việc làm gồm những gia đình hạt nhân và gia đình mở rộng trong đó có từ 2-4 hoặc 3-5<br />
lao động chính, có vốn sản xuất.<br />
<br />
Theo số liệu điều tra cho thấy, hiện nay số lao động được thu hút với số lượng lơn vào 5 loại việc làm thuộc<br />
các nghề truyền thống của nông thôn Bắc Bộ. Đó là : cưa xẻ mộc, nề, chạy chợ và buôn bán dưới hình thức<br />
thương nghiệp nông thôn, Tỷ lệ hộ như sau so với mẫu điều tra ở các mô hình lao động: việc làm cưa xẻ gỗ :<br />
28,76% (61/205) ; mộc: 18,04%<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
. Theo khảo ít nhanh của Viện Xã hội học (1994) mô hình này được tiếp tục nhân rộng và đem lại hiệu quả cao cho<br />
các hộ gia đình<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Lê Phượng 23<br />
<br />
<br />
xét dưới góc độ giới tính thì trong số 63,58% số hộ làm việc trong nghề cưa xẻ gỗ, mộc, nề đa phần là nam giới<br />
và có độ tuổi từ 20-35 còn lại 36,41% số hộ lao động chạy chợ buôn bán là phụ nữ độ tuổi trung bình 20-35.<br />
Như vậy những việc làm trên đây đã được cơ cấu lại trên cơ sở phân định vai trò theo giới tính nam nữ hoặc<br />
giữa vợ - chồng và ở một độ tuổi nhất định. Nam giới chủ yếu tham gia vào những lao động hướng ngoại, di<br />
động vùng và tìm việc làm theo thời vụ hoặc cả năm ở thị trường vùng hoặc ngoài vùng. Nữ giới (hoặc vợ) ở độ<br />
tuổi tương ứng chủ yếu lao động hướng nội, có vai trò chính trong lao động hướng nghiệp, trông nom việc nội<br />
trợ và kết hợp nghề (việc làm) phi nông nghiệp để tăng thu nhập những lúc nông nhàn là chính. Tình trạng thiếu<br />
hụt việc làm tại chỗ, và sức ép về dân số ở nông thôn đã dẫn tới các hiện tượng "điều tiết" lao động tự phát nói<br />
trên ở quy mô gia đình.<br />
<br />
Một mô hình điển hình khác đáng lưu tâm là mô hình xã Ninh Hiệp. Vào năm 1993 Ninh Hiệp (Gia Lâm,<br />
Hà Nội) được xem là một xã giàu có nhất đồng bằng Bắc Bộ, có năng lực tiếp cận thị trường nhanh nhạy, hiệu<br />
quả vào bậc nhất ở nông thôn Việt Nam hiện nay. Theo báo cáo của lãnh đạo xã Ninh Hiệp, diện tích tự nhiên<br />
của xã 550 ha, diện tích canh tác 350 ha, dân số cho đến tháng 9-1992 là 11.800 người, 4.100 lao động (3.800<br />
lao động nông nghiệp + 300 lao động phi nông nghiệp), 2.100 hộ gia đình trong đó hộ thuần nông 470 (22,4%)<br />
hộ phi nông nghiệp 300 (14,295) hộ kinh tế tổng hợp 1.330 (63,3%). các phương thức kinh doanh tổng hợp như<br />
sau :<br />
<br />
- Nông nghiệp + tiêu thủ công nghiệp : 390 hộ (29,35)<br />
<br />
- Nông nghiệp + buôn bán dịch vụ : 660 hộ ( 49,6%)<br />
<br />
- Nông nghiệp + chế biến nông sản : 280 hộ ( 13,3%)<br />
<br />
<br />
Phân tầng mức sống giữa các hộ gia đình như sau :<br />
<br />
- Hộ giàu : 450 (21,4%) thu nhập 200 triệu đồng/năm<br />
<br />
- Hộ khá : 35% thu nhập 50 triệu đồng/năm<br />
<br />
- Hộ trung bình 50% thu nhập 20 triệu đồng/năm<br />
<br />
Còn lại số hộ thu nhập 20 triệu đồng/năm thuộc diện hộ nghèo, nhóm này chủ yếu nằm trong mô hình thuần<br />
nông, nghèo do thiếu vốn, thiếu năng lực, lười và đông con. Nếu đối chiếu với tiêu chuẩn hộ nghèo thu nhập<br />
20kg gạo/tháng thì Ninh Hiệp không còn hộ nghèo. Hiện nay chỉ còn 39 hộ thật sự khó khăn thu nhập cũng tới<br />
80.000đồng/tháng<br />
<br />
Tại Ninh Hiệp từ năm 1986 đến năm 1995, bình quân thu nhập toàn xã đạt tới 500 triệu đồng/năm, trong đó<br />
thu nhập từ nông nghiệp chỉ chiếm 10% tổng thu nhập. Chế biến nông sản, dược liệu chiếm 40%. Nghề thủ công<br />
nghiệp từ 20-30% còn lại là nghề buôn bán dịch vụ 20-25%.<br />
<br />
Nhóm thứ ba : Đó là các hộ thuần nông nghiệp. Loại hộ này còn chiếm tỷ lệ rất cao ở hầu hết các vùng làng<br />
xã đồng bằng Bắc Bộ. Ở xã Xuân Sơn (Đông Triều, Quảng Ninh) theo số liệu điều tra xã hội học năm 1993<br />
trong số 200 hộ thì có tới 166 hộ thuần nông chiếm 82,6% các hộ trong mẫu. Ở xã Đông Dương (Đông Sơn<br />
Thái Bình - 1992) số hộ thuần nông là 48,2%. Tỷ lệ thuần nông ở Tam Sơn (Tiên Sơn - Hà Bắc 1993) lên tới<br />
98%. So với các loại hộ nói trên, hộ thuần nông có thu nhập thấp, trì trệ và mang nặng mô hình kinh tế truyền<br />
thống tự cung tự cấp. Tỷ lệ các hộ nghèo, rất nghèo ở các xã, hợp tác xã đa phần đều rơi vào<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
24 Vài nét về thực trạng và xu hướng chuyển đổi ...<br />
<br />
<br />
các hộ thuần nông. Tuy nhiên trong tinh thần đổi mới của cả xã hội bản sắc của các nhóm hộ thuần nông cũng<br />
đã có sự chuyển biến, mặc dù rất chậm chạp trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cố gắng để có được nguồn<br />
thu ngày càng cao hơn. Nhiều nơi đã kết hợp thành công mô hình VAC, hoặc như ở Nam Thanh, Hải Hưng<br />
(1994) đã nổi lên phong tào nuôi trồng cây con đặc sản - với mô hình đòi hỏi phải có sự chuyên môn hóa sâu<br />
sắc, có trình độ hiểu biết về thị trường, nghề, và tỉ ước hết phải có vốn. Chính vì vậy không phải hộ thuần nông<br />
nào cũng có thể làm được, mà chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ dám làm và họ đã làm rất thành công.<br />
<br />
II. Mức độ phi nông nghiệp hóa<br />
<br />
Theo kết quả điều tra ở các xã trong mẫu đại diện sự tăng trưởng của nghề thủ công từ năm 1981 đến năm<br />
1989 tăng tử 27,3% lên 45,2% tại xã Xuân Sơn. Những từ năm 1989 đến năm 1993 thì nghề thủ công không<br />
những không phát triển mà còn bị giảm đi gần một nửa. Tình trạng này cũng xảy ra trương tự ở một số xã như<br />
Hà Bắc hoặc Thái Bình, ở những nơi này những nghề thủ công truyền thống như dệt vải, xe đay trong những<br />
năm hợp tác xã còn tồn tại, do không cạnh tranh nổi, thiếu thị trường tiêu thụ đã bị mai một và bị lãng quên., Số<br />
liệu thống kê cho thấy ở nước ta thủ công nghiệp nông thôn phát triển chậm, thậm chí còn giảm sút. Năm 1981<br />
có 16.181 cơ sở với 435.400 lao động, nhưng đến(năm 1987 chỉ còn 15.855 cơ sở với 381.300 lao động. Tại<br />
Xuân Sơn và một số nơi khác, trong vùng nghề phát triển mạnh nhất hiện nay là nghề buôn bán và dịch vụ. Nếu<br />
xem xét trên tổng thể thì trước năm 1980 có 14,7% tổng số hộ làm nghề phi nông nghiệp, giai đoạn năm 1981<br />
đến năm 1988 có 16,7% và năm 1988 đến 1993 có 67,6%. Rõ ràng nghị quyết 10 của Bộ chính trị là yếu tố quan<br />
trọng thúc đẩy mức độ phi nông nghiệp hóa ở nông thôn.<br />
<br />
Tại xã Đông Dương (Đông Hưng - Thái Bình) tình hình cũng xảy ra tương tự, mức độ tăng trưởng của nghề,<br />
việc làm phi nông nghiệp từ năm 1989 đến năm 1992 cao hơn hẳn các giai đoạn khác (61,4%).<br />
<br />
Nếu xem xét mức độ phi nông nghiệp hóa so với điều kiện sản xuất hàng hóa hiện nay, ở đồng bằng Bắc Bộ<br />
còn chậm, cũng tại Đông Dương mỗi năm tăng chưa tới 3%. Ngành nghề tiêu thủ công nghiệp phát triển bấp<br />
bênh. Nghề buôn bán dịch vụ ở quy mô nhỏ, mức độ tham gia đa phần còn tập trung vào lúc nông nhàn, còn có<br />
tích chất "lấp chỗ trống" tận dụng lao động dư thừa. Chính vì vậy khi xem xét các tương quan thu nhập của<br />
nhóm kinh doanh tổng hợp và các nhón khác tuy có trội hơn nhưng chưa đáng kể. Một điều đáng chú ý, trong cơ<br />
chế mới hiện nay đa phần các gia đình có làm thêm các hoạt động ngành nghề phi nông nghiệp đều tự làm lấy là<br />
chính - vai trò của nhà nước và hợp tác xã vô cùng mờ nhạt. Tại xã Xuân Sơn có 79,4% hộ cho biết tự gia đình<br />
tổ chức lấy. Trong khi đó chỉ có 17,6% do hợp tác xã tổ chức và những hộ thiếu ăn thường trông cậy vào hợp<br />
tác xã (50%). Tỷ lệ này ở xã Đông Dương cũng tương tự . Tỷ lệ gia đình tự làm lấy mà đa phần làm lấy một<br />
mình. Nói cách khác còn thiếu sự liên doanh liên kết giũa các hộ(trừ xã Ninh Hiệp) ở Xuân Sơn có 2,95, ở Đông<br />
Dương 0,7%. .Đây có lẽ là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng quy mô sản xuất hiện nay ở nông thôn còn nhỏ<br />
bé, manh mún, bấp bênh. Trong điều kiện hiện nay khi tiềm lực kinh tế của các hộ gia đình còn chưa đủ mạnh,<br />
các vốn tự có rất nhỏ nhoi thì đòi hỏi phải có sự liên kết các hộ lại với nhau. Có như vậy mới huy động được<br />
nguồn vốn, nguồn<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Lê Phượng 25<br />
<br />
<br />
nhân lực và sự hợp tác làm ăn. Mặt khác sở dĩ chưa có sự liên kết là đa phần các hộ đang ở mức làm thêm lúc<br />
nông nhàn, số hộ khá giả làm quanh năm nghề phi nông nghiệp rất ít. Các hộ có liên kết đã ít lại tập trung chủ<br />
yếu ở nhóm nông nghiệp kiêm buôn bán dịch vụ.<br />
<br />
Một điều đáng quan tâm là tỷ lệ thu nhập từ ngành nghề ở của 3 xã đại diện còn rất bé. Thí dụ Xuân Sơn có<br />
một hộ có thu nhập từ tiểu thủ công nghiệp chiếm 3% tổng số hộ kinh doanh tổng hợp và 0,5% tổng số hộ trong<br />
mẫu đại diện. Ở xã Đông Dương số hộ có thu nhập thêm từ tiểu thủ công nghiệp là 10 hộ chiếm 6,4% tổng số hộ<br />
kết hợp và 3,3% tổng số hộ trả lời.Ngoài ra nguồn thu nhập từ buôn bán dịch vụ cũng chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng<br />
thu nhập. Thí dụ ở Xuân Sơn có một hộ thu nhập từ buôn bán dịch vụ chiếm 5%, một hộ : 8%; một hộ : 26% và<br />
tập trung chủ yếu ở làng Xuân Viên - làng nằm gần đường quốc lộ. Tại làng Cầm gần chợ có một hộ chiếm 28%<br />
và một hộ 76% tổng thu. Còn lại 3 thôn của xã Xuân Sơn không có buôn bán dịch vụ.<br />
<br />
Tại xã Đông Dương trong số 27 hộ có thu nhập từ buôn bán chiếm 9,3% tổng số người được hỏi, có 25 hộ<br />
có thu nhập từ buôn bán chiếm 1-10% tổng thu. Và chỉ có một hộ có thu nhập từ 30-70%. Ở cả ba xã những hộ<br />
buôn bán có thu nhập cao đều thuộc diện gia đình khá giả và đủ ăn. Số hộ thiếu ăn buôn bán mang tính chất<br />
hàng xén (buôn bán nhỏ) do họ không có vốn và năng lực tiếp thị kém. Hiện nay ở cả ba xã trong mẫu đại diện<br />
và một số nơi khác trong vùng đã xuất hiện một tầng lớp kinh doanh lớn : các tổng đại lý, đại lý phân bón, thuốc<br />
trừ sâu, nguyên vật liệu xây dựng, tạp phẩm... Nói chung hộ này chưa nhiều nhưng nếu có điều kiện họ có thể<br />
trở nên các công ty trách nhiệm hữu hạn. Tình hình phát triển yếu kém của ngành nghề, và quy mô buôn bán<br />
nhỏ ở nông thôn đã dẫn đến tình trạng : gọi là nhóm kinh doanh tổng hợp song thu nhập chủ yếu vẫn từ sản xuất<br />
nông nghiệp.<br />
<br />
III. Xu hướng chuyển đổi tiếp tục của các nhóm xã hội lao động nghề nghiệp.<br />
<br />
Xu hướng giảm lao động thuần nông đi liền với xu hướng tăng lao động và hộ phi nông nghiệp và hộ kinh<br />
doanh tổng hợp ở các địa phương tại đồng bằng Bắc Bộ xảy ra chậm chạp và không đều. Xu hướng áp đảo hiện<br />
nay ở nhiều nơi là mở rộng hệ thống kinh té nông nghiệp với nông nghiệp vẫn là chính : song định hướng tăng<br />
dần việc kết hợp thêm việc làm hoặc nghề phi nông nghiệp. Nhưng kể cả định hướng này vẫn còn rất nhỏ bé, đa<br />
phần ở mức “làm thêm", chỉ trừ một số làng, xã điển hình đã hình thành các ngành sản xuất chuyên môn hóa cao<br />
như Ninh Hiệp, Bát Tràng.<br />
<br />
Thí dụ như Xuân Sơn xét mô hình toàn xã thì tuyệt đại đa số các nhóm nghề nghiệp đều định hướng phát<br />
triển hệ thống nông nghiệp mở rộng RK + VAC có 189 hộ chiếm 93,6% số hộ trong mẫu. Trong số đó có<br />
99,4% số hộ thuần nông không định hướng làm thêm nghề phi nông nghiệp, chỉ có 1 hộ (0,6%) dự định làm<br />
thêm dịch vụ. 80% số hộ nông nghiệp + TTCN có định hướng thâm canh và chăn nuôi. Trong nhóm nông<br />
nghiệp kết hợp buôn bán dịch vụ chỉ có 1 hộ định hướng thâm canh + dịch vụ chiếm 3,4% tổng số hộ, còn lại<br />
định hướng phát triển hệ thống nông nghiệp mở rộng RK + VAC ( 96,6%) - cả 2 hộ nông nghiệp + cán bộ nhà<br />
nước đều dự định tiếp tục mô hình RK + VAC. Phải chăng đây chỉ là sự bế tắc hay "ngõ cụt" của các hộ gia<br />
đình nông dân nói chung. Nếu xem xét tổng thể, thì định hướng phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng quá nhỏ : chỉ có<br />
2 hộ (1,1%) mà lại chủ yếu làm thêm dịch<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
26 Vài nét về thực trạng và xu hướng chuyển đổi ...<br />
<br />
<br />
vụ + thâm canh lúa. Định hướng nông nghiệp + TTCN thì cả 4 hộ định hướng mạnh sang mô hình RK + chăn<br />
nuôi. Nếu nhìn từ góc độ "hướng phát triển kinh tế" thì trong những năm tới tỷ lệ hộ thuần nông ở Xuân Sơn<br />
không chỉ "dậm chân tại chỗ" mà có nguy cơ tăng trưởng. Đối với nhóm kinh doanh tổng hợp xu hướng đẩy<br />
mạnh kinh té nông nghiệp theo mô hình RK + VAC hoàn toàn áp đảo xu hướng tiếp tục phát triển ngành nghề +<br />
buôn bán dịch vụ.<br />
<br />
Tại xã Đông Dương tình hình cũng xảy ra tương tự : có tới 50% số hộ không có dự định phát triển sản xuất<br />
kinh doanh. Còn lại trong nhóm thuần nông có 3 hộ (4,7% có định hướng phát triển các hoạt động phi nông : 1<br />
hộ + BBDV. Trong nhóm hỗn hợp chỉ có 14 hộ (20%) có dự định làm thêm các việc phi nông nghiệp, nhưng<br />
chủ yếu vẫn là buôn bán dịch vụ. Hoàn toàn thiếu vắng các định hướng chuyển sang ngành nghề cả ở xã Đông<br />
Dương. Nếu so sánh với Xuân Sơn thì định hướng phi nông nghiệp ở xã Đông Dương tiến bộ hơn.Tỷ lệ không<br />
dự định phát triển sản xuất - kinh doanh ở Văn Môn (Yên Phong - Hà Bắc) tương đối cao, trên 40% ý kiến trả<br />
lời. Điều này chứng tỏ ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ nói chung rất nhiều hộ gia đình lúng túng, không rõ<br />
phương hướng phát triển kinh tế để tạo hiệu quả cao hơn. Số còn lại 28,7% muốn hoàn thiện hệ thống nông<br />
nghiệp mở rộng. Trong mẫu điều tra tại Hải Vân năm 1990 mức độ dự tính làm thêm ngành nghề ngoài nông<br />
nghiệp rất cao : năm 1990 : 72,55% số người được hỏi và mức độ giữ nguyên, cũng có việc làm, ngành nghề đã<br />
chọn cũng xấp xỉ 71,23% số người được hỏi. Chứng tỏ loại làng xã phi nông nghiệp hóa cao theo hướng ngành<br />
nghề đã đạt được tính ổn định tương đối của cơ cấu việc làm, ngành nghề phi nông nghiệp : đồng thời đang<br />
muốn mở mang thêm theo hướng kinh doanh tổng hợp công-nông-thương-tín. Định hướng mở mang thêm việc<br />
làm, ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn là một định hướng tiến bộ kinh tế - xã hôi, nó phù hợp nguyện<br />
vọng của đa số người lao động ở nông thôn nước ta ngày nay. Mức độ phi nông nghiệp hóa là thước đo cơ bản<br />
của tiến bộ kinh tế xã hội theo hướng chuyển sang sản xuất kinh doanh hàng hóa và cơ chế thị trường, đồng thời<br />
là thước đo quan trọng của quá trình đô thị hóa có tác dụng chế biến xã hội nông thôn nghèo nàn lạc hậu lên xã<br />
hội giàu sang, phú quý. Nhưng hiện nay mức độ phi nông nghiệp hóa ở nông thôn nước ta vẫn còn rất thấp. Đa<br />
phần các hộ gia đình nông dân, bằng cách này hay cách khác đang nỗ lực tìm lối thoát cho bản thân, nhưng<br />
dường như điều này vượt quá khả năng hiện thực của những cố gắng nỗ lực cục bộ, tự phát.<br />
<br />
Như trên đã nêu ở cả 3 xã trong mẫu đều điện tỷ lệ hộ không có định hướng kinh doanh sản xuất rất lớn, vì<br />
vậy, chúng ta xem xét lý do không có dự định phát triển để thấy rõ thêm những khó khăn, hạn chế trong chuyển<br />
đổi cơ cấu xã hội lao động nghề nghiệp.<br />
<br />
Tại xã Xuân Sơn : có 53% số hộ không dự định phát triển kinh doanh sản xuất do thiếu vốn, 25% thiếu lao<br />
động và còn lại thiếu kinh nghiệm, không có ai hướng dẫn. Đặc biệt số hộ không có dự định phát triển kinh<br />
doanh này chủ yếu tập trung ở nhóm hộ thuần nông 91,7% , chỉ có 1 hộ ở nhóm nông nghiệp + TTCN (lý do<br />
thiếu vốn)<br />
<br />
Xã Đông Dương : trong 167 ý kiến trả lời không có dự định phát triển sản xuất-kinh doanh (55,5%) thì có<br />
đến 141 ý kiến trả lời chẳng có lý do nào cả (83,8%) chứng tỏ số hộ gia đình ở đây bế tắc thật sự trong việc lựa<br />
chọn cơ cấu xã hội lao động - nghề nghiệp đưa lại<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Lê Phượng 27<br />
<br />
<br />
hiệu quả kinh tế cao hơn. Tình trạng "lực bất tòng tâm" có phần nặng nề hơn so với xã Xuân Sơn. Số còn lại các<br />
ý kiến trả lời cho biết : 1 do thiên tai, sâu bênh gây ra : 156 (51,8%), thiếu vốn : 130 (43,2%), thiếu đất canh tác:<br />
117 (38,8%), không tiêu thụ được sản phẩm : 12 (3,99%)v.v... Trong số này có 93 (30,9%) hộ gặp 2 khó khăn,<br />
106 (35,22%) gặp 3 khó khăn...<br />
Ở xã Văn Môn, thiếu vốn đứng đầu báng về khó khăn, trở lực phát triển sản xuất- kinh doanh : 86(28,7%)<br />
tiếp đó là thuế cao : 21 (7%), thiếu công cụ sản xuất (6,3%), giá cả không ổn định (5,7%).<br />
KẾT LUẬN<br />
Cần tiếp tục giảm mạnh hơn nữa cơ cấu xã hội thuần nông để giải phóng sức lao động và tăng năng suất lao<br />
động ở nông thôn.<br />
Đồng thời với việc giảm mạnh cơ cấu thuần nông là đẩy mạnh sản xuất theo hướng chuyên môn hóa, đa<br />
dạng hóa ngành nghề ở nông thôn.<br />
Các địa phương phải có kế hoạch cụ thể sớm tìm ra thị trường để khôi phục lại nghề thủ công truyền thống<br />
và mở ra nhiều nghề để thu hút một lực lượng thuần nông nhằm thay đổi lối cơ cấu nghề nghiệp xã hội phù hợp<br />
với nền kinh tế sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, muốn ngành nghề ở nông thôn được phát triển đòi hỏi phải có sự<br />
hợp tác của nhiều ngành : ngân hàng, thương nghiệp, xuất nhập khẩu... Nói cách khác phải sớm tìm ra những cơ<br />
chế thích hợp để gắn bó các ngành với nhau giúp nhau để cùng nhau tiến lên về lâu về dài,chứ không phải tách<br />
rời nhau "mạnh ai nấy chạy".<br />
Quy mô sản xuất của kinh tế hộ (kể cả 2 nhóm ) như hiện nay còn quá manh mún, mang nặng tính tự cung<br />
tự cấp truyền thông. Tìm ra những hình thức hợp tác, liên doanh liên kết các hộ gia đình mới đủ vốn, đủ nhân<br />
lực để có thể mở rộng sự phân công lao động và đi vào sản xuất chuyên môn hóa. Nếu làm được như vậy thì<br />
lượng nông sản hàng hóa sẽ được phát triển mạnh.<br />
Để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển nông sản hàng hóa, đa dạng hóa ngành nghề ở<br />
nông thôn, đòi hỏi đổi mới tổ chức sản xuất và kinh doanh nông nghiệp, việc hình thành đội ngũ các nhà doanh<br />
nghiệp trẻ ở nông thôn, những người sản xuất và kinh doanh nông nghiệp đáp ứng được đòi hỏi ngày một tầng<br />
của nền sản xuất hiện đại cũng đang là vấn đề cần được đặt ra.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />