Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
VAI TRÒ CỦA CHỈ SỐ KHỐI CƠ THỂ VÀ BẢNG PHÂN LOẠI SGA<br />
TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ DINH DƯỠNG Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN<br />
CÓ HAY KHÔNG CÓ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG<br />
Trần Văn Vũ*, Trần Thị Bích Hương**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Thừa cân/béo phì, suy dinh dưỡng là những rối loạn tình trạng dinh dưỡng thường gặp và<br />
mang lại những ảnh hưởng bất lợi, góp phần làm gia tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong ở bệnh nhân bệnh thận mạn.<br />
Việc đánh giá tất cả những rối loạn tình trạng dinh dưỡng này ở đối tượng bệnh nhân bệnh thận mạn có hay<br />
không có đái tháo đường hiện nay chưa được nghiên cứu.<br />
Mục tiêu: Khảo sát sự khác biệt của những rối loạn tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân bệnh thận mạn có<br />
đái tháo đường so với bệnh nhân bệnh thận mạn không có đái tháo đường; Xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng, thừa<br />
cân/béo phì ở đối tượng bệnh nhân bệnh thận mạn có hay không có đái tháo đường. Lựa chọn phương pháp đánh<br />
giá tình trạng suy dinh dưỡng, thừa cân/béo phì thích hợp cho đối tượng bệnh nhân này.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu và mô tả cắt ngang được thực hiện trên 118 bệnh nhân<br />
bệnh thận mạn có và không có đái tháo đường tại khoa Thận bệnh viện Chợ Rẫy trong năm 2011. Tình trạng dinh<br />
dưỡng của bệnh nhân được đánh giá bằng: chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index – BMI), chỉ số albumin huyết<br />
thanh, phương pháp đánh giá tổng thể tình trạng dinh dưỡng theo chủ quan (Subjective Global Assessment –<br />
SGA).<br />
Kết quả: Trong số 118 bệnh nhân bệnh thận mạn có và không có đái tháo đường, có 61 bệnh nhân nữ<br />
(51,7%) và 57 bệnh nhân nam (48,3%), tỷ lệ nữ:nam = 1,07:1, tuổi trung bình: 65,09 ± 10,08 (40 – 86 tuổi). Tỷ<br />
lệ suy dinh dưỡng xác định được bằng phương pháp BMI, albumin, SGA tương ứng là 11,9%, 20,3%, 32,2%.<br />
Tỷ lệ thừa cân/béo phì xác định bằng phương pháp BMI là 30,5 %.<br />
Kết luận: Những rối loạn tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân bệnh thận mạn do đái tháo đường tương tự<br />
bệnh nhân bệnh thận mạn không có đái tháo đường. Rối loạn dạng thừa cân/béo phì thường gặp ở những giai<br />
đoạn đầu của bệnh thận mạn và càng tiến gần đến giai đoạn cuối thì tỷ lệ suy dinh dưỡng càng gia tăng. Tỷ lệ<br />
suy dinh dưỡng và thừa cân béo phì ghi nhận được qua nghiên cứu khá cao nêu bật tầm quan trọng của việc tầm<br />
soát những rối loạn này. Chúng tôi đề nghị sử dụng phương pháp SGA trong việc chẩn đoán suy dinh dưỡng và<br />
sử dụng phương pháp BMI để chẩn đoán tình trạng thừa cân/béo phì trên bệnh nhân bệnh thận mạn do hoặc<br />
không do đái tháo đường.<br />
Từ khóa: bệnh thận mạn, bệnh thận do đái tháo đường, suy dinh dưỡng, thừa cân/béo phì, SGA, BMI,<br />
albumin<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE ROLE OF BODY MASS INDEX AND SUBJECTIVE GLOBAL ASSESSMENT SCORES AS THE<br />
NUTRITIONAL INDICATORS IN DIABETIC AND NON-DIABETIC KIDNEY DISEASE PATIENTS<br />
Tran Van Vu, Tran Thi Bich Huong<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 120 - 128<br />
<br />
* Khoa Thận - Bệnh viện Chợ Rẫy<br />
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Trần Văn Vũ<br />
<br />
120<br />
<br />
ĐT: 0918151010<br />
<br />
Email: drvutran@gmail.com.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Background: Nutritional disorders such as overweight, obesity, underweight may contribute to morbidity<br />
and mortality in predialysis diabetic and nondiabetic kidney disease patients.<br />
Objective: To determine and to compare the prevalence of malnutrition, overweight and obesity in diabetic<br />
and non-diabetic kidney disease and to suggest the most effective method to assess different nutritional status<br />
disorders.<br />
Methods: A cross-sectional study was conducted at the Nephrology Department, Cho Ray Hospital in 2011.<br />
Both pre-dialysis diabetic and non-diabetic nephropathy patients (N=118) were enrolled. Malnutrition status was<br />
assessed by BMI, serum albumin, Subjective Global Assessment (SGA) method.<br />
Results: Over 118 Pre-dialysis diabetic and non-diabetic nephropathy patients, we had 61 females (51.7%)<br />
and 57 males (48.3%), mean age 65.09 ± 10.08 (40 to 86 years old). The prevalence of malnutrition according to<br />
BMI, albumin, SGA were 11.9%, 20.3%, 32.2%, respectively. The prevalence of overweight/obesity according to<br />
BMI was 30.5%.<br />
Conclusion: The nutritional status disorder of diabetic nephropathy patients was similar to the non-diabetic<br />
ones. Overweight/ obesity was common at the early stages of chronic kidney disease. In the contrast, malnutrition<br />
related with more advanced CKD stages. We suggested to use routinely SGA method to search for malnutrition<br />
and BMI for overweight or obesity in pre-dialysis diabetic and nondiabetic kidney patients.<br />
Keywords: diabetic kidney disease, chronic kidney disease, malnutrition, overweight/obesity, SGA, BMI,<br />
Albumin<br />
vong trước khi bước vào suy thận mạn giai đoạn<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
cuối. Như vậy, rối loạn tình trạng dinh dưỡng<br />
Bệnh thận mạn (BTM) là một trong những<br />
dù dạng thừa cân/béo phì hay ở dạng SDD đều<br />
biến chứng nghiêm trọng của bệnh đái tháo<br />
gây ảnh hưởng bất lợi trên kết quả lâm sàng của<br />
đường (ĐTĐ). Dựa theo những nghiên cứu dịch<br />
bệnh nhân BTM. Vậy nên, việc chẩn đoán phát<br />
tễ học tại các nước phương Tây cho thấy tỷ lệ<br />
hiện sớm những rối loạn tình trạng dinh dưỡng<br />
BTM do ĐTĐ type 1 là 21% và do ĐTĐ type 2 là<br />
và tiến hành các biện pháp điều chỉnh kịp thời là<br />
khoảng 25%(16).<br />
việc làm cần thiết trong chiến lược điều trị cho<br />
Bệnh nhân ĐTĐ có tỷ lệ thừa cân béo phì cao<br />
bệnh nhân BTM.<br />
hơn so với quần thể dân số chung. Điều này<br />
Dựa theo tìm hiểu của chúng tôi hiện nay ở<br />
được chứng minh qua nhiều nghiên cứu đánh<br />
trong nước chưa có công trình nghiên cứu đánh<br />
giá trong cũng như ngoài nước. Trong khi bệnh<br />
giá những rối loạn tình trạng dinh dưỡng trên<br />
nhân BTM lại có tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) khá<br />
đối tượng bệnh nhân BTM có hoặc không có<br />
cao, dao động trong khoảng 20% - 76% tùy thuộc<br />
ĐTĐ. Điều đó thúc đẩy chúng tôi tiến hành<br />
tiêu chuẩn sử dụng để đánh giá(14). Trên bệnh<br />
nghiên cứu này nhằm khảo sát và làm sáng tỏ<br />
nhân BTM những rối loạn tình trạng dinh dưỡng<br />
một số vấn đề như sau: (1) Các rối loạn tình<br />
này đã được ghi nhận nhiều ảnh hưởng bất lợi:<br />
trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân BTM do ĐTĐ có<br />
SDD phối hợp với tình trạng viêm ở bệnh nhân<br />
khác gì so với bệnh nhân BTM không có ĐTĐ<br />
BTM làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng, chậm<br />
không? (2) Xác định tỷ lệ SDD, thừa cân/béo phì<br />
lành vết thương(18). Ngoài ra, tình trạng SDD có<br />
ở bệnh nhân BTM có và không có ĐTĐ? Liệu tỷ<br />
liên quan đến sự gia tăng bệnh tật và tử vong ở<br />
lệ SDD, thừa cân/béo phì có sự tương ứng với<br />
bệnh nhân BTM(6,11). Ngược lại, thừa cân/béo phì<br />
từng giai đoạn của BTM không? (3) Khảo sát<br />
có thể làm gia tăng nguy cơ rối loạn chuyển hóa<br />
những ưu điểm, nhược điểm của từng phương<br />
dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch (đột<br />
pháp trong việc chẩn đoán SDD, thừa cân/béo<br />
quỵ, nhồi máu cơ tim..) làm gia tăng tỷ lệ tử<br />
phì ở đối tượng bệnh nhân này.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
121<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu tiền cứu, mô tả cắt ngang.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Tiêu chí chọn bệnh<br />
Bệnh nhân BTM có hoặc không có ĐTĐ có<br />
độ thanh lọc créatinine ước đoán (eClcr) ≤<br />
60ml/phút/1,73m2 da và chưa điều trị thay thế<br />
thận.<br />
Tiêu chí loại trừ<br />
Bệnh nhân đang bị nhiễm trùng cấp tính, sốt,<br />
suy hô hấp, bệnh nhân đang dùng các thuốc<br />
amiodarone, oestrogens và các loại thuốc ngừa<br />
<br />
Chỉ số khối cơ thể (Body mass index – BMI)<br />
BMI (Kg/ m2) = Trọng lượng (kg)/ ((chiều<br />
cao)(m))2<br />
<br />
thai đường uống, cường tuyến thượng thận,<br />
bệnh Hodgkin, bệnh cường giáp, bệnh gan nặng,<br />
tiểu đạm 24 giờ > 3g, ferritin huyết thanh <<br />
15ng/ml, bệnh nhân và gia đình không đồng ý<br />
tham gia nghiên cứu.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Đánh giá phân loại tình trạng dinh dưỡng<br />
bằng các phương pháp sau:<br />
<br />
Phương pháp SGA (Subjective Global<br />
Assessment)(3)<br />
Hệ thống đánh giá dinh dưỡng phân loại<br />
theo 3 mức độ: SGA loại A là dinh dưỡng tốt,<br />
SGA loại B là suy dinh dưỡng nhẹ đến trung<br />
bình, SGA loại C là suy dinh dưỡng nặng.<br />
<br />
nặng; BMI 16 – 16,9: SDD trung bình; BMI 17 –<br />
18,49: SDD nhẹ; BMI = 18,5 – 22,99: dinh dưỡng<br />
bình thường; BMI = 23 – 29,99: thừa cân; BMI ≥<br />
30: béo phì.<br />
<br />
(cân nặng được đánh giá ở thời điểm bệnh nhân không<br />
phù và có cân nặng ổn định)<br />
<br />
Chỉ số albumin huyết thanh<br />
<br />
Dựa theo tiêu chuẩn phân loại BMI của<br />
WHO dành cho dân số châu Á(20): BMI < 16: SDD<br />
<br />
Thực hiện trên máy xét nghiệm sinh hóa tự<br />
động Hitachi 717 (Nhật Bản). Chỉ số albumin<br />
<br />
122<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
huyết thanh thường được sử dụng để phân<br />
loại tình trạng dinh dưỡng theo các mức độ<br />
sau(8): Dinh dưỡng đầy đủ: ≥ 3,5g/dL, suy dinh<br />
dưỡng nhẹ: 2,8 –