Nguyễn Thị Tâm và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
105(05): 93 - 100<br />
<br />
VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN<br />
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ<br />
Nguyễn Thị Tâm*, Lê Thị Phương<br />
Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng lao động nữ luôn đóng vai trò quan trọng trong<br />
đời sống kinh tế- xã hội của đất nước [2]. Lao động nữ là người đóng góp chính cho nền kinh tế và<br />
đấu tranh chống đói nghèo bằng cả những công việc được trả công và không được trả công ở gia<br />
đình, ngoài cộng đồng và nơi làm việc [3]. Tỷ lệ lao động nữ tham gia các ngành nông, lâm, ngư<br />
nghiệp ngày càng cao. Nhiều khâu trong sản xuất nông nghiệp do lao động nữ đảm nhiệm. Lao<br />
động nữ luôn là người đóng vai trò then chốt trong gia đình về khả năng sản xuất và tái sản xuất.<br />
Không phải ngẫu nhiên mà con người hiện đại đã khẳng định rằng “Giáo dục một người đàn ông được một người đàn ông, giáo dục một người đàn bà - được cả một gia đình” (R.Tagor). Đề cao<br />
vai trò của gia đình trong đời sống xã hội cũng chính là đề cao vai trò của người phụ nữ.<br />
Từ khóa: Vai trò, phụ nữ nông thôn, phát triển, kinh tế hộ, quản lý, sản xuất, thu nhập<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Vai trò của người phụ nữ luôn được đánh giá<br />
cao trong phát triển kinh tế hộ gia đình. Họ đã<br />
và đang tích cực tham gia với các hoạt động<br />
sản xuất và đóng vai trò quan trọng trong phát<br />
triển kinh tế ở nông thôn [3]. Trong nền kinh<br />
tế thị trường lấy kinh tế hộ làm đơn vị sản<br />
xuất cơ sở như hiện nay, phụ nữ nông thôn<br />
chiếm 80% trong tổng số phụ nữ của cả nước,<br />
góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế<br />
gia đình và kinh tế xã hội. Thế nhưng trong<br />
thực tế, người phụ nữ nông thôn còn chịu<br />
nhiều thiệt thòi, chưa được sự quan tâm đúng<br />
mức về sức khoẻ, việc làm, địa vị xã hội, cả<br />
về tâm tư tình cảm; thiếu thông tin, thiếu điều<br />
kiện học tập để nâng cao trình độ [1]…Trong<br />
gia đình, vai trò của họ mờ nhạt so với người<br />
chồng trong việc ra các quyết định [2]. Đây là<br />
những bức xúc, trăn trở của không ít các nhà<br />
hoạch định chính sách. Vai trò của người phụ<br />
nữ hiện nay trong gia đình và ngoài xã hội<br />
như thế nào? Thực trạng vị trí của lao động<br />
nữ ở nông thôn hiện nay trong phát triển kinh<br />
tế ra sao? Giải pháp nào nhằm tháo gỡ những<br />
khó khăn mà lao động nữ đang gặp phải.<br />
Chính vì vậy, nghiên cứu vai trò của người<br />
phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ<br />
gia đình ở huyện Đồng Hỷ được đặt ra như<br />
một yêu cầu cấp bách.<br />
*<br />
<br />
Tel: 0985.869.130; Email: tamcoiktkt@gmail.com<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu được tiến hành dựa trên các<br />
phương pháp thu thập thông tin, xử lý thông<br />
tin, phân tích thông tin.<br />
Phương pháp chọn mẫu điều tra: Lựa chọn<br />
mẫu theo nhiều cấp trong đó đầu tiên các hộ<br />
nghiên cứu sẽ được phân thành 2 nhóm: thành<br />
thị và nông thôn, nhóm hộ nghèo và không<br />
nghèo. Các mẫu được chọn theo phương pháp<br />
ngẫu nhiên nhưng đảm bảo sao cho có cả hộ<br />
giàu, hộ khá, hộ trung bình, hộ cận nghèo và<br />
hộ nghèo. Do giới hạn nghiên cứu của đề tài<br />
nên tác giả chọn 200 hộ gia đình đại diện cho<br />
đại bộ phận các hộ của huyện Đồng Hỷ. Trong<br />
đó có 100 hộ nghèo và 100 hộ không nghèo.<br />
Trong tổng số 200 hộ được chọn thì có 40 hộ ở<br />
khu vực thành thị cụ thể ở trung tâm huyện<br />
Đồng Hỷ, còn 160 hộ ở khu vực nông thôn<br />
được phân bổ đều tại các xã: Tân Long, Văn<br />
Hán, Văn Lăng, Hợp Tiến. Mỗi xã chọn ra 40<br />
hộ ngẫu nhiên để phục vụ cho việc nghiên cứu.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
Vai trò của lao động nữ tham gia quản lý<br />
điều hành sản xuất<br />
Ngày nay để phát triển kinh tế hộ gia đình,<br />
một trong những yếu tố không thể thiếu đó là<br />
vai trò của người phụ nữ. Phụ nữ không chỉ<br />
tham gia lao động chính trong các công việc<br />
trong gia đình, mà họ còn có vai trò quan<br />
93<br />
<br />
98Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Tâm và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
trọng trong quản lý điều hành sản xuất của hộ.<br />
Qua phỏng vấn các hộ trong huyện Đồng Hỷ<br />
về quyền làm chủ hộ trên hai khu vực thành<br />
thị và nông thôn được thể hiện qua bảng 1.<br />
Thông qua số liệu phân tích từ bảng 1 ta thấy,<br />
tỉ lệ nữ làm chủ hộ ở cả hai khu vực thành thị<br />
và nông thôn đều chiếm tỉ lệ ít hơn so với<br />
nam giới. Trong khu vực thành thị, nữ làm<br />
chủ hộ chỉ chiếm 37,50%, nam giới chiếm<br />
62,5%. Trong khu vực nông thôn, chủ hộ là<br />
nữ chiếm 22,50%, nam giới làm chủ hộ chiếm<br />
77,50%. So sánh giữa hai khu vực thành thị<br />
và nông thôn, trong khu vực thành thị nữ giới<br />
làm chủ hộ nhiều hơn so với nữ giới trong khu<br />
vực nông thôn. Có sự khác nhau trong khu vực<br />
này là do phong tục tập quán, thường quan<br />
niệm đàn ông là người chủ trong gia đình.quản<br />
lý sản xuất trong hộ gia đình, cả hai khu vực<br />
thành thị và nông thôn tỷ lệ nữ tham gia quản<br />
lý sản xuất nhiều hơn so với Nam giới. Vì họ<br />
là người trực tiếp tham gia các hoạt động sản<br />
xuất trực tiếp. Sự tham gia quản lý của họ<br />
mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.<br />
Vai trò của lao động nữ trong việc sản<br />
xuất và ra quyết định phân công lao động<br />
trong hộ<br />
Trong quá trình phỏng vấn hộ tại huyện Đồng<br />
Hỷ, tác giả đã thu thập và phân tích về quá<br />
trình phân công lao động và ra quyết định sản<br />
xuất tổng quát thành ngành chính là trồng trọt<br />
và chăn nuôi qua bảng số 2 và 3.<br />
Trong trồng trọt người có quyền quyết các công<br />
việc sản xuất nông nghiệp có sự khác nhau giữa<br />
lao động nam và nữ. Ở khu vực thành thị người<br />
phụ nữ tham gia quyết định sản xuất nhiều hơn<br />
so với phụ nữ trong khu vực nông thôn. Trong<br />
khu vực thành thị người đàn ông trong gia đình<br />
<br />
105(05): 93 - 100<br />
<br />
thường tham gia các công việc xã hội hay tham<br />
gia vào các ngành kinh tế khác, do vậy họ giao<br />
quyền quyết định các công việc sản xuất cho<br />
người vợ, họ chỉ tham gia đóng góp ý kiến. Còn<br />
trong khu vực nông thôn thì người đàn ông lại<br />
có quyền quyết định nhiều hơn vì quan niệm<br />
người đàn ông là người chủ trong gia đình lên<br />
họ sẽ đứng ra quyết định các công việc trong<br />
sản xuất.<br />
Việc thực hiện các công việc trong sản xuất.<br />
Qua bảng số liệu ta thấy đối với việc làm đất và<br />
phun thuốc trừ sâu, đây là công việc nặng nhọc,<br />
độc hại đòi hỏi sức khoẻ, do vây công việc này<br />
thường do người chồng trong gia đình đảm<br />
nhiệm. Người vợ chỉ phụ giúp cho người chồng.<br />
Còn các công việc như gieo hạt, bón phân, tưới<br />
nước, thu hoạch và bán sản phẩm do phụ nữ<br />
đảm nhiệm. Như vậy trong trồng trọt, lao động<br />
nữ chính là lao động chính trong hộ, họ tham<br />
gia trong tất cả các công đoạn sản xuất, và đóng<br />
vai trò quan trọng trong sản xuất.<br />
Trong chăn nuôi phân công lao động và người<br />
ra quyết định đối với các công việc trong chăn<br />
nuôi như giống nuôi, kỹ thuật nuôi, quy mô,<br />
mua vật tư, bán sản phẩm thì từ 55% đến 65%<br />
người chồng có quyền quyết định, từ 25% đến<br />
37% là do người vợ quyết định trong các hộ<br />
thuộc nhóm hộ thuộc khu vực thành thị.<br />
Trong khu vực nông thôn thì người chồng<br />
cũng tham gia quyết định là chủ yếu trong các<br />
công việc giống nuôi, quy mô sản xuất, còn<br />
các công việc như: kỹ thuật nuôi, mua vật tư,<br />
và bán sản phẩm lại do người vợ quyết định là<br />
chủ yếu, người chồng tham gia đóng góp ý<br />
kiến, cùng bàn bạc với vợ.<br />
<br />
Bảng 1: Tỷ lệ nữ làm chủ hộ và tham gia quản lý và điều hành sản xuất trong các hộ điều tra<br />
Chỉ tiêu<br />
1.Nữ làm chủ hộ<br />
Số lượng (người)<br />
Cơ cấu (%)<br />
2. Nữ tham gia quản lý sản xuất<br />
Số lượng (người)<br />
Cơ cấu (%)<br />
<br />
Nhóm hộ KV thành thị<br />
Nam<br />
Nữ<br />
<br />
Nhóm hộ KV nông thôn<br />
Nam<br />
Nữ<br />
<br />
25<br />
62,50<br />
<br />
15<br />
37,50<br />
<br />
124<br />
77,50<br />
<br />
36<br />
22,50<br />
<br />
18<br />
45,00<br />
<br />
22<br />
55,0<br />
<br />
65<br />
40,62<br />
<br />
95<br />
59,38<br />
<br />
Nguồn số liệu: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra hộ,2012<br />
<br />
94<br />
<br />
99Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Tâm và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
105(05): 93 - 100<br />
<br />
Bảng 2: Phân công lao động sản xuất và người ra quyết định trong trồng trọt của các nhóm hộ điều tra<br />
<br />
Công việc trong sản xuất<br />
I. Người ra quyết định<br />
1. Giống cây trồng<br />
2. Kỹ thuật canh tác<br />
3. Mua công cụ sản xuất<br />
4. Mua vật tư nông nghiệp<br />
5. Bán sản phẩm<br />
6. Thuê phương tiện LĐ<br />
<br />
Nhóm hộ khu vực thành thị<br />
Cả<br />
Đi<br />
Chồng<br />
Vợ<br />
hai<br />
thuê<br />
<br />
ĐVT:%<br />
Nhóm hộ khu vực nông thôn<br />
Cả<br />
Đi<br />
Chồng<br />
Vợ<br />
hai<br />
thuê<br />
<br />
33,42<br />
32,44<br />
35,73<br />
29,40<br />
22,19<br />
62,10<br />
<br />
55,91<br />
57,87<br />
56,62<br />
64,64<br />
64,16<br />
32,57<br />
<br />
10,67<br />
9,69<br />
7,65<br />
5,96<br />
13,65<br />
5,33<br />
<br />
0,00<br />
0,00<br />
0,00<br />
0,00<br />
0,00<br />
0,00<br />
<br />
43,21<br />
45,68<br />
43,31<br />
48,71<br />
57,75<br />
61,36<br />
<br />
41,35<br />
39,30<br />
48,35<br />
40,64<br />
35,67<br />
31,58<br />
<br />
15,44<br />
15,02<br />
8,34<br />
11,65<br />
6,58<br />
7,06<br />
<br />
0,00<br />
0,00<br />
0,00<br />
0,00<br />
0,00<br />
0,00<br />
<br />
II. Người thực hiện các khâu trong công việc<br />
1. Làm đất<br />
52,45<br />
39,21<br />
2. Gieo cấy<br />
14,32<br />
76,17<br />
3. Bón phân, làm cỏ<br />
9,58<br />
84,25<br />
4. Tưới tiêu nước<br />
9,78<br />
84,55<br />
5. Phun thuốc trừ sâu<br />
61,60<br />
28,34<br />
6. Thu hoạch<br />
41,41<br />
47,85<br />
7. Bán sản phẩm<br />
7,90<br />
75,27<br />
<br />
6,64<br />
9,51<br />
6,17<br />
6,67<br />
9,15<br />
10,74<br />
16,83<br />
<br />
1,70<br />
0,00<br />
0,00<br />
0,00<br />
0,91<br />
0,00<br />
0,00<br />
<br />
37,67<br />
10,13<br />
8,53<br />
47,37<br />
38,07<br />
43,65<br />
30,35<br />
<br />
52,68<br />
85,51<br />
82,39<br />
42,69<br />
49,29<br />
46,68<br />
56,40<br />
<br />
7,02<br />
4,36<br />
9,08<br />
9,95<br />
10,07<br />
10,67<br />
13,25<br />
<br />
2,63<br />
0,00<br />
0,00<br />
0,00<br />
2,57<br />
0,00<br />
0,00<br />
<br />
Nguồn số liệu: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ, 2012<br />
Bảng 3: Phân công lao động sản xuất và người ra quyết định trong Chăn nuôi của các nhóm hộ điều tra<br />
ĐVT:%<br />
Công việc trong sản xuất<br />
<br />
Nhóm hộ khu vực thành thị<br />
Cả<br />
Đi<br />
Chồng<br />
Vợ<br />
hai<br />
thuê<br />
<br />
I. Người ra quyết định<br />
1. Giống nuôi<br />
56,61 34,22<br />
2. Kỹ thuật nuôi<br />
58,57 33,37<br />
3. Quy mô<br />
57,04 36,33<br />
4. Mua vật tư<br />
64,84 30,39<br />
5. Bán sản phẩm<br />
64,47 23,57<br />
II. Người thực hiện các khâu trong công việc<br />
1. Làm chuồng trại<br />
66,96 12,04<br />
2. Mua giống<br />
49,67 44,14<br />
3. Mua thức ăn, chăn nuôi thú y<br />
41,67 36,98<br />
4. Cho ăn, vệ sinh chuồng trại<br />
13,68 81,36<br />
5. Bán sản phẩm<br />
13,36 65,39<br />
<br />
Nhóm hộ khu vực nông thôn<br />
Cả<br />
Đi<br />
Chồng<br />
Vợ<br />
hai<br />
thuê<br />
<br />
10,17<br />
8,06<br />
6,63<br />
4,77<br />
11,96<br />
<br />
0,00<br />
0,00<br />
0,00<br />
0,00<br />
0,00<br />
<br />
43,24<br />
38,86<br />
49,34<br />
41,63<br />
35,66<br />
<br />
42,11<br />
47,58<br />
42,21<br />
47,87<br />
56,54<br />
<br />
14,65<br />
13,56<br />
8,45<br />
9,50<br />
7,80<br />
<br />
0,00<br />
0,00<br />
0,00<br />
0,00<br />
0,00<br />
<br />
15,67<br />
6,19<br />
6,97<br />
4,96<br />
21,25<br />
<br />
5,33<br />
0,00<br />
6,38<br />
0,00<br />
0,00<br />
<br />
45,36<br />
41,65<br />
39,67<br />
25,37<br />
19,69<br />
<br />
43,67<br />
53,40<br />
51,20<br />
72,31<br />
58,30<br />
<br />
6,38<br />
5,95<br />
8,67<br />
2,32<br />
22,01<br />
<br />
4,59<br />
0,00<br />
0,44<br />
0,00<br />
0,00<br />
<br />
Nguồn số liệu: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ, 2012<br />
<br />
Người thực hiện trực tiếp các công việc trong chăn nuôi cũng có sự khác nhau giữa người chồng<br />
và người vợ. Các hộ trong khu vực thành thị, các công việc như làm chuồng trại, mua giống, mua<br />
thức ăn thì từ 41% đến 67% là do người chồng làm trực tiếp còn người vợ tham gia phụ giúp, còn<br />
các công việc nhẹ nhàng, cần mẫn như: cho ăn, vệ sinh chuồng trại và bán sản phẩm thì từ 65%<br />
95<br />
<br />
100Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Tâm và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
105(05): 93 - 100<br />
<br />
đến 82% là do người vợ đảm nhiệm. Các hộ trong khu vực nông thôn thì các công việc trong<br />
chăn nuôi đều do người vợ làm là chủ yếu, chỉ có công việc làm chuồng trại thì người chồng phải<br />
làm nhiều 45,36%, còn 43,67% là do người vợ làm công việc nay. Như vậy tỉ lệ giữa người<br />
chồng và người vợ tham gia công việc này không chênh lệch nhiều.<br />
Vai trò của lao động nữ trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của hộ<br />
Bảng 4: Phân công công việc hàng ngày trong nhóm hộ điều tra<br />
ĐVT: %<br />
TT<br />
<br />
Phân công việc<br />
<br />
I<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
II<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
III<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
<br />
Chăm sóc gia đình<br />
Nội trợ<br />
Chăm sóc con cái<br />
Dạy con cái<br />
Quản lý tài chính<br />
Các công việc lớn<br />
Xây dựng cơ bản<br />
Sửa chữa lớn nhà cửa<br />
Mua sắm TSCĐ<br />
Vay vốn<br />
Cho vay<br />
Hoạt động cộng đồng<br />
Họp thôn, xóm<br />
Đám cưới<br />
Đám ma<br />
Lao động công ích<br />
Dọn vệ sinh<br />
<br />
Thành thị<br />
Cả<br />
Vợ<br />
hai<br />
<br />
Con<br />
cái<br />
<br />
Chồng<br />
<br />
0,0<br />
5,2<br />
22,5<br />
20,0<br />
<br />
75,0<br />
67,3<br />
55,4<br />
57,5<br />
<br />
0,0<br />
27,0<br />
15,1<br />
15,0<br />
<br />
25,0<br />
0,0<br />
0,0<br />
0,0<br />
<br />
73,5<br />
75,0<br />
71,5<br />
56,5<br />
57,5<br />
<br />
0,0<br />
0,0<br />
0,0<br />
0,0<br />
0,0<br />
<br />
21,5<br />
16,5<br />
16,0<br />
41,0<br />
41,0<br />
<br />
26,0<br />
45,0<br />
57,0<br />
58,5<br />
76,0<br />
<br />
0,0<br />
0,0<br />
0,0<br />
0,0<br />
0,0<br />
<br />
Chồng<br />
<br />
63,5<br />
45,0<br />
35,5<br />
16,5<br />
14,0<br />
<br />
Nông thôn<br />
Cả<br />
Vợ<br />
hai<br />
<br />
Con<br />
cái<br />
<br />
0,0<br />
1,8<br />
25,3<br />
8,5<br />
<br />
87,9<br />
67,7<br />
46,0<br />
48,4<br />
<br />
0,0<br />
30,5<br />
28,8<br />
35,0<br />
<br />
12,1<br />
0,0<br />
0,0<br />
0,0<br />
<br />
5,0<br />
8,5<br />
12,5<br />
2,5<br />
1,5<br />
<br />
67,5<br />
72,6<br />
81,5<br />
66,7<br />
66,7<br />
<br />
0,9<br />
0,0<br />
0,0<br />
0,0<br />
0,0<br />
<br />
24,1<br />
19,3<br />
12,2<br />
27,7<br />
27,7<br />
<br />
6,5<br />
8,1<br />
6,3<br />
5,6<br />
5,6<br />
<br />
10,5<br />
10,0<br />
7,5<br />
25,0<br />
10,0<br />
<br />
78,5<br />
79,6<br />
61,5<br />
35,5<br />
40,3<br />
<br />
14,0<br />
12,9<br />
31,0<br />
56,4<br />
52,9<br />
<br />
0,0<br />
0,0<br />
0,0<br />
0,0<br />
0,0<br />
<br />
7,5<br />
7,5<br />
7,5<br />
8,1<br />
6,9<br />
<br />
Nguồn số liệu: Tổng hợp phiếu điều tra hộ, 2012<br />
<br />
Thông qua bảng 4 ta thấy các công việc chăm<br />
sóc gia đình như nội trợ, chăm sóc con cái,<br />
dạy con học hành ở hai nhóm hộ thành thị và<br />
nông thôn phần lớn đều do người vợ đảm<br />
nhiệm trong mẫu nghiên cứu.<br />
Đối với các công việc lớn như xây dựng cơ<br />
bản các công trình: Nhà, bếp, chuồng<br />
trại…đến đầu tư mua sắm các tài sản có giá<br />
trị phục vụ sản xuất nông nghiệp: máy gặt,<br />
máy kéo, máy cầy…đều do người chồng thực<br />
hiện và quyết định, không có sự khác nhau<br />
giữa hai nhóm hộ. người vợ đóng vai trò cùng<br />
bàn bạc và tư vấn chứ không phải là người<br />
đưa ra quyết định cuối cùng.<br />
Trong các hoạt động cộng đồng thì những<br />
cuộc họp thôn, xóm liên quan đến các hoạt<br />
động kinh tế, chính trị thì ở khu vực thành thị<br />
có đến 63,5% do người chồng tham gia đi<br />
họp, còn 78% do người chồng tham gia ở khu<br />
vực nông thôn. Người phụ nữ tham gia ít hơn<br />
<br />
so với người chồng, người vợ thường ngại<br />
tiếp xúc và ít có thời gian dành cho các<br />
cuộc họp, vì phần lớn thời gian của họ dành<br />
cho sản xuất và chăm lo cho gia đình. Có<br />
thể nhận thấy rằng những công việc phụ, lặt<br />
vặt vẫn do người vợ đảm nhiệm là chủ yếu.<br />
Còn những công việc quan trọng, tham gia<br />
các công tác xã hội lại chủ yếu do người<br />
đàn ông quyết định.<br />
Vai trò của phụ nữ trong việc kiểm soát các<br />
nguồn lực và tài chính của hộ<br />
Các nguồn lực của hộ bao gồm: Con người<br />
(lao động), tài nguyên đất, nguồn nước, vốn,<br />
các tài sản có giá trị, các cơ sở chuồng trại,<br />
tiền mặt, vàng... ngành nông nghiệp là ngành<br />
chủ yếu trong các hộ gia đình do vậy tài<br />
nguyên đất là nguồn lực quan trọng của hộ.<br />
Với vai trò này tác giả chỉ tập trung khai thác<br />
các thông tin có liên quan đến nguồn lực đất<br />
đai của hộ.<br />
<br />
96<br />
<br />
101Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Tâm và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
105(05): 93 - 100<br />
<br />
Bảng 5: Đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ điều tra<br />
Người đứng tên<br />
Ông<br />
Bà<br />
Chồng<br />
Vợ<br />
Tổng Cộng<br />
<br />
Khu vực thành thị<br />
Số lượng (Người)<br />
Tỷ lệ (%)<br />
3<br />
7,50<br />
1<br />
2,50<br />
32<br />
80,00<br />
4<br />
10,00<br />
40<br />
100,00<br />
<br />
Khu vực nông thôn<br />
Số lượng (Người)<br />
Tỷ lệ (%)<br />
11<br />
6,87<br />
7<br />
4,38<br />
134<br />
83,75<br />
8<br />
5,00<br />
160<br />
100,00<br />
<br />
Nguồn số liệu: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ, 2012<br />
Bảng 6: Quyền quản lý tài chính và ra quyết định trong các hộ điều tra<br />
<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
Quyền quyết định<br />
Nhóm hộ khu vực thành thị<br />
Quyền quản lý tài chính<br />
Vợ<br />
73,05<br />
Chồng<br />
11,13<br />
Cả hai<br />
12,21<br />
Con cái<br />
3,61<br />
Quyền ra quyết định trong gia đình<br />
Vợ<br />
Chồng<br />
Cả hai<br />
Con cái<br />
<br />
15,34<br />
51,68<br />
18,67<br />
14,31<br />
<br />
ĐVT:%<br />
Nhóm hộ khu vực nông thôn<br />
59,35<br />
15,08<br />
16,25<br />
9,32<br />
7,67<br />
65,10<br />
13,48<br />
13,75<br />
<br />
Nguồn số liệu: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ, 2012<br />
<br />
Thông qua bảng 5 chúng ta nhận thấy tỷ lệ<br />
người vợ trong gia đình đứng tên quyền sử<br />
dụng đất (Bìa đỏ) là rất thấp: Ở khu vực nông<br />
thôn chỉ có 5%, ở khu vực thành thị 10%. Luật<br />
đất đai quy định, người đứng tên trong sổ đỏ<br />
có quyền quyết định với thửa đất mà mình là<br />
chủ sở hữu. Như vậy, về mặt pháp lý nam giới<br />
có quyền quyết định đến đất thổ cư cũng như<br />
mục địch sử dụng đất vào mục đích gì. Người<br />
phụ nữ không có quyền quyết định mà chỉ có<br />
thể tham gia trao đổi ý kiến cùng bàn bạc góp<br />
ý với người chồng về mục đích sử dụng, chứ<br />
không có quyền sở hữu và định đoạt.<br />
Quản lý tài chính: Thông qua bảng 6 ta thấy<br />
không phải ai có quyền quyết định trong gia<br />
đình đều tham gia quản lý tài chính của gia<br />
đình. Người chồng chỉ có quyền quyết định<br />
tất cả các vấn đề về kỹ thuật sản xuất, canh<br />
tác, đến mua sắm tài sản trong gia đình<br />
nhưng quyền quản lý tài chính vẫn do người<br />
vợ đảm nhiệm.<br />
<br />
Cả hai khu vực thành thị hay nông thôn thì<br />
người vợ vẫn giữ quyền quản lý tài chính hơn<br />
người chồng, vì người vợ là người trực tiếp<br />
thực hiện các quyết định mà người chồng đưa<br />
ra. Trong khu vực thành thị người phụ nữ<br />
tham gia quản lý tài chính nhiều hơn so với<br />
phụ nữ trong khu vực nông thôn, ở khu vực<br />
thành thị là 73,05% còn trong khu vực nông<br />
thôn là 59,35%.<br />
Vai trò của lao động nữ trong việc tạo ra thu<br />
nhập của hộ gia đình<br />
Trong các hộ gia đình lao động nữ là người<br />
tham gia sản xuất chính và trực tiếp trong tất<br />
cả các hoạt động sản xuất, trong trồng trọt<br />
hay chăn nuôi…Đây cũng chính là những<br />
hoạt động tạo nguồn thu nhập chủ yếu cho<br />
các hộ nông dân. Vai trò của lao động nữ<br />
trong việc tạo ra thu nhập của hộ được thể<br />
hiện qua bảng 7.<br />
97<br />
<br />
102Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />