intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vai trò của thận nhân tạo hỗ trợ phẫu thuật trong suy thận cấp sau thận – Phần 2

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

82
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bộ lọc, dịch lọc-vòng tuần hoàn dịch, đường vào mạch máu-vòng tuần hoàn máu, chất chống đông Bộ lọc: cấu tạo từ các màng bán thấm nhân tạo ( collodion, cellophan, nephrophan, cuprophan, màng siêu lọc PAN ) Tính chất của màng lọc: Protein huyết tương có TLPT lớn sẽ không qua được màng Những chất có hại cho cơ thể: urê, creatinin, gardenal qua được màng lọc theo các vận tốc khác nhau.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vai trò của thận nhân tạo hỗ trợ phẫu thuật trong suy thận cấp sau thận – Phần 2

  1. Vai trò của thận nhân tạo hỗ trợ phẫu thuật trong suy thận cấp sau thận – Phần 2 3. CCĐ và CĐ của CTNT: Chỉ định a. Suy thận cấp:
  2. b. Ngộ độc: chỉ hiệu quả với các chất lọc đ ược qua màng bán thấm như gardenal, phenolbarbital c. Suy thận mạn: khi GFR
  3. Những chất có hại cho cơ thể: urê, creatinin, gardenal qua được màng lọc theo các vận tốc khác nhau. Một số a.a và các chất nội tiết cũng bị mất qua màng lọc Có 3 bộ lọc: Bộ lọc tấm kiểu KILL: màng bán thấm xếp theo từng lớp trên giá đỡ tạo 2 khoang máu và dịch chạy xen kẽ, ngược chiều không trộn lẫn. có các diện tích 0.8-1.2 m2 Bộ lọc cuộn kiểu Kolff: màng bán thấm tạo thành ống cuộn xung quanh một trụ, máu chạy trong ống, dịch chạy ngồi ống ( ít dùng) Bộ lọc mao dẫn: cấu tạo từ 10000-15000 sợi rỗng, có đường kính 200-300mm. Máu chảy trong lòng các sợi còn dịch chảy ngược chiều bên ngồi, có nhiều loại bộ lọc có diện tích từ 0.8-1.2m2
  4. *Dịch lọc: có nồng độ nước và chất điện giải tương đương trong máu người bình thường Trên thị trường có nhiều loại dịch lọc đậm đặc Nước pha dịch lọc đáp ứng các yêu cầu: Không làm thay đổi thành phần, tính chất hoá lý của dịch sau pha loãng Không có độc tố khi pha loãng như các chất vô cơ ( Al, Cl tự do, chloramin...), hữu cơ (nitrat, nitrit, NH3) và KL nặng (Hg, Pb, Cu, Ar) Chất lượng tốt về vi trùng : không quá 200 VK/ml Trước đây pha theo lối thủ công để dùng ngay cho mỗi lần CTNT. Ngày nay có nhiều trung tâm pha theo ph ương pháp tự động nhờ máy và dung dịch đậm đặc có sẳn ( các hoá chất NaCl, Natri acetat, KCl, CaCl, MgCl, glucose) Đường vào mạch máu: Động – tĩnh mạch hay Tĩnh-tĩnh mạch Chọc qua da theo ph ương pháp Seldinger vào TM cảnh, TM dưới đòn, TM đùi với catheter một nòng, hai nòng
  5. Cầu nối Quinton-Scribner bằng chất dẻo với ĐM quay và TM đi cùng ( CTNT tạm thời < 6 tháng) Dò Đ-TM Cimino-Brescia ở cổ tay trog CTNT định kỳ Ghép nối thẳng hoặc vòng động –tĩnh mạch ở cánh tay hoặc cẳng chân, đùi
  6. Thuốc chống đông ( do nguy cơ đông máu trong bộ lọc và đường dẫn máu ): Heparin, Heparin TLPT thấp ( Lovenox, Fraxiparin) ức chế protease Liều: 2000UI /4-6h Hàm lượng 50mg/1ml Chất đối kháng: Protamin 3 cách dùng Heparin: Liên tục: máy bơm 500-1000UI/h Ngắt quãng: 2h/lần, 0.5ml/h, theo dõi TCK Máu sau khi qua bộ lọc, truyền lại cho BN được trung hoà bằng protamin theo tỉ lệ 1.3/1 Định lượng Heparin trong máu, ngừng Heparin trước khi kết thúc 30ph 5. Biến chứng *Biến chứng cấp Hạ huyết áp do thiếu hụt khối lượng tuần hoàn Co giật chuột rút do natri trong dịch lọc thấp Buồn nôn Nhức đầu do hội chứng mất thăng bằng trong lọc máu Đau ngực, đau lưng, ngứa do nội độc tố
  7. Tan máu Thuyên tắc hơi Chảy máu Nhiễm khuẩn *Biến chứng mãn tính Tim mạch: Nhồi máu cơ tim, xơ vữa mạch máu, suy tim tăng huyêt áp, tràn dịch tràn máu màng tim Tai biến mạch máu não Thần kinh, tâm thần Bệnh não do urê huyết cao Viêm đa dây thần kinh Bệnh não do dư nhôm Huyết học Thiếu máu do tan máu, thiếu sắc, thiếu acid folic, thiếu vitamin B12, thiếu rythropoietin, dinh dưỡng không đủ. Dễ chảy máu do chức năng tiểu cầu bị rối loạn Xương khớp
  8. Do bị rối loạn chuyển hố canxi, phospho: loãng xương, nhuyễn xương, cường tuyến cận giáp thứ phát Miễn dịch Hệ thống miễn dịch bị biến đổi nhất là miễn dịch tế bào do đó người bệnh dễ bị nhiễm trùng 6.Kết quả Trong suy thận cấp Triệu chứng lâm sàng được cải thiện Urê máu giảm hơn 60% sau mỗi lần lọc máu 4 giờ Creatinin máu giảm gần 40% Ion đồ và các thăng bằng kiềm toan trở về bình thường sau hai giờ lọc máu Trong suy thận mạn Người bệnh kéo dài chất lượng cuộc sống 7. So sánh thận nhận tạo và TPPM: Hệ số thanh thải của urê trong TPPM là 20ml/phút, trong CTNT là 80-100ml/ph do đó chạy thận nhân tạo chỉ mất 6 giờ thì TPPM mất 48 giờ. Trong đa số các trường hợp, CTNT ưu điểm hơn trừ: Trẻ sơ sinh Có mạch máu khó kiếm
  9. Nhóm máu hiếm Có RLĐM Cần săn sóc tại chỗ I. ĐIỀU TRỊ SUY THẬN CẤP SAU THẬN: Chẩn đoán nguyên nhân: Đây là giai đoạn quan trọng, cần tỷ mỷ trong: Hỏi bệnh Khám lâm sàng Kiểm tra cận lâm sàng: Hóa sinh máu và nước tiểu o X quang bụng không chuẩn bị o Siêu âm hệ tiết niệu o Nếu cần: chụp cắt lớp vi tính, sinh thiết thận o Các kết quả trên sẽ là cơ sở để chẩn đoán suy thận cấp chức năng, suy thận cấp thực tổn và suy thận cấp sau thận Điều trị: Điều trị suy thận cấp tính nên thực hiện ở đơn vị hồi sức cấp cứu, phòng vô trùng. Nên đặt cathete tĩnh mạch trung tâm để chủ động khi truyền dịch. Theo d õi cân nặng, cân bằng dịch vào – ra cũng rất quan trọng.
  10. Điều trị triệu chứng hay điều trị bảo tồn nội khoa: Chế độ ăn uống Đủ hoặc nhiều Calo: 35-40 Kcalo/Kg thể trọng/ ngày trong đó có protid 1g/kg thể trọng/ ngày Giảm potassium. Hạn chế nước theo bilan dịch vào - ra Chống Kali máu tăng Gluconat calci 10% (20 – 40 ml tiêm tĩnh mạch chậm) chia 2 lần. Dung dịch Natri bicarbonat 1,4%; 4,2%; 8,4%. Dung dịch Glucose ưu trương + Insulin. Nhựa trao đổi Ion: Kayexalate hay Resonium A 30 – 60g theo đường uống hay thụt tháo Chống toan hoá máu Truyền dung dịch Natri bicarbonat trong trường hợp toan chuyển hoá Thông khí nhân tạo nếu có toan hỗn hợp Chống Natri máu thấp: truyền dung dịch NaCl Đề phòng Chảy máu tiêu hóa với kháng H2 histamin 100-150mg / tiêm tĩnh mạch phối hợp với thuốc băng niêm mạc dạ dày
  11. Nhiễm khuẩn bệnh viện với kháng sinh không độc thận Liều các thuốc đưa vào cơ thể dựa vào chức năng thận, có thể giảm liều hoặc tăng khoảng cách giữa 2 lần Lọc ngoài thận: khi suy thận nặng có urê máu trên 40mmol/l, Creatinin máu trên 800 micromol/l, Kali máu trên 6,5mmol/l, dự trữ kiềm dưới 18mmol/l với vô niệu trên 3 ngày, phù nhiều vì toan hóa và phù ph ổi. Tuỳ theo cơ sở có các phương tiện để chỉ định: Lọc màng bụng - Lọc máu bằng thận nhân tạo - Siêu lọc máu liên tục tĩnh – tĩnh mạch hay động – tĩnh mạch - Thẩm tách – siêu lọc máu - Điều trị nguyên nhân: Giải quyết sớm nguyên nhân gây tắc nghẽn. Trong trường hợp bệnh nhân đến muộn, có BUN và Creatinine tăng cao tăng kali máu, ứ nước trong cơ thể có thể chạy thận nhân tạo để lấy bớt nước và ổn định nội môi trước khi phẫu thuật. BS HẬU, PGS TRẦN NGỌC SINH
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2