Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam giai đoạn trước 1930
lượt xem 116
download
Ch T ch H Chí ủ ị ồ Minh – anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, vị lãnh tụ kính yêu của cả dân tộc Việt Nam. Người đã gắn bó cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng nước nhà, cả cuộc đời vì nước vì dân. Có thể nói ít có ai có tấm lòng yêu nước thương dân vô bờ bến như Người. Đối với sự nghiệp cách mạng nước nhà, Người có công lao vô cùng to lớn và đã đi vào lịch sử dân tộc với những trang sử hào hùng, chói lọi nhất. Từ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam giai đoạn trước 1930
- Chủ Tịch Hồ Chí Minh – anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, vị lãnh tụ kính yêu của cả dân tộc Việt Nam. Người đã gắn bó cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng nước nhà, cả cuộc đời vì nước vì dân. Có thể nói ít có ai có tấm lòng yêu nước thương dân vô bờ bến như Người. Đối với sự nghiệp cách mạng nước nhà, Người có công lao vô cùng to lớn và đã đi vào lịch sử dân tộc với những trang sử hào hùng, chói lọi nhất. Từ thưở thiếu thời cho đến lúc trút hơi thở cuối cùng Người luôn trăn trở cho vận mệnh quốc gia, dân tộc. Nỗi lo lắng làm sao để cho nước nhà được độc lâp, nhân dân được sống trong sung sướng tự do, ai cũng có cơm ăn áo mặc luôn canh cánh bên Người.a Nguyễn Aí Quốc tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 tại Làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Cha của Người là cụ Nguyễn Sinh Sắc (1863-1929) đỗ Phó Bảng, bị ép ra làm quan, sau bị cách chức, chuyến sang làm nghề thầy thuốc. Mẹ của Người là bà Hoàng Thị Loan (1868-1900), một phụ nữ có học, đảm đang, chăm lo cho chồng con hết mực. Sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, trên quê hương Nghệ Tĩnh giàu truyền thống đấu tranh cách mạng lại lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan nên Người sớm có tinh thần yêu nước. Người rất khâm phục tấm lòng yêu nước và tinh thần đấu tranh của các bậc tiền bối như: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Phan Đình Phùng… nhưng lại không tán thành với con đường cứu nước của các cụ. Xuất phát từ lòng yêu nước và trên cơ sở rút kinh nghiệm thất bại của các thế hệ cách mạng tiến bối. Nguyễn Aí Quốc đã quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nước mới hữu hiệu hơn. Ngày 5/6/1911 tại Bến cảng Nhà Rồng chàng thanh niên Nguyễn Aí Quốc lấy tên là Nguyễn Tất Thành đã tạm rời xa gia đình, xa Tổ quốc để bắt đầu cuộc hành trình của mình. Tuy nhiên khác với những thanh niên cùng trang lứa đều chọn Nhật Bản làm nơi dừng chân thì Nguyễn Aí Quốc lại hướng tầm nhìn của mình về các nước phương Tây, trong đó có Pháp. Sỡ dĩ Người chọn phương Tây làm nơi đến vì Người muốn tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào để trở về giúp đỡ đồng bào mình, hơn nữa Người cũng muốn biết nước Pháp là một tên đế quốc như thế nào mà lại sang xâm lược nước ta và theo người muốn đánh thắng giặc Pháp xâm lược thì cần phải tìm hiểu rõ về chúng, “ biết địch biết ta trăm trận trăm thắng “ chính vì lý do đó mà người đã quyết định sang phương Tây, sang nước Pháp.
- Người đã làm phụ bếp trên con tàu Latouche Treville của Pháp lênh đênh trên biển cả bắt đầu chuyến hành trình tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc của mình. Trong những năm đầu hoạt động cách mạng cho đến 1930. Nguyễn Aí Quốc đã có vai trò rất lớn đối với sự nghiệp cách mạng nước nhà. Vai trò đó được thể hiện ở các mặt sau đây: Trước hết, khi rời Tổ Quốc. Người đã đi đến rất nhiều nước trên thế giới ở cả Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi nhưng ở đâu Người cũng hòa mình với cuộc sống của những người dân lao động cho nên Người rất thấu hiểu nỗi khổ của họ. Những chuyến đi đó giúp Người rút ra một kết luận rằng: Trên thế giới này, ở đâu bọn đế quốc thực dân cũng đều độc ác, ở đâu những người lao động cũng đều bị áp bức bóc lột dã man; trên thế giới này con người có nhiều màu da khác nhau, nhưng chung quy chỉ có hai hạng người: hạng người bị bóc lột và hạng người đi bóc lột. Năm 1917, Người từ Anh trở lại Pháp, chọn Pari làm điểm dừng chân hoạt động. Tại đây, hoạt động đầu tiên của Người là đấu tranh đòi cho binh lính và thợ thuyền Việt Nam được sớm hồi hương trở về với gia đình. Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã Hội Pháp, một đảng tiến bộ chủ trương chống lại các chính sách áp bức bóc lột của thực dân Pháp ở các nước thuộc địa. Tháng 6 năm 1919, nhân dịp các nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất họp Hội nghị Vecsxai ở Pháp, Nguyễn Aí Quốc thay mặt nhóm người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới Hội nghị Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam để tố cáo chính sách của thực dân Pháp và đòi chính phủ Pháp phải thực hiện các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Bản yêu sách gồm 8 điểm như sau: 1. Tổng ân xá tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị. 2. Cải cách nền pháp lý Đông Dương bằng cách để người bản xứ cũng được quyền hưởng những quyền bảo đảm về mặt pháp luật như người Âu châu. Xóa bỏ hoàn toàn các tòa án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam. 3. Tự do báo chí và tự do ngôn luận. 4. Tự do lập hội và hội họp. 5. Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương. 6. Tự do học tập, thành lập các trường kĩ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ 7. Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật. 8 .Có đại biểu thường trực của người bản xứ do người bản xứ bầu ra tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được những nguyện vọng của người bản xứ.
- Những yêu sách nói trên không được chấp nhận, nhưng nó đã có ý nghĩa rất lớn. Đó là đòn tấn công trực diện đầu tiên của nhà cách mạng trẻ tuổi Nguyễn Aí Quốc vào bọn trùm đế quốc và nó đã có tiếng vang lớn đối với nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp và nhân dân các nước thuộc địa Pháp. Một bài học lớn đã được rút ra: “Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới”. Thứ hai, Nguyễn Aí Quốc là người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam: Sau nhiều năm bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước, bắt đầu từ 1911. Tháng 7 năm 1920. Nguyễn Aí Quốc đọc được Bản sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân đạo - cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Pháp. Người vui mừng đến phát khóc lên và muốn nói to lên như đang nói trước đông đảo quần chúng: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta” . Nguyễn Aí Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước giải phóng dân tộc. Người khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”. Từ đó Nguyễn Aí Quốc hoàn toàn tin vào Lênin, tin vào Quốc tế thứ ba. Quyết tâm đó của Nguyễn Aí Quốc càng được khẳng định rõ ràng khi tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua vào cuối tháng 12 năm 1920 Người đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ III và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Hành động đó của Nguyễn Aí Quốc là sự kiện đánh dấu bước ngoặt lớn trong hoạt động cũng như tư tưởng chính trị của Người, từ lập trường yêu nước chuyển sang lập trường cộng sản. Sự kiện đó cũng mở ra cho cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam một giai đoạn phát triển mới, “giai đoạn gắn phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào công nhân quốc tế, đưa nhân dân Việt Nam đi theo con đường mà chính Người đã trải qua, từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác-Lênin và đi theo con đường cách mạng vô sản”, nó đánh dấu bước mở đường giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Sau này, chính Người đã thừa nhận: “Lúc đầu chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ không phải là chủ nghĩa cộng sản đã làm tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ III. Từng bước một trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lí luận Mác – Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người
- lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”. Thứ Ba, Nguyễn Aí Quốc là người đã tích cực chuẩn bị tiền đề về chính trị, tư tưởng và tổ chức cách mạng cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam : Sau khi đã tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc thông qua việc tiếp nhận chủ nghĩa Mác – Lênin và trở thành người cộng sản, từ 1921 trở đi Nguyễn Aí Quốc vừa hăng say hoạt động cách mạng, vừa học tập nghiên cứu lý luận để bổ sung và hoàn thiện tư tưởng cứu nước của mình, đồng thời tích cực tìm mọi cách để truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam nhằm chuẩn bị tiền đề về chính trị, tư tưởng cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam. Trong điều kiện chính sách thống trị của Thực dân Pháp hết sức hà khắc, chúng tìm cách bưng bít mọi tư tưởng cách mạng tiến bộ trên thế giới thêm vào đó trình độ học vấn của nhân dân ta trong giai đoạn này còn thấp. Nguyễn Aí Quốc đã phải suy nghĩ, tìm tòi những hình thức thích hợp để từng bước truyền bá chủ nghĩa Mác –Lênin vào phong trào cách mạng Việt Nam. Người đã vận dụng những nguyên lý cơ bản của học thuyết này thành những vấn đề chính trị, đường lối, đạo đức để truyền bá vào Việt Nam . * Thời gian ở Pháp: Từ 1921 Nguyễn Aí Quốc dựa vào sự giúp đỡ của Đảng cộng sản Pháp đã cùng với một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari để đoàn kết các lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa thực dân và thông qua tổ chức này để đem chủ nghĩa Mác – Lênin đến với với các dân tộc thuộc địa. Hội quyết định sáng lập ra tờ báo Le Paria ( Báo Người cùng khổ) làm cơ quan ngôn luận của mình và ra số đầu tiên vào ngày 1/4/1922, tờ báo Người cùng khổ do Nguyễn Aí Quốc chủ biên kiêm chủ bút đã vạch trần chính sách đàn áp, bóc lột dã man của Chủ nghĩa đế quốc nói chung và đế quốc Pháp nói riêng, đồng thời thức tỉnh các dân tộc bị áp bức nổi dậy đấu tranh tự giải phóng. Ngoài việc thành lập Hội liên hiệp thuộc địa và xuất bản báo Người cùng khổ, Nguyễn Aí Quốc còn tích cực tổ chức các buổi diễn thuyết và viết nhiều bài đăng trên các báo Nhân đạo, Đời sống công nhân, tập san Thư tín quốc tế…và viết cuốn sách nổi tiếng Bản án chế độ thực dân Pháp (xuất bản 1925). Mặc dù nhà cầm quyền Pháp tìm mọi cách ngăn chặn, cấm đoán nhưng các sách báo đó vẫn được bí mật chuyển về Việt Nam đúng vào lúc phong trào cách mạng Việt Nam đang phát triển mạnh, đặc biệt bước đầu xuất hiện những xu hướng cộng sản. Nhờ đó nhân dân
- ta, trước hết là những người tiểu tư sản trí thức yêu nước, tiến bộ ngày càng hiểu hơn bản chất của chủ nghĩa đế quốc nói chung và đế quốc Pháp nói riêng, hiểu được Cách mạng tháng Mười Nga và hướng về chủ nghĩa Mác – Lênin. Bên cạnh đó, với tư cách là trưởng tiểu ban Đông Dương của Đảng cộng sản Pháp, Nguyễn Aí Quốc cũng đã góp phần quan trọng vào việc tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân Pháp ở các nước thuộc địa, đồng thời tiến hành tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin, xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa những người cộng sản và nhân dân lao động Pháp với các nước thuộc địa và phụ thuộc. * Thời gian ở Liên Xô: Tháng 6/1923 Nguyễn Aí Quốc bí mật rời khỏi nước Pháp và sang Liên Xô. Tháng 10/1923 Nguyễn Aí Quốc tham dự Hội nghị Quốc tế Nông dân lần thứ I ở Liên Xô và được bầu vào Ban chấp hành, tiếp đó Người vừa hoạt động vừa nghiên cứu, học tập, làm việc ở trụ sở Quốc tế cộng sản (Bộ phương Đông), viết bài cho báo Sự thật, tạp chí Thư tín quốc tế và một số sách báo khác…Đặc biệt từ ngày 17/6 đến ngày 8/7/1924, Người đã tham dự Đại hội lần thứ V của quốc tế cộng sản. Tại Đại hội này Người đã trình bày lập trường, quan điểm của mình về vị trí chiến lược của cách mạng các nước thuộc địa; về mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc vói phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa; về vai trò và sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân ở các nước thuộc địa. Bản tham luận của Người đã gây chú ý dư luận tại Đại hội, góp phần đưa cách mạng Việt Nam ngày càng gắn bó chặt chẻ và trở thành một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng vô sản thế giới. Có thể nói thời gian hoạt động ở Liên Xô là thời gian mà Nguyễn Aí Quốc tiếp tục phát triển và hoàn chỉnh thêm tư tưởng về cách mạng giải phóng dân tộc, thông qua nghiên cứu thực tiễn và học tập trong các sách báo mác xít. Nội dung tư tưởng chính trị của Người trong những năm 20 bao gồm những điểm chủ yếu như sau: 1. Người chỉ rõ bản chất của chủ nghĩa thực dân là “ăn cướp” và “giết người’’. Vì vậy, chủ nghĩa thực dân là kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới. 2. Cách mạng dân tộc là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới. Cách mạng giải phóng dân tộc phải thực hiện đoàn kết và liên minh với các lực lượng cách mạng quốc tế. Phải gắn liền sự nghiệp giải phóng dân tộc với giải phóng nhân dân lao động và giai cấp công nhân. Người nói: “Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản
- thì mới giải phóng được dân tộc, cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và cách mạng thế giới”. Người cho rằng cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ khăng khít biện chứng với nhau, nhưng không phụ thuộc vào nhau. Cách mạng giải phóng dân tộc có thể bùng nổ và giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc. Ở đây Nguyễn Aí Quốc muốn nhấn mạnh tới vai trò tích cực chủ động của các dân tộc thuộc địa trong cuộc đấu tranh giải phóng khỏi ách áp bức của chủ nghĩa thực dân. 3. Ở một nước nông nghiệp lạc hậu, nông dân lại là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội, bị đế quốc, phong kiến áp bức bóc lột nặng nề. Vì vậy, cách mạng giải phóng dân tộc muốn giành được thắng lợi cần phải thu phục, lôi cuốn được nông dân đi theo, cần phải xây dựng khối liên minh công nông làm động lực của cách mạng. Đồng thời trên cơ sở liên minh công nông phải thu hút, tập hợp được sự tham gia rộng rải của đông đảo các giai tầng xã hội khác vào trận tuyến đấu tranh của dân tộc. 4. Cách mạng muốn giành được thắng lợi, trước hết phải có đảng cách mạng nắm vai trò lãnh đạo. Đảng muốn vững, phải đi theo học thuyết Mác – Lênin. Đảng phải có đội ngũ cán bộ sẵn sàng hy sinh chiến đấu vì mục đích của đảng, vì lợi ích và sự tồn vong của dân tộc, vì lý tưởng giải phóng giai cấp công nhân và nhân loại. 5. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, chứ không phải việc của một vài người. Vì vậy cần phải tập hợp, giác ngộ và từng bước tổ chức quần chúng đấu tranh từ thấp đến cao. Đây là quan điểm cơ bản đầu tiên của Nguyễn Aí Quốc về nghệ thuật vận động quần chúng tiến hành đấu tranh cách mạng. Những quan điểm, tư tưởng cách mạng nói trên của Nguyễn Aí Quốc được thể hiện trong các tác phẩm của Người, cùng với các tài liệu khác đã được bí mật chuyển về trong nước, đến với các tầng lớp nhân dân Việt Nam, tạo ra một xung lực mới, như một cơn gió lạ thổi bùng lên ngọn lửa cách mạng mới, một chất men kích thích phong trào dân tộc phát triển và nhanh chóng chuyển mình theo xu hướng cách mạng mới của thời đại. Cũng từ đây, nhũng gười yêu nước Việt Nam bắt đầu hướng về Nguyễn Aí Quốc, một lãnh tụ cách mạng thiên tài đang như ngọn hải đăng chỉ đường dẫn lối đưa toàn thể dân tộc và nhân dân đi tới độc lập, tự do. *Thời gian ở Trung Quốc: Sau một thời gian ở Liên Xô để học tập và nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng đảng kiểu mới, Nguyễn Aí Quốc đã lên đường về tới Quảng Châu. Vào cuối 1924 Nguyễn Aí Quốc đã tiếp xúc với các
- nhà cách mạng Việt Nam ở đây, nhất là nhũng thanh niên hăng hái trong tổ chức Tâm tâm xã để tiến tới thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6/1925) với nhóm Cộng sản đoàn làm nòng cốt rồi truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam chuẩn bị cho việc thành lập chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam, Người sáng lập tuần báo Thanh niên làm cơ quan tuyên truyền của Hội. Có thể nói rằng Nguyễn Aí Quốc là người đã nhìn thấy yêu cầu cấp bách của cách mạng Việt Nam lúc này là cần phải có tổ chức để chuẩn bị cho những bước sắp đến. Tuy nhiên tổ chức này chưa phải là Đảng cộng sản mà trên cơ sở nhóm Cộng sản đoàn bao gồm những thành viên tích cực và trung kiên của Tâm tâm xã đễ thành lập một tổ chức cách mạng có tính chất quần chúng rông rãi hơn đó là Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Sau khi đưa những thanh niên yêu nước Việt Nam vào Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, Nguyễn Aí Quốc đã trực tiếp mở nhiều khóa huấn luyện chính trị nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ cốt cán cho cách mạng Việt Nam. Từ 1924 – 1927 đã đào tạo được 75 hội viên. Một số được cử đi học ở trường Đại học Phương Đông (Liên Xô), một số đi học ở các trường quân sự ở Trung Quốc, Liên Xô…,còn phần lớn trở về nước hoạt động. Trong đó Người vừa tổ chức lớp học, vừa biên soạn tài liệu giảng dạy, vừa là giáo viên trực tiếp truyền đạt những nội dung học tập. Các bài giảng của Nguyễn Aí Quốc về sau được tập hợp trong cuốn Đường cách mệnh (1927). Đây là tài liệu nhằm chuẩn bị cho những người yêu nước Việt Nam những quan điểm cơ bản về chiến lược và sách lược của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Trong tác phẩm này, Nguyễn Aí Quốc đã vạch ra những phương hướng cơ bản về chiến lược và sách lược của cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam, mở đường cho sự du nhập của chủ nghĩa Mác – Lênin và sự hình thành chính đảng vô sản ở trong nước. Từ tác phẩm toát ra một yêu cầu cấp thiết hành động. Ba tư tưởng cơ bản được nêu lên: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng đông đảo nên phải động viên, tổ chức và lãnh đạo quần chúng nhân dân vùng dậy đánh đổ các giai cấp áp bức, bóc lột; cách mạng phải có đảng của chủ nghĩa Mác – Lênin lãnh đạo; cách mạng trong nước cần phải đoàn kết với giai cấp vô sản thế giới và là một bộ phận của cách mạng thế giới. Mục đích của cuốn sách là để nói cho đồng bào ta biết rõ: “Vì sao chúng ta muốn sống thì phải cách mệnh – Vì sao cách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc riêng của một hai ngừơi. Đem lịch sử cách mệnh các nước làm gương cho chúng ta soi. Đem phong trào thế
- giới nói cho đồng bào ta rõ Ai là bạn ta ? Ai là thù ta ? Cách mệnh thì phải làm thế nào ? Hoạt động của Nguyễn Aí Quốc đã có tác dụng tích cực đến phong trào cách mạng trong nước. Từ năm 1926 Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã xây dựng nhiều cơ sở ở nhiều trung tâm kinh tế, chính trị quan trọng, số lượng hội viên tăng lên nhanh từ 300 người (1928) lên đến 1700 người (1929). Đến đầu 1929 Hội đã có cơ sở hầu khắp cả nước rồi các tổ chức đoàn thể quần chúng của Hội cũng lần lượt ra đời. Đặc biệt phong trào vô sản hóa của Hội từ 1928 trở đi đã góp phần thực hiện việc kết hợp chủ nghĩa Mác – Leenin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước thúc đẩy nhanh tiến trình hình thành Đảng cộng sản ở Việt Nam. Đến giữa 1929 nhu cầu thành lập tổ chức cộng sản chín muồi, Tân Việt cách mạng đảng có sự phân hóa và chuyển mình theo khuynh hướng cộng sản. Trước yêu cầu bức thiết của cách mạng. Tháng 3/1929 chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam được thành lập, để rồi từ tháng 6 – 9/1929 lần lượt 3 tổ chức cộng sản nối tiếp nhau xuất hiện là: Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn taọ tiền đề trực tiếp cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam. Thứ Tư, Nguyễn Aí Quốc là người có công lao to lớn trong việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam: Sự xuất hiện của 3 tổ chức cộng sản vào nữa sau 1929 ở Việt Nam lúc bấy giờ là một xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam, nhưng vì cả 3 tổ chức đều hoạt động riêng lẻ, công kích lẫn nhau, tranh giành địa bàn lẫn nhau nên đã gây trở ngại lớn cho phong trào cách mạng. Vì vậy, yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam lúc này là phải có một Đảng cộng sản thống nhất trong cả nước để lãnh đạo cách mạng. Đúng vào thời điểm khó khăn phức tạp đó, lãnh tụ Nguyễn Aí Quốc đã xuất hiện như một vị cứu tinh của cách mạng và phong trào cộng sản Việt Nam. Với tư cách là phái viên của Quốc tế cộng sản. Nguyễn Aí Quốc có quyền quyết định mọi vấn đề của phong trào cách mạng Đông Dương. Người quyết tâm thống nhất các lực lượng cộng sản ở Việt Nam để thành lập một Đảng cộng sản duy nhất. Được sự ủy nhiệm của Quốc tế cộng sản Nguyễn Aí Quốc đã triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng cộng sản duy nhất ở Việt Nam diễn ra từ ngày 03 – 07/02/1930 tại Hương Cảng (Trung Quốc) Hội nghị gồm có 5 đại biểu, hai đại biểu của Đông Dương Cộng
- sản đảng (Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh), hai đại biểu của An Nam Cộng sản đảng (Châu Văn Liêm, Nguyễn Thiệu) và Nguyễn Aí Quốc đại diện cho Quốc tế cộng sản chủ trì cuộc họp. Sau 5 ngày làm việc khẩn trương, với uy tín của Người và yêu cầu của cách mạng Việt Nam, các đại biểu tham gia hội nghị đã nhất trí tán thành việc hợp nhất Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng thành Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ tóm tắt của Đảng do Nguyễn Aí Quốc soạn thảo. Sau hội nghị hợp nhất đảng, ngày 24/02/1930 Đông Dương Cộng sản Liên đoàn xin gia nhập vào Đảng Cộng sản Việt Nam và đã được Ban chấp hành Trung Ương lâm thời đồng ý. Như vậy trên thực tế đến ngày 24/02/1930 thì ba tổ chức cộng sản ở nước ta đã được thống nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Bản Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt của Đảng khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam “ là đội tiên phong của vô sản giai cấp”. Đảng chủ trương tiến hành “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là kết quả của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng cách mạng tiên tiến của thời đại với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam… Sự ra đời của Đảng ngày 3/2/1930 đã chấm dứt tình trạng khủng hoảng đường lối cứu nước ở Việt Nam trong mấy chục năm qua. Đây là khâu chuẩn bị quan trọng đầu tiên cho một thời kỳ đấu tranh mới trong lịch sử dân tộc. Như vậy Nguyễn Ái Quốc là người đã đứng ra triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng cũng chính Nguyễn Aí Quốc là người đã soạn thảo ra Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình vắn tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do lãnh tụ Nguyễn Aí Quốc khởi thảo và thông qua tại Hội nghị đã vạch ra phương hướng phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên cách mạng XHCN. Đường lối đó là kết quả của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản, giữa tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản và thực tiễn cách mạng Việt Nam. Những văn kiện đó được xem là cương lĩnh đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặt nền móng vững chắc cho con đường cách mạng của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Như vậy, có thể nói rằng công lao của Nguyễn Aí Quốc đối với cách mạng Việt Nam là rất lớn, nhất là giai đoạn trước năm 1930. Nguyễn Aí Quốc là người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc – con đường cách mạng vô sản; tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào nước ta nhằm chuẩn bị mọi mặt về tư tưởng chính trị cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam, đặc biệt chính Người đã chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam để thành lập nên Đảng Cộng sản Việt Nam đồng thời xác định đúng đắn đường lối cách mạng, thể hiện trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng do Người khởi thảo. Đó dược xem là cương lĩnh cách mạng đúng đắn của Đảng có tác dụng chỉ đạo xuyên suốt đường lối cách mạng Việt Nam, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
VAI TRÒ CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC ĐỐI VỚI VIỆC THÀNH LẬP ĐẢNG GIAI ĐOẠN 1920-1930
6 p | 5609 | 669
-
Câu 3: Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam
3 p | 7402 | 624
-
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM(2011)
14 p | 1377 | 577
-
Tiểu luận: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
16 p | 4476 | 527
-
Đề cương lịch sử đảng
12 p | 1274 | 413
-
VAI TRÒ CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG VIỆC THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
4 p | 2011 | 411
-
Tiểu luận: Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
10 p | 1739 | 336
-
Đề cương ôn tập Đường lối cách mạng Đảng Cộng sản việt nam
11 p | 776 | 330
-
Chương VI: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá, đạo đức và xây dựng con người mới
40 p | 1297 | 317
-
Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt nam
3 p | 551 | 106
-
Bài tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh
7 p | 354 | 94
-
Câu hỏi ôn tập môn đường lối cách mạng của đảng csvn
1 p | 383 | 64
-
Đề cương môn đường lối đảng cách mạng của đảng cộng sản việt nam
26 p | 276 | 60
-
Bài giảng Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam: Chương 1 - Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
65 p | 109 | 8
-
Bài giảng Thực hiện vai trò đại diện - GS.TS. Nguyễn Minh Thuyết
8 p | 79 | 6
-
Bài giảng Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam: Bài 1
18 p | 68 | 3
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Lịch sử Việt Nam đại cương năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 p | 33 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn