Vai trò của hiệu trưởng và giáo viên trong đổi mới chương trình, sách giáo khoa
lượt xem 1
download
Bài viết trình bày một số điểm cơ bản của chủ trương đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Qua đó, nêu các vai trò mới mà người hiệu trưởng và người giáo viên phải thực hiện để đảm bảo sự thành công của sự nghiệp đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vai trò của hiệu trưởng và giáo viên trong đổi mới chương trình, sách giáo khoa
- TRẦN THỊ TUYẾT MAI VAI TRÒ CỦA HIỆU TRƯỞNG VÀ GIÁO VIÊN TRONG ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA TRẦN THỊ TUYẾT MAI (*) TÓM TẮT: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo ở nước ta hiện nay đề cập đến mọi yếu tố của quá trình dạy học, giáo dục, đặt ra các yêu cầu đối với người quản lý, người dạy, người học, người phục vụ dạy - học, với gia đình, cộng đồng và xã hội. Bài viết trình bày một số điểm cơ bản của chủ trương đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Qua đó, nêu các vai trò mới mà người hiệu trưởng và người giáo viên phải thực hiện để đảm bảo sự thành công của sự nghiệp đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay. Từ khóa: hiệu trưởng, giáo viên, chương trình, sách giáo khoa. ABSTRACT: Basic and comprehensive innovation of education in our country now means to all factors of teaching, education processes, sets out responsibilities of managers, teachers, learners, teaching assistant to their families, communities and societies. The articles has pointed out some basic ideas of the guideline to innovate programs and textbooks of secondary education Thereby, new roles of the principals and teachers are shown to be executed for the succeed of our existing innovative career. Key words: principals, teacher, program, textbook. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 - Đổi mới toàn diện mục tiêu, nội dung, tháng 11 năm 2014 về đổi mới chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã xác thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục định mục tiêu đổi mới chương trình, sách theo yêu cầu phát triển phẩm chất và năng giáo khoa là nhằm tạo chuyển biến căn bản, lực học sinh; toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục - Khắc phục tình trạng quá tải; phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và - Tăng cường thực hành và gắn với thực tiễn định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển cuộc sống. nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức - Việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả giáo dục phổ thông được tiến hành đồng bộ, về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, công khai, minh bạch, tiếp thu rộng rãi ý kiến thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của của nhân dân, các nhà khoa học, nhà giáo mỗi học sinh. Nghị quyết cũng nêu rõ yêu và người học (Quốc hội, 2014). cầu đổi mới là: Căn cứ Nghị quyết số 88/2014/QH13 - Kế thừa và phát triển những ưu điểm của ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo thông hiện hành; dục phổ thông và xét đề nghị của Bộ trưởng - Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ tướng Chính của nền văn hóa Việt Nam và phù hợp với xu phủ đã ra quyết định phê duyệt đề án đổi thế quốc tế; mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục (*) Tiến sĩ. Trường Đại học Thủ Dầu Một. Bình Dương. 78
- TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC Số 02 (10) / 2016 phổ thông (theo Quyết định số 404/QĐ-TTg Tổ quốc, cộng đồng; đồng thời phải phát huy ngày 27 tháng 3 năm 2015). Đề án nêu rõ tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mục tiêu; nguyên tắc; định hướng xây dựng mỗi cá nhân, làm chủ bản thân, làm chủ đất chương trình, sách giáo khoa mới; giải pháp nước và làm chủ xã hội; có hiểu biết và kỹ chủ yếu; lộ trình thực hiện và kinh phí, nguồn năng cơ bản để sống tốt và làm việc hiệu vốn. quả… Đổi mới chương trình, sách giáo khoa Thực hiện chương trình, sách giáo khoa tạo ra những cơ hội mới, góp phần tạo mới đòi hỏi sự chủ động, tích cực của cơ sở chuyển biến căn bản, toàn diện về chất giáo dục trong việc lựa chọn sách giáo khoa, lượng, hiệu quả giáo dục và phát triển con chuẩn bị tốt các điều kiện về đội ngũ giáo người Việt Nam toàn diện về đức, trí, thể, viên, cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ dạy mỹ, hướng tới “công dân toàn cầu”. Tuy học. Cần tích cực, chủ động song cần tránh nhiên chương trình, sách giáo khoa mới tùy tiện, ngẫu hứng, thiếu tính thống nhất. cũng đặt ra các yêu cầu mới, vai trò mới đối Do đó, hiệu trưởng cần tổ chức phân tích với công tác quản lý và dạy học, giáo dục. thực trạng nhà trường một cách toàn diện, Nói cách khác, người hiệu trưởng, người chính xác, khách quan về điểm mạnh, điểm giáo viên cần thực hiện các vai trò mới để yếu, cơ hội và thách thức của nhà trường. đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách Từ đó, xác định mục tiêu xây dựng và phát giáo khoa. triển đội ngũ cán bộ giáo viên; mục tiêu quản 2. VAI TRÒ CỦA NGƯỜI HIỆU TRƯỞNG lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; mục tiêu TRƯỚC YÊU CẦU ĐỔI MỚI nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục phù Hiệu trưởng là người đứng đầu cơ sở hợp với thực tiễn của địa phương, của nhà giáo dục được Nhà nước bổ nhiệm/công trường đồng thời cập nhật xu thế giáo dục nhận, chịu trách nhiệm lãnh đạo, quản lý một hiện đại trên thế giới… cách toàn diện, hệ thống mọi hoạt động của Hai là, hiệu trường phải xây dựng niềm tổ chức mình phụ trách. Trong quá trình đổi tin cho mọi người trong quá trình đổi mới. mới căn bản, toàn diện giáo dục nói chung, Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đổi mới đổi mới chương trình, sách giáo khoa nói chương trình, sách giáo khoa đặt ra nhiều riêng, hiệu trưởng đóng vai trò hết sức quan thách thức phải vượt qua. Chỉ có niềm tin trọng. con người mới có thể tự nguyện hy sinh và Trước hết, hiệu trưởng cần thực hiện tốt thử nghiệm cái mới, mới vượt qua những rào vai trò định hướng phát triển cho hoạt động cản, khó khăn. Niềm tin cần được xây dựng, của đơn vị mình. Định hướng, xét đến cùng vun bồi trong một quá trình và đòi hỏi từ hai chính là xác định mục tiêu của tổ chức, của phía: người quản lý và cán bộ giáo viên dưới các bộ phận, các thành viên trong tập thể sư quyền, bởi vì: mọi người chỉ sẵn sàng trao phạm nhà trường để họ cùng nhau đồng tâm một phần số phận vào tay nhà quản lý khi nhất trí làm việc có hiệu quả hướng tới mục nào nhà quản lý cũng trao một phần số phận tiêu giáo dục. Mục tiêu giáo dục theo tinh của mình vào tay mọi người (Quốc hội, thần đổi mới là: phát triển toàn diện năng lực 2014). và phẩm chất người học, cả dạy chữ, dạy Ba là, người hiệu trưởng cần tạo ra và người, dạy nghề. Giáo dục - đào tạo phải tạo phát triển môi trường văn hóa tích cực, lành ra những con người có phẩm chất, năng lực mạnh để người dạy, người học, người phục cần thiết như trung thực, nhân văn, tự do vụ dạy - học có thể phát huy tiềm năng, tính sáng tạo, có hoài bão và lý tưởng phục vụ sáng tạo, sự tận tâm của mình với công việc 79
- TRẦN THỊ TUYẾT MAI được giao. Edgar Henry Schein, chuyên gia cuốn cán bộ, giáo viên, học sinh tích cực, hàng đầu Hoa Kỳ với những đóng góp nổi chủ động, sáng tạo trong giảng dạy, học tập tiếng về văn hóa tổ chức đã từng nói rằng: và tự học suốt đời. công việc duy nhất mà cán bộ lãnh đạo làm Chương trình mới, sách giáo khoa mới là tạo ra và quản lý văn hóa. Như vậy, người yêu cầu đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy đứng đầu cơ sở giáo dục là người chủ và học, thực hiện dạy tích hợp và phân hóa, trương xây dựng cảnh quan nhà trường đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng xanh, sạch, đẹp, không có các tệ nạn xã giáo dục. Đây là công việc đòi hỏi công tác hội…, tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp quản lý chuyên môn phải sâu sát, khoa học giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các cán bộ, và sự gương mẫu đi đầu của chính bản thân giáo viên, nhân viên trong tập thể sư phạm, người quản lý nhà trường trong giảng dạy, giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với giáo dục học sinh. nhau đồng thời tạo ra một môi trường làm 3. VAI TRÒ CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN ĐÁP việc thoải mái, vui vẻ, thân thiện. Đó là nền ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI tảng tinh thần cho sự sáng tạo và đổi mới, Theo Raja Roy Singh, nhà giáo dục Ấn giúp cho cán bộ giáo viên và học sinh có Độ: giáo viên giữ vai trò quyết định trong quá cảm giác tự hào, hãnh diện vì được là thành trình giáo dục và đặc biệt trong việc định viên của tổ chức nhà trường, được làm việc hướng lại giáo dục. Người ta luôn nhận thấy vì những mục tiêu cao cả của nhà trường. rằng thành công của các cuộc cải cách giáo Điều đó tạo động lực làm việc mạnh mẽ cho dục phụ thuộc dứt khoát vào “ý chí muốn mỗi thành viên của tập thể sư phạm nhà thay đổi” cũng như chất lượng giáo viên. trường, cùng hướng tới mục tiêu nâng cao Không một hệ thống giáo dục nào có thể chất lượng dạy học, giáo dục. Và khi trong vươn cao quá tầm những giáo viên làm việc cơ sở giáo dục xảy ra biến động, tình huống cho nó. Như vậy, giáo viên là lực lượng then ngoài ý muốn thì chính môi trường văn hóa chốt trong mỗi nhà trường, quyết định sự được tạo lập làm cho người ta ứng xử với thành bại của việc tiến hành quá trình giáo nhau tử tế hơn, nhân văn hơn. dục, của công cuộc đổi mới giáo dục. Vai trò Thực hiện chương trình, sách giáo khoa của người giáo viên trong quá trình đổi mới mới đòi hỏi công việc dạy học phải năng giáo dục, đổi mới chương trình, sách giáo động, tích cực tìm tòi nghiên cứu, khai thác khoa được thể hiện cụ thể như sau: tư liệu giáo dục, tìm hiểu thực tiễn để chuẩn - Giáo viên là người tiên phong trong tiến bị tốt bài giảng. Do đó, một môi trường làm trình đổi mới. Đổi mới căn bản, toàn diện việc thân thiện, hợp tác giữa người quản lý giáo dục - đào tạo đề ra mục tiêu đổi mới, nhà trường với giáo viên và giữa các giáo yêu cầu đổi mới, nội dung đổi mới. Trong viên với nhau là điều kiện quan trọng để giáo tiến trình đổi mới đó, giáo viên là người trực viên thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. tiếp triển khai nội dung, phương pháp, kiểm Bốn là, hiệu trưởng phải là tấm gương tra, đánh giá theo chương trình, sách giáo cho đội ngũ cán bộ giáo viên noi theo về tinh khoa mới. Có thể nói, chính giáo viên là lực thần học tập, ý thức kỷ luật, sự tận tâm, tính lượng đầu tiên phải đổi mới và quyết định sự sáng tạo, lòng dũng cảm, đức hy sinh, sự thành bại của việc đổi mới. công bằng, tính khoan dung… trước những - Giáo viên là huấn luyện viên trong quá trình yêu cầu mới của sự nghiệp đổi mới người khám phá tri thức của học sinh. Quan điểm thủ trưởng cơ sở giáo dục không thể hô hào chỉ đạo của đổi mới căn bản, toàn diện giáo chung chung mà phải dấn thân thực sự; lôi dục là chuyển mạnh quá trình giáo dục từ 80
- TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC Số 02 (10) / 2016 chủ yếu chú trọng trang bị kiến thức sang vấn và nghề nghiệp, địa vị xã hội, giới tính phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất trong mọi thời gian khác nhau và không gian người học. Chương trình mới, sách giáo khác nhau. Định hướng của chương trình, khoa mới chú trọng giáo dục tinh thần yêu sách giáo khoa mới là biên soạn theo hướng nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, nhân tích hợp ở các lớp học, cấp học dưới và cách, lối sống; phát hiện, bồi dưỡng năng phân hóa dần ở các lớp học, cấp học trên. Ở khiếu và định hướng nghề nghiệp cho mỗi các lớp học, cấp học dưới thực hiện lồng học sinh; tăng cường năng lực ngoại ngữ, tin ghép, kết hợp những nội dung liên quan với học và các kỹ năng sống, làm việc trong điều nhau ở mức độ hợp lý để tạo thành các môn kiện hội nhập quốc tế; đẩy mạnh ứng dụng, học tích hợp. Trong quá trình dạy học, giáo phát huy thành quả khoa học công nghệ thế viên phải dạy phân hóa và tích hợp. Trong giới, nhất là công nghệ giáo dục và công bối cảnh đó, người giáo viên phải thường nghệ thông tin. Vì vậy, giáo viên không còn xuyên nghiên cứu, khai thác tư liệu giáo dục, là người truyền thụ kiến thức đơn thuần mà luôn tự học và sáng tạo, tìm hiểu thực tiễn là người hỗ trợ học sinh tự k hám phá tri để chuẩn bị tốt bài giảng, đồng thời khuyến thức. Bằng trí tuệ và sự từng trải của mình, khích, hướng dẫn phương pháp tự học, sáng người giáo viên định hướng, khuyến khích tạo cho học sinh. học sinh tự khám phá tri thức; động viên, Đổi mới chương trình, sách giáo khoa khích lệ học sinh trong quá trình học tập, rèn giáo dục phổ thông là một công việc hết sức luyện của họ. trọng đại. Cần phát huy trí tuệ và sức lực của - Giáo viên là nhà nghiên cứu, tích cực tự toàn xã hội, trong đó ngành giáo dục đóng học và sáng tạo. Một trong các nội dung mới vai trò nòng cốt, đặc biệt là người hiệu của mục tiêu tổng quát của đổi mới căn bản, trưởng và đội ngũ giáo viên. Trước những toàn diện giáo dục là xây dựng nền giáo dục yêu cầu mới, dù ở các cương vị khác nhau mở, thực học, thực nghiệp. Hệ thống giáo song hiệu trưởng và đội ngũ giáo viên phải dục mở là hệ thống giáo dục tạo ra cơ hội không ngừng học tập, rèn luyện để có đủ phát triển chương trình giáo dục, tạo cơ hội năng lực và phẩm chất thực hiện tốt vai trò, học tập phù hợp cho mọi đối tượng có nhu nhiệm vụ của mình, đảm bảo cho sự thành cầu, không phân biệt lứa tuổi, trình độ học công của sự nghiệp đổi mới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chính phủ (2015), Quyết định số 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. 3. Quốc hội (2014), Nghị quyết số 88/2014/QH13 về Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. 4. Subir Chowdhury (2006), Quản lý trong thế kỷ 21. Nxb. Giao thông Vận tải. Ngày nhận bài: 25/01/2016. Ngày biên tập xong: 10/05/2016. Duyệt đăng: 17/05/2016 81
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên
9 p | 623 | 169
-
Vai trò của thư viện trong việc đổi mới phương pháp dạy và học ở Đại học
7 p | 164 | 23
-
Bài giảng Chuyên đề 7: Lãnh đạo và quản lý phát triển giáo dục toàn diện học sinh phổ thông
25 p | 178 | 17
-
Bài giảng Văn hóa trường học & văn hóa lãnh đạo qua vai trò của hiệu trưởng
10 p | 119 | 16
-
Quản lí sự thay đổi trong nhà trường
3 p | 146 | 9
-
Một số giải pháp nâng cao vai trò của tham vấn tâm lý học đường trong bối cảnh chuyển đổi số
7 p | 34 | 8
-
Hiệu trưởng với công tác xây dựng văn hóa học đường trong các cơ sở giáo dục phổ thông
8 p | 85 | 8
-
Thực trạng và một số kiến nghị nhằm phát huy vai trò của các câu lạc bộ đội, nhóm trong rèn luyện kĩ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Giao thông vận tải phân hiệu thành phố Hồ Chí Minh
5 p | 107 | 6
-
Vai trò của giáo dục đối với tăng trưởng kinh tế tại khu vực Đông Á: Một cuộc khảo sát
32 p | 69 | 5
-
Vai trò của nhân viên công tác xã hội và công tác truyền thông trong việc nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giáo dục – đào tạo trong các trường phổ thông ở Việt Nam hiện nay
8 p | 131 | 5
-
Vai trò của các trường đại học trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững ở Đức và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
16 p | 34 | 4
-
Vai trò của hiệu trưởng trường trung học phổ thông cốt cán trong xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường hiện nay
13 p | 13 | 3
-
Vai trò mới của nhà nước và các cộng đồng trong việc giải quyết vấn đề nhà ở đô thị: Trường hợp thành phố Hồ Chí Minh - Nguyễn Quang Vinh
5 p | 121 | 3
-
Lãnh đạo hoạt động dạy học trong bối cảnh quản lí dựa vào nhà trường
8 p | 50 | 2
-
Nhận thức của giáo viên tiểu học về vai trò của sự quan tâm đối với học sinh
10 p | 101 | 2
-
Vai trò của mối liên kết nhà trường - doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh mới
16 p | 29 | 2
-
Giáo án môn Hoá học Công nghệ và Môi trường - Bài dạy: Vai trò của rừng và cây xanh trong sinh quyển - Lê Hải Đăng
7 p | 113 | 2
-
Vai trò của giáo viên trong khích lệ và phát huy tiềm năng của học sinh điếc
5 p | 73 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn