intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

VAI TRÒ CỦA ĐỘNG VẬT THÂN MỀM ĐỐI VỚI CON NGƯỜI VÀ THỦY VỰC

Chia sẻ: Nguyen Phuong Ha Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

857
lượt xem
114
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vai trò làm thực phẩm Động vật thân mềm là một ngành có số lượng loài rất lớn (khoảng 130.000 loài -Thái Trần Bái, 2001; 104.000 loài - Hà Quang Hiến, 1980) chiếm khoảng 10% tổng số các loài động vật trên trái đất, đứng thứ hai sau ngành giáp xác (với 800.000 loài). Ngay từ thời cổ đại, khi loài người chưa biết săn bắn thú rừng thì đã biết bắt động vật thân mềm về ăn

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: VAI TRÒ CỦA ĐỘNG VẬT THÂN MỀM ĐỐI VỚI CON NGƯỜI VÀ THỦY VỰC

  1. VAI TRÒ CỦA ĐỘNG VẬT THÂN MỀM ĐỐI VỚI CON NGƯỜI VÀ THỦY VỰC 1.1. Vai trò làm thực phẩm Động vật thân mềm là một ngành có số lượng loài rất lớn (khoảng 130.000 loài -Thái Trần Bái, 2001; 104.000 loài - Hà Quang Hiến, 1980) chiếm khoảng 10% tổng số các loài động vật trên trái đất, đứng thứ hai sau ngành giáp xác (với 800.000 loài). Ngay từ thời cổ đại, khi loài người chưa biết săn bắn thú rừng thì đã biết bắt động vật thân mềm về ăn. Những di tích còn lại hiện nay của người Mút - tê - riêng (Mousteriens) ở Gibraltar (eo biển giữa Tây Ban Nha và Ma Rốc) chứng tỏ họ đã biết đập vỡ vỏ của các loài động vật thên mềm để lấy thịt ăn. Đến thời đại đồ đá, động vật thân mềm là nguồn thực phẩm quan trọng và phổ biến của cư dân các vùng ven biển do chúng sống cố định hoặc di chuyển chậm nên việc khai thác chúng cũng dễ dàng. Ngày nay rất nhiều loài động vật thân mềm vẫn là thức ăn ưa thích của con người, có loài còn là thức ăn quý hiếm. Các loài phổ biến được dùng là thực phẩm gồm có: Điệp, Sò, Trai, Vẹm, Mực,
  2. Ngao Nghêu, Bàn Mai, Tu Hài, Bào Ngư, . . .Trong đó, ở nước ta hiện nay đối tượng động vật thân mềm xuất khẩu chính là mực, Ngao, Nghêu Bến Tre, Sò Huyết, Ốc Hương, . . .(chiếm 5 - 7% sản lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu), thị trường chính là Nhật, Italia, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc,...với các mặt hàng là Bạch Tuộc đông lạnh; Mực khô; Sò, Nghêu đông lạnh; thịt Nghêu, Ốc chế biến, . . . So sánh thành phần dinh dưỡng của thịt động vật thân mềm với thịt một số động vật khác người ta thấy rằng, hàm lượng prôtêin và gluxit trong thịt động vật thân mềm khá cao, trong khi đó hàm lượng lipit lại rất thấp. Chính vì thế mà khi chúng ta ăn thịt của chúng không ngán.
  3. Bảng 1. Thành phần dinh dưỡng của thịt động vật thân mềm và một số động vật khác [Nguồn: Hà Quang Hiến, 1980] Tên ĐV Protit Lipit Glucid Tro (%) Canxi (%) (%) (%) (%) Thịt lợn 35,2 60,8 2,1 1,9 0,02 Thịt bò 64,8 30,6 - 4,5 0,02 Thịt vịt 66,0 30,0 0,4 3,6 0,04 Thịt gà 89,6 4,6 - 4,2 0,05 Cua 48,6 20,0 24,1 6,2 0,04 biển 86,1 7,6 1,0 5,2 0,13 Cá chép 72,5 5,0 10,0 4,5 0,50 Thịt rùa 83,0 4,5 2,40 8,5 1,5 Mực 17,4 7,14 55,1 6,3 14 Ốc 15,0 1,55 54,0 9,0 20,5 ruộng 9 ,1 10,8 1,10 66,0 13 Ngao Móng
  4. tay Nhiều nhà khoa học đã phát hiện được rằng thành phần prôtêin ở động vật thân mềm rất phong phú, từ những phân tử protêin có trọng lượng phân tử cao đến protêin có trọng lượng phân tử thấp. Trong các prôtêin có trọng lượng phân tử thấp, các peptid có hoạt tính sinh học làm giảm huyết áp trong cơ thể. 1.2. Vai trò làm sạch môi trường Động vật thân mềm có khả năng làm sạch môi trường, đặc biệt là nhóm động vật thân mềm hai mảnh vỏ. Thức ăn của chúng bao gồm thực vật phù du và cỏc hỗn hợp gồm nhiều loại khác như mảnh vụn các chất hữu cơ, khoáng, bùn, vi
  5. khuẩn, chất keo...(theo Gilbert Barnale, 1991). Tammes & Dral (1956) đã chỉ ra rằng những vật được Bivalvia giữ lại trong quá trình lọc không lớn hơn 10 mm. Khả năng lọc của động vật hai mảnh vỏ rất lớn. Một con Vẹm (Mytilus) lọc 3 - 5L nước/ngày, một con Trai sông (Anadonta pincinalis) lọc 12L nước/ngày, hay số Hầu sống dày đặc trên 1m2 có thể lọc 280 m3 nước/ngày. Như vậy, bằng phương thức dinh dưỡng ăn lọc với tỷ lệ lọc rất lớn động vật thân mềm 2 vỏ có khả năng làm sạch môi trường và chúng được coi là những đối tượng chính trong việc làm cân bằng sinh thái môi trường, đặc biệt ở những vùng bị ô nhiễm. Tuy nhiên, ở những vùng bị ô nhiễm bởi các độc tố do sự nở hoa của tảo, động vật thân mềm ăn tảo sẽ bị nhiễm độc tố và là nguồn gây bệnh cho con người. Các bệnh thường gặp khi ăn phải động vật thân mềm hai vỏ là PSP - Paralytic Shellfish Poisoning, DSP - Diarrhetic Shellfish Poisoning, ASP - Amnesis Shellfish poisoning đã làm nhiễm độc gần 2000 trường hợp trên toàn cầu hàng năm (Gusafa M. Hallegraeff, 1991). Hiện nay, trong nuôi trồng thuỷ sản để tạo thế cân bằng sinh thái và ổn định bền vững vùng nuôi người ta nuôi kết
  6. hợp các đối tượng ăn động vật như cá, tôm với các đối tượng ăn lọc mùn bã hữu cơ như động vật thân mềm, hải sâm. Mô hình này được gọi là “mô hình sinh thái” và hiện nay đang được nhân rộng ở nhiều nước trên thế giới. Nước sạch Tôm (cá) Bivalvia (Hầu, Rong biển Vẹm) Nước thải Hình1. Mô hình nuôi kết hợp tôm (cá) –- bivalvia - rong biển
  7. Oác höông Phytoplankton Mïn b· h­u c¬ Veïm, haàu Rong, caù Hình 2. Mô hình nuôi kết hợp nhiều đối tượng trên biển 1.3. Vai trò trong y học Một số loài động vật thân mềm được dùng làm thuốc chữa bệnh như: Ốc bươu (Pila polita) dùng trị bệnh dạ dày, ngọc Trai trị bệnh sốt, nang Mực có khả năng cầm máu. Bào Ngư vừa là món ăn đặc sản vừa là vị thuốc quý chữa bệnh quáng gà, củ cải xào với Bào Ngư chữa bệnh tiểu đường, chế phẩm sinh học được chế tạo từ Bào Ngư Haliotis varia có tác dụng tăng cường trí nhớ (Nguyễn Thị Thái Vân, 2004). Ngoài ra do có hàm lượng protein cao, có chứa vitamin (đặc biệt là vitamin B12) nên nó được dùng trong sản xuất thuốc bổ, thuốc tăng lực. 1.4. Vai trò là sinh vật chỉ thị cho môi trường
  8. Hầu hết sự có mặt của các loài động vật thân mềm là chỉ số cho điều kiện môi trường. Vẹm được dùng để kiểm tra mức độ ô nhiễm của hàm lượng kim loại nặng trong môi trường biển. Biến động thành phần và số lượng quần thể là chỉ số đánh giá cho mức độ thay đổi của môi trường sống. Một trong các hợp chất hoá học gây ảnh hưởng nhiều lên đời sống của động vật thân mềm đã được nghiên cứu sâu là chất sơn trên thành tàu thuỷ (Tributyltin - TBT). Các chất này làm ảnh hưởng lên quá trình phát triển của các loài sống bám lên thành các con tàu như Vẹm, Giun, Sun và đặc biệt là các loài Ốc. Các cá thể Ốc gai cái khi tiếp xúc với chất này sẽ phát sinh cơ quan giao cấu đực có kích thước chiêù dài tỷ lệ thuận với hàm lượng chất này trong môi trường gọi là hiện tượng imposex. Hiện tượng này làm gây tắc nghẽn khả năng đẻ trứng của con cái. Vì vậy, có khả năng sử dụng loài ốc này làm chỉ thị cho mức độ ô nhiễm chất sơn trên thành tàu thuỷ trong môi trường biển. 1.5. Tác hại của một số loài động vật thân mềm độc hại Bên cạnh những mặt có lợi, nhiều loài động vật thân mềm là sinh vật gây hại. Một số loài Ốc ăn chồi non thực
  9. vật gây tác hại đến mùa màng như ốc Sên (Achatina fulica); Ốc bươu vàng (Pomacea sp.), một số loài sống đục khoét thường gây hại cho các công trình thủy, thuyền bè như Teredo, Pholas, Bankia hay một số loài sống bám làm tàu thuyền hư vỏ, vận tốc và tải trọng giảm như hà, sun, một số bám vào các đảo ngầm làm cản trở giao thông đường biển. Đã có một số người đã chết sau khi ăn thịt ĐVTM. Độc tố trong thịt ĐVTM có thể gây chết ngay sau khi ăn hoặc tồn tại và gây độc mãn tính trong thời gian dài. Các nạn nhân ăn phải độc tố thường có triệu chứng nôn mửa hoặc tiêu chảy. Các độc tố này thường được sản sinh ra từ các loài tảo phù du gọi là các loài tảo độc thuộc nhóm dinoflagellate: Gonyaulax, Protogonyaulax, Gymnodinium, Pyrodinium, Nocticula, Ceratium, Protoperidinium .v.v (M. Mohan Joseph, 1998). Điệp, Hầu, Vẹm, Ngao có thể tiêu thụ các loài tảo này. Tuy nhiên chỉ một vài loài tảo thuộc nhóm này có khả năng sinh độc tố. Khả năng sinh độc tố tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường. Vấn đề này đang được nghiên cứu. Trong trường hợp tảo phát triển
  10. nhanh – tảo nở hoa – thịt ĐVTM tiêu thụ một lượng lớn tảo nở hoa này sẽ rất dễ gây độc. Loài Ốc có nọc độc cần được biết đến như nhóm họ Ốc nón. Nọc càng độc hơn khi các loài này sử dụng cá làm thức ăn. Bản chất của nọc độc là các loại protein, các loại protein này có tác dụng làm tê liệt hệ thần kinh. Tất cả các loài ốc nón đã biết có khả năng sản sinh ra các loại peptid có tên chung là conotoxin. Nhiều nghiên cứu trên conotoxin về trật tự sắp xếp, cơ chế tổng hợp, cấu trúc gen...đã xác định conotoxin cản trở hoạt động của protein trên màng tế bào, ngăn chặn việc truyền xung động thần kinh. Thuộc tính này làm cho conotoxin được sử dụng rộng rãi trong ngành hoá sinh học. Đã có khoảng 200 bài báo đề cập đến conotoxin. Mặc dù đã có khoảng 100 người đã bị Conus tấn công và 35 người đã chết nhưng có ít nhất 3 loại conotoxin có thể được sử dụng làm giảm đau và chữa trị vết thương. Số lượng các giải thưởng được công nhận về Conotoxin đã đạt đến con số 50 (Alan Kohn, 2003). Gần đây người ta đã phát hiện ra loài mực tuộc đốm xanh có thể gây chết người tại Bình Thuận.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2